Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam (Trang 26 - 28)

2. Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam.

2.3. Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam

2.3.1. Thị trường xuất khẩu.

Trong những năm qua, thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam là các nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc….và một số nước Châu Âu như Đức, Tây Ban Nha, Italia….Và xuất khẩu cao su tự nhiên sang Hoa Kỳ có xu hướng tăng nhanh từ năm 2002 sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức ký kết hiệp định Thương mại Việt – Mỹ.

Trong năm 2006, cao su Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 40 thị trường trên thế giới. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta, chiếm 66,38% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt gần 470 ngàn tấn với trị giá 851,38 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 64% về trị giá so với năm 2005.

Bảng 2.2: Thị phần cao su của Việt Nam

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Thái Lan 40.5 39.41 44.66 45.33 42.73 41.61 42.67 Indonexia 25.8 28.54 28.50 29.04 27.92 28.97 29.04 Malaixia 18.27 16.11 16.81 16.52 13.79 13.93 15.21 Việt Nam 9.25 10.26 8.51 7.6 9.67 10.01 10.25

Thị trường năm 2007 khá cân đối giữa cung và cầu. Nhu cầu cao su khá mạnh. Khách hàng Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc đều tích cực mua, song hầu hết chỉ mua ít một mặc dù lượng dự trữ trong kho của các nhà sản xuất lốp xe còn rất ít, bởi giá cao. Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới đã

nhập khẩu 1.350.000 tấn cao su từ tháng 1 đến hết tháng 10/2007, tăng 2,4% so với cùng kì năm 2006.

Tại Việt Nam, Tổng thư kí hiệp hội cao su Việt Nam, bà Trần Thị Thuý Hoa, cũng cho rằng xuất khẩu cao su Việt Nam có thể không đạt mục tiêu 780.000 tấn trong năm 2007 do khó khăn về nguồn cung ở các nước láng giềng, làm giảm lượng nhập khẩu. Việt Nam xuất khẩu 80% sản lượng mủ cao su của mình và mua cao su từ Thái Lan, Campuchia và Indonexia để tái xuất khẩu. Khoảng 64% luợng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc .

Triển vọng thị trường cao su thiên nhiên năm 2008 sẽ tiếp tục khả quan hơn bởi 3 yếu tố: giá dầu mỏ cao; nhu cầu của các nước tiêu thụ tiếp tục tăng mạnh và nguồn dự trữ ở các nước sản xuất và các nhà nhập khẩu, nhất là các hãng sản xuất lốp xe, đều eo hẹp do giá quá cao vào năm 2007 khiến người mua không dám mua nhiều nên không củng cố được kho dự trữ.

2.3.2. Đối thủ cạnh tranh.

Đối thủ cạnh tranh chính của cao su Việt Nam là các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonexia, Malaixia… đều là những nước xuất khẩu cao su tự nhiên vào bậc nhất thế giới, chủng loại cao su tự nhiên của những nước này phù hợp với nhu cầu thế giới do các nước này đầu tư rất mạnh vào công nghiệp chế biến cao su.

Sản phẩm cao su cua Thái Lan, Malaixia, Indonexia hầu hết đã có mặt ở cac thị trường. Các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản…là những nước có nhu cầu cao su lớn nhung chỉ có những nước như Thái Lan, Malaixia, Indonexia mới đáp ứng được những nhu cầu này. Bên cạnh đó ngàng cao su của họ đã được Nhà nước chú trọng và quan tâm từ rất lâu nên lộ trình mở rộng thị trường rất hiệu quả bởi có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp và các nhà sản xuất, chế biến. Đặc biệt là dự án Thành phố cao su của Thái Lan tập trung vào những khách hang dung cao su nguyên chất

, phục vụ cho chế biến trực tiếp. Sản lượng cao su lớn nhất thế giới có thể giảm 1,5% xuống khoảng 3 triệu tấn trong năm 2007 do mưa nhiều làm gián đoạn việc thu hoạch mủ. Năm 2008, nguồn cung ở Indonexia khả quan hơn cả so với hai nước kia, cộng với giá rẻ hơn, nên hấp dẫn được nhiều khách hang. Song nhiều lúc các nhà xuất khẩu Indonexia cũng bất lực do không có hang để bán. Hin nay Malaysia, đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu mủ cao su, đang bắt đầu chủ trương giảm dần diện tích cao su, thay vào đó là cây cọ dầu – loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay, cao su tự nhiên của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu qua các nhà nhập khẩu trung gian như Sígapore, Hồng Kông…Vì vậy trong thời gian tới Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w