1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam

52 524 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 99,92 KB

Nội dung

Ngày này xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia cho dù đó là quốc phát triển hay đang phát triển. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, ho

Trang 1

Danh mục bảng biểu

Bảng 2.1 : Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam 23Bảng 2.2 : Thị phần cao su của Việt Nam 27Bảng 2.3 : Diện tích, năng suất và sản lượng trồng cao su phân theo địa

phương năm 2007 30Bảng 2.4 : Lượng cao su xuất khẩu qua các tháng 31

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày này xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọngđối với mọi quốc gia cho dù đó là quốc phát triển hay đang phát triển Đối vớimột quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ýnghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đềvững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Bởi vậy trong chínhsách kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định "coi xuấtkhẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại" và coi đó là mộttrong ba chương trình kinh tế lớn phải thực hiện.

Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, 80% dân số hoạt động trong lĩnh vựcnày, Việt Nam đã xác định Nông Sản là mặt hàng xuất khẩu và xuất khẩuquan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách vàthúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cao su là một trong những mặt hàng Nông Sản được nhiều người tiêu dùngbiết đến về tính hấp dẫn khi sử dụng và tác dụng vốn có không chỉ ở ViệtNam, đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu củađất nước.

Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, xuấtkhẩu cao su đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, khối lượng và kimngạch tăng nhanh, đem về một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước,đứng thứ ba trong xuất khẩu hàng Nông Sản sau gạo và cà phê Với nền tảngđó, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su Tuynhiên xuất khẩu cao su hiện nay cũng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến

Trang 3

uy tín và tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung Vậy vấn đề đặt ra là làm thếnào có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để khắc phục các hạn chế và thúc đẩycác lợi thế cho các hoạt động xuất khẩu cao su hiện nay.

Chính vì thế, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em đã chọn đề tài “Thúcđẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam” Mục đích của đề tài là nhằm tìm hiểu

tình hình xuất khẩu cao su của nước ta trong thời gian qua, từ đó đưa ra mộtsố giải pháp nhắm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu cao su trong thờigian tới Với mục đích như vậy, đề tài được chia làm 3 chương như sau:

Chương I : Một số vấn đề lí luận chung vế xuất khẩu cao su của Việt Nam.Chương II : Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam.

Chương III : Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su

trong những năm tới.

Do còn nhiều hạn chế trong việc cập nhật thông tin cùng với những hạn chếvề kiến thức của bản thân nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhấtđịnh Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề án được hoànchỉnh.

Cuối cùng em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS Hoàng ĐứcThân đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

Trang 4

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CAOSU CỦA VIỆT NAM

1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hoá nói chung và cao su nói riêng:

Theo một cách hiểu chung nhất thì xuất khẩu là hoạt động đưa hànghoá, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác Dưới góc độ marketing, xuấtkhẩu được coi là một hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro vàchi phí thấp Mục đích của hoạt động xuất khẩu là nhằm khai thác được lợithế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.

Nghị định 57/1998/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/1998 có hiệu lực ngày10/8/1998 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán với nước ngoài thì “Hoạt động xuấtkhẩu, nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua, bán hàng hoá của thương nhânViệt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá,bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩuhàng hoá

Trên thực tế, hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, dưới nhiềuhình thức khác nhau, từ hàng hoá tiêu dùng cho đến máy móc thiết bị, côngnghệ hay nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất……nhưng mục đích chínhcuối cùng của xuất khẩu cho dù dưới hình thức nào cũng đem lại lợi ích choquốc gia Xuất khẩu là hoạt động không bị giới hạn về không gian hay thờigian Nó có thể diễn ra chỉ trong thời gian ngắn hay hàng thập kỉ, có thể chỉtrong phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc có thể diễn ra ở nhiều quốc gia.

Trang 5

Cao su cung là một loại hàng hoá, do vậy việc xuất khẩu nó một cáchtổng thể cũng như việc xuất khẩu bất kì một loại hang hoá nào khác: xuấtkhẩu cao su là việc đưa mặt hàng cao su hay các sản phẩm từ cao su từ quốcgia này sang quốc gia khác

Cây cao su đã xuất hiện lâu đời ở Việt Nam và được xác định là câytrồng có giá trị cao Mặt khác phần lớn diện tích vùng Đông Nam Bộ và TâyNguyên nước ta rất thích hợp cho việc trồng loại cây này Đây là lợi thế to lớncủa ngành cao su Việt Nam Hiện nay, cao su tự nhiên là một trong nhữngmặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Do đó viêc thúc đẩy xuấtkhẩu cao su trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO là hết sức cần thiết.

2 Nội dung hoạt động xuất khẩu

2.1 Thực hiện nghiên cứu tiếp cận thị trường

Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập và xử lý các thông tin nhằmgiúp người xuất khẩu ra quyết định đúng đắn và lợi nhất, đồng thời hoạchđịnh chính sách marketing phù hợp

Trong bước này nhà xuất khẩu cần đạt được các mục đích sau

- Phải nắm vững thị trường nước ngoài như dung lương thị trường, tậpquán, thị hiếu tiêu dung, các kênh tiêu thụ, sự biến động về giá cả, hệ thốngpháp luật điều chỉnh thương mại.

- Nhận biết được vị trí của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường nướcngoài cũng như nhu cầu của khách hàng và loại hàng xuất khẩu đó

Trang 6

2.2 Lập phương án kinh doanh

Sau khi lựa chọn được mặt hàng, thị trường nhà xuất khẩu cần lập ra kếhoạch kinh doanh, thời gian xuất khẩu đối tác xuất khẩu, đánh giá sơ lược vềhiệu quả kinh doanh, những khó khăn và thách thức khi xuất khẩu mặt hàngđó sang thị trường đó và đưa ra các phương án giải quyết

2.3 Giao dich, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu

Sau khi lựa chọn được đối tác thì nhà xuất khẩu phải giao dich đàm phánvới đối tác về thời gian xuất khẩu, mặt hàng, hình thức vận chuyển, phươngthức thanh toán để đi đến kí kết hợp đồng.

Có thể giao dịch đàm phán theo các cách sau đây- Đàm phán qua thư tín

- Đàm phán qua điện thoại- Đàm phán trực tiếp

Tùy vào từng trường hợp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cách đàmphán nào để phù hợp nhất và đạt hiệu quả cao nhất đối với doanh nghiệpmình Nhưng thông thường đầu tiên, người ta thường dùng các đàm phán quathư để thiết lập và duy trì mối quan hệ và đàm phán qua điện thoại để kiểm tranhững thông tin khi cần thiết Còn với những hợp đồng giá trị lớn thì người tadùng cách đàm phán trực tiếp

2.4 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Hai bên làm các thủ tục để tiến hành xuất khẩu: Xin giấy phép xuất khẩu ,chuẩn bị nguồn hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa, thuê tầu lưu cước, muabảo hiểm, làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng với tàu, làm thủ tục thanhtoán

Trang 7

3 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa nói chung và cao su nói riêng.

3.1 Đối với nền kinh tế quốc dân:

3.1.1_Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu

Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tấtyếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển ở nước ta ĐểCNH đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có một số vốn rất lớn đểnhập khẩu máy móc thiết bị, kĩ thuật, vật tư và công nghệ tiên tiến Nguồnvốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như: liên doanh vớinước ngoài, vay nợ, viện trợ, tài trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ, xuấtkhẩu sức lao động.

Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vay nợ và viện trợ… tuy quan trọngnhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kì sau Nguồnvốn quan trọng nhất để nhập nhẩu tiến hành CNH là từ xuất khẩu Xuuất khẩuquyết định đến qui mô và tốc độ tảng của nhập khẩu

Nước ta thời kì 1986-1990, nguồn thu về xuất khẩu đảm bảo trên 55%nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, tương tự như vậy, thời kì 1991-1995 và1996-2000 lần lượt là 75,3% và 84,5%.

Một điều đáng chú ý nữa là cơ hội đầu tư và vay nợ từ nước ngoài à cáctổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy đượckhả năng xuất khẩu - nguồn vốn duy nhất để trả nợ - hiện thực Vì thế, xuấtkhẩu quả thực có vai trò rất quan trọng trong tiến trình CNH-HĐH đất nước

3.1.2 Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đảy sản xuất

phát triển:

Thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã dẫn đếnsự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như là một tất yếu khách quan trong quá trìnhcông nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới

Trang 8

Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyểndịch cơ cấu kinh tế:

Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuât

vượt quá nhu cầu nội địa Trong trường hợp nếu nền kinh tế còn lạc hậu vàchậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản vãn chưa đủ tiêu dùng, nếuchỉ thụ đông chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu vãn cứ nhỏ bé vàtăng trưởng chậm Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế rất chậm chạp

Hai là, coi thị trường và đặc biệt thị trường quốc tế là hướng quan trọng để

tổ chức sản xuất Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thịtrường thế giới để tổ chức sản xuất Điều đó có tác động tích cực đến dichchuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Sự tác động đến sản xuấtthể hiện ở:

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần chosản xuất phát triển ổn định

- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sảnxuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước

- Xuất khẩu tao ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nângcao năng lực sản xuất trong nước Điều này muốn nói đến xuất khẩu làphương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bênngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước, tạo ramột năng lực sản xuất mới.

- Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của nước ta sẽ tham gia vào cuộc

cạnh tranh trên thị trường thế giới và giá cả chất lượng Cuộc cạnh tranh nàyđòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luônthích nghi được với thị trường

Trang 9

3.1.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm,cải thiện đời sống của nhân dân:

Tác động của sán xuất đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt Trước hết sảnxuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và cóthu nhập không thấp Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhậpkhẩu những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu giúp tái sản xuất ra sức lao động,đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của nhân dân.Tham gia vào hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn thuần đem hàng hóa đếnvới bạn bè thế giới, góp phần vào việc mở rộng khả năng tiêu dùng của nhậnloại mà còn mang bản sắc của dân tộc mình giới thiệu cho thế giới

3.1.4 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đốingoại của nước ta

Xuất khẩu thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại và làm cho nền kinhtế quốc dân gắn chặt với sự phân công lao động quốc tế Hoạt động xuấtkhẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩycác quan hệ này phát triển chẳng hạn như xuất khẩu và sản xuất hàng xuấtkhẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng , đầu tư ,vận tải quốc tế … Đến lượt mìnhcác quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu

3.2 Đối với doanh nghiệp ngoại thương

Dưới góc độ vĩ mô của một nền kinh tế hoạt động xuất khẩu đem lạinhững lợi ích vô cùng to lớn đối với mỗi doanh nghiệp.

Trước tiên hoạt động xuất khẩu tạo tiền đề vốn cho doanh nghiệp ngoạithương bởi vì hoạt động này ảnh hưởng tích cực tới xu thế phát triển theohướng CNH tổng thể nền kinh tế Mỗi doanh nghiệp là một tế bào sốngtrong tổng thể ấy nên cũng chịu tác động dương trước hiệu quả kinh doanhđột biến mà nguyên nhân là những khoản lợi nhuận khổng lồ được đem đến

Trang 10

bởi những hợp đồng xuất khẩu qui mô lớn từ đó nó tạo tiền đề về vốn chodoanh nghiệp

Khi đã có điều kiện về vốn doanh nghiệp có thể nhập khẩu máy mócthiết bị kĩ thuật … đem đến khả năng mở rộng qui mô sản xuất dẫn đến mộtloạt các tác động tích cực sẽ sảy ra Doanh nghiệp sẽ có lợi thế về qui mô –chi phí bình quân cho sản xuất sẽ giảm dần khi qui mô sản xuất tăng lêncũng mang nghĩa là giá thành sản phẩm sẽ giảm, chất lượng mẫu mã sảnphẩm được cải thiện và nâng cao, kế tiếp là hiệu quả tích cực –doanh nghiệpnăng cao được khả năng cạnh tranh, và mục tiêu cuối cùng của doanhnghiệp đã đạt được – lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên chưa từng thấy

Bên cạnh đó khi tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu doanhnghiệp sẽ học hỏi được rất nhiều từ đối tác nước ngoài như các cơ hội nângcao nghiệp vụ kinh doanh, các phương thức tổ chức quản lý Đồng thờitrong môi trường kinh doanh quốc tế mọi chuyện không đơn giản như nhưkinh doanh nội địa, tính rủi ro của môi trường kinh doanh rất cao nếu cácdoanh nghiệp không tìm cách tự hoàn thiện tri thức cũng như sự hiểu biếtcủa mình thì doanh nghiệp sẽ bị động và gặp rủi ro Nắm bắt khoa học côngnghệ cũng là một nhân tố khiến cho doanh nghiệp tìm cách thúc đẩy hoạtđộng kinh doanh xuất nhập khẩu của mình

3.3 Vai trò riêng có của xuất khẩu cao su trong nền kinh tế nước ta:

3.3.1 _ Xuất khẩu cao su góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông

nghiệp nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống chongười lao động :

- Có thể khẳng định rằng, cho đến nay, trên vùng đất Đông Nam Bộ vàTây Nguyên có ít cây công nghiêp nào mang lại hiệu quả kinh tế cao như câycao su Theo tính toán, năm 2006, bình quân mỗi ha cao su đã đạt mức tổngthu khoảng 46 triệu đồng (đối với khối quốc doanh), và khoảng 27 triệu đồng

Trang 11

(đối với cao su tiểu điền), riêng của Tổng công ty Cao su Việt Nam đạt mứcbình quân hơn 50 triệu đồng/ha.

- Cây cao su gắn liền với việc làm và đời sống của hàng chục vạn nôngdân vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Ngoài hiệu quả kinh tế như đã đuợcghi nhận, cây cao su còn góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 110.000lao động khối quốc doanh và trên 77.000 hộ nông dân tiểu điền Những nămgần đây, do thị trường và giá cả thuận lợi, năng suất lại gia tăng , nên thunhập của người trồng cao su có nhiều cải thiện đáng kể; nhiều địa phương đãsử dụng cây cao su như một giải pháp xóa đói giảm nghèo.

- Thực tế, tại các vùng trồng cây cao su, hệ thống giao thông vậnchuyển được đầu tư mới và nâng cấp nhiều, góp phần thay đổi bộ mặt nôngthôn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mới phát triển cây caosu trong những năm gần đây

3.3.2 Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giúp cân bằng môi trường

sinh thái:

Việc phát triển cây cao su đã khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, bảovệ môi trường sinh thái Thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam có nhiều vùng đất,

khí hậu thích hợp cho cây cao su Tính đến nay, vừa tròn 110 năm cây cao su

được du nhập vào Việt Nam (1897) và 100 năm hình thành những đồn điền

kinh doanh (1907) Theo thống kê năm 1976, tổng diện tích cao su mới chỉ có

76.600 ha (riêng các tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 ha), với sản lượng 40.200tấn Năm 2005, cả nước đã có 480.000 ha, và đạt sản lượng 468.600 tấn mủ.Riêng khối quốc doanh có khoảng 287.800 ha (chiếm 72,7%) và 380.500 tấn(81,2%) với năng suất khá cao, do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và giống caosản Diện tích cao su tiểu điền và tư nhân ước khoảng 194.370 ha (chiếm

Trang 12

40,5% tổng diện tích) và sản lượng khoảng 88.000 tấn (chiếm 19% tổng sảnlượng).

Với diện tích năm 2006 khoảng 500.000 ha, cây cao su cũng còn đượccác chuyên gia đánh giá là đã góp phần đáng kể vào việc che phủ và chốngxói mòn đất, nhất là tại các vùng đồi núi khu vực Tây Nguyên và duyên hảimiền Trung

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su của Việt Nam.

Xuất khẩu cao su cũng như bất cứ hoạt động xuất khẩu hàng hóa nàokhác của doanh nghiệp cũng chịu tác động của môi trường kinh doanh Môitrường kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu như là tập hợp những điềukiện, yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đếnhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Có nhiều cách phân loại môi trườngkinh doanh của doanh nghiệp nhưng phổ biến nhất là cách liệt kê hoặc phânnhóm các yếu tố hợp thành môi trường kinh doanh theo hai dạng, đó là môitruơng vi mô và môi trường vĩ mô.

4.1 Môi trường vi mô của doanh nghiệp : gồm các nhóm yếu tố thuộc môi

trường tác nghiệp vá nhóm yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanhnghiệp.

4.1.1 Môi trường tác nghiệp: các yếu tố trong môi trường này bao gồm khách

hàng, người cung ứng, đối thủ cạnh tranh, trung gian thương mại và cuối cùnglà công chúng.

- Khách hàng : là cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và có

khả năng thanh toán về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa đượcđáp ứng và mong được thỏa mãn Đây là lực lượng tạo ra khả năng mặc cảcủa người mua Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng rất đa

Trang 13

dạng, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi cư trú….Người ta cóthể căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để phân chia khách hàng nói chungthành các nhóm khách hàng khác nhau, như phân chia theo phạm vi địa lý thìcó khách hàng trong vùng, trong địa phương; trong nước, ngoài nước…Mỗinhóm có đặc trưng riêng, phản ánh quá trình mua sắm của họ và những đặcđiểm này sẽ là gợi ý quan trọng để doanh nghiệp đưa ra biện pháp phù hợpthu hút khách hàng.

- Người cung ứng : là các tổ chức, doanh nghiệp cung ứng hàng hóa

dịch vụ cần thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệpphải xác định số lượng, chủng loại mặt hàng, sự lớn mạnh và khả năng cungứng của nguồn hàng trong hiện tại lẫn tương lai Đây là yếu tố có ảnh hưởngtrực tiếp đến quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp, đặcbiệt trong hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam Vì thế, các doanh nghiệpxuất khẩu cao su cần nắm rõ đặc điểm của những nguồn hàng , rồi trên cơ sởđó tiến hành lựa chọn nguồn cung hàng tốt nhất về chất lượng, giá cả và sự ổnđịnh

- Đối thủ cạnh tranh : là những đơn vị có mặt hàng giống như mặt hàng

của doanh nghiệp hoặc có khả năng thay thế lẫn nhau Đây là yếu tố hết sứcphức tạp đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩucao su nói riêng Nếu đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội đểtăng giá bán và thu được nhiều lợi nhuận hơn Ngược lại, khi các dối thủ cạnhtranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh cả về giá là đáng kể, mọi cuộc cạnhtranh về giá cả đều dẫn đến những tổn thương Việc hiểu rõ đối thủ cạnh tranhcủa mình trong môi trường kinh doanh không phải là việc đơn giản , hơn nữalại là môi trường kinh doanh quốc tế cạnh tranh gay gắt, khốc liệt Do vậy màkinh doanh quốc tế thường hàm chứa tính rủi ro cao.

Trang 14

- Các trung gian thương mại : là các cá nhân, tổ chức giúp doanh

nghiệp tuyên truyền, quảng cáo, phân phối hàng hóa và bán hàng đến tận tayngười tiêu dùng Trong thương mại quốc tế, hệ thống các trung gian thươngmại có ý nghĩa rất quan trọng, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

- Công chúng : là bất kì nhóm người nào có một quyền lợi thực tế và

hiển nhiên hay tác động đến khả năng doanh nghiệp nhằm trở thành đối tượngcủa doanh nghiệp, bao gồm công luận, chính quyền, công chúng tích cực vàcông chúng nội bộ doanh nghiệp Đối với yếu tố này, trong hoạt động xuấtkhẩu cao su, các daonh nghiệp cần quan tâm bỏ ra thời gian, chi phí để hướngdẫn công chúng ( như việc các doanh nghiệp xuất khẩu cao su liên kết vớinhau trên cơ sở phối kết hợp với Nhà nước để hình thành một cách hệ thống ),thấu hiểu nhu cầu, ý kiến và liên kết họ nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

4.1.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp xuất khẩu :

Nhân tố này bao gồm các tiềm năng và các mục tiêu của doanh nghiệp.Mỗi doanh nghiệp xuất khẩu có một số tiềm năng phản ánh thực lực củadoanh nghiệp trên thị truờng Khi đánh giá đúng đắn tiềm năng của doanhnghiệp cho phép xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh; tận dụng tối đathời cơ với chi phí thấp để mang lại hiệu quả trong kinh doanh Các yếu tốquan trọng để đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnhtranh bao gồm: sức mạnh về tài chính, trình độ quản lí và kĩ năng của conngười trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, tình hình trang thiết bị hiện có,nhãn hiệu hàng hóa và uy tín của doanh nghiệp, sự đúng đắn của mục tiêukinh doanh và khả năng kiên định trong quá trình thực hiện hướng tới mụctiêu….

Trang 15

4.2 Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp.

Đây là những yếu tố không thể kiểm soát được, doanh nghiệp phải chịusự chi phối và tìm cách thích ứng với chúng Bên cạnh đó cũng cần phải chú ýthêm rằng, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp ngoại thương không chỉ bóhẹp trong nội địa mà còn mở rộng ra cả thị trường quốc tế Vì thế, doanhnghiệp xuất khẩu phải đương đầu với ít nhất hai mức độ yếu tố không thểkiểm soát được chúa không phải một như doanh nghiệp thương mại trongnước.

4.2.1 Môi trường kinh tế

Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đếnthành công và chiến lược của một doanh nghiệp Các nhân tố chủ yếu mànhiều doanh nghiệp thường phân tích là: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế,lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát Đây là các yếu tố tác động đến sứcmua của khách hàng và dạng tiêu dùng hàng hóa, chúng quy định cách thứcdoanh nghiệp xuất khẩu cao su sử dụng các nguồn lực của mình

4.2.2 Môi trường công nghệ

Đây là loại nhân tố có ảnh hưởng lớn, trực tiếp cho các chiến lược kinhdoanh của các lĩnh vực ngành cũng như nhiều doanh nghiệp Thế kỷ XX làthế kỷ của khoa học và công nghệ Do đó việc phân tích, phán đoán sự biếnđổi công nghệ là rất quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết Sự thay đổi củacông nghệ đương nhiên ảnh hưởng tới chu kỳ sống của một sản phẩm hay mộtdịch vụ Hơn nữa sự thay đối công nghệ cũng ảnh hưởng tới các phương phápsản xuất, nguyên vật liệu cũng như thái độ ứng xử của người lao động Kỹthuật và công nghệ là cơ sở cho yếu tố kinh tế, bao gồm các yếu tố về cơ sởvật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, tiến bộ kỹ thuật và khả năng ứngdụng kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển kỹ thuật,công nghệ của nền kinh tế

Trang 16

4.2.3 Môi trường văn hóa – xã hội

Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và hành vi của con người,qua đó, ảnh hưởng tới hành vi mua sắm của khách hàng , gồm : dân số và xuhưống vận động , các hộ gia đình và xu hướng vận động , sự di chuyển củadân cư … Doanh nghiệp cũng phải tính đến thái độ tiêu dùng , sự thay đổi củatháp tuổi , tỷ lệ kết hôn và sinh đẻ …Trình độ dân trí ngày càng cao đã , đangvà sẽ là một thách thức cho các nhà sản xuất Yếu tố văn hóa xã hội này làđiều mà các doanh nghiệp xuất khâu phải luôn chú ý đến nếu không muốn bịcoi là “ người nước ngoài” trong kinh doanh quốc tế ” Người nước ngoài “ ởđây theo nghĩa văn hóa của nước chủ nhà xa lạ đối với doanh nghiệp xuấtkhẩu

4.2.4 Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng

Cao su là một loại nông phẩm mang tính mùa vụ rõ nét , do vậy các yếu tốvề yếu tố tự nhiên và cơ sở hạ tầng gây ra những áp lực nhất định cho việc sảnxuất , chế biến và tiêu thụ cho mặt hàng này Chúng bao gồm các yếu tố vềtrình độ hiện đại của cơ sở hạ tầng sản xuẩt : đường xá giao thông thông tinliên lạc …; các yểu tố thuộc về môi trường tụ nhiên như thời tiết ,khi hậu …ảnh hưởng đến tình hình cung cao su Các nhà chiến lược khôn ngoan thườngcó những quan tâm đến môi trường khí hậu và sinh thái Đe dọa của nhữngthay đổi không dự báo được đôi khi đã được các doanh nghiệp mà sản xuất ,dịch vụ của họ có tính mùa vụ xem xét một cách cẩn thận

4.2.5 Môi trường chính phủ, luật pháp và chính trị

Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải phân tích, dựđoán về chính trị và pháp luật cùng xu hướng vận động của nó, bao gồm: sựổn định về chính trị, đường lối ngoại giao; sự cân bằng các chính sách củaNhà nước, vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ…Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến doanh nghiệp theo

Trang 17

các hướng khác nhau Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi rothật sự cho doanh nghiệp Môi trường luật pháp điều chỉnh các quan hệthương mại quốc tế không chỉ là luật pháp của mỗi quốc gia, mà còn là luậtpháp quốc tế như các Hiệp ước, Điều ước quốc tế, các Hiệp định thương mạisong phương, đa phương….

Trang 18

VIỆT NAM

1 Khái quát về tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu cao su của Việt Nam.

1.1 Đặc điểm của cao su.

Cao su (danh pháp khoa học: Hevea brasiliensis), là một loài cây thângỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọngkinh tế lớn nhất trong chi Hevea Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chấtlỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là nhựa mủ-latex) có thể được thuthập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên.

Cao su là một loại vật liệu polime vừa có độ bền cơ học cao và khả năng biếndạng đàn hồi lớn.

Có hai loại cao su: Cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.

- Cao su tự nhiên hay cao su thiên nhiên là loại vật liệu được san xuấttrực tiếp từ mủ cây cao su

- Cao su tổng hợp là những vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên,do con người điều chế từ các chất hữu cơ đơn giản, thường bằng phảnứng trùng hợp Cao su tổng hợp là một sản phẩm từ quá trình crakingdầu mỏ, do đó, giá cả cao su tổng hợp phụ thuộc rất nhiều vào giádầu mỏ.

Theo hệ thống phân loại Hài Hoà (HS), cao su tự nhiên (4001) được chiathầnh các phân nhóm chủ yếu sau:

- 4001.10: Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hoá, được sửdụng để sản xuất bao tay, bong bóng…

Mủ cao su được chia làm hai loại: Loại có hàm lượng Amoniac thấp và loạicó hàm lượng Amoniac cao.

Trang 19

Mủ tờ xông khói (USS) : Người trồng cao su có thể sản xuất USS bằng cáchcô dọng mủ cao su, kéo thành tấm và cuộn tròn lại sau khi đã được làm khôngoài không khí.

- 4001.21: Cao su xông khói (RSS) là một dạng mủ cao su được sấykhô bằng khói hoặc nhiệt độ dưới dạng tấm, thường gặp các loại nhưRSS1, RSS2,…,RSS6 Cao su tấm xông khói có độ bền cao, thíchhợp cjo việc sản xuất lốp xe, phà cho xe tăng và các sản phẩm côngnghiệp khác.

- 4001.22 : Cao su tự nhiên định chuẩn kĩ thuật (TSNR) được phân loạitheo tiêu chuẩn cao su – qui định kĩ thuật TSR của Tổ chức tiêu chuẩnquốc tế ISO.

- 4001.29 : Các loại khác như:

+ Cao su tấm khô bề ngoài trông giống cao su tấm xông khói nhưngsáng hơn do không qua xông khói ADS được sản xuất trong nhà máy nhỏsử dụng mủ cao su tươi mua của nông dân, Thị trường nhỏ vì loại cao sunày chỉ dành cho công nghệ sử dụng cuối cùng trong sản xuất các loại sảnphẩm cao su có mầu.

+ Váng xốp là sản phẩm thu được từ quá trình sản xuất mủ cao su + Cao su Crepe là mủ cao su dạng lỏng, được tẩy trắng, được nghiềnnhiều lần, được làm khô nhờ nhiệt độ tự nhiên Cao su Crepe được dùngdể sản xuất các dụng cụ y tế, giày dép và bất cứ sản phẩm nào đòi hỏinhững đặc tính như sáng màu, nhẹ, độ co giãn tốt.

+ Mủ latex li tâm: Mủ cô đặc được làm từ mủ tươi sử dụng công nghệ litâm Mủ cô đặc được sử dụng sản xuất các đồ dùng ngâm nước.

+ Cao su miếng vụn.

- 4001.30 : Nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa câyhọ sacolasea và các loại nhựa thiên nhiên tương tự

Trang 20

- SVR : Cao su tiêu chuẩn Việt Nam, có các loại SVR3L, SVR5L,SVR10L, SVR20L,SVR50,60

Sau khi khai thác, mủ cao su tươi có thể được bán trực tiếp cho nhà máy chếbiến Giá trị được tính theo hàm lượng cao su khô của mủ tươi Vì thế, việcbán cao su tươi yêu cầu phải xác định DRC DRC bị ảnh hưởng bởi giốngcây, tuổi cây và thời gian thu hoạch trong năm.

Cao su đang là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Namsau gạo và cà phê Thế nhưng chính thành tích này cũng đang đặt ngành caosu Việt Nam đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

1.2 Tình hình sán xuất, chế biến và xuất khẩu cao su của Việt Nam.

Tại Việt Nam, sản xuất và xuất khẩu cao su có tốc độ phát triển mạnhtrong những năm gần đây Hiện Việt Nam xuất khẩu cao su đến 40 nước vàvùng lãnh thổ trên thế giới với thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc(chiếm tới 64% lượng xuất khẩu), tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc, ĐàiLoan, Đức, Hoa Kỳ… Từ năm 1995, số lượng cao su thiên nhiên Việt Namxuất khẩu sang Trung Quốc khá lớn và có sự tăng vọt từ năm 2005 đến nay.Sở dĩ vì nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc là 1,7 triệu tấn/năm,trong khi sản xuất không đáp ứng nổi nhu cầu phát triển của ngành côngnghiệp chế biến Các cơ quan quản lý kỳ vọng nhiều vào sự tăng trưởng ở giátrị , bởi dự báo giá cao su trên thế giới vẫn duy trì ở mức tăng cao, do sảnlượng trên thế giới thâm hụt nhiều Theo khuyến cáo của Bộ Công Thương,để tránh việc bị chi phối do tập trung quá lớn vào thị trường Trung Quốc, cácDN xuất khẩu cao su nên khai thác, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trườngkhác Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su năm 2007 cómức tăng trưởng rất lớn vào thị trường Nga, đặc biệt về giá, ví dụ loại cao su

Trang 21

SVR tăng tới 165 USD/tấn, Thổ Nhĩ Kỳ tăng trên 130 USD/tấn, tiếp theo mớilà Trung Quốc khoảng trên 70 USD/tấn, Nhật Bản tăng 64 USD/tấn…

Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất khẩu gần 660.000 tấn cao su, đạtkim ngạch hơn 1,2 tỷ USD, tăng 78% so với cả năm trước và là mức cao nhấttừ trước tới nay Với kết quả này, cao su đã vươn lên vị trí thứ ba trong số cácmặt hàng nông lâm sản đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chỉ sau gạo và gỗ.Dự kiến trong tháng 12, cả nước sẽ khai thác, chế biến và xuất khẩu thêm trên70.000 tấn mủ cao su.

Ngoài cao su SVR 3L chiếm trên 50% lượng xuất khẩu, các đơn vị xuấtkhẩu còn nâng tỷ lệ chế biến các loại cao su khác có giá trị xuất khẩu cao hơnnhư các loại SVR10 từ 10% lên 20%, mủ Latex lên 17%./

Trong năm qua, nhiều địa phương trong cả nước đã tích cực mở rộngdiện tích trồng cao su (chủ yếu là cao su tiểu điền), đưa tổng diện tích cây caosu trên cả nước tăng lên hơn 480.000ha Các công ty cao su quốc doanh vàcác hộ trồng cao su tiểu điền cũng đã thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật đểchăm sóc, thâm canh và khai thác diện tích cao su đang trong thời kỳ thuhoạch, nâng cao năng suất thu hoạch mủ.

Để nâng cao chất lượng và giá trị xuất khẩu, phần lớn trong khoảng 70nhà máy chế biến mủ cao su của cả nước đều đầu tư máy móc, trang thiết bịhiện đại.

Tổng Công ty Cao su Việt Nam hiện có 37 nhà máy chế biến mủ vớicông suất trên 330.000 tấn/năm, trong đó có 12 nhà máy chế biến được chứngnhận đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Hiệp hội Cao su cho biết sẽ tiếp tụchỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đăng ký bảo hộ thươnghiệu và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại.

Trang 22

2 Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam.

2.1 Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng giảm thất thườngdo giá cao su trên thị trường thế giới có nhiều biến động Năm 2001, lượngxuất khẩu đạt 522 ngàn tấn nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 165 triệuUSD Tuy nhiên trong thời gian gần đây, giá xuất khẩu cao su tự nhiên ngàycàng tăng và kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đã vượt mốc 1 tỷ USD Với tốcđộ tăng trưởng 30.6% về kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam đã trở thành nướcđứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su Cao su là một trong những nông sảnđóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sảnViệt Nam.

Hai tháng đầu năm 2008, xuất khẩu cao su của cả nước đạt 82,7 ngàntấn, trị giá gần 190 triệu USD, giảm 15,92% về lượng, nhưng lại tăng 14,28%về trị giá so với hai tháng đầu năm 2007.

Bảng2.1 : Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam

xuất khẩu ( tấn )

Kim ngạchxuất khẩu ( 1000USD )

Giá xuất khẩubình quân( USD/tấn )

Trang 23

được xuất chủ yếu sang thị trường Nhật Bản, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Italia, vớigiá xuất từ 2.187- 2.717 USD/tấn, Fob cảng phía Nam.

So với cùng kỳ năm 2007, xuất khẩu cao su SVR3L tiếp tục tăng khá,tăng 20,02% về lượng và tăng 57,33% về trị giá, đạt 13,64 ngàn tấn, trị giá34,61 triệu USD và là chủng loại cao su xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhấttrong tháng 2, chiếm 44% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, giá xuấttrung bình đạt 2.538 USD/tấn, tăng 3,83% so với giá xuất khẩu tháng trước vàtăng 31% so với giá xuất khẩu cùng kỳ năm 2007

Xuất khẩu cao su SVR10 cũng tăng 18,68% về lượng và tăng 61,72%về trị giá so với tháng 2/2007, đạt 3,75 ngàn tấn, với trị giá trên 9 triệu USD.Giá xuất khẩu loại cao su này sang thị trường Malaysia đạt giá cao 2.610USD/tấn, tiếp đến là Nhật Bản đạt 2.608 USD/tấn Ngoài ra, giá xuất khẩusang Nga, Italia, Đài Loan, Hàn Quốc cũng đạt từ 2.460- 2.595 USD/tấn Mặcdù, lượng xuất sang thị trường Trung Quốc đạt khá cao nhưng giá xuất khẩusang thị trường này luôn thấp hơn giá xuất khẩu sang các thị trường trên từ100- 200 USD/tấn Hai tháng đầu năm, xuất khẩu cao su SVR10 của cả nướcđạt trên 16 ngàn tấn, trị giá 36, 17 triệu USD, tăng 26,96% về lượng và tăng69,76% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

2.2 Cơ cấu xuất khẩu cao su của Việt Nam.

2.2.1 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

Nếu xét theo cách phân loại HS thì cơ cấu xuất khẩu cao su tự nhiêncủa Việt Nam vẫn chưa phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của thế giới vì ViệtNam chủ yếu xuất khẩu mủ cao su và các sản phẩm cao su ở dạng sơ chế.Hiện nay Việt Nam có bốn chủng loại cao su xuất khẩu chủ yếu đó là:

Trang 24

- SVR chiếm khoảng 58% khối lượng xuất khẩu Trong đó chủ yếu làloại SVR thường có các hạng sản phẩm 3L, 5L; các loại cao su nhưSVR10L, 20L, loại CV50, CV60…chiếm một tỷ lệ không đáng kể.- Mủ cao su nguyên liệu (HS400110) và các loại mủ cao su sơ chế như

mủ kem và mủ ly tâm, dùng để sản xuất găng tay, ủng chiếm 3% khốilượng xuất khẩu.

- Mủ tờ xông khói (RSS – HS400121) chiếm khoảng 1,4% khối lượngxuất khẩu.

- Cao su Crepe ( HS400129) chiếm khoảng 0,2%

Thời gian qua, cao su Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu dưới dạngSVR3L, SVR5L và một số mủ tờ RSS, Crepe…trong đó loại SVR5L vàSVR3L chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Bên cạnh đó, các loại cao su như SVR10, SVR20, RSS, Crepe đangdược ưa chuộng trên thị trường thế giới thì Việt Nam chỉ sản xuất được mộtkhối lượng hạn chế Mủ cao su SVR10, SVR20 có nhu cầu nhập khẩu cao tạicác thị trường như Ba Lan, Italia, Tây Ban Nha, Hoa Kì…nhưng do cao suViệt Nam chưa đáp ứng được nên lượng cao su xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ lệnhỏ.

Cơ cấu chủng loại là một trong những nguyên nhân chính khiến cao suViệt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, điều đó cũng gâybất lợi cho cao su tự nhiên Việt Nam trong viêc mở rộng thị trường theo cảchiều sâu lẫn chiều rộng Vì vậy, Việt Nam chỉ có thể đa dạng hoá thị trườngnếu các doanh nghiệp đa dạng hoá chủng loại sản phẩm vì nhiều chủng loạisản phẩm hiện nay chỉ có thể tiêu thụ tốt ở thị trường Trung Quốc.

2.2.2 Giá thành sản xuất

Trang 25

Mặc dù năng suất mủ cao su còn thấp nhưng do nguồn lực lao động dồidào, chi phí lao động thấp cùng với việc áp dụng các biện pháp canh tác đơngiản nên giá thành sản xuất cao su của Việt Nam tương đối thấp hơn so vớicác nước trong khu vực Điều này cho thấy rằng Việt Nam cũng là nước cólợi thế tương đối về chi phí giá thành trong việc sản xuất cao su Tuy nhiêntrong những năm gần đây, giá thành sản xuất cao su của Việt Nam cũng đãtăng so với các năm trước đây.

2.2.3 Giá xuất khẩu.

Gía xuất khẩu của Việt Nam nhìn chung ở mọi thời điểm đều thấp hơnso với giá thế giới 10-15% cho tất cả sản phẩm, thậm chí có thời điểm thấphơn tới 20% Thường giá trị cao su của Việt Nam cùng chủng loại và chấtlượng nhưng thua hẳn giá tại NewYork từ 150-500 USD/tấn, ở Kualalumpurtừ 100-250 USD/ tấn, tại Singapore từ 100-200USD/tấn Điều này cho thấy,các doanh nghiệp cũng như Hiệp hôih cao su Việt Nam còn thiếu các thongtin cập nhật về giá, thị trường bên ngoài do đó hay bị thua thiệt khi buôn bántrao đổi với nước ngoài Hơn nữa khâu xúc tiến, điều tiết hoạt động xuất khẩucòn chưa hiệu quả, còn thiếu tổ chức, tạo sự mất cân đối về tiến độ xuất khẩuvà dễ bị bạn hàng ép giá.

Theo Bộ Công Thương, giá cao su xuất khẩu bình quân hiện ở mức2.271 USD/tấn, tăng 27% so cùng kỳ năm trước Cao su tự nhiên vẫn cóthuận lợi cả về giá và thị trường trong thời gian tới do giá dầu thế giới đã vượtngưỡng 100 USD/thùng và nhu cầu cao su tự nhiên vẫn ổn định ở mức cao.Trong tuần cuối tháng 2/2008, giá cao su xuất khẩu sang thị trường TrungQuốc tiếp tục tăng và đã đạt ngưỡng 20.000 NDT/T

Trong những ngày này, hoạt động xuất nhập khẩu cao su tại khu vựccửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng khá sôi động Hiện nay tỉ lệ giữa cầu và

Trang 26

cung là 12,5/10 Phía đối tác nhập khẩu đang thực hiện một số cơ chế hànhchính để giảm cầu nhằm mục đích ép giá xuống dưới mức 19.000 NDT/T.Nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, mục đích này của phía đối tác khócó thể đạt được bởi trong thời điểm hiện nay nhu cầu về nguyên liệu cao sucủa thị trường Trung Quốc đang rất cao, hoạt động khai thác mủ cao su tạiViệt Nam và các nước Đông Nam Á sắp bước vào thời kỳ giáp vụ và giánhiều mặt hàng là nhiên liệu, nông, lâm sản tiếp tục tăng Thực tế tại cửa khẩutiểu ngạch Lục Lầm, đã có hiện tượng hàng chục doanh nghiệp và thương giaTrung Quốc tranh mua cao su Việt Nam Lượng xuất 700-800 tấn/ngày hiệnnay vẫn là ít so với nhu cầu nhập khẩu của đối tác Dự báo, giá cao su xuấtkhẩu sang Trung Quốc sẽ tăng lên từ 200-300 NDT/T.

2.3 Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam

2.3.1 Thị trường xuất khẩu.

Trong những năm qua, thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của ViệtNam là các nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Singapore, ĐàiLoan, Hàn Quốc….và một số nước Châu Âu như Đức, Tây Ban Nha,Italia….Và xuất khẩu cao su tự nhiên sang Hoa Kỳ có xu hướng tăng nhanhtừ năm 2002 sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức ký kết hiệp địnhThương mại Việt – Mỹ.

Trong năm 2006, cao su Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 40 thịtrường trên thế giới Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhấtcủa nước ta, chiếm 66,38% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt gần470 ngàn tấn với trị giá 851,38 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 64% vềtrị giá so với năm 2005.

Bảng 2.2: Thị phần cao su của Việt Nam

Ngày đăng: 26/11/2012, 15:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng2. 1: Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam - Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam
Bảng 2. 1: Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam (Trang 22)
Bảng 2.4 - Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam
Bảng 2.4 (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w