1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp xã

41 41 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Phổ Biến, Giáo Dục Pháp Luật Ở Cấp Xã
Trường học Trường Đại Học Luật
Chuyên ngành Giáo Dục Pháp Luật
Thể loại Luận Văn
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 223 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay”. Để pháp luật đi vào đời sống thực tiễn có hiệu quả thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy Đảng và Nhà nư¬ớc ta thường xuyên quan tâm đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, xuất phát từ nhu cầu đời sống xã hội và công cuộc đổi mới của đất nước thì cần phải “Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật” nên đòi hỏi cần phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tăng c¬ường pháp chế, bên cạnh đó đòi hỏi phải nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ, nhân dân, đặc biệt là nhận thức về pháp luật, thì có thể hình thành và phát triển trên cơ sở phổ biến và giáo dục pháp luật.

Trang 1

MỤC LỤC

A LỜI NÓI ĐẦU ………

Chương I : Một số vấn đề lý luận pháp lý cơ bản về phổ biến và giáo dục pháp luật.

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1 Khái niệm về pháp luật

1.2 Khái niệm về phổ biến, giáo dục pháp luật

II ĐẶC ĐIỂM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

2.1 Đặc điểm của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

2.2 Mục đích ,vai trò của phổ biến và giáo dục pháp luật

III QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

3.1 Vê các nguyên tắc PBGDPL

3.2 Về ngày pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

3.3 Về các hành vi bị cấm trong công tác PBGDPL

3.4 Về hình thức hổ biến, giáo dục pháp luật

Chương II Thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã Liên Hợp trong thời gian qua.

I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ LIÊN HỢP

1.1 Về đặc điểm tự nhiên và địa giới hành chính

1.2 Về tình hình kinh tế - xã hội

1.2.3 Về cơ cấu tổ chức

II THỰC TRẠNG VỀ BAN PHỐI HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

2.1 Công tác xây dựng văn bản

2.2 Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện

2.3 Nguyên nhân và những kết quả đạt được

2.4 Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Chương III Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục trên địa bàn xã Liên Hợp trong thời gian qua

Trang 2

Pháp luật là sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, thể hiện ý chícủa nhân dân lao động, là phương tiện chủ yếu để quản lý nhà nước Tuy nhiên,pháp luật chỉ có thể phát huy có hiệu quả để điều chỉnh các quan hệ xã hội khi mọingười có ý thức tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Để pháp luật đi vào đời sống thực tiễn có hiệu quả thì công tác phổ biến,giáo dục pháp luật đóng vai trò hết sức quan trọng Vì vậy Đảng và Nhà nước tathường xuyên quan tâm đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Đặc biệt trongtình hình hiện nay, xuất phát từ nhu cầu đời sống xã hội và công cuộc đổi mới củađất nước thì cần phải “Sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật” nên đòi hỏi cầnphải nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế, bêncạnh đó đòi hỏi phải nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ, nhân dân, đặc biệt lànhận thức về pháp luật, thì có thể hình thành và phát triển trên cơ sở phổ biến vàgiáo dục pháp luật

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các

cơ quan, ban ngành cấp trên, ủy ban nhân dân xã Liên Hợp đã phát huy vai trò,chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luậtđạt kết quả khá cao, góp phần ổn định tỉnh hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trênđịa bàn, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho nhân dân, giáo dục cho nhân dântrên địa bàn sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật

Tuy nhiên với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra không tránh khỏi những tồn tại, hạnchế, nên tình trạng chấp hành pháp luật chưa nghiêm, sự thiếu hiểu biết về phápluật của một số công dân còn tồn tại, nên các tệ nạn xã hội như buôn bán, sử dụngchất ma túy, cờ bạc, lô đề vẫn còn nhiều tiềm ẩn, tình trạng gây rối an ninh trật tự,bạo lực gia đình và vi phạm luật giao thông đường bộ trên địa bàn vẫn thườngxẩy ra

Vì vậy để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho nhân dân nói chung, đòihỏi chính quyền các cấp, các ngành có liên quan cần quan tâm hơn nữa trong côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật, để nhân dân hiểu rõ nghĩa vụ của công dân vàchấp hành pháp luật, đồng thời sử dụng pháp luật như một công cụ để bảo vệ lợiích hợp pháp của mình Như vậy mới nêu cao được tinh thần làm chủ trong đấu

Trang 3

tranh phòng chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hiện tượng tiêu cực đangngày càng diễn biến phức tạp trong xã hội hiện nay.

Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật mục đích là nhằm cụ thể hóa các quyđịnh của pháp luật, làm cho những quy định đó đi vào đời sống xã hội, trở thànhnhững hành vi cụ thể của các chủ thể, tác động vào đời sống của nhân dân

Với quan điểm và nhận thức của tôi Công tác phổ biến, giáo dục phápluật trong xã hội hiện nay nói chung, trên địa bàn xã Liên Hợp nói riêng đóng vaitrò hết sức quan trọng

Qua quá trình tham gia lớp trung cấp chính trị - hành chính, do trường Chínhtrị Nghệ An giảng dạy, có nghiên cứu đến lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tưtưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về “Công tác phổ biến, giáo dục phápluật” bản thân tôi càng được thấm nhuần và nâng cao nhận thức về lĩnh vực này

Vì vậy với quy định của nhà trường là viết khóa luận tốt nghiệp, tôi chọn đề

tài “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở xã Liên Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay”

Trang 4

Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy phạm hay còn gọi là quy tắc

xử sự mang tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, liên minhvới giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa, do Nhà nước ban hành

và đảm bảo thực hiện trên cơ sở pháp luật, giáo dục và cưỡng chế của bộ máy Nhànước

2 Khái niệm về phổ biến, giáo dục pháp luật

Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật được xem là hoạt động có địnhhướng của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội trong đó có cả ngườigiáo dục và người được giáo dục luôn tác động qua lại lẫn nhau theo mối quan hệ “nhân quả” thiết lập những hành vi xử sự phù hợp với quy luật của pháp luật ViệtNam và Quốc tế

a) Phổ biến pháp luật

Theo các từ điển tiếng việt ( Nxb Đà Nẵng, năm 1997) hoặc Từ và ngữ hánviệt ( Nxb từ điển Bách khoa - 2002 ) Thì “ phổ biến là làm cho đông đảo mọingười biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thôngqua hình thức nào đó” hoặc “ làm cho mọi người đều biết đến”

Giống như tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng có đối tượng tác động rộngrãi Tính rộng rãi về đối tượng tác động của tuyên truyền và phổ biến pháp luật có

ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc bởi trong lịch sử đã có lúc pháp luật được banhành nhưng không được phổ biến công khai mà chỉ để nhà nước dùng để trị dân

mà thôi

Phổ biến, giáo dục pháp luật có điểm khác tuyên truyền pháp luật ở chỗ tínhđộng viên, thuyết phục của phổ biến pháp luật không cao như tuyên truyền Mặtkhác, phổ biến pháp luật mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật chođối tượng xác định hơn tuyên truyền pháp luật Ở những mức độ khác nhau, phổbiến pháp luật là nhằm làm cho đối tượng có thể hiểu thấu suốt các quy định củapháp luật để thực hiện pháp luật trên thực tế Phổ biến pháp luật thông qua các hộinghị, các cuộc tập huấn …

b) Giáo dục pháp luật

Trang 5

Giáo dục là hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằmbồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết đểngười ta có khả năng tham gia mọi mặt vào đời sống xã hội ( từ điển từ và ngữ hán

- việt)

So với tuyên truyền, phổ biến thì giáo dục cũng nhằm nâng cao nhận thức,tình cảm song nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượngxác định hơn, mục đích lớn hơn Xét dưới góc độ nhất định thì tuyên truyền, phổbiến chính là phương thức giáo dục cụ thể

Trong các giáo trình, tài liệu khoa học pháp lý ở nước ta hiện nay, các tácgiả tương đối thống nhất về khái niệm giáo dục pháp luật Giáo dục pháp luật làhoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác độnglên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hìnhthành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏicủa pháp luật hiện hành

Tóm lai, công tác phổ biến giáo dục pháp luật hiểu theo nghĩa rộng, đó làcông tác, lĩnh vực, bao gồm tất cả các công đoạn như: Định hướng công tác phổbiến, giáo dục, lập chương trình, kế hoạch hiểu theo nghĩa hẹp, đó là việc truyền

bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao vị trí, tình cảm, niềm tin cho đối tượng

từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật

II ĐẶC ĐIỂM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1 Đặc điểm của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật là một nội dung quan trọng của công tác giáodục chính trị tư tưởng Lê Nin viết: Lý luận sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi

nó xâm nhập vào quần chúng Không phải đến bây giờ mà ngay từ xa xưa, từ khipháp luật mới xuất hiện con người đã luôn coi trọng vai trò của nó đối với đời sống

xã hội Bởi vì pháp luật chính là có tính bắt buộc chung đối với mọi người, nhằmđiều chính các quan hệ xã hội Nhưng pháp luật chỉ có thể phát huy được hiệu quảcủa nó trong đời sống xã hội khi mọi người dân hiểu biết và có thái độ tôn trọng,thực hiện tốt pháp luật Chính vì vậy muốn pháp luật đi vào đời sống “Muốn mọingười sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” thì việc quan trọng nhất là

Trang 6

phải đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để mọi người ai cũng hiểu vànghiêm chỉnh sống và làm việc theo pháp luật.

Từ lý luận trên chúng ta thấy rằng công tác phổ biến giáo dục pháp luật

có những đặc điểm sau:

Một là: Hoạt động này nhằm hình thành ở con người thói quen

xử sự phù hợp với đòi hỏi của pháp luật

Hai là: Giáo dục pháp luật là quá trình tác động có tính liên tục lâu dài,

thường xuyên chứ không phải là sự tác động một lần Vì thế giáo dục pháp luật làviệc làm thường xuyên, mọi lúc mọi nơi, bằng nhiều hình thức, thông qua gia đình,nhà trường, cơ quan Đảng, Nhà nước các tập thể lao động và toàn thể xã hội nhằmmục đích hướng dẫn hành vi con người

Ba là: Giáo dục pháp luật là sự tác động qua lại của người giáo dục với

ng-ười được giáo dục và sự tác động có tổ chức, có định hướng của các thông tin phápluật Vì thế việc nắm bắt trình độ, đặc điểm tâm lý của người được giáo dục phápluật là đòi hỏi hàng đầu đối với người giáo dục Đồng thời các cơ quan Đảng, Nhànước, các tổ chức xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng, các trường học, các

cá nhân có trách nhiệm phổ biến giáo dục pháp luật cần phải nắm vững kiến thứcpháp luật, biết cách chuyển tải nó đến đối tượng được giáo dục Hơn thế nữa ngườigiáo dục pháp luật phải thực sự là tấm gương sáng trong việc tôn trọng và chấphành pháp luật Có như vậy mới tạo được niềm tin và tính thuyết phục trực tiếp đốivới người được giáo dục

Từ những đặc điểm trên cho ta thấy công tác giáo dục pháp luật khôngthể xem đồng nghĩa với việc hình thành ý thức pháp luật của cá nhân Bởi hìnhthành ý thức pháp luật là quá trình tác động có hệ thống của các điều kiện kháchquan và các nhân tố chủ quan vào ý thức con người Còn giáo dục pháp luật trướchết là hoạt động có định hướng của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội với mụcđích thiết lập ý thức xã hội chủ nghĩa …

Như vậy giáo dục pháp luật là nhân tố quan trọng của quá trình hình thành ýthức pháp luật cá nhân, nó chính là quá trình tác động vào nhân tố chủ quan vào ýthức con người

Trang 7

2 Mục đích, vai trò của phổ biến và giáo dục pháp luật

Để thực hiện việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và đảmbảo các cơ quan Nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chứcchính trị–xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đơn vị kinh tế và mọi côngdân đều phải tôn trọng và thực hiện hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh,triệt để và xác định thì chúng ta phải phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi ngườinhằm đạt được mục đích sau:

a) Phổ biến giáo dục pháp luật nhằm hình thành và nâng cao tri thức pháp luật cho nhân dân.

Đây là mục đích chủ yếu đầu tiên của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,

nó đóng vai trò quan trọng đối với việc củng cố, nâng cao ý thức pháp luật cho cán

bộ và nhân dân

Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm hình thành và mở rộng tri thức pháp luậtcho nhân dân Đây là mục đích chủ yếu đầu tiên của công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật Nó đóng vai trò quan trọng của việc củng cố, nâng cao ý thức pháp luậtcho cán bộ và nhân dân

Mục đích này là đứng hàng đầu của công tác phố biến, giáo dục pháp luật,

nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phát triển ý thức pháp luật của conngười, là hoạt động không thể thiếu được trong quá trình giáo dục Bởi vì tri thứcpháp luật giúp con người, tổ chức thực hiện một cách có hành vi của mình và kiểmtra hành vi đó Từ các quan niệm pháp lý, chúng ta hiểu rằng tri thức pháp luậtkhông chỉ biết đến quy phạm pháp luật ở mức độ bình thường mà phải nhận thứcthấu đáo nội dung, ý nghĩa của các quy phạm đó Có như vậy chúng ta mới có khảnăng đánh giá các sự kiện pháp lý xảy ra quanh mình và điều khiển ý thức hành vicủa chúng ta theo đúng pháp luật

b) Hình thành niềm tin pháp luật cho cán bộ và nhân dân

Có tri thức pháp luật mà thiếu niềm tin pháp luật thì con người cũng khôngthể điều khiển hành vi của mình phù hợp với quy định pháp luật một cách bềnvững Do vậy phổ biến pháp luật để người dân biết pháp luật thì họ mới có khảnăng tự giác chấp hành pháp luật

Trang 8

Một thực tế cho chúng ta thấy rằng, pháp luật nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi

nó được tôn trọng trong cuộc sống mọi, mọi nơi Nhưng để pháp luật là hiện thựctrong cuộc sống là đơn đặt hàng cho các nhà khoa học, các nhà làm luật và chínhcuộc sống là nơi kiểm nghiệm hiệu lực, hiệu quả của quy phạm pháp luật, là hiệulực và uy tín của nhà nước, là vấn đề vừa cấp thiết, vừa thiết thực của nước ta tronggiai đoạn hiện nay

d) Vai trò phổ biến giáo dục pháp luật

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò quan trọng trong đờisống xã hội, là một trong các mặt hoạt động quản lý Nhà nước, có ý nghĩa trongmọi giai đoạn lịch sử Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế của nước tađang vận hành theo cơ chế thị trường, đang hội nhập Quốc tế ngày càng sâu rộng.Với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nư-

ớc quản lý xã hội bằng pháp luật, không những đòi hỏi nhà nước phải khôngngừng xây dựng và hoàn thiện pháp luật, mà muốn pháp luật đi vào đời sống củacác tầng lớp nhân dân thì đòi hỏi công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục phápluật phải được thường xuyên quan tâm

Điều 2 hiến pháp năm 2013 quy định: “ Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc

về nhân dân” nhưng nhân dân chỉ có thể thực hiện được quyền lực của mình khi họhiểu được quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia vào quản lý Nhànước và quản lý xã hội trên cơ sở các quy định của pháp luật Để nhân dân hiểuđược quyền và nghĩa vụ của mình các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có thểthông qua nhiều biện pháp khác nhau trong đó phổ biến, giáo dục pháp luật đượccoi là biện pháp hữu hiệu nhất Đây cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng trongcông tác quản lý Nhà nước Xác định được tầm quan trọng của công tác phổ biến,giáo dục pháp luật cho cán bộ, quần chúng nhân dân, Đảng ta đã có nhiều chủ tr-

Trang 9

ương, Nhà nước ban hành nhiều quyết định liên quan đến công tác này và đã triểnkhai thực hiện một cách sâu rộng trong phạm vi cả nước, cho đến nay đã thu đượcnhiều kết quả nhất định.

Dân chủ bao giờ cũng đi liền với pháp chế kỷ cương, thực hiện quyền làmchủ của nhân dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình

từ thấp tới cao, điều quan trọng trước tiên là phải coi trọng công tác phổ biến, giáodục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân làm cho mọi người hiểu vàthực hiện một cách có hiệu quả trong đời sống, để gắn quyền và trách nhiệm cũngnhư lợi ích và nghĩa vụ của công dân Vì vậy công tác phổ biến, giáo dục pháp luậtluôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử

III QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT.

Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáodục pháp luật Đảng và Nhà nước đã thường xuyên quan tâm đến công tác này.Trong nhiều nghị quyết của Đảng đã đề cập đến việc đẩy mạnh công tác phổ biến,giáo dục pháp luật như:

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ rõ: “Triển khai mạnh mẽ công táctuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, huy động lực lượng các đoàn thể quầnchúng tham gia vào các đợt vận động thiết lập trật tự kỷ cương và các hoạt độngthường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc trong cơ quan Nhà nước và trong xãhội”

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định: Nhà nước là công

cụ chủ yếu thể hiện quyền làm chủ của nhân dân là Nhà nước pháp quyền của dân,

do dân và vì dân Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ quan, tổ chức,cán bộ công chức và mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật.Trên tinh thần đó ngày 09/12/2003 Ban bí thư Trung ương Đảng khóa IX đã ra “Chỉ thị số: 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổbiến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ nhândân”

Trang 10

Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

đã từng bước được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật của Nhà nước thể hiệnở

Nghị quyết số: 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việctiếp tục thực hiện Chỉ thị số: 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban bí thư Trungương Đảng khóa IX về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến,giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;

Quyết định số: 28/2006/QĐ-TTg ngày 28/01/2006 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt các Đề án thuộc hành động Quốc gia về phổ biến, giáo dục phápluật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thịtrấn từ năm 2005-2010;

Quyết định số: 409/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hànhchương trình hành động thực hiện Kết luận sô 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban

bí thư Trung ương Đảng khóa XI”

Ngày 20/6/2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam khóa XIII đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật Luật có 5chương với 41 điều và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2013

Một số nội dung cơ bản của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật:

3 1 Về các nguyên tắc PBGDPL

Điều 5 Luật PBGDPL quy định hoạt động PBGDPL phải tuân thủ 05nguyên tắc sau:

Một là, chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.

Hai là, kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm

Ba là, đa dạng các hình thức PBGDPL, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình

độ của đối tượng được PBGDPL và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp củadân tộc

Bốn là, gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế

- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sốnghằng ngày của người dân

Năm là, phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.

Trang 11

Về hội đồng phối hợp PBGDPL

Điều 7 Luật PBGDPL quy định Hội đồng phối hợp PBGDPL được thành lập

ở 3 cấp (Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện) Chức năng của Hội đồng là cơ quan

tư vấn cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện vềcông tác PBGDPL và huy động nguồn lực cho công tác PBGDPL (riêng đối vớicấp xã, do đây là cấp tổ chức thực hiện công tác PBGDPL nên Luật không quyđịnh phải thành lập Hội đồng) Đồng thời xác định cơ quan thường trực của Hộiđồng phối hợp PBGDPL của Chính phủ là Bộ Tư pháp, của UBND cấp tỉnh là Sở

Tư pháp, của UBND cấp huyện là Phòng Tư pháp

3.2 Về ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Luật PBGDPL lấy ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiếnpháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội

3.3 Về các hành vi bị cấm trong công tác PBGDPL

Điều 9 Luật PBGDPL quy định 4 nhóm hành vi bị cấm trong công tácPBGDPL, bao gồm: (1) Truyền đạt sai lệch, phê phán nội dung pháp luật được phổbiến; không cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật; cung cấpthông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyềnthống tốt đẹp của dân tộc (2) Lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạcchủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sáchthù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (3) Cản trở việcthực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân, hoạtđộng phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân (4) Lợi dụng việcthực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật để gây cản trở đến hoạtđộng bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây mất trật tự, an toàn xã hội

3.4 Về hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

Điều 11 Luật PBGDPL quy định có các hình thức PBGDPL sau: (1) Họpbáo, thông cáo báo chí; (2) Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểupháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; (3) Thông qua các phương tiện

Trang 12

thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổđộng; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điệntử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư; (4)Tổ chức thitìm hiểu pháp luật; (5) Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạtđộng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động kháccủa các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòagiải ở cơ sở; (6) Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổchức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế vănhóa khác ở cơ sở; (7) Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sởgiáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; (8) Các hình thức phổ biến, giáo dụcpháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân

có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục phápluật đem lại hiệu quả

Ngày 04/04/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 28/2013/NĐ–CP quy địnhchi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật

Xuất phát từ tình hình nhiệm vụ, đặc điểm của tỉnh Nghệ An Thực hiệnchủ trương của Đảng và Chính phủ, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nướctrên các lĩnh vực, phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An đãban hành Chỉ thị số: 13-CT/TU ngày 28/7/2003 của Ban Thường vụ tỉnh ủy vềtăng cường công tác phổ biến, giáo pháp luật trên địa bàn tỉnh

Quyết định số 2989/QĐ-UBND ngày 16/07/2008 của ủy ban nhân dân tỉnhnghệ An về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phổ biến, giáo dụcpháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ năm 2008 - 2012;

Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 19/02/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnhNghệ An về việc ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnhNghệ An năm 2009;

Quyết định số 151/QĐ-UBND ngày 14/01/2010 của ủy ban nhân dân tỉnhNghệ An về việc ban hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnhNghệ An năm 2010;

Trang 13

Quyết định số 1057/QĐ-UBND ngày 05/4/2011 của ủy ban nhân dân tỉnhNghệ An về việc ban hành kế hoạch thực hiện đề án tăng cường công tác phổ biến,giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn2011-2015 trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

Đối với phạm vi thẩm quyền của huyện Quỳ Hợp đã ban hành một số vănbản liên quan đến công tác này như sau:

Chỉ thị số 03-CT/HU ngày 11/01/2016 của Ban Thường vụ huyện ủy vềtăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành phápluật của nhân dân gắn với xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Kếhoạch hàng năm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, chuẩntiếp cận pháp luật (Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 11/2/2020 của UBND huyệnQùy Hợp ); Kế hoạch triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án (Kế hoạch thực hiện

Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điếm

về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021 trên địa bàn huyện Qùy Hợp;

Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tácphổ biến, giáo dục pháp luật” ; Kế hoạch thực hiện Đề án "nâng cao năng lực độingũ hòa giải viên ở cơ sở”, Kế hoạch thực hiện "Đề án "Tuyên truyền, phổ biếntrong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chốngtra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn", Kế hoạch thực hiện Đề ánTuyên truyền PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giaiđoạn 2011-2015 đến năm 2020….) Kế hoạch tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sựlãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thứcchấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Kế hoạch về Sử dụng kinh phí tuyêntruyền, phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm; Kế hoạch mở các lớp tập huấn hàngnăm; Kế hoạch tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; Kế hoạch tuyên truyền vềbầu cử HĐND các cấp; Kế hoạch triển khai ngày pháp luật; Quyết định kiện toànHội đồng PBGDPL huyện, Quyết định công nhận Báo cáo viên pháp luật huyện;Xây dựng Quy chế và kế hoạch hoạt động của Hội đồng PBGDPL huyện, Thôngbáo phân công công các thành viên của HĐPBGDPL huyện phụ trách cơ sở và rấtnhiều các công văn hướng dẫn nghiệp vụ, triển khai thực hiện PBGDPL Đặc biệt

Trang 14

đầu năm 2021, Huyện ủy Qùy Hợp đã ban hành Nghị quyết số 01- NQ/HU ngày01/02/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo côngtác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân gắn với xây dựng

xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở đó UBNDhuyện Qùy Hợp đã xây dựng Đề án triển khai thực hiện

Chương hai

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LIÊN HỢP TRONG THỜI GIAN QUA

I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ LIÊN HỢP

1 Về đặc điểm tự nhiên và địa giới hành chính

Liên Hợp là xã miền núi nằm xa trung tâm huyện lỵ Xã có tổng diện tích tựnhiên là 4.139,68 ha, trong đó đất nông nghiệp là 3.709,7 ha; Dân số của xã là2.219 người Xã có 2 dân tộc chính định cư sinh sống là dân tộc Kinh và dân tộcThái Về vị trí địa lý: Phía Bắc xã Yên Hợp và huyện Quỳ Châu, Phía Nam giáp xãChâu Quang, Phía Đông giáp xã Châu Lộc, Phía Tây giáp xã Châu Tiến và xãChâu Hồng

Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, sau nhiều lần tách và nhập vào cácđơn vị hành chính khác, đến năm 1965 xã Liên Hợp được tách ra từ xã Châu Lộc

và đã trở thành 1 trong 21 đơn vị hành chính của huyện Quỳ Hợp Toàn xã có 5xóm bản gồm: Bản Khột Xài, Xóm Na, Xóm Quèn, Xóm Duộc, Xóm Quắn

Trên địa bàn xã có 05 cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn Đảng bộ

có 09 chi bộ trực thuộc (gồm 02 chi bộ Trường học, 01 chi bộ Công an, 01 Chi bộTrạm Y tế và 5 chi bộ xóm, bản) với 179 đảng viên BCH Đảng bộ có 13 đồng chí.Trong đó: có 01 đồng chí là Nữ; BTV Đảng ủy có 03 đồng chí Nhìn chung tìnhhình chính trị, tư tưởng cán bộ Đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn xã

ổn định, tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chínhquyền, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước, hăng hái thi đua lao động sản xuất trên mọi lĩnh vực

Đảng bộ xã Liên Hợp luôn phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục khókhăn, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêunước, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị

Trang 15

quyết đề ra góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, đô thị văn minh, xây dựng

xã Liên Hợp vững mạnh toàn diện

2 Về tình hình kinh tế - xã hội

Xã Liên Hợp địa giới hành chính được chia làm 05 xóm, Gồm có 497 hộdân, với tổng số nhân khẩu là 2.219 khẩu Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệpchiếm 80% Trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, thực hiện đường lốiđổi mới của Đảng phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vàhội nhập kinh tế quốc tế Đảng bộ và nhân dân xã Liên Hợp tiếp tục phát huy tinhthần đoàn kết, tự lực tự cường, quyết không chịu đói nghèo vươn lên phát triểnkinh tế, xóa đói giảm nghèo, từng bước ổn định nâng cao đời sống nhân dân, giữvững và bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội, xây dựng quê hương ngày càng ấm

no hạnh phúc Thu nhập bình quân đầu người đạt 23,29 triệu đồng /người /năm

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 3 năm đạt 4%, tỷ trọng cácngành kinh tế đã từng bước dịch chuyển đúng hướng, cụ thể: nông, lâm, ngưnghiệp 9%; công nghiệp xây dựng 18%; dịch vụ thương mại 12 %

Sản xuất lương thực: cây có hạt bình quân trong 3 năm đạt 1.084 tấn/năm bình quân đầu người đạt 488/kg/ năm

Chăn nuôi: chăn nuôi từng bước phục hồi và phát triển ổn định, tổng đàntrâu bò 1.236 con , đàn lợn 1000 con, đàn dê 1000 con và tổng đàn gia cầm 50ngàn con

Như vậy nền kinh tế của xã trong những năm gần đây có những bướcchuyển biến đáng kể Công tác xúc tiến đầu tư có hiệu quả, xây dựng hạ tầng giaothông, thuỷ lợi, trường học…; giáo dục đào tạo chuyển biến tích cực theo hướngnâng cao chất lượng; văn hoá thông tin - thể thao phát triển đồng đều trên cả 5xóm, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được nhân dânhưởng ứng; công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em từng bước được xã hội hoá;công tác chính sách xã hội, giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ ngườinghèo; cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực; Quốc phòng - an ninh,trật tự an toàn xã hội được giữ vững vàng ổn định; dân chủ ngày càng được pháthuy, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện

Trang 16

3 Về cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của xã Liên Hợp gồm: Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân, Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị -xã hội, tổchức xã hội

có 03 đồng chí 01 bí thư, 02 phó bí thư

Các ủy viên ban chấp hành đều được phân công phụ trách phụ trách các chi

bộ, thường xuyên nắm bắt chỉ đạo các chi bộ được phân công phụ trách, kịp thời

xử lý các tình huống xảy ra trên địa bàn

* Tổ chức chính quyền

Về cơ cấu, hệ thống tổ chức UBND xã trên quy mô toàn quốc áp dụng theoNghị Định 121/2003/NĐ-CP, ngày 21/10/2013 của chính phủ, bao gồm thườngtrực UBND, các ủy viên ủy ban nhân dân, các chức danh công chức cơ sở và banchuyên trách trực thuộc Uỷ ban nhân dân

Uỷ viên ủy ban nhân dân xã có 04 đồng chí: (01 Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch,

01 Trưởng công an xã; 01 Chỉ huy trưởng BCH Quân sự), 10 công chức

Các thành viên của Uỷ ban cũng như các chức danh khác đều được phâncông phụ trách tại các xóm

Xã Liên Hợp có 5 xóm bản, các chi ủy chi bộ (nhiệm kỳ 2,5 năm do đại hộichi bộ bầu) chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn diện, còn có ban cán sự xóm quản lýđiều hành và chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân xã Ban cán sự các xóm đều

do nhân dân chọn ra qua bầu cử bằng phiếu kín với nhiệm kỳ ½ nhiệm kỳ hội đồngnhân dân (2,5 năm) theo đúng hướng dẫn của Bộ nội vụ

Bên cạnh còn có ban công tác mặt trận, các tổ chức đoàn thể như chi hội cựuchiến binh, chi hội phụ nữ, chi hội nông dân, chi đoàn thanh niên

Trang 17

Nhìn chung đời sống nhân dân 5 xóm thuộc xã Liên Hợp ngày càng đượcnâng cao, ý thức chấp hành pháp luật ngày một tốt hơn.

II THỰC TRẠNG VỀ BAN PHỐI HỢP HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP

LUẬT

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, từ năm 2012 ủy bannhân dân xã Liên Hợp đã thành lập Ban phối hợp công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật, tại thời điểm hiện nay cơ cấu 12 đồng chí, là thành viên Ban phối hợpphổ biến, giáo dục pháp luật, tuổi đời từ 30 đến 50 tuổi, do Chủ tịch ủy ban nhândân xã làm trưởng ban, Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ Quốc phó ban, công chức Tưpháp - hộ tịch phó ban trực, còn lại các thành viên khác là trưởng các ngành đoànthể nhân dân và một số chức danh chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân xã là thànhviên Ban phối hợp có 09 người tốt nghiệp đại học, 03 người có bằng trung cấpchuyên môn, 01 người có bằng Cao đẳng; 9 người có trình độ trung cấp lý luậnchính trị Bên cạnh đó, xã còn lựa chọn 2 cán bộ, công chức, tuổi đời từ 30 đến 40tuổi, có trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm để truyền tải các thông tin đếnngười nghe đỡ nhàm chán, có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác, hiểu biết vềpháp luật để thành lập đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cơ sở

III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LIÊN HỢP TRONG THỜI GIAN QUA

Để thực hiện tốt những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước cấp trên, Những năm gần đây Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, ủyban nhân dân xã Liên Hợp cũng rất quan tâm về công tác tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật và đã ban hành nhiều văn bản để thực hiện như:

Nghị quyết số 02/2020/NQ-ĐHĐB ngày 15/5/2020 của Đại hội đại biểuĐảng bộ xã Liên Hợp khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 -2025 về tăng cường công táctuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã Liên Hợp;

Kế hoạch số 11/KH- UBND ngày 06/03/2018 của UBND xã Liên Hợp về kếhoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2018;

Kế hoạch số 09/KH- UBND ngày 12/9/2019 của UBND xã Liên Hợp về kếhoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2019;

Trang 18

Kế hoạch số 08/KH- UBND ngày 02/3/2020 của UBND xã Liên Hợp vềcông tác phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; xâydựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2020 trên địa bàn xã Liên Hợp;

Kế hoạch số 12/KH- UBND ngày 08/3/2021 của UBND xã Liên Hợp vềcông tác phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; xâydựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2021 trên địa bàn xã Liên Hợp;

Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 06/3/2018 Về việc thành lập Hội đồngphối hợp công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018 trên địa bàn

Hàng năm, hàng quý, hàng tháng dựa trên cơ sở về tình hình thực tiễn vềnhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội của địa phương, xây dựng chương trình và banhành các kế hoạch để thực hiện tốt các chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến,giáo dục pháp luật của cấp trên và của địa phương trong thời gian tiếp theo

Giao cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cơ sở tham mưu xây dựng đềcương phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng của từng cuộc, chắt lọcnội dung sát thực với quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trên địa bàn và phải đượcphê duyệt của ủy ban nhân dân xã trước khi thực hiện

2 Các hình thức phổ biến, giao dục pháp luật được thực hiện

a) Phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.

Trang 19

Được sự quan tâm của cấp trên, sự chỉ đạo của Đảng Ủy, HĐND, Mặt trận

Tổ quốc, UBND xã Liên Hợp đã thường xuyên, liên tục tổ chức tuyên truyền, phổbiến giáo dục pháp luật

Cán bộ chủ chốt cấp xã, xóm đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chứcthực hiện pháp luật, chuyển tải pháp luật đến mọi công dân trong đời sống thựctiễn Nhận thức được tầm quan trọng đó, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ xãLiên Hợp và Phòng tư pháp huyện Ban phối hợp công tác phổ biến, giáo dục phápluật và đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật cơ sở xã Liên Hợp đã triển khai thựchiện phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hội nghị như: Hội nghị dân chínhĐảng, hội nghị mở rộng từ cán bộ xã đến Bí thư, xóm trưởng, các buổi sinh hoạtcủa các tổ chức chính trị xã hội, các cuộc họp dân các xóm

Đối với hội nghị lồng ghép thời gian dành cho công tác phổ biến pháp luật

có phần hạn chế, phải tùy thuộc vào chương trình, nội dung chương trình của từnghội nghị, nên người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải phối hợp, thốngnhất với chủ trì hội nghị, chủ động soạn thảo đề cương súc tích, ngắn gọn, chọnnhững nội dung cơ bản của Luật, sát với đời sống thực tiễn diễn ra hàng ngày vềcác quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trên địa bàn để người nghe dễ hiểu và biếtđược thông tin chính xác

Đối với hội nghị tổ chức ở các xóm, bản, người làm công tác phổ biến phápluật phải phối hợp với bí thư, xóm trưởng nơi tổ chức, chọn những thời điểm thíchhợp như thời gian nông nhàn, mùa màng rảnh rỗi để dễ tập trung quần chúng nhândân đến tham gia

Đặc thù của nông thôn đối tượng tham gia còn hạn chế, chưa ý thức về mặtgiờ giấc và thời gian, các đối tượng tham gia chủ yếu là phụ nữ và người cao tuổi,nên việc chấp hành thời gian làm việc còn nhiều hạn chế

Đối với hình thức này, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật chủ yếu đượclựa chọn những nội dung cơ bản của các văn bản luật như:

Nội dung tuyên truyền bao gồm các văn bản: Hiến pháp, Luật bảo hiểm y tế,Luật giao thông đường bộ, Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật Hôn nhân và giađình, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật hoà giải

Trang 20

cơ sở, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước, Luật Nuôi con nuôi, Luật đấtđai, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Nghị định 34/NĐ-CP của Chính phủ về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị định 171/NĐ-

CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đườngbộ; Luật Hộ tịch

Các văn bản của HĐND, UBND tỉnh, huyện và văn bản của Đảng ủy,HĐND, UBND xã trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xãhội, quốc phòng, an ninh ở địa phương

b) Hình thức thông qua tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, lồng ghép văn nghệ.

Dưới sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân huyện Quỳ Hợp, Đảng bộ xã LiênHợp, Ủy ban nhân dân xã đã tổ chức thành công 06 cuộc thi thông qua hình thứcTrực tuyến và sân khấu hóa như: tìm hiểu về Luật Bình đẳng giới, Thanh niên với

an toàn giao thông; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Nghiệp vụ hòa giải cơ sở,Thi tìm hiểu Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tìm hiểu LuậtBầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

Thông qua hình thức này đã mang lại hiểu quả cao trong công tác phổ biến,giáo dục pháp luật, hình thức này có lan tỏa rất lớn và thu hút được nhiều đốitượng tham gia một cách tự nguyện mà người làm công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật muốn chuyển tải nội dung pháp luật đến

Mặc dù hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật này mang lại hiểu quả khácao, nhưng đang còn có hạn chế nhất định, đó là số cuộc thi hình thức này chưađược tổ chức thường xuyên so với yêu cầu cần chuyển tải nội dung pháp luật đếnngười nghe cũng như nhu cầu cần tìm hiểu pháp luật của một số quần chúng nhândân, kinh phí để tổ chức các cuộc thi lớn, nên ngân sách xã rất khó có thể đáp ứngđược

Một số thí sinh tham gia cuộc thi chưa nhận thức và hiểu hết tầm quan trọng,vai trò và ý nghĩa to lớn của cuộc thi, chưa nhận thức được mục đích của cuộc thi

là nhằm trang bị kiến thức pháp luật không những cho người trực tiếp tham gia mà

Ngày đăng: 04/05/2022, 10:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số liệu ( từ đầu năm 2019 – 2021) - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác  phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp xã
Bảng s ố liệu ( từ đầu năm 2019 – 2021) (Trang 23)
Bảng số liệu vi phạm pháp luật từ năm 2019-2021 - Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác  phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp xã
Bảng s ố liệu vi phạm pháp luật từ năm 2019-2021 (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w