1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh nghiệm và thực tiễn trong phát triển sinh kế cộng đồng: Phần 2

140 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 26,57 MB

Nội dung

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu Hợp tác phát triển sinh kế cộng đồng - Kinh nghiệm và thực tiễn tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Tăng cường năng lực phát triển thị trường cho các tổ chức cộng đồng; Phát triển câu lạc bộ sinh kế cộng đồng; Hướng dẫn kinh doanh nhỏ. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Trang 1

Chương IV

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC PHÁT TRIEN THI TRUONG CHO CÁC TỔ CHỨC

CỘNG ĐỒNG

I PHAT TRIEN THỊ TRƯỜNG CHO CAC TO CHUC CONG DONG

1 Sự cần thiết phải phát triển thị trường cho Tổ chức cộng đồng

Vấn đề chủ yếu mà nông dân thường gặp phải là tìm thị trường cho sản phẩm của tổ Việc tìm kiếm địa bàn, đánh giá nhu cầu của thị trường và của người tiêu dùng, ước tính các chỉ phí từ các nguyên vật liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra để được khách hàng chấp nhận là rất khó khăn, nhất

là đối với các Tổ chức cộng đồng Do vậy, những người quản lý Tổ chức cộng đồng và thành viên

cần phải nắm được những nguyên tắc co ban vé phát triển thị trường

2 Mối liên hệ giữa phát triển thị trường với chuỗi giá trị

Trang 2

chất lượng sản phẩm và bán được giá cao hơn thì

phải tham gia các khâu chế biến, bán buôn, bán lẻ và mua dịch vụ đầu vào Vì vậy, tổ cần hợp tác với các cơ sở kinh doanh khác và không thể tự mình làm hết các việc Muốn tìm được các đối tác thì phải có thông tin về chuỗi giá trị (hay còn gọi là ngành hàng) là con đường đi của sản phẩm của tổ từ sản xuất, chế biến, phân phối đến tận người tiêu dùng Như vậy, chuỗi giá trị là công cụ để phát triển thị trường mà Tổ chức cộng đồng cần sử dụng

3 Chuỗi giá trị của Tổ chức cộng đồng Chuỗi giá trị của Tổ chức cộng đồng là tập hợp các hoạt động từ cung cấp các dịch vụ đầu vào đến sản xuất, thu hái, chế biến, phân phối và tiêu thụ cuối cùng, tham gia vào quá trình tạo nên chất lượng và giá trị một nông sản cụ thể và được hình thành theo nhu cầu của thị trường

Ví dụ, một chuỗi giá trị đơn giản về chăn nuôi: mua giống, thức ăn, thuốc thú y, xây dựng

chuồng trại và dụng cụ khác, điện nước, nhân lực chăm sóc, rủi ro, lãi suất ngân hàng, vốn đầu tu,

thương lái mua sản phẩm, v.v Mỗi mắt xích như

vậy cần được tìm hiểu và đánh giá để từ đó tổ ra

Trang 3

Sơ đồ 9: Ví dụ về chuỗi giá trị bò của đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng

Người \À_ Người ; Công

Giéng chan thu 8 phan Nguoi

vắc xin nu sem bò re, dina 4 Phát triển chuỗi giá trị trong Tổ chức cộng đồng

Để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị trong các 'Tổ chức cộng đồng trước hết cần quan tâm đến việc tìm hiểu các đối tác hiện tại tại địa phương có quan hệ mua bán trao đổi các sản phẩm/dịch vụ của Tổ chức cộng đồng Xác định các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ chốt tham gia chuỗi giá trị, các luông đi của sản phẩm làm cơ sở lựa chọn các kênh cung ứng và tác nhân để bán sản phẩm

thích hợp

Ngoài việc quản lý nội bộ, tự giám sát lẫn nhau trong việc tạo ra các sản phẩm chất lượng cung cấp cho thị trường mục tiêu, lợi thế về quy mô sản

phẩm trong Tổ chức cộng đồng so với các hộ gia

đình đơn lẻ, vai trò của tổ trong việc đàm phán và mặc cả với các cơ sở trong chuỗi để nâng cao giá

bán sản phẩm và phân chia lợi nhuận hợp lý cho các cơ sở trong chuỗi là rất quan trọng

ð Các bước cần thực hiện trong hoạt động

phát triển chuỗi giá trị

Trang 4

- Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường của chuỗi giá trị

+ Xác định các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia và có ảnh hưởng đến việc phát triển chuỗi giá trị của Tổ chức cộng đồng

se Xây dựng và thiết kế hệ thống thu thập thông tin về khách hàng và các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan

s Người tham gia vào công việc này phải có hiểu biết chung về sự phát triển của các chuỗi giá trị trong vùng

s Cần tiến hành đánh giá bằng cách thực hiện các chuyến đi thăm các đối tác của sản phẩm, hàng hóa để xác định các đại diện, các chủ thể và/hoặc người nắm thông tin chủ chốt nhằm bảo đảm rằng các đại biểu tham gia có kiến thức liên quan và đủ để đại điện cho chuỗi giá trị đó

© Các đại biểu tham gia là các nhà làm chính sách và chính quyển địa phương, nông dân, các tác nhân thuộc khu vực tư nhân, các nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức phát triển và các đại điện của cộng đồng

¢ Huy động được sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn

và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước + Xác định các hình thức liên kết thường xuyên, không thường xuyên, những khó khăn trong việc

liên kết, giao dịch với các cơ sở sản xuất kinh

doanh có liên quan

Trang 5

quan đến hoạt động phát triển chuỗi giá trị trong tỉnh và ngoài tỉnh (nếu có)

+ Phân tích sơ bộ các chỉ phí và lợi ích khi thực hiện hoạt động bán hàng qua các kênh khác nhau

+ Phân tích nguồn lực (vật chất, tài chính và con người) của Tổ chức cộng đồng để xem xét khả năng của Tổ chức cộng đồng và khả năng huy động các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển chuỗi giá trị của Tổ chức cộng đồng

+ Tìm hiểu những đối thủ cạnh tranh, những khu vực có sản xuất sản phẩm cùng loại để xem xét khả năng hợp tác/cạnh tranh của chuỗi giá trị

+ Xây dựng quy trình kỹ thuật tập thể, giám sát việc thực hiện quy trình, cung ứng sản phẩm của chuỗi giá trị và chiến lược cung ứng cho các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau

- Thiết kế các tác động cụ thể cho chuỗi giá trị + Xây dựng kế hoạch nhân lực và tài chính cho phát triển chuỗi giá trị

+ Phân bổ tài chính và nguồn nhân lực vào việc thực hiện các hoạt động phát triển chuỗi giá trị (số

tiền cần thiết cho các hoạt động là bao nhiêu? Huy

động từ nguồn nào? Khả năng đáp ứng nhu cầu;

phân công rõ trách nhiệm của các thành viên chủ

chốt: Ai? Làm gì? © đâu? và Báo cáo cho ai thực hiện các hoạt động đó)

+ Xây dựng kế hoạch giám sát các hoạt động để

bảo đảm chất lượng và tiến độ cũng như kết quả phát triển chuỗi giá trị

+ Thường xuyên trao đổi thông tin giữa các

Trang 6

nhóm nhỏ trong việc thực hiện các hoạt động phát triển chuỗi giá trị để có những điều chỉnh kịp thời

+ Duy trì và phát triển mạng lưới bán hàng thực hiện chiến lược đa dạng hóa kênh phân phối, tránh phụ thuộc vào một nhà phân phối duy nhất để giảm thiểu rủi ro về thị trường

+ Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích/rủi ro giữa các thành viên tham gia chuỗi phát triển chuỗi giá trị để bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia

+ Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực để tăng năng lực của các thành viên thực hiện các hoạt động quảng cáo và phát triển thị trường cho chuỗi giá trị

6 Mối liên hệ giữa phát triển chuỗi giá trị với phát triển Tổ chức cộng đồng

Phát triển các chuỗi giá trị là một trong những hoạt động quan trọng của Tổ chức cộng đồng và không thể tách rời các hoạt động quan trọng khác như cung cấp dịch vụ, tín dụng

Hiểu về các mắt xích của chuỗi giá trị mà trong đó tổ đang tham gia sẽ giúp tổ có các quyết định chính xác hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh,

tăng thu nhập và bảo đảm phát triển bền vững

II PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG

VÀ BỀN VỮNG CỦA TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG 1 Các nhân tố quyết định sự phát triển

Trang 7

(1) Có tài sản cố định chung: vốn thực hiện các hoạt động chung; nhà xưởng, quỹ đất, dây chuyển sản xuất, (9) Thu đủ bù chỉ (3) Có thị trường ổn định (4 Có sản phẩm cạnh tranh hoặc có dịch vụ thiết yếu - Về tổ chức, quản lý

(1) Tổ trưởng giỏi, nhiệt tình, sẵn sàng làm tình nguyện mà không đòi hỏi thù lao quản lý tổ

(2) Thành viên có quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng

(3) Có kế hoạch kinh doanh rõ ràng

(4) Báo cáo tài chính, kế toán đầy du, minh bạch, tin cậy

2 Cách thức huy động nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh cho Tổ chức cộng đồng

Để huy động vốn phục vụ cho các hoạt động sản

xuất kinh doanh chung của tổ, các thành viên Tổ chức cộng đồng có thể bàn bạc cách thức huy động vốn như sau:

- Huy động từ nguồn tiền sẵn có của các thành viên

- Các thành viên làm thủ tục vay vốn ngân

hàng theo cơ chế nhóm tín dụng để góp vốn cho tổ

- Huy động vốn từ các công ty, doanh nghiệp qua các hợp đồng mua bán các dịch vụ đầu vào và

Trang 8

3 Vấn đề môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong phát triển Tổ chức cộng đồng

Để phát triển bền vững Tổ chức cộng đồng thì các hoạt động sản xuất của Tổ chức cộng đồng phải không làm ô nhiễm mơi trường Ngồi ra, hoạt động của Tổ chức cộng đồng cần quan tâm đến vấn đề quản lý chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cần có tư vấn hướng dẫn các quy trình sản xuất tập thể, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời xây dựng cơ chế giám sát nội bộ và giám sát từ bên ngoài để tăng cường chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà tổ eung cấp Các vấn đề này sẽ quyết định sản phẩm Tổ chức cộng đồng sản xuất ra có bền vững về mặt thị trường không 4 Vấn đề xã hội và bình đẳng giới trong phát triển Tổ chức cộng đồng

Kinh nghiệm phát triển của trong nước và quốc

tế cho thấy, các Tổ chức cộng đồng thành công

thường có cả nam và nữ tham gia, tức là các hoạt

động của Tổ chức cộng đồng không chỉ cần bảo

đảm tính tự nguyện mà còn đòi hỏi sự bình đẳng giữa sự tham gia của nam và nữ Tùy theo từng loại hình hoạt động và sản phẩm mà có các thể chế để thu hút lao động nữ tham gia vào Tổ chức cộng đồng Kinh nghiệm của nhiều Tổ chức cộng đồng thành công là trong số các cán bộ của tổ nên

Trang 9

5 Đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập của Tổ chức cộng đồng

Trong các hoạt động của Tổ chức cộng đồng,

việc tổ chức làm kinh tế tạo thu nhập cho thành viên giữ vai trò quan trọng, vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài bền vững của Tổ chức cộng đồng

Việc đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, mua bán trong tổ có thể giúp các tổ viên hỗ trợ lẫn nhau, tiếp cận nhiều hơn tới thị trường và phòng tránh rủi ro 6 Các bước tạo thu nhập cho Tổ chức cộng đồng Bước 1: Chuẩn bị cho hoạt động tạo thu nhập - Thảo luận lợi ích và chỉ phí của hoạt động tạo thu nhập

Trước khi lựa chọn một hoạt động của tổ, các thành viên nên thảo luận và cùng nhau thỏa thuận về mục đích của các hoạt động tạo thu

nhập Cần nhấn mạnh đến lợi ích và chỉ phí của

việc tạo ra thu nhập

'Tổ trưởng trao đổi với các thành viên về việc

tạo thu nhập thông qua sự hợp tác giữa các thành viên Tổ có thể mời cán bộ hỗ trợ cùng tham gia

thảo luận

- Về mặt lợi ích

+ Nhiều người sẽ làm việc đễ dàng hơn

+ Công việc được phân công rõ ràng

Trang 10

+ Công việc có thể tiếp tục ngay cả khi một thành viên bị ốm

+ Tiết kiệm chỉ phí vận chuyển và thời gian + Các thành viên chia sẻ thông tin và kỹ năng học hỏi lẫn nhau, dễ dàng có thể tham gia

vào các tổ

+ Tăng nguồn lực (như vốn vay, lao động, đất đai, sự trợ giúp của các cán bộ khuyến nông)

+ Giúp cho các nhóm thành viên, nhất là nữ có quyền tự chủ nhiều hơn

- Về mặt chỉ phí

+ Ra quyết định theo tổ sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng cần thiết để bảo đảm sự thống nhất

của toàn tổ

+ Một trong số các thành viên có thể lợi dụng lợi ích tập thể như đóng góp ít về thời gian và tiền bạc cho các hoạt động của tổ, nhưng lại đòi hỏi phân chia Idi ích như nhau so với các thành viên khác

+ Phần phân chia kinh phí hoạt động và đóng

góp cần được thảo luận kỹ

- Thảo luận mong muốn và nguyện vọng của các thành viên

Để giúp thành viên có thể hiểu và bày tỏ mong

muốn của họ, Tổ trưởng cần đặt các câu hỏi như: + Tổ viên mong muốn nhận được bao nhiêu tiền? + Phải mất bao nhiêu thời gian mới được phân chia lợi nhuận lần đầu?

Trang 11

+ Những hoạt động nào phù hợp với từng thành

viên nào, công sức, kỹ thuật, vốn

+ Cần đào tạo, hướng dẫn cho các tổ viên không? + Cần đóng góp bao nhiều tiền?

+ Các tổ viên muốn hợp tác cùng nhau trong

bao lâu?

~ Thảo luận ý tưởng để tạo thu nhập

+ Các thành viên sẽ có nhiều ý tưởng về các hoạt động tạo thu nhập, giúp họ quyết định ý tưởng nào có tính khả thi nhất về kinh tế

+ Duy trì khả năng suy nghĩ của tất cả các thành viên:

s Liệt kê bất cứ ý kiến nào của các thành viên về hoạt động tạo ra thu nhập

e Không phê bình, chỉ trích ý kiến nào trong

giai đoạn này, chỉ gợi ý để có được càng nhiều ý kiến càng tốt

- Lựa chọn các ý tưởng tốt phù hợp với khả năng tài chính và có khả năng sinh lợi

s Các ý tưởng này phải phục vụ cho mục tiêu chung của Tổ chức cộng đồng se Mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên tham gia ¢ Có khả năng huy động các nguồn lực từ các thành viên se Khả năng thích ứng và đối phó với rủi ro về sản xuất và thị trường

¢ Phát huy được lợi thế so sánh của Tổ chức cộng đồng và khả năng sinh lợi cả trong ngắn han

và dài hạn

Trang 12

s Quan tâm đến việc phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường

+ Đưa các ý tưởng thành kế hoạch hành động cụ thể và được thông qua bởi đa số các thành viên, bảo đảm tất cả các thành viên hiểu rõ các hoạt động này

s Xác định mục tiêu

© Xác định thứ tự ưu tiên các hoạt động

© Xác định và huy động các nguồn lực cần thiết để thực hiện se Xác định cách thức phối hợp các hoạt động © Các hoạt động theo dõi giám sát việc tạo thu nhập - Thảo luận kỹ càng các nội dung trong việc tạo thu nhập

Từ việc nghĩ ra các ý tưởng hoạt động tạo thu nhập đến việc lập kế hoạch để bảo đảm sự phát triển bền vững của Tổ chức cộng đồng nói chung và hoạt động tạo thu nhập nói riêng cần quan tâm

đến các nội dung sau:

+ Các hoạt động có tính khả thi cao, có thể tạo

ra những sản phẩm mà người tiêu dùng cần

+ Khả năng sinh lợi: các hoạt động phải tạo ra

nhiều thu nhập hơn so với những chỉ phí đã bỏ ra

+ Kế hoạch: Tổ chức cộng đồng quyết định trước

mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn lực của hoạt động

+ Tiếp cận thị trường: Tổ chức cộng đồng phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Trang 13

+ Huy động vốn: vốn được sử dụng cho các hoạt động của Tổ chức cộng đồng nhưng chỉ nên huy động sau khi tổ đã xây dựng được phương án khả thi; không nên vay quá nhiều

Bước 2: Khởi động các hoạt động của Tổ chức cộng đồng

Khi Tổ chức cộng đồng đã sẵn sàng để hoạt động, Tổ trưởng cần:

- Tổ chức các hoạt động đào tạo và gặp gỡ các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm Coi trọng vấn đề lập kế hoạch một cách chặt chẽ

- Phân công rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các

thành viên liên quan Các thành viên cần mua các đầu vào, góp vốn, sản xuất và/hoặc chế biến, giữ các số ghi và thực hiện các hoạt động bán hàng có

tổ chức

- Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức

- Xây dựng quy chế và cơ chế quản lý phù hợp với đặc điểm của Tổ chức cộng đồng Xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên ban điều hành

- Tổ chức giám sát các hoạt động tạo thu nhập, hoàn thiện hệ thống sổ sách ghi chép các hoạt động của Tổ chức cộng đồng ~ Điều chỉnh các hoạt động tạo thu nhập để phù hợp với tình hình thực tế Bước 3: Đánh giá kết quả hoạt động tạo thu nhập

Trang 14

động tạo thu nhập theo nhóm như hoạt động đầu vào, hỗ trợ sản xuất và tiếp cận thị trường

- Hạch toán kinh tế giúp đánh giá hoạt động

nào hiệu quả, hoạt động nào không hiệu quả để có thể điều chỉnh kịp thời trong kế hoạch tiếp theo

- Việc đánh giá kết quả của các hoạt động tạo thu nhập cần căn cứ vào mục tiêu đặt ra và các nguồn lực đã huy động cho việc thực hiện

- Bên cạnh việc đánh giá định kỳ cuối năm để xây dựng kế hoạch mới, cần có đánh giá thường xuyên để điều chỉnh kế hoạch thích ứng với sự biến động của thị trường

Bước 4: Phân phối lợi nhuận và chỉ phí trong các hoạt động tạo thu nhập

- Để phát triển Tổ chức cộng đồng bền vững cần có các hoạt động tạo thu nhập bền vững, muốn vậy đòi hỏi phải phân phối thu nhập một cách công bằng

- Làm cho tất cả các thành viên tham gia hoạt

động này thấy được lợi ích từ các hoạt động mà họ tham gia

- Việc phân chia lợi nhuận từ các hoạt động này

cần bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng

theo sự đóng góp của các thành viên

- Cần có kinh phí cho quản lý Tổ chức cộng đồng

Trang 15

IIL THEO DOI VA DANH GIA TO CHUC CONG DONG

1 Sự cần thiết trong hoạt động theo dõi, đánh giá Tổ chức cộng đồng

Hoạt động theo dõi, đánh giá có sự tham gia của các tổ viên là rất quan trọng đối với sự bền vững của Tổ chức cộng đồng bởi:

- Theo dõi thực hiện kế hoạch và đánh giá việc thực hiện các hoạt động của tổ nhằm giúp bảo đảm các hoạt động của tổ đi đúng hướng

- Theo doi, đánh giá có sự tham gia của các tổ viên sẽ đưa ra được các gợi ý, các cách thức điều chỉnh, thay đổi các kế hoạch nếu cần thiết để cải thiện kết quả

- Theo dõi, đánh giá giúp các thành viên tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động

- Theo dõi, đánh giá thường xuyên và định kỳ

giúp cho các tổ cải thiện hiệu quả hoạt động Bằng

cách này, tổ có thể khắc phục các sai lầm trong

quá khứ, tăng cường tính tự chủ của tổ

2 Nguyên tắc theo dõi, đánh giá sự phát

triển của Tổ chức cộng đồng

~ Theo dõi, đánh giá Tổ chức cộng đồng chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự giác, có sự tham gia của các thành viên một cách liên tục

- Ghi chép đều đặn các quyết định, hoạt động

và tài chính của tổ cũng như việc đánh giá tình

Trang 16

- Phân tích các ban ghi chép của tổ xem có đạt được các mục tiêu và xác định các điều chỉnh cần thiết

8 Đối tượng tham gia theo dõi, đánh giá hoạt động của Tổ chức cộng đồng

Để xác định được đối tượng tham gia theo dõi, đánh giá hoạt động của Tổ chức cộng đồng thì cần phải:

- Xây dựng cơ chế bảo đảm tất cả các thành viên trong Tổ chức cộng đồng đều tham gia hoạt động theo đõi, đánh giá

- Tăng cường giám sát nội bộ kết hợp với các hoạt động giám sát từ bên ngồi thơng qua các cơ quan chức năng

- Theo dõi và đánh giá một cách khách quan 4 Cách thức theo dõi, đánh giá Tổ chức cộng đồng

Một phương pháp đơn giản là sử dụng bảng

tiến độ thực hiện các hoạt động của Tổ chức cộng đồng treo tại vị trí có nhiều người cùng theo đối

Bảng này có thể chia làm nhiều cột gồm cột nêu tên hoạt động, thời gian, kết quả và tiến độ cũng

như các khó khăn, vướng mắc chính đang gặp phải

ð Các khía cạnh cần theo dõi của Tổ chức cộng đồng

- Việc thực hiện các nội dung kế hoạch? Các

Trang 17

- Kết quả tài chính và phân phối lợi nhuận - Sự tham gia của các thành viên vào hoạt động của tổ, - Việc thực hiện các quy định của tổ và các quy định của Nhà nước 6 Cơ chế theo dõi, đánh giá Tổ chức cộng đồng

- Hoạt động theo dõi, đánh giá là một quá trình

liên tục nhưng không được ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả hoạt động của tổ

- Hoạt động này phải được xem xét như là công cụ quản lý nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của Tổ chức cộng đồng

- Việc theo đõi định kỳ là cần thiết để cung cấp thông tin, phục vụ cho hoạt động lập kế hoạch và

thực thi kế hoạch Việc thực hiện hoạt động này

phải được tổng hợp theo các sổ ghi chép

7 Một số ví dụ về mô hình Tổ chức cộng

đồng thành công

'Tổ chức cộng đồng chăn nuôi bò của đồng bào dân tộc Mông xã Hạ Thôn,

Trang 20

Chương V PHÁT TRIỂN CÂU LẠC BỘ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG 1 SỰ HÌNH THÀNH CÂU LẠC BỘ _ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG - MỘT SÁNG KIẾN GIẢM NGHÈO 1 Giới thiệu chung

Sau hơn 20 năm hoạt động tại một số tỉnh ở

Việt Nam, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), tiền thân là CIDSE Việt Nam - một

tổ chức phi chính phủ quốc tế, luôn hỗ trợ, thúc

đẩy việc hình thành và hoạt động của hàng trăm

'Tổ chức cộng đồng ở nông thôn dưới các hình thức khác nhau, góp phần tăng cường sự tham gia của người dân ở cơ sở và phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo tại địa phương

“Tại các vùng dự án thuộc ð tỉnh Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên và Thừa Thiên Huế,

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững đã tiếp cận tới mục đích cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế - xã hội và quản trị địa phương tại các cộng đồng

Trang 21

những nỗ lực lớn của SRD trong việc phát triển Tổ

chức cộng đồng đã được triển khai thực hiện tại

tỉnh Phú Thọ Từ năm 1999, trong khuôn khổ của

du an IPM chè, 30 câu lạc bộ IPM đã được thành lập và hoạt động tại 6 huyện của tỉnh Phú Thọ

Những năm 2004-2005, sau khi cùng các bên liên quan tiến hành điều tra khảo sát thực địa, SRD đã quyết định triển khai Dự án VM00ã trong ba năm (2005-2008) để phát triển các câu lạc bộ IPM chè thành Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng nhằm giải quyết vấn đề về tiếp cận nguồn lực để phát triển sinh kế bền vững, đồng thời tăng cường năng lực và quyền lực cho người nghèo để họ tích cực tham gia vào quá trình ra quyết định của địa phương

2 Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng

Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng (sau dây gọi tắt là Câu lạc bộ) là một loại hình Tổ chức cộng đồng, mang đầy đủ các đặc trưng cơ bản của Tổ chức cộng

đồng, tập trung các hoạt động nhằm cải thiện và

phát triển sinh kế cộng đồng một cách bền vững Cơ cấu tổ chức của Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng

Mô hình Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng có cơ cấu tổ chức đơn giản, ít cấp bậc, nhằm huy động sự tham gia tối đa của các thành viên trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động, quá trình ra

quyết định, kiểm tra và giám sát

Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng Thành phần: Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ sinh

Trang 22

kế cộng đồng thường có một Chủ nhiệm, một Phó Chủ nhiệm, một thủ quỹ và kế toán Tuy nhiên, thành phần có thể khác nhau ở các Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng khác nhau, giao động từ 3 đến 5 thành viên SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CÂU LẠC BỘ SINH KẾ Ban Chủ nhiệm Tổ sinh kế Nhóm sở thích Nhóm sở thích Nhóm sở thích

Tiêu chí lựa chọn: thành viên Ban Chủ nhiệm

phải là những người có năng lực, năng động, nhiệt

tình, tâm huyết, có uy tín và quỹ thời gian dành cho hoạt động phát triển cộng đồng

Trách nhiệm:

> Thong tin về các chủ trương, chính sách,

định hướng phát triển kinh tế đến các thành viên

trong Câu lạc bộ

> Hướng dẫn các tổ, nhóm lập kế hoạch phát triển sinh kế phù hợp và hiệu quả dựa trên nguồn

lực cộng đồng

> Liên kết, hợp tác với các tổ chức bên ngoài để

tạo thêm nguồn lực cho sự phát triển bền vững

Trang 23

> Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển mô hình sinh kế của các

tổ, nhóm

> Quản lý và điều phối vốn vay phát triển sinh kế của các tổ, nhóm thành viên

> Tổ chức các khóa tập huấn, tham quan, hội

thảo chia sẻ thông tin và nâng cao năng lực cho

các thành viên

Tổ sinh kế

'Tổ sinh kế do các thành viên Câu lạc bộ trong cùng một thôn thành lập nhằm triển khai các mô hình phát triển sinh kế tại cơ sở dựa trên kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ đã được các thành viên thông qua

'Tổ trưởng Tổ sinh kế do các thành viên trong tổ bầu chọn Trách nhiệm của Tổ trưởng là huy động các thành viên trong tổ triển khai thực hiện các hoạt động sinh kế theo đúng kế hoạch của Câu lạc

tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả

của mô hình trong thôn, lập danh sách vay vốn và theo déi việc sử dụng vốn của các thành viên,

Nhóm sở thích

Nhóm sở thích do một số hộ nông dân có cùng

sở thích và nguyện vọng tham gia một loại mô hình kỹ thuật nào đó để tạo thêm thu nhập và

phát triển sinh kế cho gia đình

Nguyên tắc hoạt động của Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng:

Bên cạnh các nguyên tắc hoạt động chung của

một Tổ chức cộng đông, Câu lạc bộ sinh kế cộng

đồng hoạt động trên các nguyên tắc:

Trang 24

- Tự hoàn thiện và nâng cao năng lực

- Tự nguyện, tự chịu trách nhiệm và tự quyết, hướng tới góp phần xóa đói giảm nghèo

- Bảo vệ môi trường sinh thái và hướng tới phát triển bền vững - Tôn trọng và thực hiện các quy định của pháp luật Phương pháp hoạt động của Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng: Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng hoạt động dựa trên các phương pháp: - Sử dụng triệt để tri thức bản địa và năng lực sẵn có của cộng đồng

- Khai thác tối đa các cơ hội của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các chính sách ưu đãi của Nhà nước

- Phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, của tổ chức đoàn thể xã hội, đặc biệt là các tổ chức: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội

Khuyến nông, Khuyến lâm và các tổ chức khác

(nhà tài trợ, các Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức khác) - Da dạng hóa các mô hình phát triển sinh kế cộng đồng 8 Các bước xây dựng Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng

Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng được xây dựng

Trang 25

Bước 1: Thành lập nhóm thúc đẩy

Nhóm thúc đẩy được hình thành dựa trên sự

hợp tác và đồng thuận của những thành viên tiên

phong đi đầu, những người có cùng chung ý tưởng và mục đích là xây dựng một tổ chức của cộng đồng, tại cộng đồng và hoạt động vì cộng đồng

Thúc đẩy viên là những người có năng lực, nhiệt huyết và có uy tín trong cộng đồng Để tuyên truyền vận động người dân tham gia vào các tổ chức cộng đồng, nhất là trong giai đoạn

hình thành ban đầu, các thúc đẩy viên ngoài tỉnh thần nhiệt huyết họ còn phải eó kỹ năng diễn đạt và giao tiếp tốt đối với các đối tượng khác nhau, trong các hoàn cảnh khác nhau

* Nhóm thúc đẩy thường được hình thành từ 3-õ thành viên, trong đó nên có sự tham gia của cả nam và nữ

Bước 2: Nâng cao năng lực nhóm thúc đẩy Năng lực của nhóm thúc đẩy là yếu tố quan

trọng đầu tiên cần phải có trong quá trình xây dựng và phát triển của Tổ chức cộng đồng Sau khi xác định được nhu cầu và năng lực của các thành viên trong nhóm thúc đẩy, một chương

trình đào tạo tổng hợp sẽ được thiết kế nhằm củng cố và cải thiện kỹ năng về tổ chức, thúc đẩy, điều

hành và quản lý nhóm cho các thành viên trong

nhóm thúc đẩy, các kiến thức cơ bản về phát triển cộng đồng, phát triển sinh kế bền vững, về các tổ

chức xã hội dân sự,

Chương trình, nội dung và phương pháp đào

Trang 26

tạo phải phù hợp với trình độ văn hóa, nhận thức của các học viên cũng như điều kiện thực tế của từng địa phương

* Ap dụng phương pháp tập huấn có sự tham

gia, trao đổi thông tin hai chiều, huy động sự học tập tích cực của các học viên

Bước 3: Tuyên truyền và vận động sự tham gia của cộng đồng

Sau khi được đào tạo, nhóm thúc đẩy xây dựng bản thảo sơ bộ về tôn chỉ mục đích của câu lạc bộ, các nguyên tắc hoạt động, quyền lợi, nghĩa vụ và

trách nhiệm của những người tham gia và các bên liên quan Các thủ tục đăng ký tham gia Câu lạc bộ cũng cần được làm rõ trong bản thảo sơ bộ này

Các thông tin trên cần được truyền tải tới từng hộ gia đình thông qua mạng lưới truyền thông thôn, xã hoặc thông qua các cuộc họp của thôn, xã

* Thông tin đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu để mọi người dân đều nắm rõ về mục đích, quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia Câu lạc bộ

Bước 4: Tổ chức Hội nghị trù bị

Để thu thập các ý kiến đóng góp cho bản thảo về xây dựng quy chế hoạt động, quản lý và điều

hành Câu lạc bộ, cần tổ chức một cuộc Hội nghị

trù bị với sự tham gia của người dân, các cấp chính quyền và tổ chức xã hội Khuyến khích sự tham gia của các đại điện cả nữ và nam của các hộ

gia đình trong cộng đồng

Nhóm thúc đẩy chuẩn bị nội dung chương trình hội nghị, phân công người điều hành, thúc đẩy

Trang 27

hướng dẫn thảo luận theo từng để mục và nội dung cụ thể Huy động sự tham gia đóng góp ý

kiến của đại diện các bên liên quan, đặc biệt là đại điện các nhóm từ cộng đồng

* Ấp dụng phương pháp thúc đẩy hướng dẫn có

sự tham gia của đại diện các bên liên quan để thu thập được nhiều ý kiến bổ sung chỉnh sửa, đặc biệt là ý kiến của người nghèo và phụ nữ

Bước õ: Tập hợp thành viên và chuẩn bị

thành lập Câu lạc bộ

Nhóm thúc đẩy phối hợp với các cấp chính quyền, các đoàn thể vận động và hướng dẫn các hộ gia đình làm đơn đăng ký tham gia Câu lạc bộ

Nhóm thúc đẩy thu nhận đơn tham gia của các thành viên và tập hợp danh sách theo địa bàn

dân cư

Dựa trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại hội nghị trù bị, nhóm thúc đẩy soạn thảo ra quy chế hoạt động của Câu lạc bộ, cơ cấu tổ chức, vận hành và phương thức bầu chọn thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ

Nhóm thúc đẩy làm việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã để ra văn bản công nhận Câu lạc bộ

đồng thời tham khảo ý kiến của xã về quy chế hoạt

động và nhân sự để chuẩn bị bầu Ban Chủ nhiệm

Bước 6: Hội nghị ra mắt Câu lạc bộ

- Thông báo văn bản công nhận Câu lạc bộ của Ủy ban nhân dân xã

- Thảo luận và biểu quyết thông qua quy chế hoạt động của Câu lạc bộ

Trang 28

- Bầu Ban Chủ nhiệm gồm 3-ð thành viên (chú ý bảo đảm tỷ lệ nữ tham gia)

- Thảo luận xây dựng định hướng hoạt động của Câu lạc bộ trong thời gian tới

Bước 7: Xây dựng kế hoạch sinh kế Câu lạc bộ

- Kế hoạch phát triển sinh kế hằng năm của Câu lạc bộ được xây dựng theo phương pháp có sự tham gia của các cấp, ngành, cá nhân nhằm huy động tối đa nguồn lực, tiểm năng sẵn có của địa phương và đóng góp của các thành viên

- Các Câu lạc bộ tiến hành xây dựng kế hoạch sinh kế phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tế của địa phương, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng

của đa số hội viên, có tính khả thi và mang lại

hiệu quả kinh tế cho các thành viên

- Kế hoạch hoạt động phải có khối lượng, thời gian, địa điểm, nguồn lực và trách nhiệm cụ thể của từng bên tham gia

* Áp dụng phương pháp lập kế hoạch có sự

tham gia của các hội viên để nâng cao tính tự chủ, tự quyết và huy động tối đa nguồn lực và tiềm

năng của các hội viên vào quá trình xây dựng và

phát triển các mô hình sinh kế bền vững Bước 8: Gây quỹ vốn

Để thực hiện kế hoạch, Câu lạc bộ cần phải có

kinh phí hoạt động Các Câu lạc bộ gây dựng quỹ

vốn của mình từ các nguồn ủng hộ của địa

phương, các đoàn thể, từ các hội viên và nguồn

Trang 29

Dựa trên nguyên tắc tỷ lệ góp vốn và vốn của dự án là 50%-ã09%, các Câu lạc bộ tự quyết định sử dụng vốn của mình theo tiêu chí đáp ứng nhu cầu của số đông, đem lại lợi ích cho nhiều thành sử dụng vốn hiệu quả theo từng nhóm, từng mô hình phát triển sinh kế theo kế hoạch

* Các nguồn tài chính của Câu lạc bộ được

quản lý trên nguyên tắc công khai, rõ ràng, minh bạch Có kế toán, thủ quỹ quyết toán hằng năm và

báo cáo trước toàn thể hội viên

Gây quỹ vốn của Câu lạc bộ Văn Khúc Câu lạc bộ xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê thực hiện mô hình trồng sắn cao sản trên diện tích 7.200 m? đất do Ủy ban nhân dân xã cấp hỗ trợ cho câu lạc bộ sản xuất gây quỹ hoạt động Câu lạc bộ đã họp xây dựng kế hoạch trồng sắn cao sản và được SRD hỗ trợ vốn để sản xuất, Chỉ cục bảo vệ thực vật tỉnh và bảo vệ thực vật huyện tư vấn về giống, kỹ thuật Câu lạc bộ tiến hành bàn bạc dân chủ, công khai về việc tham gia lao động tập thể, đóng góp thêm phân bón từ khi trồng đến khi thu hoạch và bán sản phẩm, nâng cao vai trò trách nhiệm của từng nhóm, từng thành viên trong câu lạc bộ Các thành viên đều tích cực tham gia lao động tập thể, vui vẻ và tự giác Kết quả sau hai năm hoạt động đã tạo thêm thu nhập

Trang 30

'Tổng hai năm thu được: 16.260.000 đ

Câu lạc bộ đã sử dụng một phần vốn thu nhập trên vào việc trồng cây keo (Aeacia), còn lại để gây quỹ phục vụ các hoạt động của Câu lạc bộ như tổ chức các thành viên đi tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các mô hình có thu nhập cao ở các tỉnh bạn

Mặc dù mô hình trồng sắn có thu nhập chưa cao nhưng bước đầu đã tạo ra được sự hợp tác của các nhóm nhỏ và lao động tập thể, làm cho các hội viên câu lạc bộ thêm gắn bó và tự giác tham gia, vui vẻ nhiệt tình, phấn khởi

Mô hình sinh kế tại xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn

Võ Miếu là một xã miền núi của huyện Thanh Sơn có địa hình phức tạp, giao thông đi lại còn khó

khăn Nhất là đường liên thôn, dân cư phân bố rộng, trình độ dân trí không đồng đều, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật Thu nhập của người dân

nơi đây còn thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Dự án sinh kế cộng đồng vào cuộc đúng thời điểm với mục tiêu nâng cao năng lực cộng đồng phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo

Được Ủy ban nhân dân xã công nhận là một tổ chức cộng đồng với tổng số hội viên 80 người, Ban

Trang 31

kinh tế của địa phương, từ đó làm cơ sở cho các thành viên trong Câu lạc bộ có định hướng phát triển kinh tế Ban Chủ nhiệm đã giúp đỡ hội viên xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng loại cây trồng, vật nuôi, phân tích đánh giá xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ tiết dựa trên nguồn lực sẵn có của hộ và sự hỗ trợ nguồn vốn vay của dự án là 18.925.000 đồng và nguồn vốn tự có của viên đóng góp là 8.000.000 đồng Ban Chủ nhiệm đã chủ động phối kết hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y để hội viên được hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, phòng ngừa sâu bệnh trên cây trồng và vật nuôi cho các hộ triển khai các mô hình sản xuất Đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Công ty phân bón hóa chất Lam Thao cung ứng nguồn phân bón trả chậm cho hội viên câu lạc bộ với số lượng 160 tấn phân NPK giá

thành hạ đã giúp các hộ nghèo chủ động nguồn phân bón trong thâm canh tăng năng suất cây trồng Cùng với việc eung ứng phân bón, Ban Chủ nhiệm còn cung cấp giống lúa lai có năng suất cao đưa vào sản xuất Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu bệnh, Chỉ cục Bảo vệ thực vật đã hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyên môn cho tổ dịch vụ, xây dựng hai tủ thuốc bảo vệ thực vật với trị giá 10.000.000 đồng/tủ Sau

Chủ nhiệm họp toàn thể hội viên đánh giá rút

kinh nghiệm và tìm hiểu nhu câu, giúp hội viên

Trang 32

Ngoài cây lúa, cây chè ở Võ Miếu được đưa lên là cây mũi nhọn có thu nhập cao Với nguồn vốn hỗ trợ của dự án (mỗi hộ được vay từ 1-3 triệu đồng) cộng với hỗ trợ 4 triệu đồng/ha của dự án trồng chè mới (LDP1, LDP2) thay thế giống chè cũ kết hợp với cải tạo các nương chè xuống cấp, Câu lạc bộ đã xây dựng được hai vườn ươm giâm cành chè với số lượng 11,3 vạn bầu cung cấp đủ giống cho các hội viên câu lạc bộ và bà con tại địa phương

Ngoài nguồn vốn vay từ dự án, Câu lạc bộ còn hỗ trợ hội viên tiếp cận được nguồn vốn vay khác từ Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh để phát triển các mô hình chăn nuôi gà thả vườn, trồng mía tím, trồng lạc, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, mô hình nuôi lợn lái sinh sản, mô hình ủ phân hữu cơ vi sinh, mô hình sản xuất và cung ứng sản phẩm chè hữu co IL HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÂU LẠC BỘ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG Kể từ khi thành lập đến nay, Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng đã được hình thành và hoạt động trên phạm vi 6 huyện, 30 xã, với 2.142 thành viên, trong đó có 1.541 nữ thành viên, và 390 thành viên thuộc các dân tộc thiểu số Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng đã trở thành một lực lượng hoạt động

Trang 33

của Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng được thể hiện trên nhiều khía cạnh:

1 Nâng cao năng lực

- Năng lực của Ban Chủ nhiệm và thành viên

Câu lạc bộ được củng cố và tăng cường thông qua

các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo, tham quan học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm

- Các phương pháp xây dựng kế hoạch, kiểm tra, giám sát và đánh giá có sự tham gia của các thành viên trong Câu lạc bộ được áp dụng tăng cường tính tự chủ, tự lực và tự quyết

- Nâng cao năng lực về tiếp cận thị trường, bảo quản và chế biến nông sản, xây dựng thương hiệu, kỹ năng lãnh đạo nhóm, kỹ năng lập kế hoạch và hạch toán trong sản xuất kinh doanh

- Năng lực quản lý tài chính và quỹ vốn của Câu lạc bộ được cải thiện khi mỗi Câu lạc bộ đều mở tài khoản riêng, thực hiện nghiêm chỉnh các thủ tục và báo cáo tài chính của Câu lạc bộ theo

quy định

2 Phát triển các mô hình sinh kế đa dạng góp phần xóa đói giảm nghèo

ộng đồng tập

trung vào ba nhóm chính, đó là: dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi Mô hình sinh kế đảm bảo các tiêu chí:

Các mô hình phát triển sinh kế

~ Hiệu quả kinh tế cao;

- Bao vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên;

Trang 34

- Phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương (năng lực và vật lực)

Để xây dựng mô hình sinh kế bền vững cân tiến hành theo các bước sau:

- Xác định các sinh kế tiểm năng của địa phương; - Đánh giá nhu cầu thị trường;

- Lập kế hoạch xây dựng và phát triển mô hình sinh kế dựa vào cộ ộng đồng;

- Tập huấn nâng cao năng lực cho các thành viên tham gia;

~ Triển khai xây dựng và phát triển mô hình; - Kiểm tra, theo dõi, đánh giá rút kinh nghiệm Các mô hình sinh kế triển khai đạt hiệu quả kinh tế cao như nhóm dịch vụ vật tư nông nghiệp, thu mua chế biến, tiêu thụ chè tươi, trồng lúa lai, sản xuất chè an tồn, chăn ni lợn, gà, cá, đã

nâng cao được thu nhập cho các hộ thành viên,

đặc biệt là phụ nữ và người nghèo Ví dụ: Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và quản lý nhà nước tại tỉnh Phú Thọ Dự án “Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và quản lý nhà nước tại tỉnh Phú Thọ” giúp người dân biết cách lập kế hoạch, tạo sinh kế bền vững đã thu hút được nhiều thành viên tham gia

Trang 35

Gia đình bà có 2 người con, là một trong những hộ nghèo của xã Từ khi thành lập Câu lạc bộ sinh kế

cộng đồng năm 2006, bà đã tự nguyện tham gia

Câu lạc bộ Bà kể: Tham gia Câu lạc bộ tôi được tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, được đi tập huấn, được vay vốn Có cuộc họp nào được mời là tôi tham gia hết làm cho con người phấn chấn ra, hiểu biết hơn Ngoài ra, hằng tháng tôi tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ đầy đủ, cứ định kỳ vào ngày 16 hằng tháng Đi họp giống như một cuộc giao lưu, vui lắm

Bà nói: “Trước đây tôi không biết các kỹ thuật về chăm sóc cây lúa, hoa màu và cũng không biết phát hiện và phun thuốc bảo vệ thực vật khi cây trồng bị sâu bệnh Nhưng giờ tôi đã biết các kỹ thuật, biết phun thuốc bảo vệ thực vật đúng cách Gia đình tôi có 4 sào ruộng lúa, trước năng suất chỉ đạt 1, tạ/sào nhưng sau khi tham gia Câu lạc bộ được tập huấn nâng cao về kiến thức trồng và chăm sóc cây nên đến nay năng suất lúa đã tăng lên đạt 1,8-2,0 tạ/sào Cây chè cũng được chăm sóc

đúng kỹ thuật nên năng suất cũng được tăng lên Có kiến thức và vay vốn, được tập huấn kỹ thuật nên năng suất tăng cao, thu nhập cũng tăng và đời sống gia đình tôi ổn định hơn”

Trang 36

trong lúc khó khăn Các thành viên cũng đã họp và thống nhất đóng thêm quỹ vốn cho Câu lạc bộ tổng số 300.000 đồng/thành viên Khi được hỏi về vấn đề này thì bà nói: “Tôi là một hộ nghèo và tôi sẵn sàng đóng thêm quỹ, tiền của mình chứ của ai đâu, như của để dành ấy mà”

Bà Vi còn nói: “Mong muốn của tôi là Câu lạc bộ duy trì mãi mãi để được tập huấn, có thêm kiến thức về khoa học kỹ thuật, được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giúp cho người dân biết cách làm ăn, ổn định cuộc sống”

3 Liên kết tạo thêm nguồn lực

- Tiếp cận chủ trương chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương

Câu lạc bộ tổ chức các cuộc họp với chính quyền địa phương, trực tiếp nghe lãnh đạo xã thông báo mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và những kết quả đạt được Tham gia đóng góp ý kiến vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã

- Tiếp cận các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn dành cho người nghèo

Câu lạc bộ tổ chức cuộc họp với ngân hàng, phổ

biến thủ tục, chính sách cho vay ưu đãi với người nghèo, giúp người nghèo có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tại ngân hàng ở địa phương

- Tiếp cận nguồn dịch vụ khuyến nông cung ứng vật tư, giống, thuốc bảo vệ thực vật

Trang 37

hoặc giá thấp hơn thị trường cho hội viên Đồng thời, Câu lạc bộ liên kết với công ty thuốc bảo vệ thực vật, nhà máy sản xuất phân supe mua thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trả chậm với giá cả hợp lý, giúp nông dân có đủ vật tư phục vụ sản xuất

- Tiếp cận mô hình, kỹ thuật mới và kinh nghiệm làm ăn từ các địa phương khác

“Thông qua các cuộc tham quan, học hỏi kinh nghiệm giữa các Câu lạc bộ, các tỉnh bạn, các Câu lạc bộ đã học tập kinh nghiệm sản xuất, áp dụng

thành công và đạt hiệu quả cao như mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, nuôi lợn Móng Cái sinh sản Một số Câu lạc bộ đã thực hiện các cuộc tiếp xúc giữa các Câu lạc bộ với các doanh nghiệp chế biến để đi tới ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cung cấp vật tư, khuyến khích các thành viên mở các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến giải quyết đầu ra của các hộ sản xuất

4 Bình đẳng giới

- Nâng cao nhận thức

Tham gia câu lạc bộ sẽ giúp cho các hội viên nhận thức về bình đẳng giới trong cộng đồng được cải thiện thông qua các khóa tập huấn và nói chuyện về giới tổ chức ngay tại xã/thôn Thông

qua các cuộc nói chuyện, trao đổi về những vấn đề

bất bình đẳng giới còn tồn tại trong cộng đồng và gia đình, phân tích nguyên nhân và cùng nhau dé

ra giải pháp khắc phục, nhận thức về bình đẳng giới của các thành viên nam và nữ được cải thiện

Trang 38

- Nang cao vị thế và vai trò của phụ nữ

Câu lạc bộ luôn tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của chị em phụ nữ vào tất cả các hoạt động của Câu lạc bộ, đặc biệt chú trọng đến sự

tham gia của các phụ nữ trong vai trò lãnh đạo

tổ/nhóm và Ban Chủ nhiệm (tỷ lệ nữ trong Ban Chủ nhiệm chiếm đến 50%)

Vai trò và vị thế của chị em được cải thiện rõ rệt không những chỉ trong các hoạt động của Câu

lạc bộ mà ngay cả trong cộng đồng và trong từng gia đình

Sau một thời gian tham gia Câu lạc bộ, các ý kiến của chị em dễ được chồng đồng ý và chấp nhận hơn trước Các công việc sản xuất, chăm sóc nuôi dưỡng, các hoạt động xã hội trong cộng đồng đều có sự bàn bạc giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ và chồng Những quyết định chi tiêu nhỏ (dưới 1 triệu đồng) thường do phụ nữ quyết định, những việc lớn (trên 1 triệu đồng) thường đo hai vợ chồng

cùng bàn bạc và thống nhất thực hiện

5 Thúc đẩy thực hiện dân chủ ở cơ sở và tham gia của cộng đồng vào quản trị địa phương

Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được tuyên truyền phổ biến đến từng thành

viên Câu lạc bộ thông qua các buổi nói chuyện,

tập huấn và hội thảo Quy chế “Dân biết, dân bàn,

Trang 39

của Câu lạc bộ đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực và niềm tin cho các thành viên

Nội dung hoạt động của Câu lạc bộ đã tác động đến Ủy ban nhân dân xã và Câu lạc bộ nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của các cấp chính quyền và tổ chức xã hội địa phương Thông qua các cuộc tiếp xúc giữa Câu lạc bộ với chính quyền, các hoạt động của Câu lạc bộ đều bám sát vào các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, phát huy tính chủ động, sáng tạo, nội lực sẵn có của địa phương và gia đình hội viên để phát triển sinh kế, tạo thêm thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo trong cộng đồng

Léng ghép một số hoạt động của Câu lạc bộ vào

các chương trình hoạt động của Ủy ban nhân dân

xã, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân Thành viên Ban

Chủ nhiệm được mời tham dự các cuộc họp của chính quyền/đoàn thể Câu lạc bộ có thể mời đại diện chính quyền xã tham gia các cuộc hop của Câu lạc bộ để thông báo kế hoạch và định hướng

phát triển kinh tế - xã hội của xã, đồng thời đóng góp ý kiến về nội dung hoạt động và trao đổi khả

năng phối hợp thực hiện giữa các bên

Do các Câu lạc bộ đã được chính quyền địa phương công nhận, nên chính quyền thường tạo điều kiện thuận lợi cho Câu lạc bộ hoạt động Một số Ủy ban nhân dân xã đã cho Câu lạc bộ mượn đất, mượn hội trường hoặc hỗ trợ một khoản kinh phí ban đầu để Câu lạc bộ hoạt động

Trang 40

Kinh nghiệm thực tiễn phát huy dân chủ cơ sở tại địa phương

Qua ba năm hoạt động, SRD đã xây dựng được 189 mô hình về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp Đã có 130 cán bộ Ban Chủ nhiệm được đào tạo cơ bản, có đủ kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch, quản lý tài chính, thị trường Các Câu lạc bộ có tài khoản riêng, độc lập, tự quản về tài chính với các nguồn vốn vay từ dự án, huy động từ các thành viên và chính quyền địa phương Các Câu lạc bộ sinh kế cộng đồng thực sự là mô hình Tổ chức cộng đồng hiệu quả, phát huy được tỉnh thần tập thể, tính tự chủ và tự quyết của người dân khi tham gia vào các hoạt động của

Câu lạc bộ từ việc xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động cho đến việc kiểm tra, giám sát và đánh giá mô hình Trồng lúa, chè và chăn nuôi lợn, gà, thực hiện các hoạt động dịch vụ nông

nghiệp là hướng sản xuất không có gì mới đối với người nông dân nhưng cái khác biệt ở đây là nông

dân khi tham gia Câu lạc bộ sẽ có cơ hội để cùng

nhau chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm với cùng một mối quan tâm chung trong sản xuất Người dân tự quyết định về hướng phát triển sinh kế của Câu

lạc bộ rồi áp dụng cho gia đình chứ không thụ

động, trông chờ và ỷ lại như trước

Do dự án xây dựng dựa trên yêu cầu và nguyện

vọng của người dân nên nông dân đã nhiệt tình

tham gia vào các hoạt động của dự án Dựa trên

Ngày đăng: 13/05/2022, 08:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w