1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012

81 513 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Mục Lục Chương 1: Mở đầu 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin: 2

Trang 1

NGUYỄN VĂN LẮM

LẬP KẾ HOẠCH NGUYÊN LIỆU GẠO NÀNG NHENCHO CÔNG TY ANGIMEX TẠI HUYỆN TỊNH BIÊN

GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

LẬP KẾ HOẠCH NGUYÊN LIỆU GẠO NÀNG NHENCHO CÔNG TY ANGIMEX TẠI HUYỆN TỊNH BIÊN

GIAI ĐOẠN 2007 - 2012

Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN LẮMLớp : DH4KN2 Mã số Sv: DKN030185Người hướng dẫn : NGUYỄN MINH CHÂU

Long Xuyên, tháng 06 năm 2007

Trang 5

Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô, nhân viên, cán bộ của trường Đại học An Giang, em cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh đã chỉ bảo, truyền đạt kiến thức cho em trong những năm trên giảng đường Đại học Cảm ơn hai đấng sinh thành đã nuôi dưỡng, dạy dỗ em đến ngày trưởng thành.

Đặc biệt, Em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Minh Châu, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn

thành khóa luận tốt nghiệp này với lòng nhiệt tình và sự khuyến khích.

Cảm ơn những nông dân tại xã Vĩnh Trung và các anh chị đang công tác tại các cơ quan: Hội Nông dân xã Vĩnh Trung, phòng Nông nghiệp, trung tâm khuyến nông huyện Tịnh Biên, công ty ANGIMEX đã giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu, viết báo cáo.

Và lời cảm ơn chân tình đến tất cả bạn bè, nhất là các bạn sinh viên lớp DH4KN2 đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Một lần nữa hãy nhận ở em một lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất!Xin chúc quý vị luôn tràn đầy sức khỏe và thành công trên mọi lĩnh vực!

Long xuyên, ngày 10 tháng 06 năm 2007 Người thực hiện

Nguyễn Văn Lắm

Trang 6

Môi trường cạnh tranh toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cải tiến kỹ thuật, đadạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm bảo vệ sức khỏe ngườitiêu dùng và an toàn với cộng đồng.

Đề tài tập trung xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu gạo đặc sản Nàng Nhen tạihuyện Tịnh Biên tỉnh An Giang cho công ty xuất nhập khẩu An Giang Trong quá trìnhnghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân và đánh giá nhanhnông thôn có sự tham gia của người dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen Sau khitìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của Nông dân tại xã Vĩnh Trung, bước kế tiếp làxác định nhu cầu trên thị trường, hoạch định diện tích sản xuất lúa, đề xuất các biệnpháp quản lý vùng nguyên liệu để kết nối lâu dài giữa Nông dân địa phương và Doanhnghiệp, chuẩn bị nhân sự, phân tích tài chính, phân tích rủi ro và hiệu quả kinh tế-xã hộimang lại tại địa phương.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Nông dân nơi đây có những thuận lợi như: có nhiều kinh nghiệm trồng lúa NàngNhen, lúa ít sâu bệnh nên nhẹ công chăm sóc, giá lúa cao hơn các loại lúa khác…Tuynhiên, cũng có những khó khăn Nông dân gặp phải là: thiếu giống, thiếu vốn, hạn hánvào năm 2006 dẫn đến thiếu nước tưới làm cho lúa giảm năng suất và chất lượng Nôngdân thấy rằng trồng lúa Nàng Nhen có hiệu quả hơn so với các loại lúa khác, họ mongmuốn Doanh nghiệp hỗ trợ vật tư, kỹ thuật và bao tiêu lúa sản xuất ra.

Xuất phát từ nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất có giới hạn nên năm 2007 sẽổn định diện tích trồng lúa tại xã Vĩnh Trung sau đó sẽ tăng dần trong các năm sau Cácbiện pháp được đề xuất là:

 Hỗ trợ vật tư cho Nông dân. Tập huấn kỹ thuật canh tác.

 Bao tiêu lúa Nàng Nhen bằng hợp đồng kí kết bằng văn bản. Kiểm định chất lượng lúa Nàng Nhen

 Đầu mối liên kết giữa Nông dân với Doanh nghiệp là tổ liên kết sản xuấtlúa Nàng Nhen Tổ liên kết này đại diện quyền lợi, nghĩa vụ cho Nôngdân.

 Khuyến khích Nông dân trồng lúa Nàng Nhen trở thành thành viên củaDoanh nghiệp bằng cách bán cổ phần cho Nông dân để quyền và nghĩavụ, rủi ro hai bên cùng chia sẻ.

Tiếp theo là những kế hoạch nhân sự để tham gia quản lý, phân tích tài chính chothấy hiệu quả mang lại cho Doanh nghiệp và những rủi ro có thể xảy ra, cách khắc phụcvà hiệu quả kinh tế-xã hội mang lại cho vùng nguyên liệu.

Với những kết quả của đề tài mang lại, hy vọng có thể giúp cho Doanh nghiệp thựchiện mục tiêu của mình, giúp Nông dân cải thiện đời sống và người tiêu dùng sử dụngnhững sản phẩm an toàn, nâng cao sức khỏe.

Trang 7

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin: 2

1.4.2 Phương pháp xử lý thông tin: 3

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 3

1.6 Bố cục của khóa luận 3

Chương 2: Cơ sở lý thuyết 5

2.1 Khái niệm và xu hướng tiêu dùng gạo 5

2.2 Bản Kế hoạch nguyên liệu 5

2.2.1 Thị trường 5

2.2.2 Kế hoạch sản xuất lúa 6

2.2.3 Kế hoạch nhân sự 7

2.2.4 Kế hoạch tài chính 7

2.2.5 Phân tích rủi ro nguồn nguyên liệu 8

2.2.6 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội vùng nguyên liệu 8

2.3 Tiến độ thực hiện đề tài 9

3.1.4 Khái lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 13

3.1.5 Phương hướng phát triển của Công ty 14

3.2 Giới thiệu về huyện Tịnh Biên 14

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên 14

3.2.2 Đặc điểm văn hóa – xã hội 15

3.2.3 Giới thiệu xã Vĩnh Trung 15

3.3 Giới thiệu về giống lúa Nàng Nhen 16

3.4 Tóm tắt 16

Trang 8

4.1.1 Nghiên cứu sơ bộ 18

5.1.1 Cách bán lúa của Nông dân 24

5.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng lúa Nàng Nhen 26

5.1.4 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen 27

5.2 Kết quả thảo luận nhóm với các Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen: 28

5.2.1 Mục đích, địa điểm, thành phần tham dự 28

5.2.2 Nội dung 29

5.3 Kết quả từ bảng hỏi B: nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 31

5.3.1 Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 31

5.3.2 Mong muốn của nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 32

5.3.3 Phương thức hợp tác Nông dân mong muốn 33

5.4 Kết quả thảo luận nhóm với các nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 34

5.4.1 Mục đích, địa điểm, thành phần tham dự 34

5.4.2 Nội dung 35

5.5 So sánh hiệu quả giữa lúa Nàng Nhen và loại cây khác 36

5.5.1 So sánh hiệu quả lúa Nàng Nhen và lúa khác 36

5.5.2 Đánh giá của Nông dân về chi phí, doanh thu, giá bán, lợi nhuận giữa lúa Nàng Nhen và lúa khác 36

Trang 9

6.2.2 Hoạch định vị trí vùng nguyên liệu 43

6.2.2.1 Vị trí vùng nguyên liệu 43

6.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí 43

6.2.3 Quản lý vùng nguyên liệu 44

6.2.4 Kế hoạch nhân sự cho vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen 46

6.2.4.1 Nhận dạng và phân tích các hoạt động chức năng cần thiết 47

6.2.5 Kế hoạch tài chính để cho vùng nguyên liệu gạo Nàng Nhen 47

6.2.5.1 Doanh thu gạo Nàng Nhen 47

6.2.5.2 Chi phí 48

6.2.5.3 Xác định kết quả sản xuất kinh doanh gạo Nàng Nhen 49

6.2.5.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh gạo Nàng Nhen 49

6.2.6 Phân tích rủi ro vùng nguyên liệu 49

6.2.6.1 Các dạng rủi ro 49

6.2.6.2 Phân tích rủi ro vùng nguyên liệu 50

6.2.6.3 Các biện pháp hạn chế rủi ro 50

6.2.7 Hiệu quả kinh tế- xã hội tại vùng nguyên liệu 51

Trang 10

Bảng 3.1: Cơ cấu hình thức tiêu thụ 13

Bảng 3.2: Cơ cấu gạo xuất khẩu năm 2004 – 2006 13

Bảng 3.3: Diện tích trồng lúa Nàng Nhen tại xã Vĩnh Trung 16

Bảng 4.1: Các bước nghiên cứu 18

Bảng 4.2: Thang đo biến phân tích mẫu nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen 19

Bảng 4.3: Thang đo biến phân tích mẫu nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 20

Bảng 4.4: Tiến độ phỏng vấn 21

Bảng 5.1: Lý do Nông dân thích bán lúa cho người mua 32

Bảng 5.2: So sánh hiệu quả trồng lúa Nàng Nhen và lúa khác 36

Bảng 5.3: Đánh giá của nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen về doanh thu, chi phí, giá bán, lợi nhuận 37

Bảng 6.1: Dự báo diện tích lúa Nàng Nhen từ năm 2007 – 2012 40

Bảng 6.2: Lịch thời vụ trồng lúa Nàng Nhen hàng năm 43

Bảng 6.3: Nhu cầu lúa và diện tích trồng lúa Nàng Nhen được dự báo 44

Bảng 6.4: Mức giá bán gạo Nàng Nhen, Tấm, Cám 47

Bảng 6.5: Lượng gạo Nàng Nhen tiêu thụ từ 2007-2012 47

Bảng 6.6: Doanh thu gạo Nàng Nhen, Tấm, Cám từ 2007-2012 48

Bảng 6.7: Chi phí hỗ trợ vật tư trên 1 ha 48

Bảng 6.8: Chi phí mua lúa trên 1 ha 48

Bảng 6.9: Bảng chi phí tổng hợp từng năm từ 2007 – 2012 48

Bảng 6.10: Kết quả sản xuất kinh doanh gạo Nàng Nhen 49

Bảng 6.11: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh gạo Nàng Nhen 49

Bảng 6.13: Phân tích rủi ro 50

Bảng 6.14: các chỉ số tài chính sau khi phân tích rủi ro 50

DANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 4.1: Độ tuổi Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen 21

Biểu đồ 4.2: Giới tính Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen 21

Biểu đồ 4.3: Diện tích đất trồng lúa Nàng Nhen của hộ nông dân 22

Biểu đồ 4.4: Số lao động tham gia sản xuất chính 22

Biểu đồ 4.5: Độ tuổi Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 22

Biểu đồ 4.6: Giới tính Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 22

Biểu đồ 4.7: Diện tích đất trồng lúa của hộ nông dân 22

Trang 11

Biểu đồ 5.2: Mức độ hài lòng của Nông dân khi bán lúa 24

Biểu đồ 5.3: Nông dân thích bán lúa cho người mua 25

Biểu đồ 5.4: Lý do Nông dân bán lúa 25

Biểu đồ 5.5: Hợp đồng bán lúa Nàng Nhen 25

Biều đồ 5.6: Những thuận lợi khi trồng lúa Nàng Nhen 26

Biểu đồ 5.7: Khó khăn khi trồng lúa Nàng Nhen 27

Biểu đồ 5.8: Thuận lợi trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen 27

Biểu đồ 5.9: Khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen 28

Biều đồ 5.10: Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 31

Biểu đồ 5.11: Mong muốn của Nông dân khi trồng lúa Nàng Nhen 32

Biều đồ 5.12: Nông dân thích bán lúa cho người mua 32

Biểu đồ 5.13: Phương thức hợp tác với Nông dân 33

Biều đồ 5.14: Mong muốn bao tiêu đầu ra 34

DANH MỤC BẢN ĐỒSơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của ANGIMEX……… 12

Bản đồ 1: Bản đồ huyện Tịnh Biên 15

Bản đồ 2: Vị trí vùng nguyên liệu 43

DANH MỤC QUY TRÌNHQuy trình 6.1: Quy trình sản xuất lúa Nàng Nhen 41

Quy trình 6.2: thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch 42

Quy trình 6.3: Quy trình quản lý vùng nguyên liệu 45

Trang 12

ANGIMEX: Công Ty Xuất Nhập Khẩu An GiangDT: Doanh thu

TCP: Tổng chi phí

LNTT: Lợi nhuận trước thuếLNST: Lợi nhuận sau thuếLúa NN: lúa Nàng NhenDN: Doanh nghiệp

DNTN: Doanh nghiệp Tư nhânDNNN: Doanh nghiệp Nhà nướcLKSX: Liên kết sản xuất

DKTN: Điều kiện tự nhiênKN: Kinh nghiệm

HD: Hợp đồng

PRA: phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân

Trang 13

Chương 1: Mở đầu1.1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam được toàn cầu biết đến là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhiềunăm liền Sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam hàng năm đều tăng và mang lại mộtlượng ngoại tệ khá lớn cho nền kinh tế đất nước Năm 2005 lượng gạo xuất khẩu củaViệt Nam đạt cao nhất là 5,2 triệu tấn với nhiều loại gạo khác nhau từ gạo thường đếncác loại gạo chất lượng cao như gạo 5% tấm và các loại gạo thơm, gạo đặc sản khác.Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam là các nước Liên Bang Nga, các nước Châu Ánhư Nhật Bản, Inđonesia, Philippin, và các nước Châu Phi…

Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sạch ngàycàng tăng Những nhu yếu phẩm hàng ngày như: rau sạch, cá sạch, trái cây sạch đượcưa chuộng trên thế giới nhất là các nước có nền kinh tế phát triển Ở Việt Nam, đời sốngcủa người dân ngày càng được nâng cao và ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và giađình được nâng cao, họ thích sử dụng những sản phẩm sạch để bảo vệ sức khoẻ và môitrường sống.

Do nguồn nguyên liệu gạo có chất lượng không ổn định, hạt gạo được sản xuất rakhông đồng đều về độ dài, độ trong, hạt gãy nhiều, tồn động nhiều dư lượng thuốc bảovệ thực vật ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng và gạo chưa có thương hiệu mạnhnên giá bán trên thị trường thế giới thấp hơn các loại gạo cùng loại của Thái Lan

Huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang có một giống lúa đặc sản rất thơm ngon, hạt gạodài, thon, hương thơm đặc trưng đã được Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long phụctráng và nhân giống thành công đó chính là lúa Nàng Nhen Lúa này được trồng theophương pháp truyền thống và điều kiện tự nhiên thích hợp nên gạo Nàng Nhen đạt tiêuchuẩn sạch được ưa chuộng trên thị trường gạo chất lượng cao.

Công ty xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX) là công ty xuất khẩu gạo lớn nhấtAn Giang, sản phẩm của công ty qua nhiều nước trên thế giới và tạo uy tín trên thịtrường gạo xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu của Công ty khôngổn định về số lượng lẫn chất lượng Số lượng gạo phụ thuộc vào thương lái bán gạo choCông ty, chất lượng gạo Công ty không thể kiểm soát được do phụ thuộc vào giống lúanông dân canh tác, quá trình chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, thu mua từnhiều nguồn khác nhau Đặc biệt trong quá trình chăm sóc nông dân sử dụng rất nhiềuthuốc bảo vệ thực vật nhất là giai đoạn lúa trổ bông đến lúc chín nên sau khi thu hoạchhạt gạo còn tồn động nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Phương châm của ANGIMEX là tạo ra các sản phẩm phục vụ lợi ích con người vàbảo vệ môi trường, định hướng của Công ty sẽ phát triển loại gạo thơm ngon nhưngnguồn nguyên liệu còn nhiều hạn chế Làm thế nào có được nguồn nguyên liệu gạo đặc

sản sạch chất lượng cao? Để làm được điều này tôi chọn đề tài “ lập kế hoạch nguyên

liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên giai đoạn 2007 –2012 ”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung vào 3 mục tiêu sau:

Trang 14

Xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu hiệu quả, đảm bảo gạo Nàng Nhen đúng tiêuchuẩn chất lượng.

Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa Nông dân và Doanh nghiệp ở vùng nguyên liệu.Tạo nguồn cung ứng gạo Nàng Nhen lâu dài cho công ty ANGIMEX.

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu nên đối tượng nghiêncứu là các Nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen tại xã Vĩnh Trung huyệnTịnh Biên

Thông tin được thu thập từ năm 2004 đến năm 2006.Hạn chế nghiên cứu:

Thứ nhất, diện tích trồng lúa Nàng Nhen hiện nay còn ít, diện tích chưa trồng lúaNàng Nhen khá nhiều, đề tài chỉ phỏng vấn 30 mẫu với đối tượng chưa trồng lúa NàngNhen nên chưa lấy hết ý kiến chung của đối tượng này.

Thứ hai, Nông dân có đất ruộng trên thích hợp để trồng lúa Nàng Nhen toàn bộ làngười khmer, một số ít người nói được tiếng Việt lưu loát và người nghiên cứu khôngbiết tiếng Khmer nên gặp khó khăn trong quá trình phỏng vấn và thảo luận nhóm.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin:

Thu thập thông tin sơ cấp:

- Phỏng vấn trực tiếp Nông dân

Chọn mẫu điều tra: 60 hộ Nông dân trong đó 30 mẫu là các hộ đã trồng lúa NàngNhen để tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lúaNàng Nhen và 30 hộ chưa trồng lúa Nàng Nhen để xem xét khả năng mở rộng diện tích.- Thảo luận với cán bộ địa phương của xã Vĩnh Trung và những người liên quancủa huyện Tịnh Biên để tìm hiểu định hướng, chương trình phát triển lúa Nàng Nhencủa vùng Bảy Núi.

- Phương pháp phỏng vấn nhóm:

Tổ chức hai cuộc họp có sự tham gia của người dân đã trồng và hai cuộc họp vớisự tham gia của người dân chưa trồng lúa Nàng Nhen Mỗi cuộc họp từ 5-10 Nông dân.Các Nông dân này có hiểu biết nhiều về đặc điểm, tình hình địa phương đồng thời có sựquan sát của Chính quyền và Hội nông dân địa phương.

Thu thập thông tin thứ cấp:

- Thông tin về đặc điểm, dinh dưỡng, điều kiện ảnh hưởng đến gạo Nàng Nhentại Phòng Nông Nghiệp huyện Tịnh Biên.

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các báo cáo về lúa Nàng Nhen của Uỷban Nhân dân xã Vĩnh Trung, Phòng Nông Nghiệp huyện Tịnh Biên.

- Bản đồ xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên và các bản đồ liên quan khác.

- Thông tin từ các bài viết về thị trường gạo đặc sản, giá gạo, kỹ thuật sảnxuất, trên mạng internet, tạp chí, báo…

Trang 15

- Các báo cáo của Công ty ANGIMEX liên quan đến quá trình thành lập vàphát triển Công ty, sơ đồ tổ chức, báo cáo lượng gạo xuất khẩu từ năm 2004-2006

1.4.2 Phương pháp xử lý thông tin:

Xử lý sơ bộ thông tin: các phiếu có thông tin chưa đủ hoặc trong quá trình phỏngvấn thông tin bị sai lệch thì tiến hành phỏng vấn lại và nhập số liệu bổ sung.

Tổng hợp, xử lý các mẫu phỏng vấn và nhập số liệu bằng bảng thiết kế sẵnthông qua phần mềm SPSS 13.0, Excel sau đó phân tích kết quả bằng phương phápthống kê mô tả, phân tích tần số.

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu

Đề tài mong muốn mang lại ý nghĩa sau:

Thứ nhất, Chiến lược kinh doanh thường yêu cầu nguồn nguyên liệu ổn định, nhưngđiều đó được thực hiện như thế nào? Bản kế hoạch nguyên liệu sẽ đề xuất lý thuyết môhình nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về kế hoạch nguồn nguyên liệu nói chung.

Thứ hai, để đáp ứng nhu cầu thị trường, ANGIMEX phải có các loại gạo phù hợpvới chất lượng cao Đó là yêu cầu bức xúc mà Doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện được,qua kết quả nghiên cứu sẽ giải quyết khó khăn trên, đảm bạo gạo Nàng Nhen đủ và kịpthời Đồng thời, làm cơ sở thực hiện các kế hoạch nguyên liệu gạo chất lượng cao khác.

Sau cùng, thực hiện chủ trương của Chính phủ về liên kết giữa nông dân và doanhnghiệp trong tiêu thụ hàng hóa nông sản một cách hiệu quả, cùng hợp tác với nông dânđể có nguồn liệu ổn định chất lượng cao, tạo nên sự liên kết bền vững, trên tinh thần haibên cùng có lợi.

1.6 Bố cục của khóa luận

Nội dung của báo cáo bao gồm các phần sau:

Chương 1: trình bày về lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi, phương pháp, ý nghĩavà bố cục của đề tài nghiên cứu.

Chương 2: đưa ra cơ sở lý thuyết về các khái niệm, bản kế hoạch nguồn nguyên liệugồm: thị trường gạo, kế hoạch sản xuất lúa, kế hoạch nhân sự, tài chính, những rủi ro,phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của vùng nguyên liệu.

Chương 3: giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển, hoạt động kinhdoanh của ANGIMEX; đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Tịnh Biên; nguồn gốc và đặcđiểm lúa Nàng Nhen.

Chương 4: trình bày về phương pháp được sử dụng của đề tài nghiên cứu, bao gồmnghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và chính thức bằng phương pháp nghiêncứu định lượng, thông tin mẫu, thang đo được hiệu chỉnh.

Chương 5: trình bày kết quả nghiên cứu từ: (1) những Nông dân đã trồng lúa NàngNhen: cách bán lúa, tiêu thụ qua hợp đồng, thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồngvà tiêu thụ lúa; (2) những Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen: lý do chưa trồng, mongmuốn của Nông dân nếu trồng lúa Nàng Nhen, phương thức hợp tác với Công ty; (3) sosánh hiệu quả giữa lúa Nàng Nhen và loại lúa khác.

Trang 16

Chương 6: chương này và chương 5 là nội dung quan trọng nhất, sẽ lần lượt trìnhbày các nội dung: (1) thị trường gạo Nàng Nhen; (2) kế hoạch sản xuất lúa, biện phápquản lý vùng nguyên liệu, (3) kế hoạch nhân sự; (4) kế hoạch tài chính cho vùng nguyênliệu; (5) rủi ro vùng nguyên liệu gặp phải, (6) hiệu quả kinh tế - xã hội khi có vùngnguyên liệu.

Chương 7: tóm lược lại những kết quả từ quá trình nghiên cứu, những kiến nghị và saucùng là đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

Trang 17

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 1 đã trình bày về những vấn đề cơ bản của một đề tài nghiên cứu Để thựchiện được những mục tiêu đề ra cần có những lý thuyết vận dụng một cách có hiệu quả.Do đó, chương này sẽ trình bày một số lý thuyết liên quan trong suốt quá trình nghiêncứu.

2.1 Khái niệm và xu hướng tiêu dùng gạo

Theo Bách khoa toàn thư: Gạo là một sản phẩm lương thực Hạt gạo màu trắng, nâu

hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi tách bỏvỏ trấu và cám Gạo được gần một nửa dân số thế giới dùng phổ biến.

Xu hướng tiêu dùng gạo của thế giới 1

Theo Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Lúa ÐSBCL, phân tích: Hiện nay, nhucầu về gạo trên thế giới rất lớn và rất đa dạng Mỗi thị trường có nhu cầu riêng về từngloại gạo Chẳng hạn, thị trường châu Phi thì chủ yếu tiêu thụ các loại gạo cứng và gạođồ; thị trường Philippines và Indonesia tiêu thụ gạo dài thường Muốn mở rộng thịtrường xuất khẩu gạo cần phải đa dạng hóa sản phẩm và tập trung vào sản xuất các loạigạo mà thị trường đang có nhu cầu nhiều.

Xu hướng tiêu dùng gạo của Việt Nam 2

Trên thị trường nội địa, người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm nhiều đến yếu tốchất lượng gạo Theo nhận định của nhiều nhà kinh doanh, thị trường gạo nội địa đanglà một thị trường đầy tiềm năng của nhiều loại gạo chất lượng cao Siêu thị Co.op MartCần Thơ cho biết: 2 năm gần dây, doanh số tiêu thụ mặt hàng gạo tại siêu thị tăngtrưởng bình quân khoảng 30%/năm Hiện siêu thị đang tiêu thụ khoảng 3 tấn gạo cácloại/tháng Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Nông trường Cờ Đỏ TP Cần Thơ lúc mớikhai trương chủ yếu trưng bày, giới thiệu sản phẩm Nhờ số lượng và chất lượng gạobán tại cửa hàng khá ổn định nên nhiều khách hàng ngày càng biết đến và tín nhiệm.Hiện cửa hàng đã đạt mức tiêu thụ 17 – 18 tấn gạo các loại/tháng.

2.2 Bản Kế hoạch nguyên liệu2.2.1 Thị trường

Nhu cầu cấp thiết: là cảm giác thiếu hụt cái gì đó mà con người cảm nhận

Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp Nó bao gồm cả những nhu cầuvề sinh lý cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại và an toàn tính mạng lẫn nhu cầu xã hội về sựthân thiết, gần gũi, uy tín và tình cảm gắn bó cũng như những nhu cầu cá nhân về trithức và tự thể hiện mình

Thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có.

1 Song Hà 03/08/2005 Nâng cao giá trị gạo Việt Nam http://www.ppd.gov.vn/ttbaochi/ttinbaochi60.htm

2 Nguồn VOV.27/09/2006 Thị trường gạo nội địa: lộn xộn thương hiệu http://www.vietrade.gov.vn/old/news.asp?cate=1&article=12802&lang=vn

Trang 18

Phân khúc thị trường là chia cắt một thị trường lớn không đồng nhất ra nhiều

nhóm khách hàng tương đối đồng nhất trên cơ sở những quan điểm khác biệt về nhucầu, về tính cách hay hành vi.

2.2.2 Kế hoạch sản xuất lúaKỹ thuật canh tác lúa

Bước 1: Chọn lựa giống lúaBước 2: Chuẩn bị đấtBước 3:Biện pháp gieo sạ

Bước 4: Chăm sóc (bón phân, quản lý nước, phòng trừ cỏ, côn trùng, sâu bệnh, )Bước 5: Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch

Hoạch định vị trí vùng nguyên liệu3

Quy trình hoạch định địa điểm thường có các bước sau đây:Xác định các tiêu chí đánh giá lựa chọn địa điểm

Xác định trọng số các tiêu chí

Phát triển các phương án

Đánh giá và lựa chọn

Tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng

Theo Điều 2 Nghị định 80/2002/QĐ-TTg ngày 2406/2002

Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá phải được ký với người sản xuất ngay từđầu vụ sản xuất, đầu năm hoặc đầu chu kỳ sản xuất Trước mắt, thực hiện việc ký kếthợp đồng tiêu thụ đối với các sản phẩm là các mặt hàng chủ yếu để xuất khẩu: gạo, thuỷsản, chè, cà phê, hồ tiêu, cao su, hạt điều, quả, dâu tằm, thịt, và các sản phẩm chủ yếuđể tiêu dùng trong nước có thông qua chế biến công nghiệp: bông, mía, thuốc lá, câyrừng nguyên liệu cho công nghiệp giấy, công nghiệp chế biến gỗ, sữa và muối

Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá ký giữa các doanh nghiệp với người sảnxuất theo các hình thức:

- Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại hàng hoá;- Bán vật tư mua lại nông sản hàng hoá;

- Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hoá,

3 Nguyễn Thành Long 2004 Quản trị sản xuất Đại học An Giang (trang 71)

Trang 19

- Liên kết sản xuất: Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để gópvốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sauđó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuêvà bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanhnghiệp.

Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá phải bảo đảm nội dung và hình thức theoquy định của pháp luật.

2.2.3 Kế hoạch nhân sự 4

Để hoạch định nguồn nhân sự, cần xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp, xemxét các yêu cầu về nhân sự qua các giai đoạn để tìm nguồn bổ sung thích hợp về cả chấtlượng (vị trí, chuyên môn) và số lượng (nhu cầu, nguồn) Sau khi dự báo về nhu cầu,cần điều tra nguồn cung ứng nhân sự cần thiết Nên bắt đầu từ các thông tin về nhânviên, dự đoán nguồn nhân sự hiện tại có thể có, phân tích và đánh giá các nhu cầu nhânsự còn thiếu (cả số lượng và chất lượng), đưa ra các đề xuất và thử nghiệm các phươngán Từng bộ phận chức năng sẽ tiến hành lần lượt các bước trên khi thực hiện chươngtrình nhân sự tổng thể Cuối cùng khi triển khai thực hiện cần giám sát kết quả để cónhững hiệu chỉnh thích hợp Để hoạch định nguồn nhân sự cần thiết nên xem xét haikhía cạnh số lượng và chất lượng

2.2.4 Kế hoạch tài chính 5

Xét về phương pháp thực hiện, quá trình lập kế hoạch tài chính giống như xâydựng một ngân sách tổng thể Nó bao gồm việc tổng hợp các kế hoạch họat động củacác bộ phận trong doanh nghiệp, từ việc lượng hóa mục tiêu doanh thu, các chi phí cầnthiết về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tiền lương, đến việc xác định lợi nhuận, dòngtiền thu/chi cùng với các mục tiêu khác và trình bày các kết quả dự kiến Trong quátrình triển khai thực hiện kế hoạch các dữ liệu thực tế sẽ được cập nhật dần để đưa racác kết quả dự kiến chính xác hơn Việc thực hiện kiểm tra, so sánh kết quả thực tế vớingân sách ban đầu là hết sức cần thiết cho công tác quản lý của doanh nghiệp, có thểgiúp các nhà quản lý ra quyết định đúng và kịp thời

Các chỉ số đánh giá tài chính

Tỷ suất lợi nhuân: là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận vàdoanh thu, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.

PLN =

Hiệu quả sử dụng chi phí

Hiệu suất sử dụng chi phí =

Thể hiện 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Doanh lợi trên chi phí =

44 Phạm Ngọc Thúy 2002 Kế hoạch nhân sự Kế hoạch kinh doanh ĐHQG TP HCM (trang 111)

55 Phạm Tuấn Cường 2002 Kế hoạch tài chính Kế hoạch kinh doanh ĐHQG TP HCM (trang 129)

Lợi nhuận Doanh thu

Doanh thu Tổng chi phí

Lợi nhuậnTổng chi phí

Trang 20

Thể hiện 1 đồng chi phí tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận

2.2.5 Phân tích rủi ro nguồn nguyên liệu6

Rủi ro là khả năng xảy ra khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả dự kiến khilập kế hoạch Về lý thuyết, rủi ro có thể mang lại tính tích cực hoặc tiêu cực, nhưng mặttiêu cực thường được doanh nghiệp quan tâm hơn và muốn đo lường các rủi ro này Tuynhiên, rủi ro là khách quan, chỉ có thể đo lường tương đối, có thể đo thông qua mức độtổn thất bằng tiền.

Bất định là sự không chắc về khả năng xảy ra rủi ro một kết quả nào đó xảy ratrong tương lai khi người lập kế hoạch có khả năng nhận thức về rủi ro Bất định thểhiên một trạng thái tư tưởng (sự không chắc) Do vậy nó phụ thuộc phần lớn vào thôngtin sử dụng để đánh giá kết quả và khả năng đánh giá của mỗi cá nhân đối với thông tinđó Khái niệm này mang tính chủ quan, có khác biệt cho từng cá nhân và không thể đolường trực tiếp.

2.2.6 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội vùng nguyên liệu 7

Lợi nhuận mang lại của một dự án qua phân tích tài chính không thể hiện đượcgiá trị đóng góp cho nền kinh tế của một địa phương, vùng hay cả nước Các chính sáchthuế và trợ cấp có thể làm méo mó chi phí kinh tế doanh nghiệp đã sử dụng cho dự án.

Doanh nghiệp ngày nay không chỉ tìm lợi nhuận mà còn phải thể hiện tráchnhiệm với cộng đồng bằng các đóng góp cụ thể Chính quyền địa phương cũng quantâm đến các đóng góp này khi thẩm định để bảo đảm dự án họat động phù hợp - hay ítnhất không đi ngược hướng với mục tiêu chiến lược Các định chế tài chính cũng chỉ tàitrợ khi có cơ sở khẳng định dự án mang lại lợi ích kinh tế - xã hội Do vậy, bên cạnh tàichính, việc phân tích và thẩm định các vấn đề kinh tế xã hội phải được đặt ra.

66 Tạ Trí Nhân 2002 Phân tích rủi ro trong lập kế hoạch kinh doanh Kế hoạch kinh doanh ĐHQG TP HCM (trang 150)

7 Nguyễn Thành Long 2005 Thiết lập & thẩm định dự án Đại học An Giang (trang 29)

Trang 21

2.3 Tiến độ thực hiện đề tài

Bảng 2.1 : tiến độ thực hiện đề tài

Tuần 12341234123412 3

1 Thu thập số liệu thứ cấp2 Viết đề cương sơ bộ3 Viết đề cương chi tiết4 Viết cơ sở lý thuyết5 Giới thiệu ANGIMEX6 Hoàn chỉnh bảng hỏi6 Tiến hành phỏng vấn 7 Xử lý số liệu

9 Viết kết quả nghiên cứu

Trang 22

Chương 3: Giới thiệu chung về công ty xuất nhập khẩu AnGiang, huyện Tịnh Biên và giống lúa Nàng Nhen

Như đã trình bày, chương 2 đưa ra cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu của bảnkế hoạch nguyên liệu Vậy đề tài nghiên cứu cho ai và sử dụng vào mục đích gì? Phầntiếp theo sẽ trả lời câu hỏi trên và trình bày các nội dung sau: (1) lịch sử hình thành vàphát triển, hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban,những định hướng về gạo chất lượng cao của ANGIMEX; (2) giới thiều về huyện TịnhBiên, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, sơ lược về xã VĩnhTrung; (3) những thông tin,đặc điểm của lúa Nàng Nhen.

3.1.Giới thiệu về ANGIMEX

Tên tiếng Việt: CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANGTên giao dịch: ANGIMEX IMPORT EXPORT COMPANYTên viết tắt: ANGIMEX

Địa chỉ Công ty: 01 Ngô Gia Tự - TP Long Xuyên – An GiangĐiện thoại: 076.842625, 076.841548 Fax: 076.843239, 076.842625Email: angimex-ag@hcm.vnn.vn Website: http://www.angimex.com.vn

Tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty: 120 tỷ VNĐTrong đó: Vốn cố định: 82 tỷ VNĐ

Vốn lưu động: 38 tỷ VNĐ

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển8

Công ty xuất nhập khẩu An Giang là tiền thân của Công ty Ngoại Thương AnGiang được thành lập ngày 23/07/1976 Công ty được xác định là đơn vị trung tâm thựchiện nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu của tỉnh đặt dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnhAn Giang.

Trong những năm đầu hoạt động Công ty chỉ đơn thuần làm nhiêm vụ thu muavà cung ứng, mua bán và ủy thác hàng xuất nhập khẩu đối với Công ty trong nước Cơcấu hàng xuất khẩu chủ yếu như gạo, bắp, đậu nành, mè vàng, tôm…., cơ cấu hàng nhậpkhẩu là vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất và một số mặt hàng tiêu dùng khác.

Năm 1988 Công ty được cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp nên đã nhanhchóng tiếp cận thị trường nước ngoài, đã quan hệ giao dịch mua bán trực tiếp và ủy thácxuất nhập khẩu cho các đơn vị trong tỉnh và nước bạn Campuchia với các khách hàngnhư: Pháp, Singapore, Nhật, HongKong, Thái Lan, philippines, Ấn Độ,Malayxia….Trong quá trình quan hệ mua bán Công ty đã xác định được những kháchhàng có thể tin cậy để hợp tác làm ăn lâu dài chuyên kinh doanh mặt hàng lương thực,nông sản có nguồn tài chính khá lớn như Recofi, S.C.I.I, Viet Sing, Sunsang, HonSang,MeKong, KiToKu…

Để tăng thêm nguồn vốn, mở rộng kinh doanh thu hút đầu tư nước ngoài phùhợp với tiềm năng đất đai, lao động của vùng tứ giác Long Xuyên, Công ty đã tiếp cận,

8http://www.angimex.com.vn

Trang 23

giao dịch, đàm phán với Công ty KiToKu (Công ty liên doanh lương thực Nhật Bản) từđó Công ty liên doanh Angimex – KiToKu ra đời Tháng 9/1991 Công ty liên doanhAngimex – KiToKu đã khai trương nhằm thực hiện mục đích sản suất nông sản phẩmchủ yếu là lúa gạo và các sản phẩm được chế biến từ gạo để xuất khẩu và nhập khẩu vậttư hàng hoá phục vụ cho sản xuất hàng chế biến nông sản

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh9

Công ty ANGIMEX chuyên về lĩnh vực chế biến lương thực, nông sản xuấtkhẩu và các hoạt động dịch vụ, kinh doanh thương mại dịch vụ

Xuất Khẩu: ANGIMEX có năng lực sản xuất 350.000 tấn gạo/năm với hệ thống

các nhà máy chế biến lương thực được phân bố tại các vùng nguyên liệu trọng điểm,giao thông thuận lợi, sức chứa kho trên 70.000 tấn và hệ thống máy xay xát, lau bónggạo hiện đại, chất lượng sản phẩm được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Mỗinăm công ty xuất khẩu từ 300.000 – 350.000 tấn gạo các loại sang các thị trường như:Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Africa, Iran, Iraq, Cuba, Hongkong…

Nhập Khẩu: các thiết bị, vật tư nông nghiệp, phân bón và hàng tiêu dùng khác.Thương Mại: Công ty có hệ thống các cửa hàng thương mại - dịch vụ, siêu thị,

đại lý… kinh doanh đa dạng sản phẩm của các nhà sản xuất trong và ngoài nước như:hàng gia dụng, kim khí điện máy, nước giải khát, phân bón, xe gắn máy HONDA, điệnthoại di động S-FONE,…

Dịch vụ Công nghệ Thông tin: hợp tác với Học Viện Quốc Gia Công NghệThông Tin Ấn Độ - NIIT - thành lập Trung tâm đào tạo chuyên viên CNTT tiêu chuẩnquốc tế tại An Giang Angimex còn thành lập Trung tâm Phát triển Công nghệ thông tinđể nghiên cứu phát triển các dịch vụ phần mềm, giải pháp, website… và cung cấp thiếtbị CNTT.

3.1.3 Bộ máy tổ chức

9http:// www.angimex.com.vn

Trang 24

Sơ đồ 1 : tổ chức bộ máy quản lý của ANGIMEXGiám Đốc

Phó GĐ phụ trách kinh doanh thương mại.

Phó GĐ phụ trách sản xuất kinh doanh lương thực.

Trợ lý

Giám Đốc Cán bộ chuyên trách các hoạt động đoàn thể.

P Tài chính- Kế toán

P Kinh

doanh tại tp HCMChi nhánh Tổ công nghệ thông tin

Trung tâm phát triển CNTT P Nhân

sự- Hành chánh

Tổ Marketing

Cửa hàng TM- DV sửa chữa xe AGM

Cửa hàng bán xe Honda- Xe LX.

Cửa hàng bán xe Honda- Xe Châu

ĐốcĐại lý

Donda DV

Đại lý ĐTDĐ

- SFone

207 Trần Hưng ĐạoMỹ Quí- tp LXThị xã Châu Đốc

XN chế biến lương thực 1

XN chế biến lương thực 3

Chi nhánh tại Thoại

XNCB lương thực Châu ĐốcXN chế

biến lương thực 2

Kho LXKho Chợ Mới

Kho Đại Lợi Kho Châu Phú

PX Thoại Hà

PX Bình Thành

PX S HòaKho

Chợ Vàm

Kho Bình

Kho Hòa An

Kho Châu ĐốcKho H Lạc

Trang 25

3.1.4 Khái lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

Kết quả tiêu thụ năm 2006 đạt 293,719 tấn gạo các loại.

Kim ngạch FOB (không tính nhận ủy thác xuất khẩu) đạt 72,532 triệu USD (theogiá CIF 74,245 triệu USD).

So với năm 2005 giảm 20% về số lượng và đạt 100% về giá trị thực thu FOB.

Cơ cấu hình thức tiêu thụ

Bảng 3.1: Cơ cấu hình thức tiêu thụ:

ĐVT: tấn

Xuất khẩu trực tiếp 220,064 297,430 224,456Ủy thác xuất khẩu 8,899 15,084 10,044Cung ứng xuất khẩu 39,011 19,882 59,219

(Nguồn: báo cáo hoạt động xuất khẩu của ANGIMEX năm 2004-2006)

ANGIMEX xuất khẩu qua 3 hình thức là xuất khẩu trực tiếp, ủy thác và cungứng xuất khẩu với số lượng xuất khẩu năm 2004 là 267,974 tấn; năm 2005 lượng xuấtkhẩu tăng lên là 332,396 tấn nhưng năm 2006 giảm xuống chỉ còn 293,719 tấn do năm2006 Đồng bằng sông Cửu Long bị dịch bệnh vàn lùn và lùn xoắn lá nên Chính phủcấm xuất khẩu gạo vào 3 tháng cuối năm.

Bảng 3.2: Cơ cấu gạo xuất khẩu năm 2004 - 2006

ĐVT: tấn

Gạo cao cấp 5%- 10% 73,594 89,490 86,215Gạo cấp TB 15%- 20% 84,044 122,274 89,406Gạo cấp thấp 25%- 35% 86,197 88,595 87,874Gạo thơm 1,047 701 1,475Nếp 5,587 4,493 5,678Tấm 17,505 26,843 23,071

Tổng cộng267,974 332,396293,719

(Nguồn: báo cáo hoạt động xuất khẩu của ANGIMEX năm 2004-2006)

Nhìn chung lượng gạo xuất khẩu của Công ty tăng từ năm 2004-2006 Năm2005 lượng gạo xuất khẩu tăng cao nhất là 332,396 tấn; năm 2006 giảm 36,677 tấn doChính phủ cấm xuất khẩu gạo Gạo cao cấp từ 5%-10% được xuất năm 2006 là 86,215tấn, ngoài ra các loại gạo tiêu chuẩn trung bình, thấp, gạo thơm, tấm, nếp cũng đượcxuất khẩu với số lượng lớn.

Thị trường xuất khẩu gạo trực tiếp: Thị trường xuất khẩu gạo của ANGIMEXrất rộng và đa dạng, sản phẩm gạo của ANGIMEX có mặt ở hầu hết các quốc gia trênthế giới : Philippine, Singapor, Malaysia, Indonesia, Châu Phi, Nhật Bản, Iran, HồngKông, Cu Ba, Campuchia

Trang 26

3.1.5 Phương hướng phát triển của Công ty Phương hướng năm 2007

Gạo - Ngành hàng kinh doanh chủ lực: kinh doanh xuất khẩu và cung ứng xuấtkhẩu với sản lượng 250.000 tấn.

Ngành hàng khác (xe Honda, phân bón 20.000 tấn, dịch vụ sửa chữa xe, dịch vụđiện thoai di động): Doanh thu tăng 15% so với năm 2006.

Kinh doanh ngành hàng mới: Xuất khẩu cá tra fillet 1.320 tấn, nhập khẩu bả đậunành 20.000 tấn để cung cấp lại cho các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản và tiêu thụthức ăn gia súc 20.000 tấn.

Phương hướng đến năm 2010

Đầu tư mở rộng kho hàng, thiết bị sản xuất gạo xuất khẩu.

Phát triển liên doanh Angimex – KiToKu sản xuất gạo đặc sản, các sản phẩmchế biến từ gạo.

Đẩy mạnh mạng lưới lưu chuyển hàng hóa tích cực khai thác nguồn hàng, khaithác triệt để nguồn nguyên liệu của địa phương, phương thức mua hàng thuận tiện, giácả hợp lý bên cạnh đó phải điều hòa kịp thời, đủ cho việc mua hàng, khai thác và nắmchắc nguồn hàng.

Hạ thấp chi phí, xây dựng mức hoa hồng ủy thác xuất nhập khẩu hợp lý.

Phát động phong trào thi đua khen thưởng để phát huy khả năng sáng tạo đónggóp tối đa của cán bộ công nhân viên vì mục tiêu phát triển của Công ty Đồng thời cókế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên tạo nguồn nhân lực cầnthiết đáp ứng nhu cầu quản lý, nghiệp vụ kinh doanh trong quá trình hội nhập.

Luôn luôn cũng cố và phát huy tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng hoàn thànhnhiệm vụ, tinh thần tương thân, tương trợ, quan tâm chăm sóc cán bộ công nhân viên cóhoàn cảnh khó khăn, tích cực tham gia công tác xã hội, gắn liền xây dựng Công ty vănminh đến tất cả cán bộ công nhân viên, truyền thống tốt đẹp vì mục tiêu không ngừngphát triển của Công ty.

3.2 Giới thiệu về huyện Tịnh Biên103.2.1 Đặc điểm tự nhiên

Huyện Tịnh Biên nằm về phía Tây Nam của tỉnh An Giang : phía Đông Bắcgiáp thị xã Châu Đốc, phía Đông giáp huyện Châu Phú ; phía Nam giáp huyện Tri Tôn ;phía Tây giáp vương quốc Campuchia Tịnh Biên là một huyện dân tộc (là huyện cónhiều dân tộc Khmer nhất trong tỉnh), miền núi và có biên giới giáp Campuchia dài gần20 Km, trải dài địa bàn của gần 4 xã gồm : Nhơn Hưng, An Phú, Thị Trấn Tịnh Biên vàxã An Nông.

Về địa hình, Tịnh Biên vừa có núi vừa có đồng bằng, được phân thành 3 vùng rõrệt: vùng đồi núi (cao trình > + 30, nghĩa là cao hơn 30 m so với mặt nước biển), thuậnlợi cho phát triển du lịch sinh thái với nhiều đồi núi, danh thắng đặc sắc, nổi tiếng cảvùng đồng bằng Sông Cửu Long ; còn lại là vùng đồng bằng ven chân núi và vùng đồngbằng ngập nước, cả hai vùng này đều thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

10 UBND huyện Tịnh Biên 2005 Tịnh Biên Mời Gọi Đầu Tư An Giang NXB Cty cp in AnGiang.

Trang 27

Bản đồ 1: Bản đồ huyện Tịnh Biên

3.2.2 Đặc điểm văn hóa – xã hội

Bên cạnh những tiềm năng tự nhiên sẵn có của vùng núi Tịnh Biên, thì nền kinhtế - xã hội cũng góp phần không nhỏ tạo động lực cho sự phát triển.

Toàn huyện có 11 xã và 3 thị trấn bao gồm : Thị Trấn Tịnh Biên, Thị Trấn NhàBàng, Thị Trấn Chi Lăng, xã An Hảo, xã Vĩnh Trung, xã Nhơn Hưng, xã Thới Sơn, xãAn Phú, xã Văn Giáo, xã An Cư, xã Tân Lập, xã Tân Lợi và xã Núi Voi Với lượng dânsố là 119.231 người (2005), huyện có 3 cộng đồng dân tộc sinh sống: dân tộc Kinh, Hoavà Khmer, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30% dân số, đó cũng là một đặc điểm nổi bậtvề nền văn hóa huyện Tịnh Biên.

- Văn hóa xã hội : Huyện Tịnh Biên có hơn 30 % dân số là người dân tộc

Khmer Hàng năm, người dân Khơmer có nhiều lễ hội truyền thống diễn ra rất lớn vàsôi động như : Tết Chol- Chnam- Th’may, Tết He (cũng như các tết truyền thống khácnhưng qui mô nhỏ hơn) tại các chùa, chiềng… tổ chức vui ca, múa hát… rất thú vị chonhững ai thích khám phá văn hóa người dân tộc ít người Đặc biệt là lễ hội đua bò nhândịp tết Dolta vào cuối tháng 9 âm lịch, đó là một trò chơi cảm giác mạnh, mạo hiểmnhưng mang đậm tính truyền thống của người dân Khmer.

- Cơ sở vật chất hạ tầng : Cơ sở vật chất hạ tầng trên địa bàn huyện có nhiều

chuyển đổi tích cực hơn, vấn đề chính là hệ thống giao thông đảm bảo thông suốt, vớihai trục lộ chính là quốc lộ 91 và tỉnh lộ 948, cùng với quốc lộ N1 đang được thi côngnối liền từ Thị xã Hà Tiên ra Thị xã Châu Đốc, tạo điều kiện thuận lợi cho tour du lịchcủa khách tham quan.

3.2.3 Giới thiệu xã Vĩnh Trung

Vĩnh Trung là một xã của huyện Tịnh Biên, bao gồm 5 ấp : Vĩnh Tâm, VĩnhTây, Vĩnh Hạ, Vĩnh Lợi và Vĩnh Long Phía Bắc giáp xã Văn Giáo, phía Nam giáp thịtrấn Chi Lăng, phía Đông giáp xã An Cư, Phía Tây giáp xã Ô Long Vĩ huyện Châu Phú.Diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn xã Vĩnh Trung là 1.145 ha trong đódiện tích đất ruộng trên là 540 ha, diện tích đất ruộng bưng là 408 ha.

Người dân nơi đây sống với các nghề: làm ruộng, làm thuê, buôn bán nhỏ…Đến mùa mưa Nông dân sẽ tập trung vào công việc đồng áng, đồng thời họ cũng làmthuê cho những người khác Vào mùa nắng, diện tích đất ruộng trên đều bỏ trống vì

Trang 28

không loại cây ngắn ngày nào chịu được khô hạn kéo dài nên người dân sống chủ yếuvào làm thuê và buôn bán nhỏ Một số ít người dân có diện tích vườn ở sát chân núiCấm, những khu vườn này mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Đồng bào người Khmer chiếm 30% dân số của xã, nơi đây có một loại lúa đặcsản nổi tiếng An Giang và cả nước với phẩm chất gạo ngon cơm, bảo vệ sức khỏe ngườitiêu dùng Loại lúa này chỉ trồng được ở một số xã có điều kiện thích hợp như: VĩnhTrung, An Cư, thị trấn Tịnh Biên Riêng xã Vĩnh Trung lúa Nàng Nhen được trồng ởhai ấp: Vĩnh Tây và Vĩnh Tâm với tổng diện tích từ năm 2004 – 2006 khoảng 60 ha.

Bảng 3.3 Diện tích trồng lúa Nàng Nhen tại xã Vĩnh Trung

ĐVT : ha

(Nguồn: Báo cáo diện tích trồng lúa Nàng Nhen của Hội nông dân xã Vĩnh Trung)

Diện tích sản xuất lúa Nàng Nhen giảm trong năm 2006 do: Nông dân muốn cógiống lúa Nàng Nhen phải trả tiền trước cho Phòng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn huyện Tuy 1000m2 đất chỉ sử dụng 10kg giống khoảng 40.000 đồng nhưng ngườiNông dân không thể mua giống nên chỉ có 9 ha trồng lúa Nàng Nhen

Lý do khác chiếm phần quan trọng là thiếu nước tưới cho lúa, lúa Nàng Nhentrồng ở đất ruộng trên lại phụ thuộc vào lượng mưa nhiều hay ít hàng năm Do đó, Nôngdân lo ngại thời tiết thất thường làm ảnh hưởng đến năng suất của lúa.

3.3 Giới thiệu về giống lúa Nàng Nhen

Lúa nàng nhen là giống lúa đặc sản lâu đời của địa phương ở vùng đồng bào Khmertại hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn tỉnh An Giang có từ cách đây khoảng 100năm Năm 2001 lúa Nàng nhen được Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long phục trángthành công nên tăng năng suất, mùi thơm đặc trưng và thay dần giống lúa Nàng nhen đãthoái hóa với năng suất thấp, phẩm chất không ổn định.

Đặc điểm sinh học: lúa Nàng Nhen là loại lúa trung mùa, trổ theo quang cảm, chịu

hạn tốt, phát triển nhờ nguồn nước mưa, thích hợp với vùng đất cao là loại đất ruộngtrên không bị ngập lũ.

Điều kiện trồng: một năm trồng một vụ, bắt đầu gieo mạ vào tháng 7, cấy vào

tháng 8, tháng 9 làm đòng, tháng 10 trổ bông và tháng 11 chín Thời gian sinh trưởngkhoảng 120 ngày, trước khi cấy sử dụng phân chuồng bón lót cho đất Lúa Nàng nhenrất ít sâu bệnh phá hại, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên bảo đảm sức khỏecho người tiêu dùng.

Phẩm chất gạo: hạt lúa có màu vàng sọc nâu ; hạt gạo nhỏ, dài, có hương thơm đặc

trưng, ửng hồng, xốp cơm, mềm, dẻo ăn rất ngon.

Ban quản lý khu du lịch huyện Tịnh Biên đang thực hiện dự án “Xây dựng tên gọi

xuất xứ hàng hóa cho gạo Nàng Nhen” với tên gọi xuất xứ hàng hóa là gạo Nàng Nhen

thơm Bảy Núi.3.4 Tóm tắt

Chương 3 tập trung trình bày nội dung giới thiệu công ty xuất nhập khẩu An Giang(ANGIMEX), cho thấy ANGIMEX là công ty có lịch sử phát triển lâu dài, có kinh

Trang 29

nghiệm kinh doanh trên thị trường lúa gạo quốc tế Sản phẩm của công ty có mặt nhiềunơi trên thế giới, được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến Những định hướngphát triển trong tương lai giúp công ty trở thành một tập đoàn sản xuất và thương mạihàng đầu về các sản phẩm nông nghiệp.

Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của Tịnh Biên, xã Vĩnh Trung, đặc điểm lúaNàng Nhen cũng được trình bày trong chương này, điều kiện tự nhiên ở Tịnh Biêntương đối giống nhau, nhất là các xã có diện tích đất ruộng trên nên việc mở rộng diệntích trồng lúa Nàng Nhen ra nhiều xã có cùng điều kiện tương đối dễ làm.

Hạt gạo Nàng Nhen thơm ngon, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nên đảmbảo an toàn cho người sử dụng, sẽ đáp ứng được xu hướng tiêu dùng trong tương lai.

Trang 30

Chương 4: Phương pháp nghiên cứu

Ở chương 2 nêu nội dung về cơ sở lý thuyết của bản kế hoạch nguồn nguyên liệulúa Nàng Nhen, chương 3 giới thiệu về công ty ANGIMEX, huyện Tịnh Biên và lúaNàng Nhen Chương này sẽ trình bày những nội dung: (1) thiết kế nghiên cứu; (2) mẫu;(3) thang đo và kết quả nghiên cứu ở phần phân loại.

4.1 Thiết kế nghiên cứu

Bảng 4.1: Các bước nghiên cứu

1 Sơ bộ Định tính n = 10Thảo luận tay đôi

2 Chính thức Định lượng

- Bảng câu hỏi n = 60- Thảo luận nhóm n = 4Xử lý dữ liệu

4.1.1 Nghiên cứu sơ bộ

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính ở bước 1 và sử dụng kỹ thuật thảoluận tay đôi trên cơ sở bảng câu hỏi được thiết kế sẵn Thảo luận với 10 hộ Nông dân,các ý kiến phản hồi được ghi nhận lại, tổng hợp làm cơ sở hiệu chỉnh nội dung bảng câuhỏi cho phù hợp, tham khảo ý kiến chuyên gia và hoàn chỉnh bảng câu hỏi để phỏng vấnchính thức.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ là việc hiệu chỉnh nội dung bảng câu hỏi để tiến hànhphỏng vấn chính thức.

4.1.2 Nghiên cứu chính thức Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi

Là nghiên cứu định lượng với việc thu thập dữ liệu bằng phỏng vấn trực tiếp vớibảng câu hỏi đã thiết kế sẵn Tổng số phiếu phỏng vấn là 60, trong đó 30 phiếu là các hộđã trồng lúa Nàng Nhen để tìm hiểu hiệu quả, những thuận lợi và khó khăn trong quátrình sản xuất và tiêu thụ lúa Nàng Nhen 30 phiếu còn lại dành cho những hộ chưatrồng lúa Nàng Nhen để xem xét khả năng mở rộng diện tích lúa Nàng Nhen và tìm hiểunhững mong muốn của Nông dân khi tham gia vùng nguyên liệu.

Thảo luận nhóm

Tổ chức hai cuộc họp có sự tham gia của người dân đã trồng lúa Nàng Nhen và

hai cuộc họp với sự tham gia của người dân chưa trồng lúa Nàng Nhen Mỗi cuộc họp

từ 5-10 Nông dân

Đối tượng được mời thảo luận nhóm: các Nông dân này có hiểu biết nhiều vềđặc điểm, tình hình địa phương đồng thời có sự quan sát của Chính quyền và Hội nôngdân địa phương.

Nội dung thảo luận: nhằm lắng nghe những ý kiến của Nông dân về sự liên kếtcủa Doanh nghiệp và vùng nguyên liệu, đầu ra của lúa Nàng Nhen khi trồng diện tích

Trang 31

lớn, chất lượng sản phẩm (giống, quy trình sản xuất, bảo quản trong và sau thu hoạch,…) phương thức hợp tác với Công ty (phương thức mua bán, phương thức thanh toán,cơ chế định giá cả, phương thức giao nhận,…)

Xử lý thông tin

Dữ liệu sau khi được thu thập bằng phỏng vấn chính thức sẽ được xử lý bằngphần mềm SPSS 13.0, Excel Bảng phỏng vấn được làm sạch, mã hóa trên giấy và nhậpsố liệu vào máy tính Dữ liệu được chạy thử, đánh giá tính phù hợp và tiến hành cácphân tích chính thức: (1) phân tích thống kê mô tả, (2) phân tích tần số.

Câu hỏi thảo luận nhóm là những câu hỏi mở, gợi ý để Nông dân tự do trả lời,người điều hành sẽ trực tiếp ghi nhận những ý kiến đóng góp đó để có các biện pháp đềxuất quản lý vùng nguyên liệu, hỗ trợ cụ thể cho Nông dân, soạn thảo các điều khoảnhợp đồng phù hợp.

4.2 Mẫu

Bước 1: Nghiên cứu định tính

10 phiếu được phỏng vấn thử Nông dân được chọn cư ngụ tại ấp Vĩnh Tây xã VĩnhTrung Phỏng vấn viên tìm đến nhà người dân thu thập dữ liệu Thành phần đối tượngtham gia trả lời phân bổ theo giới tính cũng được quan tâm.

Bước 2: Nghiên cứu chính thức

Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi chính thức: sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận

tiện (phi xác suất) Cỡ mẫu càng lớn càng đảm bảo độ chính xác cao cho việc nghiêncứu nhưng giới hạn về thời gian và kinh phí nên nghiên cứu chỉ phỏng vấn 60 phiếuđược chia đều cho hai đối tượng là Nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen.

Cách thức lấy mẫu ở đối tượng Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen sẽ theo danh sáchdo Hội nông dân xã cung cấp, đối tượng Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen đượcphỏng vấn ngẫu nhiên tại 2 ấp Vĩnh Tây và Vĩnh Tâm.

4.3 Thang đo

Thang đo được dùng là thang đo danh nghĩa, tỷ lệ và thang đo khoảng.

Bảng 4.2:Thang đo biến phân tích mẫu nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen

Mục tiêu phân tíchThang đoCâuhỏi

Doanh thu Tỷ lệ 2Chi phí Tỷ lệ 2

Thu hoạch và bảo quản

Trang 32

Thu hoạch lúa Danh nghĩa 10Bảo quản lúa Danh nghĩa 11

Bảng 4.3:Thang đo biến phân tích mẫu nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen

Mục tiêu phân tíchThang đoCâuhỏi

Doanh thu Tỷ lệ 2Chi phí Tỷ lệ 2

Lý do chưa trồng lúa Nàng Nhen

Tại sao chưa trồng lúa Nàng Nhen Danh nghĩa 3

Giá bán cao Danh nghĩa 5

Nhu cầu trồng lúa Nàng Nhen

Muốn trồng không Danh nghĩa 6Cần hỗ trợ gì Danh nghĩa 7aBán cho ai Danh nghĩa

Thích bán cho ai Danh nghĩa 8Ai ra giá trước Danh nghĩa 9

Phương thức liên kết

Giao nhận Danh nghĩa 10Thời gian thanh toán Danh nghĩa 11,12Địa điểm thanh toán Danh nghĩa 13Có kí hợp đồng Danh nghĩa 14Hình thức hợp đồng Danh nghĩa 15

Chi phí Khoảng 17Doanh thu Khoảng 18Giá bán Khoảng 19Lợi nhuận Khoảng 20

Trang 33

7 02/04/2007 In thơ mời

8 03/04/2007 Mời nông dân phỏng vấn nhóm

9 08/04/2007 Phỏng vấn nhóm (2 nhóm chưa trồng lúa Nàng Nhen)10 09/04/2007 Phỏng vấn nhóm (2 nhóm đã trồng lúa Nàng Nhen)

4.5 Kết quả nghiên cứu chính thức của các biến phân loại

Mẫu được phỏng vấn theo phương pháp ngẫu nhiên thông qua phỏng vấn trực tiếp,tổng số phiếu được phát ra là 70, sau khi thu hồi, xử lý sơ bộ, làm sạch còn lại là 60phiếu chia đều cho hai bảng câu hỏi A và B.

Kết quả các biến phân loại như sau:

Bảng hỏi A: hộ nông dân đã trồng lúa Nàng NhenBiểu đồ 4.1: Độ tuổi Nông dân đã

trồng lúa Nàng Nhen Biểu đồ 4.2: Giới tính Nông dân đãtrồng lúa Nàng Nhen

Trung niên Lớn tuổiThanh niên

Trang 34

Biểu đồ 4.3: Diện tích đất trồng lúa

Nàng Nhen của hộ nông dânBiểu đồ 4.4: Số lao động tham giasản xuất chính

Biểu đồ 4.8: Số lao động tham giasản xuất chính

Độ tuổi của nông dân chia theo ba cấp: thanh niên từ 18 – 30 tuổi, trung niên từ 31 –50 tuổi, lớn tuổi từ 50 tuổi trở nên Số lượng phiếu được phân bố cho đối tượng trungniên và lớn tuổi nhiều hơn vì họ có nhiều kinh nghiệm trong quá trình trồng lúa.

0.5 - 0.9 ha1 - 1.5 ha1.6 - 2 ha

1 - 2 người3 - 4 người63%37%

1 - 2 người3 - 4 người

Trung niênLớn tuổiThanh niên

53%47%

Trang 35

Nông dân tham gia sản xuất lúa thường là chủ gia đình có sức khỏe tốt nên giới tínhcũng được phân bố cho nam nhiều hơn.

Diện tích trồng lúa Nàng Nhen từ 0.1 – 0.8 ha, những Nông dân có trồng lúa NàngNhen cũng có trồng loại lúa khác, Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen có diện tích từ0.5 - 2 ha, số lao động tham gia sản xuất chính tùy theo diện tích của gia đình có từ 1 –4 người tham gia, tỷ lệ 3 – 4 người chiếm nhiều hơn.

4.5 Tóm tắt

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài được chia làm hai giaiđoạn: thứ nhất, nghiên cứu sơ bộ dạng định tính để chỉnh sửa nội dung bảng câu hỏi,thang đo làm cơ sở cho nghiên cứu chính thức; thứ hai, nghiên cứu chính thức dạngđịnh lượng bằng kĩ thuật phỏng vấn trực tiếp Nông dân với số lượng 60 phiếu đã xử lýsơ bộ, làm sạch, mã hóa số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0, Excel và sử dụng phươngpháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) với 4 nhóm từ 5-8nông dân/nhóm được mời tham gia có sự phân bổ theo giới tính, trình độ, kinh nghiêmsản xuất của Nông dân.

Những biến phân loại cũng được đề cập ở chương này như: độ tuổi, giới tính, diệntích sản xuất, lao động chính tham gia sản xuất cho thấy kết quả phù hợp với điều kiệnphân tích.

Trang 36

Hài lòngKhông hài lòng

Chương 5: Kết quả nghiên cứu nông dân đã trồng vàchưa trồng lúa Nàng Nhen

Chương 4 đã trình bày về phương pháp nghiên cứu bao gồm hai phần: nghiên cứusơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức định lượng, các thông số mẫu, thang đo.Chương này sẽ trình bày các nội dung:

- Kết quả phỏng vấn từ bảng câu hỏi Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen và chưatrồng lúa Nàng Nhen

- Kết quả buổi thảo luận nhóm với Nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen.- So sánh hiệu quả kinh tế của lúa Nàng Nhen và lúa khác.

5.1 Kết quả từ bảng hỏi A: Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen

Qua khảo sát ý kiến của Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen ta thấy:

5.1.1 Cách bán lúa của Nông dân

Phần lớn Nông dân đều trả lời bán cho Doanh nghiệp Nhà nước với tỉ lệ 73%,27% còn lại Nông dân bán cho thương lái 100% người được hỏi đã trả lời khi bán sảnphẩm cho người mua thì người mua là người ra giá trước, sau đó hai bên thỏa thuận đểthống nhất giá bán hợp lý Số liệu minh họa được thể hiện qua biểu đồ 5.1 và 5.2.

Biểu đồ 5.1: Nông dân bán lúa cho người mua

Biểu đồ 5.2: Mức độ hài lòng củaNông dân khi bán lúa

Mức độ hài lòng của Nông dân

80% người trả lời hài lòng khi bán cho người mua với lý do: giá lúa Nàng Nhencao hơn giá lúa thường tại địa phương; Nông dân không vận chuyển đến kho của ngườimua, không phải trực tiếp liên hệ tìm người mua lúa; lúa Nàng Nhen sản xuất ra dễ bán,người mua thích mua lúa Nàng Nhen hơn các loại lúa khác Tuy nhiên, vẫn có 20%Nông dân chưa hài lòng khi bán lúa vì bị người mua ép giá khi lúa không đảm bảo tiêuchuẩn chất lượng như độ ẩm, màu sắc, tạp chất, số lượng lúa được sản xuất ra ít, ngườimua không chịu đến cân mà yêu cầu Nông dân tập hợp lúa của nhiều người lại thành sốlượng lớn mới đến mua

Đối tượng Nông dân thích bán lúa

Kết quả thăm dò ý kiến của Nông dân về mong muốn của họ khi lúa được sảnxuất ra thích bán cho ai được thể hiện ở biểu đồ 5.3 và 5.4

Thương láiDN Nhà Nước

Trang 37

Kết quả có 70% Nông dân thích bán cho DNNN vì hai lý do cơ bản trong đó: + 57% Nông dân trả lời không cần liên hệ trực tiếp với DNNN vì Nông dân cólúa sẽ liên hệ với Hội nông dân xã và Hội nông dân liên hệ với Doanh nghiệp thu mua.

+ 43% Nông dân trả lời không vận chuyển đến nơi bán hay địa điểm quy địnhsẵn mà nhân viên của Doanh nghiệp đến tận nhà trực tiếp mua lúa và thanh toán.

Và có 30% Nông dân thích bán lúa cho thương lái vì hai lý do trong đó:+ 54% người trả lời bán cho thương lái có giá cao hơn bán cho DNNN.

+ 46% trả lời thương lái dễ mua hơn DNNN, họ ít quan tâm đến tiêu chuẩn chấtlượng hạt lúa như độ ẩm, tạp chất,

Biểu đồ 5.3: Nông dânthích bán lúa cho người mua

Biểu đồ 5.4: Lý do Nông dân bán lúa

Giá cao Dễ bán

5.1.2 Tiêu thụ lúa Nàng Nhen qua hợp đồng.

Sau khi thu hoạch và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để bảo quản hạt lúa khôngmất phẩm chất, Nông dân bán lúa cho thương lái và DNNN, hình thức bán lúa chongười mua được thể hiện qua biểu đồ5.5.

Biểu đồ 5.5: Hợp đồng bán lúa Nàng Nhen

Có KhôngKí kếtvănbản

Miệng Có Không

Kí HDHình thứcNghiêm túc

Trước khi bán lúa đa số Nông dân có kí hợp đồng với người mua với tỉ lệ 73%,hình thức hợp đồng là kí kết bằng văn bản giữa người mua và Nông dân có sự chứngkiến của Chính quyền địa phương, không có thỏa thuận miệng hay hình thức khác Tuy

Trang 38

nhiên, hợp đồng chỉ mang tính hình thức không có sự ràng buộc trách nhiệm trước phápluật nên chỉ có 63% hợp đồng được thực hiện nghiêm túc, Nông dân và Doanh nghiệpthực hiện đúng hợp đồng cam kết, 10% không thực hiện nghiêm túc hợp đồng do giá tạithời điểm thu hoạch lúa cao hơn nhiều so với giá hợp đồng được kí kết Điều khoản hợpđồng có thỏa thuận mức giá dao động theo biên độ cho phép là 10% nhưng khi giá thịtrường cao hơn mức biên độ cho phép thì Doanh nghiệp không mua lúa, kết quả là mộtsố Nông dân đã bán lúa cho thương lái.

Tóm lại, đa số Nông dân bán lúa qua hợp đồng được kí kết bằng văn bản giữaNông dân và DNNN, các hợp đồng đã kí được thực hiện đúng cam kết chỉ có một số íthợp đồng bị phá vỡ do giá thị trường cao hơn giá hợp đồng đã kí.

5.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng lúa Nàng NhenThuận lợi

Có nhiều điều kiện tác động đến quá trình trồng lúa Nàng Nhen của Nông dânnơi đây cụ thể được thể hiện qua biểu đồ 5.6

Biều đồ 5.6: Những thuận lợi khi trồng lúa Nàng Nhen

KN bản thânDKTN thuận lợiÍt sâu BệnhNhẹ công chăm sócĐược hỗ trợ giốngThời tiết thuận lợi

Qua biểu đồ cho biết: có 20% người trả lời thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cholúa sinh trưởng và phát triển tốt, 33% người trả lời được sự cung ứng giống lúa đảm bảochất lượng của phòng Nông nghiệp huyện Tịnh Biên, 73% người cho biết lúa NàngNhen nhẹ công chăm sóc 80% lúa ít sâu bệnh không cần phải sử dụng thuốc bảo vệthực vật và 80% nông dân cho biết điều kiện tự nhiên thuận lợi góp phần không nhỏ vàophẩm chất đúng chuẩn của hạt gạo 100% Nông dân trả lời kinh nghiệm bản thân là điềukiện thuận lợi lớn nhất của Nông dân.

Khó khăn

Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, người Nông dân cũng gặp không ít khó

khăn trong quá trình trồng lúa Năm 2006, 100% Nông dân cho rằng thiếu nước tưới là

khó khăn lớn nhất vì thời tiết năm này ít mưa, hạn hán nhiều, lúa Nàng Nhen có sứcchịu hạn tốt cũng phải giảm năng suất.

Trang 39

Kết quả biểu đồ 5.7 cũng cho biết từ năm 2004 – 2006 có 83% Nông dân trả lờido thời tiết thất thường, trời ít mưa ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của lúa 50%Nông dân trả lời không đủ giống chất lượng

Biểu đồ 5.7: Khó khăn khi trồng lúa Nàng Nhen

Thiếu nước tướiThời tiết thất

thườngKhông đủ giống

5.1.4 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng NhenThuận lợi

Lúa Nàng Nhen được ưa chuộng trên thị trường vì phẩm chất gạo ngon cơm,thơm, dẻo 100% Nông dân trả lời giá cao là thuận lợi lớn nhất, giá lúa Nàng Nhen báncao hơn lúa thường là 800đ/kg; 90% không cần vận chuyển đến kho của người mua;83% người mua tìm đến Nông dân mua lúa, liên hệ trước ; 73% trả lời được thanh toánnhanh tại nơi bán lúa bằng tiền mặt và có 70% người mua thích mua lúa vì lợi nhuận từviệc mua bán lúa Nàng Nhen cao hơn nhiều so với loại lúa khác Số liệu được thể hiệnqua biểu đồ 5.8

Biểu đồ 5.8: Thuận lợi trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen

Giá caoKhông vận chuyểnNgười mua tìm muaThanh toán nhanhNgười mua thích mua

Khó khăn

Đầu ra của lúa Nàng Nhen gặp hai khó khăn lớn là: (1) 70% Nông dân trả lời cóít người mua lúa, đầu mùa vụ DNNN kí hợp đồng bao tiêu lúa cho Nông dân đến vụ thuhoạch do giá thị trường cao hơn nhiều so với giá hợp đồng, nên Doanh nghiệp mua lúacủa Nông dân với số lượng ít; (2) người mua quyết định giá mua chiếm 43%, khi lúakhông đúng tiêu chuẩn về độ ẩm, tạp chất thì người bán bị ép giá Số liệu thể hiện quabiểu đồ 5.9.

Trang 40

Biểu đồ 5.9: Khó khăn trong quá trình tiêu thụ lúa Nàng Nhen

Ít người muaNgười mua quyết

định giá

Tóm lại, trong khâu sản xuất lúa Nàng Nhen Nông dân có nhiều thuận lợi về kinh

nghiệm trồng lúa Nàng Nhen, được cung ứng giống lúa từ phòng Nông Nghiệp địaphương, lúa ít sâu bệnh nên nhẹ công chăm sóc, thời tiết và điều kiện tự nhiên cũngmang đến nhiều thuận lợi Bênh cạnh đó cũng có một số khó khăn trong khâu sản xuấtlà không đủ giống đúng chất lượng, thời tiết thay đổi thất thường và thiếu nước tưới lànhững khó khăn lớn của Nông dân.

Giá lúa cao, không cần vận chuyển đến nơi bán, thanh toán nhanh chóng, dễ dàng,người mua thích mua, tìm mua là những thuận lợi trong khâu tiêu thụ lúa Nàng Nhen.Tuy nhiên, những khó khăn cho đầu ra lúa Nàng Nhen là ít người mua lúa và người muaquyết định giá mua

5.2 Kết quả thảo luận nhóm với các Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen.5.2.1 Mục đích, địa điểm, thành phần tham dự

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân.

Mục đích:

Tìm hiểu khái quát về đặc điểm những hộ nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen.Thảo luận các biện pháp kết nối giữa Nông dân và Doanh nghiệp tại vùng nguyênliệu như: quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, phương thức hợp tác với Doanhnghiệp về cách thức mua bán, thanh toán, giá cả, giao nhận.

Buổi PRA được tiến hành trên cơ sở thảo luận giữa Nông dân và người thực hiệnđề tài xoay quanh các nội dung trên.

Địa điểm: văn phòng Ủy ban Nhân dân xã Vĩnh TrungCuộc họp thứ nhất diễn ra vào sáng ngày 7/4/2007

Thành phần tham gia:

Nguyễn Văn Lắm – chủ nhiệm đề tài

Chau Thanh Thonl – Phó chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Trung

Cùng 8 Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen có 6 nam và 2 nữ trong đó có 4 nôngdân sản xuất giỏi cùng sản xuất lúa tại ấp Vĩnh Tây xã Vĩnh Trung.

Cuộc họp thứ hai diễn ra vào chiều ngày 7/4/2007

Thành phần tham gia:

Ngày đăng: 26/11/2012, 15:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: tiến độ thực hiện đề tài - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
Bảng 2.1 tiến độ thực hiện đề tài (Trang 19)
2.3. Tiến độ thực hiện đề tài - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
2.3. Tiến độ thực hiện đề tài (Trang 19)
Cơ cấu hình thức tiêu thụ - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
c ấu hình thức tiêu thụ (Trang 23)
3.1.4. Khái lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
3.1.4. Khái lược về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 23)
Bảng 4.1: Các bước nghiên cứu - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
Bảng 4.1 Các bước nghiên cứu (Trang 28)
Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi chính thức: sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất) - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
h ỏng vấn bằng bảng câu hỏi chính thức: sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất) (Trang 29)
Bảng 4.3:Thang đo biến phân tích mẫu nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
Bảng 4.3 Thang đo biến phân tích mẫu nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen (Trang 30)
Bảng 4.4: Tiến độ phỏng vấn - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
Bảng 4.4 Tiến độ phỏng vấn (Trang 31)
Bảng hỏi A: hộ nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen Biểu đồ 4.1: Độ tuổi Nông dân đã  - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
Bảng h ỏi A: hộ nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen Biểu đồ 4.1: Độ tuổi Nông dân đã (Trang 31)
Bảng hỏi B: nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen Biểu đồ 4.5: Độ tuổi Nông dân chưa  - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
Bảng h ỏi B: nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen Biểu đồ 4.5: Độ tuổi Nông dân chưa (Trang 32)
- Kết quả phỏng vấn từ bảng câu hỏi Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen và chưa trồng lúa Nàng Nhen - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
t quả phỏng vấn từ bảng câu hỏi Nông dân đã trồng lúa Nàng Nhen và chưa trồng lúa Nàng Nhen (Trang 34)
Kí HD Hình thức Nghiêm túc - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
Hình th ức Nghiêm túc (Trang 35)
5.1.2. Tiêu thụ lúa Nàng Nhen qua hợp đồng. - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
5.1.2. Tiêu thụ lúa Nàng Nhen qua hợp đồng (Trang 35)
hợp đồng chỉ mang tính hình thức không có sự ràng buộc trách nhiệm trước pháp luật nên chỉ có 63% hợp đồng được thực hiện nghiêm túc, Nông dân và Doanh nghiệp thực hiện  đúng hợp đồng cam kết, 10% không thực hiện nghiêm túc hợp đồng do giá tại thời điểm   - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
h ợp đồng chỉ mang tính hình thức không có sự ràng buộc trách nhiệm trước pháp luật nên chỉ có 63% hợp đồng được thực hiện nghiêm túc, Nông dân và Doanh nghiệp thực hiện đúng hợp đồng cam kết, 10% không thực hiện nghiêm túc hợp đồng do giá tại thời điểm (Trang 36)
5.3. Kết quả từ bảng hỏi B: nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 5.3.1. Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
5.3. Kết quả từ bảng hỏi B: nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen 5.3.1. Lý do Nông dân chưa trồng lúa Nàng Nhen (Trang 41)
Bảng 5.1: Lý do Nông dân thích bán lúa cho người mua - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
Bảng 5.1 Lý do Nông dân thích bán lúa cho người mua (Trang 42)
Kí hợp đồng Hình thức Nghiêm túc - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
h ợp đồng Hình thức Nghiêm túc (Trang 45)
Qua bảng 5.2 cho thấy doanh thu trung bình của lúa Nàng Nhen và loại lúa khác tương đối bằng nhau, chi phí trung bình của lúa Nàng Nhen thấp hơn chi phí của lúa khác  và lợi nhuận trung bình trồng lúa Nàng Nhen mang lại cao hơn. - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
ua bảng 5.2 cho thấy doanh thu trung bình của lúa Nàng Nhen và loại lúa khác tương đối bằng nhau, chi phí trung bình của lúa Nàng Nhen thấp hơn chi phí của lúa khác và lợi nhuận trung bình trồng lúa Nàng Nhen mang lại cao hơn (Trang 47)
Bảng 5.3: Đánh giá của nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen về doanh thu, chi phí, giá bán, lợi nhuận. - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
Bảng 5.3 Đánh giá của nông dân đã trồng và chưa trồng lúa Nàng Nhen về doanh thu, chi phí, giá bán, lợi nhuận (Trang 48)
Bảng 6.2: Lịch thời vụ trồng lúa Nàng Nhen hàng năm Năm - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
Bảng 6.2 Lịch thời vụ trồng lúa Nàng Nhen hàng năm Năm (Trang 54)
6.2.2. Hoạch định vị trí vùng nguyên liệu 6.2.2.1.Vị trí vùng nguyên liệu - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
6.2.2. Hoạch định vị trí vùng nguyên liệu 6.2.2.1.Vị trí vùng nguyên liệu (Trang 54)
6.2.3. Quản lý vùng nguyên liệu - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
6.2.3. Quản lý vùng nguyên liệu (Trang 55)
Bảng 6.7: Chi phí hỗ trợ vật tư trê n1 ha - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
Bảng 6.7 Chi phí hỗ trợ vật tư trê n1 ha (Trang 59)
Bảng 6.6: Doanh thu gạo Nàng Nhen, Tấm, Cám từ 2007-2012 - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
Bảng 6.6 Doanh thu gạo Nàng Nhen, Tấm, Cám từ 2007-2012 (Trang 59)
Bảng 6.10: Kết quả sản xuất kinh doanh gạo Nàng Nhen - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
Bảng 6.10 Kết quả sản xuất kinh doanh gạo Nàng Nhen (Trang 60)
Bảng 6.14: các chỉ số tài chính sau khi phân tích rủi ro. - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
Bảng 6.14 các chỉ số tài chính sau khi phân tích rủi ro (Trang 61)
Câu 8a. Nếu là 1, hình thức hợp đồng là gì? - Lập kế hoạch nguyên liệu gạo Nàng Nhen cho công ty ANGIMEX tại huyện Tịnh Biên ( An Giang) giai đoạn 2007 – 2012
u 8a. Nếu là 1, hình thức hợp đồng là gì? (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w