Hoạt động quản lý giá thuốc trên thị trường và chiến lược giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về việc sản xuất, phân phối thuốc của các công ty dược việt nam và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 57 - 62)

doanh nghiệp Dược

Hiện nay, đa số các thuộc đặc trị chữa những căn bệnh nặng như: ung thư, tiểu đường, thần kinh… nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài vì những lý do sau: số thuốc này sản xuất được trong nước quá ít ỏi và chất lượng không cao, cùng tâm lý chuộng hàng ngoại của người dân, không tin tưởng vào thuốc sản xuất trong nước. Những sản phẩm sản xuất trong nước đa phần sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu lên đến 90- 95% nguyên liệu chế thuốc. Do đó, khi giá nguyên vật liệu và thành phẩm ở nước ngoài tăng sẽ kéo theo sự gia tăng đột biến giá thuốc. Giá thuốc ảnh hưởng mạnh đến người tiêu dùng do đó rất được sự quan tâm của người dân cũng và ngành Y tế, đặc biệt là Chính phủ. Sau những đợt tăng giá thuốc đột biến vào những năm 2003-2004 khiến cho công tác chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho người dân gặp nhiều khó khăn,

đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp, Chính phủ đã đưa mặt hàng Dược phẩm vào danh mục hàng hóa thực hiện bình ổn giá với những động thái quan trọng như:

- Ngày 11/07/2008 Bộ Y tế ban hành Quyết định số 24/2008/QĐ-BYT về quy

định tổ chức và quản lý nhà thuốc bệnh viện

- Giá thuốc phải được công khai, minh bạch và được cập nhật thường xuyên trên website của Cục Quản lý Dược. Việc công khai giá thuốc nhập khẩu được tiến hành kê khai lại theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT- BYT- BTC- BCT để

làm căn cứ cho các đơn vị tiến hành thanh tra, kiểm tra.

- Sở Y tế các tỉnh, thành phố đã thực hiện tương đối tốt chức năng giám sát giá thuốc, góp phần quan trọng đảm bảo bình ổn thị trường Dược phẩm, trong đó có giá thuốc cung ứng cho bệnh viện.

Các doanh nghiệp Dược cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá thị

trường. , Công ty Dược Hậu Giang đang đẩy mạnh đầu tư cho những sản phẩm kháng sinh thế hệ mới thay thế hàng ngoại với chất lượng ngang bằng và mức giá bán chỉ

bằng 50% giá sản phẩm nhập khẩu và đầu tư vào những sản phẩm dành cho người có thu nhập cao phù hợp với cơ chế thị trường.

Những hành động tích cực đó của Chính phủ và doanh nghiệp Dược cũng đã phần nào bình ổn được thị trường Dược phẩm, làm yên lòng người dân. Cụ thể là trong năm 2009 thị trường Dược phẩm tương đối ổn định và không có sự tăng giá đột biến, bất hợp lý. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Sản xuất- Kinh doanh Dược Việt Nam, giá Dược phẩm từ ngày 20/12/2009 đến ngày 20/01/2010 có sự điều chỉnh. Nhiều mặt hàng thuốc nội và ngoại tăng từ 3%- 10% như: Prednisolon, Ciprofloxacin, Vitamin B1, B6, Berberin, Nicionex… Trong khi đó, một số mặt hàng điều chỉnh giảm 1-3% như: Kim tiền thảo, Cortonyl, Clorocid, Amoxicilin, Cephalexin, Ampicillin.

Hình 2.6: Chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế so với giá tiêu dùng

(Nguồn: Báo cáo phân tích ngành Dược, công ty CP chứng khoán MHB) Qua biểu đồ ta có thể thấy chỉ số giá nhóm hàng Dược phẩm y tế từ năm 2004 đã có những chuyển biến tích cực tốc độ giảm nhiều hơn so với tốc độ giảm của CPI từ năm 2004 đến 2006. Từ năm 2006 đến 2008 dù tăng theo CPI nhưng nhìn chung tốc độ

tăng này bé hơn. Như vậy có thể nói công tác bình ổn giá của Chính phủ đã phát huy tác dụng đối với nhóm ngành hàng Dược phẩm Y tế.

2.5 Vai trò của Nhà Nước trong việc quản lí sản xuất và phân phối thuốc

Nhà nước thiết lập những định hướng nhằm phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Cụ thể là việc đẩy nhanh công tác xây dựng, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam; chương trình về phát triển và sắp xếp, tổ chức mạng lưới lưu thông thuốc đến 2015 tầm nhìn 2020... với ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hoá dược, công nghiệp bào chế, công nghiệp dược liệu, công nghiệp bao bì, đào tạo nhân lực phục vụ cho ngành công nghiệp dược...

Nhà nước đóng vai trò chủđạo trong việc định hướng phát triển, quy hoạch từng vùng trồng dược liệu đồng thời giữ vai trò trung tâm xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho "ba nhà": Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nhà nông liên kết chặt chẽ phát triển những sản phẩm dược liệu hiệu quả; trong đó, quy hoạch hệ thống các cơ sở sản xuất, vùng nguyên liệu gắn liền với xúc tiến đầu tư, quy hoạch, sắp xếp hệ thống phân phối, hệ thống kiểm tra, giám sát về giá, chất lượng, tính cạnh tranh.

Nhà Nước đảm bảo sự công bằng trong cung ứng thuốc, trong đó:

+Đảm bảo chính sách quốc gia cho việc cung ứng thuốc thiết yếu cho nhân dân.

+Cấp kinh phí mua thuốc cho công tác phòng chống chiến dịch, các bệnh xã hội, sinh

+Trợ cấp tiền thuốc chữa bệnh cho nhân dân vùng cao, vùng sâu.

+Trợ cấp trực tiếp cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội thay cho việc trợ cấp qua giá, thực hiện cơ chế một giá thuốc trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân và tạo điều kiện phát triển ngành dược.

Nhà nước đưa ra những quy định chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dược để phục vụ người bệnh trong nước và hướng tới xuất khẩu. Những lĩnh vực được ưu đãi mức cao nhất là ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào sản xuất thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn quốc tế, sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh, thuốc phòng chống các bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu và thuộc đông y.

Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ trong việc tập hợp thông tin đểđịnh hướng về tiềm năng thị

trường cho doanh nghiệp dược phát triển để ngành y tế có thể đạt được mục tiêu đến năm 2015, giá trị thuốc sản xuất trong nước chiếm 70% tổng giá trị thuốc sử dụng và

đến năm 2020 con số này là 80%. Đồng thời, chủ trương xây dựng các chương trình,

đề án liên quan đến phát triển ngành dược có tính đến chỉ tiêu hiệu quả trong kinh doanh của các doanh nghiệp, phân tích rõ sự phân bổ giá trị gia tăng từ khi nhập sản phẩm đến tay người tiêu dùng để trên cơ sởđó giúp doanh nghiệp định hướng mục tiêu phát triển.

Tng kết chương 2

Nhu cầu sử dụng thuốc của người dân ngày càng tăng qua các năm về số lượng, chủ

loại và chất lượng của các sản phẩm thuốc. Đểđáp ứng nhu cầu này các công ty Dược Việt Nam đã tiến hành phát triển các dự án mới, đầu tư nâng cấp công nghệ máy móc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đạt tiêu chuẩn GDP, GSP, GPP… để gia tăng số lượng sản phẩm cung ứng và đảm bảo chất lượng thuốc cung ứng cho thị trường. Các kênh phân phối thuốc hiện nay rất phát triển phục vụ tốt cho người dân trong công tác chăm sóc sức khỏe nhưng cũng còn một số hạn chế cần khắc phục để có thể gia tăng năng lực cạnh tranh khi các doanh nghiệp nước ngoải được phép gia nhập thị trường bán lẻ trong thời gian tới. Tuy nhiên, vấn đề

khó khăn nhất hiện nay của ngành Dược chính là hầu hết nguồn nguyên liệu dùng để

sản xuất thuốc là nhập khẩu từ nước ngoài gây rất nhiều rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như là những đời sống xã hội khi giá nguyên liệu đột ngột tăng giảm. Do đó, trong thời gian lâu dài, chúng ta cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này. Đây là những căn cứ quan trọng để nhóm nghiên cứu tiến hành đề ra giải pháp cho ngành Dược Việt Nam trong giai đoạn sắp tới ở chương 3.

CHƯƠNG 3: BÀN V MT S GII PHÁP PHÁT TRIN NGÀNH DƯỢC NHM ĐÁP NG NHU CU TRONG NƯỚC

Chương này gồm 3 phần: những vấn đề tồn tại trong ngành dược Việt Nam và những giải pháp cụ thể cho sự phát triển ngành dược. Ở phần đầu, nhóm nghiên cứu đưa ra các nhận xét về ngành dược Việt Nam được rút ra từ những phân tích ở chương II nhằm giải thích lý do tại sao ngành dược Việt Nam chưa phát triển. Ở phần tiếp theo, nhóm nghiên cứu đưa ra các nhóm giải pháp cụ thể dựa trên tình hình thực tiễn của Việt Nam và kinh nghiệm phát triển ngành dược của một số nước trên thế giới. Ở phần cuối, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan ban ngành liên quan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về việc sản xuất, phân phối thuốc của các công ty dược việt nam và một số giải pháp hoàn thiện (Trang 57 - 62)