NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

68 191 0
NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TIẾNG ANH

 -ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNGMẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Thực hiện: Nhóm 8

Mã lớp học phần: 2172SCRE0111

Hà Nội, tháng 10 năm 2021

Trang 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 11

1.4 Giả thuyết nghiên cứu 12

1.5 Thiết kế nghiên cứu 13

1.6 Phương pháp nghiên cứu 13

1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu 14

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 14

2.1 Khái niệm và cơ sở lý thuyết 14

2.1.1 Khái niệm “ Sinh viên” 14

2.1.2 Khái niệm về “ảnh hưởng” và “Mạng xã hội” 15

2.1.3 Khái quát về “hành vi” 16

2.1.4 Khái niệm hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên 16

2.2 Cơ sở lý thuyết 17

2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội 17

2.2.2 Ảnh hưởng của Mạng xã hội đối với sinh viên 17

2.3 Các nghiên cứu trước đây 18

2.3.1 Ngoài nước 18

2.3.2 Trong nước 22

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1 Mô hình nghiên cứu 25

3.2 Thiết kế quy trình nghiên cứu 27

3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ 27

3.2.2 Nghiên cứu chính thức 30

3.3 Tiếp cận nghiên cứu 30

3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu 30

3.5 Thang đo trong nghiên cứu 30

Trang 3

3.5.2 Xử lý và phân tích kết quả điều tra: 30

3.5.3 Cách tính số điểm trong bảng hỏi: 31

3.5.4 Mô tả thang đo: 31

3.5.5 Các yếu tố quyết định đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên Đại học

4.1.2 Bảng thống kê mô tả các thông tin đã được thu thập 34

4.1.3 Bảng thống kê về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại 41

4.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) 45

4.2.1 Tính hữu dụng 46

4.2.2 Động cơ sử dụng 47

4.2.3 Tính dễ sử dụng 47

4.2.4 Điều kiện sinh hoạt 48

4.2.5 Phương tiện kỹ thuật 49

4.2.6 Môi trường xã hội 50

4.2.7 Nhận thức của sinh viên 50

4.3 Phân tích hồi quy đa biến 52

4.3.1 Các yếu tố được định nghĩa như sau: 52

4.3.2 Phân tích hồi quy 53

4.4 Kết luận 56

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 56

5.1 Phát hiện của đề tài 56

5.2 Những vấn đề đã được giải quyết 57

5.3 Hạn chế của đề tài 58

5.4 Kết luận chung 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

PHỤ LỤC 62

Trang 5

Bảng 4.7 Thời gian sử dụng Mạng xã hội 40

Bảng 4.8 Yếu tố tính hữu dụng của Mạng xã hội 42

Bảng 4.9 Yếu tố động cơ sử dụng Mạng xã hội 42

Bảng 4.10 Yếu tố tính dễ sử dụng của Mạng xã hội 43

Bảng 4.11 Yếu tố điều kiện sinh hoạt 44

Bảng 4.12 Yếu tố phương tiện kĩ thuật 44

Bảng 4.13 Yếu tố môi trường xã hội 45

Bảng 4.14 Yếu tố nhận thức của sinh viên 45

Bảng 4.15 Hệ số cronbach’s slpha chung của tính hữu dụng 46

Bảng 4.16 Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường tính hữu dụng 46

Bảng 4.17 Hệ số Cronbach’s Alpha chung của động cơ sử dụng 47

Bảng 4.18 Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường động cơ sử dụng 47

Bảng 4.19 Hệ số Cronbach’s Alpha chung của tính dễ sử dụng 48

Bảng 4.20 Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường tính dễ sử dụng 48

Bảng 4.21 Hệ số Cronbach’s Alpha chung của điều kiện sinh hoạt 48

Bảng 4.22 Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường điều kiện sinh hoạt .49 Bảng 4.23 Hệ số Cronbach’s Alpha chung của phương tiện kỹ thuật 49

Bảng 4.24 Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường phương tiện kỹ thuật 49 Bảng 4.25 Hệ số Cronbach’s Alpha chung của môi trường xã hội 50

Bảng 4.26 Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường môi trường xã hội 50

Bảng 4.27 Hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhận thức sinh viên 50

Bảng 4.28 Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường nhận thức sinh viên 51 Bảng 4.29 Model Summary 53

Bảng 4.30 Bảng ANOVA 54

Bảng 4.31 Bảng Coefficients 54

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hinh 4.1 Giới tính 36

Hinh 4.2 Năm học 37

Hinh 4.3 Mạng xã hội đang sử dụng 38

Hinh 4.4 Tần suất sử dụng Mạng xã hội 39

Hinh 4.5 Thời gian sử dụng Mạng xã hội 41

Trang 8

CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦUPhần tóm lược

Đề tài này tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sử sử dụng Mạng xã hộicủa sinh viên bởi Mạng xã hội ngày một phổ biến trong đời sống hiện nay và có tầm ảnhhưởng lớn tới suy nghĩ, nhận thức, thái độ của sinh viên Bằng việc thu thập dữ liệu, khảosát, thống kê và phân tích, đề tài nghiên cứu này chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sửdụng Mạng xã hội của sinh viên nói chung và và sinh viên đại học Thương Mại nói riêng.Đây là một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tế, góp phần bổ sung lý luận cho các nghiêncứu trước, đưa ra các giải pháp thực tế đối với ảnh hưởng của hành vi sử dụng Mạng xãhội của sinh viên, giúp các bạn sinh viên nắm rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng tới hành visử dụng Mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại.

Chương 1 giới thiệu lý do vì sao đề tài này được thực hiện? Tìm ra mục tiêu nghiên cứu,đối tượng, phạm vi nghiên cứu, và nêu ra phương pháp nghiên cứu Giới thiệu ý nghĩa thựctiễn có vai trò quan trọng trong khẳng định tính cấp thiết của đề tài Cuối cùng là phần kếtcấu đề tài nghiên cứu.

1.1 Lý do chọn đề tài

Gắn với chiều dài lịch sử, nếu như ở thời cổ đại, lửa, ngôn ngữ hay sau đó là điện, bóng đèn là những phát minh vĩ đại nhất của loài người thì ở thời hiện đại phải khẳng định rằng Internet là một trong những phát minh, thành tựu khoa học lớn của nhân loại Trong thời đại 4.0, công nghệ ngày càng phát triển, mạng lưới Internet được phủ rộng toàn thế giới, kết nối con người trên khắp các châu lục Internet là một trong những công cụ hữu ích để con người tìm kiếm, cập nhật thông tin Nó đã và đang khẳng định vai trò của mình trong xã hội mới với việc xuất hiện ngày càng nhiều các trang Mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube, Tiktok… tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức và cơ quan chia sẻ, học hỏi và tìm kiếm thông tin cần thiết cho bản thân Những trang Mạng xã hội đó dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của rất nhiều người, đặc biệt là của các thế hệ trẻ và sinh viên.

Hiện nay khi mà công nghệ thông tin phát triển thì không ai có thể phủ nhận được vai trò của Mạng xã hội đối với con người Sự xuất hiện của Mạng xã hội với nhiều tính năng hữu

Trang 9

truy cập thông tin nhanh chóng, liên tục cùng với đó giải trí, học tập Theo bài viết “30 triệu người Việt dùng 2,5 giờ mỗi ngày để lướt Facebook” của tác giả Thành Luân trên trang báo Thanh niên cho biết năm 2015 chỉ riêng đối với Mạng xã hội Facebook có tới 30 triệu người dùng và mọi người bỏ ra khoảng 2,5 giờ để lướt Mạng xã hội này, nhiều hơn so với các Mạng xã hội khác và gấp đôi thời gian sử dụng TV Đáng nói tới là có tới ¾ người dùng từ độ tuổi 18-35 tuổi và chắc chắn rằng độ tuổi không chỉ là con số độ tuổi riêng với Mạng xã hội Facebook mà còn nhiều các Mạng xã hội khác như Tiktok hay Youtube,…[6] Đây là độ tuổi mà chiếm số đông hầu hết là giới trẻ, học sinh, sinh viên Bộ phận giới trẻ đó không thể không nhắc tới lực lượng đông đảo các sinh viên trường Đại học Thương Mại.

Mạng xã hội đem lại vô vàn lợi ích, điển hình là trong học tập, công việc Thời điểm trước khi bùng nổ dịch Covid 19 thì các trang Mạng xã hội đơn thuần là công cụ tìm kiếm cập nhật thông tin, kiến thức nhưng vẫn là hạn chế, còn ở thời điểm hiện tại thì nó đang là phương án, lựa chọn tối ưu nhất để con người tiếp tục công việc, học tập Mọi người giao tiếp, truyền tải công việc, nhiệm vụ, thảo luận và trao đổi hoàn toàn bằng các thiết bị thông minh qua Mạng xã hội Nhờ đó Mạng xã hội đã rộng lớn nay càng được mở rộng Và một trong những tiện ích lớn nhất phải kể đến của Mạng xã hội đó là chức năng giải trí Sau một ngày dài hoạt động làm việc và học tập, Mạng xã hội là nơi để mọi người giải tỏa mọi căng thẳng qua việc nghe nhạc, chơi game, xem phim hay dùng nó như là một không gian rộng lớn để giao tiếp kết nối, giữa người với người chia sẻ, trò chuyện bằng hình ảnh mà không cần gặp mặt trực tiếp trong mọi hoàn cảnh, tình huống Đặc biệt đối với sinh viên, Mạng xã hội là nơi để thể hiện cá tính bản thân, chia sẻ cuộc sống sở thích của riêng mình thông qua những bức ảnh, video, hay những dòng trạng thái cảm xúc [5],[1]

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của Mạng xã hội thì cũng có không ít những mặt tiêu cực do nó gây ra, ảnh hưởng lớn đến con người nói chung và sinh viên nói riêng Đặc biệt là với sinh viên, dùng Mạng xã hội một cách không kiểm soát nó sẽ làm xao nhãng việc học tập Ta biết rằng việc học trên trường lớp chỉ là việc tiếp nhận kiến thức thông thường, nhưng nếu chúng ta không dành thời gian cho việc tự học ở nhà mà sử dụng Mạng xã hội quá nhiều thì kiến thức ta thu nhặt được chỉ là con số 0 Bên cạnh đó nó cũng là nguyên nhân khiến sinh viên sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác và hình thành thói quen xấu, thậm chí gây nên chứng bệnh tự kỷ Nếu không biết chọn lọc thông tin, họ thường hay cập nhật các thông tin, trạng thái tiêu cực, gây ảnh hưởng đến mọi người và

Trang 10

xã hội [5],[1]Đến đây câu hỏi đặt ra cho mỗi người chúng ta là những hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên đó là do đâu?

Vậy, để hiểu rõ hơn và từ đó có thể tìm ra được giải pháp tối ưu nhất cho sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Thương Mại nói riêng thì nhóm 8 đã quyết định chọn

đề tài: “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinhviên trường Đại học Thương Mại” làm đề tài nghiên cứu.

1.2 Mục đích tổng quát và mục tiêu cụ thể

Mục đích tổng quát: Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại, đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên nhận thức được ảnh hưởng của việc sử dụng Mạng xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng Mạng xã hội.

Mục tiêu cụ thể:

- Dựa vào thực tiễn của sinh viên trường Đại học Thương Mại thu thập số liệu bằng khảo sát và viết cơ sở lý luận cho các số liệu đó rồi đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của sinh viên.

- Tiến hành phân tích thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại.

- Hiểu rõ hơn về tâm lý sinh viên và nhận ra ưu, nhược điểm của hành vi đó.

- Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp giúp sinh viên sử dụng Mạng xã hội hợp lý hơn.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại?

Yếu tố chủ quan:

- Động cơ sử dụng của sinh viên có phải yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại?

- Suy nghĩ, nhận thức của sinh viên có phải yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại?

Trang 11

- Tính hữu dụng có phải yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại?

- Tính dễ sử dụng có phải yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại?

- Điều kiện sinh hoạt có phải yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại?

- Phương tiện kĩ thuật có phải yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại?

- Môi trường xã hội có phải yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại?

 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên như thế nào? Yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất? Tại sao?

 Những giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả sử dụng Mạng xã hội cho sinh viên?

1.4 Giả thuyết nghiên cứu

Từ sự quan sát, tìm hiểu và trải nghiệm, có thể nhận thấy rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên, trong đó có những yếu tố ảnh hưởng tích cực và cả tiêu cực, những yếu tố chủ quan và khách quan như:

- Động cơ sử dụng của sinh viên là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại

- Suy nghĩ, nhận thức của sinh viên là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại

- Tính hữu dụng là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại

- Tính dễ sử dụng là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại

- Điều kiện sinh hoạt là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại

Trang 12

- Phương tiện kĩ thuật là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại

- Môi trường xã hội là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên trường Đại học Thương Mại

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới hành vi sử dụng Mạng xã hội: các yếu tố có tác động lớn tới hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên, trong đó, môi trường xã hội có thể là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hành vi sử dụng Mạng xã hội, bởi, cùng với xu hướng xã hội hóa, xã hội đóng vai trò quan trọng trong suy nghĩ, nhận thức và hành vi của sinh viên Việc sử dụng Mạng xã hội của sinh viên cũng vì mục đích muốn tiếp cận tới xã hội, vì thế, xã hội có thể là yếu tố ảnh hưởng nhất tới hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên.

Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng MXH của sinh viên Đại học Thương Mại: - Phân bố thời gian sử dụng hợp lý

- Chọn lọc thông tin, tận dụng để thu nạp kiến thức về văn hóa- xã hội

1.5 Thiết kế nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng Mạng xã hội - Hành vi sử dụng Mạng xã hội Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: từ 16/8/2021 đến 31/10/2021 - Phạm vi không gian: Trường Đại học Thương Mại - Phạm vi khách thể: sinh viên Đại học Thương Mại.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận: thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu.

Trang 13

Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu từ tham khảo tài liệu, thu thập các dữ liệu sơ cấp bằng bảng mẫu hỏi điều tra online và tổng hợp các dữ liệu điều tra mới có được.

Phương pháp thống kê toán học: Chọn ngẫu nhiên sinh viên trường Đại học Thương Mại

- Thu thập tài liệu sơ cấp: Từ sinh viên trường Đại học Thương Mại thông qua bảng mẫu hỏi điều tra.

- Thu thập tài liệu thứ cấp: Một số tài liệu trên mạng Internet, sách báo,hình ảnh - Xử lý số liệu trên laptop cá nhân bằng một số phần mềm như Word, Excel,

1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu

Ý nghĩa lý luận:

- Bổ sung thêm lý luận về hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên.

- Đưa ra yếu tố khách quan và những con số cụ thể từ đó rút ra yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên.

Ý nghĩa thực tế:

- Giúp sinh viên biết được những yếu tố ảnh hưởng nào tới hành vi sử dụng Mạng xã hội của mình, từ đó nhận thức đúng đắn hơn về hành vi sử dụng Mạng xã hội của bản thân - Tự khắc phục và nâng cao hiệu quả sử dụng Mạng xã hội trong việc giải trí, nhất là trong việc học tập.

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm và cơ sở lý thuyết

2.1.1 Khái niệm “ Sinh viên”

- Theo Từ điển Giáo dục học: Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học [4; tr 71]

Trang 14

- Theo Luật Giáo dục đại học: Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học [11].

2.1.2 Khái niệm về “ảnh hưởng” và “Mạng xã hội”

Về khái niệm “ảnh hưởng”, có thể hiểu, ảnh hưởng là “sự tác động (của tự nhiên – xã hội) để lại kết quả trên các sự vật, hiện tượng hay con người” [9] Với cách hiểu về ảnh hưởng như vậy, có nhận định, ảnh hưởng của Mạng xã hội là những tác động do Mạng xã hội tạo ra và để lại kết quả nhất định (tích cực/tiêu cực) lên một đối tượng nào đó Ảnh hưởng của Mạng xã hội đến học tập và đời sống của sinh viên là những tác động của Mạng xã hội gây nên sự biến đổi trong học tập và đời sống của sinh viên.

Ngày nay, “Mạng xã hội” là cụm từ đã rất quen thuộc với mọi người, đặc biệt là với sinh viên trong thời công nghệ hiện đại 4.0, nó được định nghĩa với nhiều cách diễn đạt khác nhau.

Vậy Mạng xã hội là gì? Khi nghiên cứu về Mạng xã hội, các tác giả đưa ra những quan điểm như sau:

Barry Wellman(1997) đã định nghĩa về Mạng xã hội: “Khi mạng máy tính kết nối con người, nó là một Mạng xã hội.”[13]

Theo Kaplan and Haenlein (2010) định nghĩa về Mạng xã hội (Social Media) là một nhóm các ứng dụng dựa trên Internet xây dựng nền tảng tư tưởng và công nghệ của Web 2.0, đồng thời cho phép tạo và trao đổi Nội dung do người dùng tạo.[14]

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng quy định: Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.[8]

Tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa (2016) đã có nhận định về Mạng xã hội trong tạp chí khoa học của mình: Mạng xã hội là sự tập hợp giữa các cá nhân và giữa cá nhân với các mối quan hệ về một hay nhiều mặt được gắn kết với nhau, biểu hiện dưới nhiều hình thức để

Trang 15

Trên cơ sở những quan điểm định nghĩa về Mạng xã hội của các tác giả, chúng tôi đi đến một khái niệm chung về Mạng xã hội như sau: “Mạng xã hội” (social network) có thể hiểu là một trang website hay một hệ thống trực tuyến mà người dùng có thể kết nối và tương tác với mọi người, và trao đổi thông tin thông qua các tính năng của Mạng xã hội Người dùng có thể truy cập bằng nhiều phương tiện khác nhau như: điện thoại, laptop, Ipad, …

2.1.3 Khái quát về “hành vi”

Trong thuyết hành vi cổ điển, hành vi được hiểu một cách rất đơn giản, hành vi là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các hành động của con người và trả lời các kích thích từ môi trường tác động vào.

Trong “Từ điển giản yếu” ( bản tiếng Nga), A.V.Petrovski và M.G.Yarose xki quan niệm: hành vi là sự tác động qua lại giữa cơ thể sống, thông qua hoạt tính bên ngoài (vận động) và bên trong (tâm lý) [12]

Đặng Thanh Nga(2007) cho rằng: “ Hành vi là cách xử sự của con người trong một hoàn cảnh cụ thể được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định” Tuy nhiên cách xử sự của con người trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể có thể được kiểm duyệt bởi ý thức (hành vi có ý thức), nhưng cũng có thể không được kiểm duyệt bởi ý thức (hành vi vô thức), vì vậy mà khi nói đến hành vi của con người là bao gồm cả hành vi có ý thức và hành vi vô thức [7]

Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (1986) thì: “ Hành vi được hiểu là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu hiện ra bên ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định” [10]

Như vậy, từ những khái niệm trên đã nêu trên chúng tôi có thể hiểu rằng: Hành vi là cách sự cư xử của một người trong từng hoàn cảnh đối với bản thân họ, đối với người khác và với môi trường xung quanh của họ.

2.1.4 Khái niệm hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên

Hành vi sử dụng MXH của sinh viên được biểu hiện thông qua các hành vi cụ thể nó phản ánh nhận thức, thái độ và động cơ, ý chí và đặc điểm tâm lý của sinh viên.

Hành vi sử dụng MXH của sinh viên là những hành vi được biểu hiện thông qua các

Trang 16

MXH, tương tác như like hoặc yêu thích , thông qua những hành vi đó ứng xử phù hợp với chuẩn mực đã được quy định đối với những người sử dụng Mạng xã hội.[2]

Hành vi là một quá trình lâu dài và quá trình này chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhất định, trong đó có các yếu tố khách quan (môi trường, điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh xã hội, phương tiện vật chất…) và yếu tố chủ quan (nhận thức, thái độ, động cơ, đặc điểm tâm lý -xã hội cá nhân,…)[2] Như vậy, hành vi sử dụng MXH nói chung và hành vi sử dụng MXH của sinh viên nói riêng được thể hiện từ hành vi của cá nhân trong hoàn cảnh và tác động của các yếu tố bên ngoài cá nhân đó.

Từ những lý luận bên trên, qua đó, có thể rút ra được nhận xét rằng: Hành vi sử dụng MXH của sinh viên là những cách ứng xử của sinh viên thông qua các phương tiện sử dụng nhằm đạt được mục đích sử dụng của sinh viên và nó được thể hiện qua các tương tác bên ngoài của cá nhân trên MXH.

2.2 Cơ sở lý thuyết

Mạng xã hội đã trở thành một thứ phổ biến và gần gũi với giới trẻ ngày nay đặc biệt là các bạn sinh viên ở trường đại học Hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên bị chi phối, ảnh hưởng bởi một số yếu tố chủ quan và khách quan Mạng xã hội đang thực sự làm cho hầu như tất cả mọi người phải tham gia Trong quá trình sử dụng Mạng xã hội, có những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc hình thành hành vi sử dụng MXH.

2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội

Các yếu tố chủ quan : Nhận thức của sinh viên, động cơ của sinh viên.

Các yếu tố khách quan: Môi trường xã hội, điều kiện sinh hoạt, phương tiện vật chất.

2.2.2 Ảnh hưởng của Mạng xã hội đối với sinh viên

Ảnh hưởng tích cực:

Mạng xã hội đem lại cho sinh viên những mặt lợi ích trong học tập, giữ liên lạc với bạn bè trong lớp cũng như giao lưu với các sinh viên của các trường khác và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, hoặc người dùng có thể kinh doanh trao đổi mua bán trực tiếp trên MXH Hơn thế nữa, MXH còn giúp sinh viên dễ dàng biết đến nhiều nhóm cộng đồng hữu ích từ “mạng ảo”- MXH, nó có thể xuất hiện trong “đời thực” phải kể đến như là các tổ chức các hoạt

Trang 17

khăn, tổ chức sinh hoạt văn hóa lành mạnh, hoặc lập diễn đàn trao đổi tranh luận về học tập cũng như đời sống Mạng xã hội còn giúp tuyên truyền về Biển - Đảo Việt Nam, tuyên truyền về ý thức phòng chống dịch và thực hiện tốt chỉ thị 16 của Chính phủ thông qua nhiều MXH để đến với các bạn trẻ Đây thực sự là những tác động tốt mà Mạng xã hội đem lại cho sinh viên các trường đại học nói chung và sinh viên trường Đại học Thương Mại nói riêng.

Ảnh hưởng tiêu cực:

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì MXH cũng có nhiều bất cập như Mạng xã hội còn là nơi phát tán nhiều thông tin chưa chính xác đến với cộng đồng Đặc biệt là trong đại dịch covid-19 ngày nay có trang Mạng xã hội đưa tin về covid hay tử vong không chính xác, điều này làm cho người dân, sinh viên hoang mang bởi những nút “thích” và “chia sẻ” Có nhiều bạn đến với Mạng xã hội do đua đòi với bạn bè nên tham gia cho có phong trào, sau dần lại thành thói quen, nhiều bạn mắc chứng “nghiện Facebook”.

Nhiều bạn trẻ nhất là sinh viên hiện nay, Mạng xã hội là niềm đam mê “ tìm hiểu xã hội” nhưng khi lạm dụng thái quá sự đam mê đó lại trở thành tiêu cực, ảnh hưởng không ít đến thời gian, học tập cũng như hành vi của sinh viên Nhiều bạn sau khi sử dụng Mạng xã hội quay lại với bàn học vẫn còn lưu luyến và không thể tập trung, còn đem những hành vi, hành động xấu trên Mạng xã hội áp dụng vào đời thực Điều này khiến cho nhiều người thời gian dành cho những cuộc gặp gỡ, tán chuyện ngoài đời thực ngày càng trở nên ít Sử dụng Mạng xã hội nhiều khiến nhiều bạn trẻ bỏ bê việc học, nhiều bạn mải chơi dẫn đến mất ngủ, lo âu hoặc tệ hơn là trầm cảm.

2.3 Các nghiên cứu trước đây

Trong những năm gần đây - thời công nghệ hiện đại 4.0, Mạng xã hội đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người đặc biệt là thế hệ sinh viên Trên thực tế đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hành vi cũng như Mạng xã hội.

2.3.1 Ngoài nước

 Đề tài: “Factors Affecting Use of Social Media by University Students: A Study at Wuhan University of China”

- Tác giả: A.M.V Athukorala

- Ngày công bố: ngày 29 tháng 11 năm 2017, Phiên bản sửa đổi được chấp nhận: 21 Tháng 3 năm 2018)

Trang 18

- Nguồn: trích Tạp chí của Hiệp hội Thủ thư Đại học Sri Lanka 21 - Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Vũ Hán, Trung Quốc - Thời gian nghiên cứu: Không đề cập

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập dữ liệu: lập bảng hỏi.

- Kết quả nghiên cứu: Phân tích dữ liệu này đã trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các trang Mạng xã hội Rủi ro pháp lý, quyền riêng tư, uy tín, sự thuận tiện, bản quyền, chi phí, thời gian và tính lâu dài được quan tâm Số liệu thống kê đã chứng minh rằng cả sinh quốc tế và sinh viên bản địa đều cho thấy mức độ quan tâm nhất định đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng trên Mối quan tâm chính trong việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội là sự riêng tư và tiện lợi Ngược lại, các vấn đề bản quyền và pháp lý thường bị bỏ qua bởi cả sinh viên quốc tế và địa phương Mức độ quan tâm bị ảnh hưởng bởi số năm sống ở nước ngoài, trình độ ngoại ngữ địa phương, trình độ học vấn và kinh nghiệm.

( This data analysis presents the factors that affect the use of social media websites Legal risk, privacy, credibility, convenience, copyright, cost, time and permanency are concerned Statistics prove that both international and local students have shown a certain degree of concern on all above influencing factors of use of social media The main concerns in using social media are privacy and convenience On the contrary, copyright and legal issues are often ignored by both international and local students The level of concern is affected by the number of years of living abroad, local language proficiency, study level, and experience)

Số liệu thống kế: số câu trả lời nhận được 425, trong đó 216 sinh viên quốc tế và 209 sinh viên Trung Quốc.

Trang 19

Hình 2.1 Phản ứng của sinh viên với tám yếu tố

- Hạn chế tồn tại: Nghiên cứu này giới hạn trong việc lựa chọn đối tượng bởi chỉ bao gồm một số sinh viên ở trường Đại học Vũ Hán , điều này hạn chế khả năng tổng quát của các phát hiện Nếu được thực hiện ở phạm vi nghiên cứu rộng hơn với đối tượng đa dạng hơn thì độ tin cậy sẽ cao hơn.

 Đề tài: “The effects of social media on students’ behaviors; Facebook as a case study” - Năm: 2016

- Tác giả Tugberk Kaya, và Huseyin Bicen - Nguồn: trong Computers in Human Behavior.

- Phạm vi nghiên cứu: học sinh, sinh viên sử dụng Mạng xã hội facebook - Thời gian nghiên cứu: không đề cập

- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và phân tích dữ liệu,sử dụng bảng câu hỏi.

- Mục đích nghiên cứu: xem xét tác động của Mạng xã hội đối với hành vi của học sinh, chủ yếu tập trung vào Facebook

- Kết quả nghiên cứu: nghiên cứu cho thấy cho thấy Facebook được sử dụng để giải trí liên lạc và chia sẻ tin tức, hình ảnh và bài hát Ngoài ra, Ảnh đại diện Facebook của họ chỉ có một mình và học sinh nhận thức được rằng chửi thề được coi là một hình

Trang 20

thức hành vi sai trái, đó là một dấu hiệu tốt Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các sinh viên đã nhận thức được việc bảo vệ danh tính xã hội của họ vì các chia sẻ trên Facebook của họ không được công khai Hơn nữa, họ tôn trọng quyền riêng tư vì họ không sử dụng tài khoản Facebook của bạn mình.

Số liệu thống kê số những người tham gia được chọn là 362 người Bảng 2.1: Tuổi của người trả lời (Age of respondents)

- Hạn chế tồn tại: nghiên cứu này chưa chỉ ra phạm vi, đối tượng và thời gian nghiên cứu cụ thể Hơn nữa, bài nghiên cứu mới nghiên chỉ cụ thể tập trung vào Mạng xã hội facebook, cũng chưa đưa ra được các thông tin những Mạng xã hội khác Điều này hạn chế khả năng tổng quát của các phát hiện.

 Đề tài: Factors influencing the use of social media by SMEs and its performance outcomes

- Tác giả nghiên cứu: Sulaiman Ainin, Farzana Parveen, Sedigheh Moghavvemi và Noor Ismawati Jaafar Phòng Vận hành và MIS, Khoa Kinh doanh và Kế toán, Đại học Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia, và Nor Liyana Mohd Shuib Khoa Khoa học Máy tính & Công nghệ Thông tin, Đại học Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia

- Nhà xuất bản: Emerald Group Publishing Limited.

Trang 21

- Nguồn: Industrial Management & Data Systems Vol 115 No 3, pp 570-588-Tập 115 Số 3, trang 570-588

- Phạm vi nghiên cứu: 259 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia - Thời gian nghiên cứu: không đề cập

- Mục tiêu nghiên cứu: Mục đích của bài báo này là điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Facebook trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Ngoài ra, nó còn xem xét tác động của việc sử dụng Facebook đối với hoạt động tài chính và phi tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng mô hình tích hợp, nghiên cứu này đã kiểm tra ảnh hưởng của khả năng tương thích, hiệu quả chi phí, tính tương tác và sự tin tưởng đối với việc sử dụng Facebook cũng như tác động sau đó của nó đối với hoạt động của tổ chức Các phân tích thống kê dựa trên dữ liệu thu thập được, thông qua bảng câu hỏi khảo sát từ 259 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia Phương pháp Quảng trường ít nhất một phần (PLS) được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết.

- Kết quả đạt được và giá trị : Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng Facebook có tác động tích cực mạnh mẽ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; tương tự, người ta cũng thấy rằng việc sử dụng Facebook tác động tích cực đến hoạt động phi tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ về giảm chi phí tiếp thị và dịch vụ khách hàng, cải thiện quan hệ khách hàng và cải thiện khả năng tiếp cận thông tin Ngoài ra, các yếu tố như khả năng tương thích, hiệu quả chi phí và tính tương tác được xác định là các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Facebook giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Rất ít nghiên cứu thực nghiệm điều tra tác động thực tế của việc sử dụng Facebook giữa các tổ chức Nghiên cứu này đã điều tra tác động của việc sử dụng Facebook đối với hoạt động tài chính của các tổ chức, điều này thực sự quan trọng để nghiên cứu vì nó cho thấy giá trị chính xác của việc sử dụng Facebook cho các hoạt động kinh doanh.

- Hạn chế tồn tại: Nghiên cứu này giới hạn trong việc lựa chọn đối tượng bởi chỉ bao gồm một cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ( SME) ở Malaysia, điều này hạn chế khả năng tổng quát của các phát hiện.

2.3.2 Trong nước

Trang 22

 Đề tài: “ Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con người - một thách thức mới cho tâm lý học hiện đại”

- Tác giả: Đào Lê Hòa An

- Nguồn: Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh - Phạm vi nghiên cứu: Người sử dụng Facebook trên thế giới và ở Việt Nam - Thời gian nghiên cứu: không đề cập

- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát

- Kết quả đạt được: Nghiên cứu về Mạng xã hội Facebook trên thế giới, đồng thời trình bày những nghiên cứu về vấn đề hành vi sử dụng Internet nói chung và Facebook nói riêng tại Việt Nam Thực tiễn cho thấy cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu về hành vi sử dụng Facebook, đặc biệt là sự lý giải dưới góc độ tâm lý học đối với một vấn đề xã hội mang tính đặc biệt về cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động sử dụng Mạng xã hội Và nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng Mạng xã hội hiện nay là một tất yếu, khi mà với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và Internet này, sự tiếp cận với Facebook trở nên dễ dàng và sức hút ngày càng lớn với những gì nó hấp dẫn giới trẻ và những lợi ích của nó mang lại Tuy nhiên, việc lạm dụng Mạng xã hội đã và đang để lại rất nhiều hệ lụy và tác hại khôn lường.

- Hạn chế tồn tại: Nghiên cứu này vẫn còn hạn chế về phạm vi nghiên cứu, chưa đưa ra được các giải pháp cho đề tài, còn nhiều mục thiếu sót như thời gian nghiên cứu cụ thể, đối tượng nghiên cứu

 Đề tài “ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội Facebook tại Việt Nam”

- Năm xuất bản: 2015

- Tác giả Nguyễn Ngọc Bích Trâm và Nguyễn Thị Mai Trang - Nguồn: Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ

- Phạm vi nghiên cứu: ba thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh - Thời gian nghiên cứu: Ngày 10 tháng 11 năm 2014, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 08 tháng 03 năm 2015.

- Phạm vi khách thể: xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Mạng xã hội Facebook tại Việt Nam.

Trang 23

- Đối tượng nghiên cứu: giới trẻ, trên 18 tuổi, nam và nữ, hiện đang là thành viên và sử dụng Facebook thường xuyên và sinh sống tại một trong ba thành phố lớn của cả nước là: Tp.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội.

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế thông qua 2 giai đoạn: (1) Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua cuộc nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm.

(2) Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua nghiên cứu định lượng bằng bản câu hỏi với phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

- Kết quả: Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: tính xã hội, tính vị tha, tính thực tế ảo, tính dễ sử dụng, tính hữu dụng và tính khích lệ Kết quả cho thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi sử dụng Facebook tại Việt Nam là tính hữu dụng, tính dễ sử dụng và tính khích lệ Đồng thời đã kiểm định được sự ảnh hưởng của các yếu tố “Tính dễ sử dụng”, “Tính hữu dụng” và “Tính khích lệ” đến “Thực tế sử dụng” Facebook cũng như ảnh hưởng của các yếu tố “Tính xã hội”, “Tính vị tha” và “Tính thực tế ảo” đến từng yếu tố “Tính dễ sử dụng”, “Tính hữu dụng” và “Tính khích lệ” Theo đó “Tính hữu dụng” có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định sử dụng Facebook.

- Hạn chế: Nghiên cứu vẫn tồn tại các hạn chế sau:

+ Thứ nhất, cách chọn mẫu nghiên cứu là chọn mẫu thuận tiện với kích thước mẫu không lớn so với phạm vi nghiên cứu tại Việt Nam.

+ Thứ hai, đề tài chỉ tập trung vào những người dùng đang tham gia vào Facebook do vậy các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng đối tượng khảo sát của người sử dụng.

+Thứ ba, các thang đo sử dụng trong bài được dịch thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt và chưa có các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam để thực nghiệm nên có thể vẫn chưa hoàn toàn phù hợp với đối tượng khảo sát tại Việt Nam Cuối cùng: đề tài được phân tích thông qua việc đánh giá thang đo, phân tích yếu tố khám phá và phân tích bằng mô hình hồi quy bội nên với mô hình lý thuyết đã đưa ra kết quả thu được vẫn chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu thông tin của các nhà quản lý.

 Đề tài “Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng Mạng xã hội của sinh viên”

Trang 24

- Tác giả nghiên cứu : Đoàn Thị Kim Loan , Lưu Thị Trinh( Khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai, Việt Nam)

- Nguồn xuất bản: Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 5

- Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên tại các trường đại học ở thành phố Biên Hòa Đồng Nai

- Thời gian nghiên cứu: không đề cập

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM – Technology Acceptance Model) thông qua mô hình kinh tế lượng cấu trúc tuyến tính (SEM – Structural Equation Modeling) phân tích các yếu tố tác động đến ý định sử dụng Mạng xã hội của nhóm khách hàng là sinh viên trong các trường đại học

- Kết quả đạt được: Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này cho thấy yếu tố tác động gián tiếp lên ý định sử dụng là yếu tố sự hữu ích cảm nhận; các yếu tố thái độ sử dụng, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi tác động trực tiếp lên ý định sử dụng theo thứ tự giảm dần như sau: quy chuẩn chủ quan; thái độ sử dụng; và nhận thức kiểm soát hành vi Kết quả nghiên cứu đặt ra một vấn đề cho các doanh nghiệp, các nhà làm marketing phải gia tăng mức độ chấp nhận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ như Mạng xã hội nói riêng và các ứng dụng phục vụ cho thương Mại điện tử khác nói chung trên cơ sở kiểm soát các yếu tố chi phối ý định sử dụng của khách hàng với những sản phẩm, công nghệ dựa trên nền tảng Internet.

- Hạn chế tồn tại: Nghiên cứu này giới hạn trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu, bởi chỉ bao gồm sinh viên tại các trường đại học ở thành phố Biên Hòa Đồng Nai , điều này hạn chế khả năng tổng quát của các phát hiện.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Mô hình nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu mô hình và tổng quan về tình hình nghiên cứu, từ đó đưa ra dự kiến sử dụng khung phân tích với 7 yếu tố phổ biến ảnh hưởng tới hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại như sau:

Trang 25

Điều kiện sinh hoạt

Phương tiện kĩ thuật Môi trường xã hội

Hinh 3.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng MXH của sinhviên trường Đại học Thương Mại

Các biến quan sát cho các yếu tố trên bao gồm:

Nhận thức của sinh Thông qua Mạng xã hội để thể hiện giá trị bản thân viên (H1)

Bày tỏ quan điểm cá nhân

Động cơ của sinh viên Giải trí

Tham gia các hoạt động trên Mạng xã hội

Tính hữu dụng (H3) Tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ thông tin xã hội

Trang 26

Khuyến khích, phát huy tài năng Học tập, trau dồi kiến thức

Tìm kiếm công việc, kiếm tiền online

Tính dễ sử dụng (H4) Thuận tiện truy cập mọi lúc mọi nơi Dễ dàng sử dụng Mạng xã hội

Tích hợp nhiều tính năng hữu ích

Điều kiện sinh hoạt Có nhiều thời gian rảnh (H5)

Thói quen truy cập Mạng xã hội

Phương tiện kỹ thuật Máy tính, điện thoại có kết nối Internet (H6)

Xu hướng 4.0 hiện đại hóa trang thiết bị

Môi trường xã hội (H7) Mọi người xung quanh (bạn bè, người thân, ) sử dụng Mạng xã hội nhiều

Mạng xã hội là môi trường kết nối của cộng đồng sinh viên

3.2 Thiết kế quy trình nghiên cứu3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ

Trong giai đoạn này, nhóm thực hiện pilot survey bằng cách nghiên cứu và thiết kế một bảng hỏi sơ bộ Tiếp đó, nhóm tiến hành khảo sát 10 người là các bạn sinh viên hệ chính quy trong trường Đại học Thương Mại gồm 7 người khóa K56 của Khoa Ngôn Ngữ Anh và 3 người khóa K55 của các khoa khác Sau quá trình khảo sát, nhóm đã nhận được phản hồi, góp ý và đánh giá rút ra ở bảng hỏi từ phía nhóm sinh viên được khảo sát Từ đây, nhóm thu nhập thông tin và tiến hành thảo luận, thiết kế bảng hỏi mới Mô hình nghiên cứu ban đầu nhóm đã xây dựng cũng có sự thay đổi ở các biến quan sát (một biến được loại bỏ), đồng

Trang 27

thời, một số câu hỏi khảo sát trong bảng hỏi cũng có sự thay đổi giúp cho các câu hỏi khảo sát mang tính khách quan và dễ hiểu hơn.

- Sơ đồ cây bảng hỏi: Sơ đồ cây bảng hỏi là bước đầu tiên nhóm thiết lập để tiến hành khảo

sát Để có một bảng hỏi hoàn chỉnh và bám sát với mô hình nghiên cứu nhóm đề ra, nhóm đã thực hiện thảo luận nhóm và đi tới thống nhất sơ đồ cây bảng hỏi như sau:

Trang 29

download by : skknchat@gmail.com

Trang 30

Mức độ hài lòng khi sử dụng MXH

3.2.2 Nghiên cứu chính thức

Ở giai đoạn này, nhóm thiết kế bảng hỏi chính thức, thực hiện điều tra khảo sát bằng google form, nhằm thu nhập số liệu phục vụ cho việc phân tích.

Làm sạch và nhập dữ liệu: Nhóm tiến hành sàng lọc để phát hiện cũng như loại bỏ những phiếu bị thiếu và nhầm giá trị Sau đó nhóm tiến hành phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS.

3.3 Tiếp cận nghiên cứu

Nhóm tiến hành lấy số liệu nghiên cứu từ các sinh viên thuộc đại học Thương Mại và rút ra kết luận bằng cách thực hiện các phương pháp sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: Đây là hình thức nghiên cứu trong đó mà nhóm sử dụng cả hai loại dữ liệu định tính và định lượng trong cả hai giai đoạn của quá trình nghiên cứu nhằm điều tra về ảnh hưởng và tác động của các yếu tố tới hành vi sử dụng Mạng xã hộicủa sinh viên trường Đại học Thương Mại.

- Phương pháp quy nạp: Từ những số liệu và kết quả nghiên cứu, nhóm thu được, rút ra kết luận chung cho từng biến hỏi và kết luận chung cho đề tài.

3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Phương pháp khảo sát (survey) là phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu phổ biến nhất dựa trên các bảng hỏi (questionnaire) Nhóm sử dụng phương pháp khảo sát vì phù hợp với điều kiện và khả năng của nhóm khi học tập và nghiên cứu trực tuyến do dịch Covid-19.

3.5 Thang đo trong nghiên cứu3.5.1 Giai đoạn thiết kế bảng hỏi:

Mục đích thu thập thông tin nghiên cứu nhằm mục đích hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi Tổng hợp từ hai nguồn thông tin trên chúng tôi xây dựng một bảng hỏi cho sinh viên với nội dung: Tìm hiểu một số yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hành vi

Trang 31

3.5.2 Xử lý và phân tích kết quả điều tra:

Số liệu thu thập được sau khi khảo sát phiếu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS Trong quá nghiên cứu đề tài chủ yếu dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả.

3.5.3 Cách tính số điểm trong bảng hỏi:

Trong bảng hỏi, nhóm sử dụng thang đo Likert, mỗi thang đo có 5 lựa chọn trả lời Cách tính điểm theo cách 5 - 4 - 3- 2 - 1 cho các lựa chọn như sau:

+ 5 điểm cho các lựa chọn: Ảnh hưởng rất mạnh + 4 điểm cho các lựa chọn: Ảnh hưởng mạnh + 3 điểm cho các lựa chọn: Trung bình

+ 2 điểm cho các lựa chọn: Ảnh hưởng ít, không đáng kể + 1 điểm cho lựa chọn: Không ảnh hưởng

Như vậy ĐTB cho mỗi thang đo (X) tối đa là 5 điểm và tối thiểu là 1 điểm.

3.5.4 Mô tả thang đo:

Thang đo sử dụng thang điểm từ 1-5 và khi đó: giá trị khoảng cách=(Maximum –

Theo như đề tài nghiên cứu, nhóm chúng tôi chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất Chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn mẫu mà các phần tử trong tổng thể chung

không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu Cụ thể, các

Trang 32

trong nhóm sau khi được phân chia phiếu điều tra sẽ gửi phiếu điều tra ngẫu nhiên đến các đối tượng sinh viên thuộc trường Đại học Thương Mại.

3.6.2 Kích thước mẫu

Nhóm đã thu được 137 phiếu trong đó có 135 phiếu hợp lệ và 02 phiếu không hợp lệ, sau khi thu thập xong nhóm nghiên cứu tiến hành nhập dữ liệu vào Excel và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS.

3.7 Phương pháp xử lý số liệu

Dữ liệu thu thập sẽ được phân theo trình tự sau:

- Nghiên cứu này thực hiện thống kê và mô tả về những yếu tố sử dụng Mạng xã hội của sinh viên đại học Thương Mại, về thang đo đối với các yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài.

- Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Đưa ra những kết luận về yếu tố ban đầu Cần xác định rằng “thang đo” được đề cập tới trong “kiểm định độ tin cậy của 2 thang đo” chính là đề cập tới tập hợp các biến quan sát x1,x2,x3,… mà ta có thể đo được.

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là công cụ cho phép ta xác định xem các biến quan sát phụ thuộc yếu tố A ban đầu có đáng tin cậy hay không Kết quả của kiểm định Cronbach’s cho ta biết mức độ tương quan giữa các biến quan sát thuộc cùng 1 yếu tố là chặt chẽ hay không Từ đó ta xác định được trong các biến quan sát thuộc 1 yếu tố, liệu có biến nào có góp phần vào việc đo lường yếu tố.

- Phân tích tương quan và hồi quy: Mục đích của phân tích tương quan là đánh giá mức độ quan hệ (ràng buộc) giữa các biến từ đó góp phần xác định mức phụ thuộc tuyến tính giữa chúng.

Việc hồi quy tuyến tính sẽ giúp ta đưa ra được ước lượng về các hệ số hồi quy cũng như đưa ra các dự báo về giá trị của biến phụ thuộc khi ta có các giá trị xác định của biến độc lập Để có thể thực hiện hồi quy tuyến tính thì phải có sự tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc ta cần nghiên cứu Sau đó, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).

Trang 33

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành điều tra và thu được 135 phiếu tham gia hợp lệ trên tổng số 137 phiếu là sinh viên đại học Thương Mại theo cách chọn ngẫu nhiên.

4.2Yếu tố động cơ sử dụng Mạng xã hội

Trang 34

4.4Yếu tố điều kiện sinh hoạt

4.5Yếu tố phương tiện kĩ thuật

PTKT1 Máy tính, điện thoại có kết nối Internet 1 2 3 4 5 PTKT2 Xu hướng 4.0 hiện đại hoá trang thiết bị 1 2 3 4 5

4.6Yếu tố môi trường xã hội

thân) sử dụng MXH nhiều

đồng sinh viên

4.7Yếu tố nhận thức của sinh viên

thân

Ngày đăng: 17/05/2022, 18:15

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1. Phản ứng của sinh viên với tám yếu tố - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

Hình 2.1..

Phản ứng của sinh viên với tám yếu tố Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hinh 3.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng MXH của sinh viên trường Đại học Thương Mại - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

inh.

3.1. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng MXH của sinh viên trường Đại học Thương Mại Xem tại trang 30 của tài liệu.
4.1.2.2. Bảng thống kê về năm học của sinh viên - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

4.1.2.2..

Bảng thống kê về năm học của sinh viên Xem tại trang 43 của tài liệu.
4.1.2.2. Bảng thống kê về năm học của sinh viên - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

4.1.2.2..

Bảng thống kê về năm học của sinh viên Xem tại trang 43 của tài liệu.
4.1.2.3. Bảng thống kê về Mạng xã hội đang dùng - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

4.1.2.3..

Bảng thống kê về Mạng xã hội đang dùng Xem tại trang 44 của tài liệu.
4.1.2.4. Bảng thống kê về tần suất sử dụng Mạng xã hội - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

4.1.2.4..

Bảng thống kê về tần suất sử dụng Mạng xã hội Xem tại trang 47 của tài liệu.
4.1.2.4. Bảng thống kê về thời gian sử dụng Mạng xã hội - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

4.1.2.4..

Bảng thống kê về thời gian sử dụng Mạng xã hội Xem tại trang 48 của tài liệu.
4.1.3. Bảng thống kê về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

4.1.3..

Bảng thống kê về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên Đại học Thương Mại Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 4.9. Yếu tố động cơ sử dụng Mạng xã hội - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

Bảng 4.9..

Yếu tố động cơ sử dụng Mạng xã hội Xem tại trang 50 của tài liệu.
Theo bảng nghiên cứu thì yếu tố tính dễ sử dụng của Mạng xã hội có kết quả dao động từ 3.93 đến 4.10 và độ lêch chuẩn dao động từ 0,.883 đến 0.933 - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

heo.

bảng nghiên cứu thì yếu tố tính dễ sử dụng của Mạng xã hội có kết quả dao động từ 3.93 đến 4.10 và độ lêch chuẩn dao động từ 0,.883 đến 0.933 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 4.16. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường tính hữu dụng - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

Bảng 4.16..

Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường tính hữu dụng Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 4.21. Hệ số Cronbach’s Alpha chung của điều kiện sinh hoạt - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

Bảng 4.21..

Hệ số Cronbach’s Alpha chung của điều kiện sinh hoạt Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 4.23. Hệ số Cronbach’s Alpha chung của phương tiện kỹ thuật - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

Bảng 4.23..

Hệ số Cronbach’s Alpha chung của phương tiện kỹ thuật Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 4.26. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường môi trường xã hội - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

Bảng 4.26..

Hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến quan sát đo lường môi trường xã hội Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 4.27. Hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhận thức sinh viên - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

Bảng 4.27..

Hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhận thức sinh viên Xem tại trang 58 của tài liệu.
- Hồi quy trong SPSS là bước kiểm định mô hình nghiên cứu sau khi chạy một loạt các phân tích Cronbach’s Alpha, EFA, Corelations để chọn những biến độc lập thỏa mã nhu cầu của hồi quy. - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

i.

quy trong SPSS là bước kiểm định mô hình nghiên cứu sau khi chạy một loạt các phân tích Cronbach’s Alpha, EFA, Corelations để chọn những biến độc lập thỏa mã nhu cầu của hồi quy Xem tại trang 60 của tài liệu.
Nhìn vào bảng 4.29 ta thấy rằng giá trị Sig kiểm định F bằng 0.007 < 0.05, như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử đụng được - NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI sử DỤNG MẠNG xã hội của SINH VIÊN TRƯỜNG đại học THƯƠNG mại

h.

ìn vào bảng 4.29 ta thấy rằng giá trị Sig kiểm định F bằng 0.007 < 0.05, như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử đụng được Xem tại trang 62 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan