Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
1,38 MB
Nội dung
Lời mở đầu
Đầu tư là một bộ phận không thể thiếu trong bất cứ nền kinh tế nào và là
chìa khóa then chốt cho tăng trưởng và phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế thế
giới hội nhập và toàn cầu hóa thì đầu tư quốc tế trở thành mối quan tâm của tất cả
các quốc gia cũng như các tổ chức, cá nhân. Việc đầu tư ra nước ngoài cũng như
tiếp nhận đầu tư đã trở thành hoạt động vô cùng sôi nổi trong nền kinh tế toàn cầu
thế kỉ XX.
Nắm bắt được xu thế chung đó, Việt Nam ngay từ những năm đầu
Đổi mới, mở cửa đã tích cực đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng
kinh tế – xã hội. Chỉ trong hơn 20 năm, đầu tư nước ngoài đã đóng góp rất lớn vào
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta.
Đứng trước thực trạng đó, việc nghiên cứu tìm hiểu hoạt động đầu tư
quốc tế nói chung và đầu tư nước ngoài của Việt Nam nói riêng là hết sức cần
thiết đặc biệt là đối với sinh viên kinh tế. Do đó, nhóm chúng em lựa chọn đề tài:
“ Đầu tư quốc tề – Bản chất, hình thức, mối quan hệ” để nghiên cứu sâu hơn về
hoạt động đầu tư quốc tế, tìm hiểu thực trạng Việt Nam để từ đó đưa ra các giải
pháp nhằm thu hút và sử dụng, quản lý hiệu quả nguồn vốn quan trọng này.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Từ Quang Phương
đã hướng dẫn chúng em trong quá trình thực hiện đề tài.
_______________________________________________________________1__
Đầu tưquốctế-Nhóm 9
Chương I: Lý luận chung về Đầu tưquốc tế
I. Khái niệm, bản chất vai trò của đầu tưquốc tế.
1. Đầu tư và mối quan hệ quốc tế.
1.1. Khái niệm đầu tư:
Đầu tư là một trong những hoạt động quan trọng nhất của nền kinh tế. Nó là một
thành tố không thể thiếu được trong nền sản xuất. Nó cũng là mối quan tâm của bất kỳ
doanh nghiệp nào muốn gia tăng lợi nhuận bất kỳ cá nhân, gia đình nào muốn gia tăng
thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần. Vậy đầu tư là gì?
Theo nghĩa rộng, đầu tư có thể hiểu là sự hy sinh nguồn lực hiện tại để đạt
được một hay tập hợp mục đích (mục tiêu) của nhà đầu tư trong tương lai. Theo
khái niệm này, đầu tư là khoản chi trong hiện tại, bao trùm nhiều lĩnh vực như đầu
tư tài chính, đầu tư thương mại, đầu tưtài sản vật chất và phi vật chất…nhiều cấp
độ như cấp độ nền kinh tế, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các cá nhân. Do
đó, mục tiêu của đầu tư cũng được hiểu là đa lĩnh vực như mục tiêu chính trị, kinh
tế, VH-XH và cũng có thể là một mục tiêu nhân đạo đơn thuần… của chủ đầu tư.
Theo nghĩa hẹp, đầu tư là việc chi dùng vốn và các nguồn lực khác trong
hiện tại nhằm thu về một kết quả lớn hơn nguồn lực đã chi ra để đạt kết quả đó,
duy trì và tạo thêm những tài sản mới, năng lực mới cho nền kinh tế và cho chủ
đầu tư trong tương lai. Định nghĩa này đã chỉ rõ phạm vi đầu tư là các tài sản và
giúp phân biệt hoạt động đầu tư với hoạt động mua sắm tiêu dùng, và những hoạt
động loại này không nhằm đem lại kết quả trực tiếp lớn hơn sau chu kỳ đầu tư.
Phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp cũng giúp phân biệt hoạt động đầu tư với việc các
tổ chức, doanh nghiệp phải chi một khoản tiền khá lớn cho các hoạt động mang
tính thường xuyên nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục.
Như vậy, đầu tư là hoạt động rất cần thiết để tái sản xuất tài sản của nền kinh tế và
của chủ đầu tư. Với sự phân tích trên, đầu tư theo nghĩa hẹp cũng được hiểu là đầu
tư phát triển.
1.2 Khái niệm đầu tưquốc tế:
_______________________________________________________________2__
Đầu tưquốctế-Nhóm 9
Đầu tưquốctế là hình thức di chuyển tài vốn từ nước này sang nước khác
để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hữu hình hoặc
vô hình trên phạm vi toàn cầu.
Đầu tưquốctế là hoạt động xuất nhập khẩu tư bản, trong đó doạnh nghiệp
chuyển tài sản ra nước ngoài để thực hiện một dự án đầu tư nào đó với mục đích
tìm kiếm lợi nhuận. Tư bản được di chuyển gọi là vốn đầu tưquốc tế. Nước tiếp
nhận đầu tư được gọi là nước chủ nhà (host country). Nước mang vốn đi đầu tư
được gọi là nước đầu tư hay nước xuất xứ (home country).
Thực chất, đầu tưquốctế là sự vận động của tiền tệ và tài sản giữa các quốc
gia nhằm điều chỉnh tỷ lệ giữa các quốc gia phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế toàn cầu nói chung.
1.3 Các dạng vốn đầu tưquốc tế:
Dòng vốn đầu tư nước ngoài (foreign investment flow) là lượng vốn đầu tư
trực tiếp thực hiện trong một thời kỳ xác định (thường là một năm).
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào (foreign investment ỡnlows) là dòng vốn
đầu tư nước ngoài đưa vào một quốc gia.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài ra (foreign investment outlows) là dòng vốn
đầu tư nước ngoài được đưa ra khỏi một quốc gia.
Trữ lượng vốn đầu tử nước ngoài (foreign investment stock) là tổng giá trị
tích lũy của tài sản thuộc sở hữu nước ngòai ở một quốc gia tại một thời điểm
nhất định.
Vốn di chuyển giữa các quốc gia có thể là tiền mặt, các dạng tài sản
(nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, mặt bằng sản xuất, nhà xưởng ) giá trị bản
quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết, bản quyền thương hiệu
2. Bản chất và vai trò của đầu tưquốc tế:
2.1 Bản chất của đầu tưquốc tế:
2.1.1. Lịch sử phát triển của đầu tưquốc tế:
a. Lịch sử phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thế kỷ thứ XVI, các nhà tư bản từ các nướcc đế quốc phong kiến Châu
Âu bắt đầu thiết lập hệ thống ngân hàng, giao thông, thương mại và chi nhánh
công ty trên các thuộc địa của nước mình để phục vụ cho các hoạt động mua
_______________________________________________________________3__
Đầu tưquốctế-Nhóm 9
bán và khai thác tài nguyên tại chỗ, khởi đầu nhưng hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài đầu tiên. Trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, sự phát triển của
vận tải đườnng thuỷ và đường sắt khiến cho các chi phí vận chuyển giữa các
quốc gia giảm đáng kể, thúc đẩy sự phát triển của FDI. Từ năm 1860 đến
chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản phương tây mà dẫn đầu là Anh,
Pháp, Đức và Nga đua nhau đầu tư vốn ra nước ngoài. Anh là nước đầu tư ra
nước ngoài lớn nhất với số vốn đầu tư ra nước ngoài chiếm khoảng 45% tổng
lượng vốn FDI toàn cầu. Mỹ là nước tiếp nhận FDI lớn nhất. Cho tới năm
1914 phần lớn dòng vốn FDI cũng như trữ lượng vốn FDI tập trung tại các
nước đang phát triển ở Mỹ La-tinh, Trung Quốc và các khu vực với mức độ
công nghiệp hóa thấp ở châu Âu. Vào năm 1913, 55% tổng trữ lượng vốn FDI
là đầu tư vào lĩnh vực khai thác tài nguyên vật liệu và nông sản thô, 30% được
đầu tư vào giao thông vận tải, thương mại và phân phối, chỉ 10% được đầu tư
cho sản xuất, nhưng các cở sở sản xuấtnước ngoài còn tương đối độc lập, mức
độ lien kết và hội nhập chưa cao. Tuy FDI được phân bố rộng hơn về mặt địa
lý so với FPI, nhưng việc mở rộng hoạt động sản xuất ra nước ngoài thông qua
FDI lại phân bố không đều. việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên
được diễn ra trên quy mô toàn cầu, trong đó FDI cho sản xuất chỉ tập trung
chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ. FDI tìm kiếm tài nguyên được sự hỗ trợ mạnh
mẽ của FDI vào giao thông vận tải và thương mại. Lợi ích thu được từ FDI
chủ yếu tập trung cho các nước đi đầu tư. Thời gian giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới, sự phát triển của kinh tếquốctế đã bị suy giảm mạnh do ảnh hưởng
của chiến tranh và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. Tuy nhiên,
FDI là hoạt động quốc tến ít chịu tác động nhất: trong giai đoạn 1914-1938,
trữ lượng vốn FDI tăng gần gấp đôi, đạt hơn 26 tỉ USD. Thời kì này cũng đánh
dấu việc Mỹ nổi lên thành một trong những nước dẫn đầu trong đầu tư ra nước
ngoài, dù đến năm 1938, Anh vẫn là nước dẫn đầu. Thời kì 1945-1960 là giai
đoạn Mỹ vươn lên dẫn đầu trong hoạt động đầu tưquốctế mà cụ thể là đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Với kế hoạch Marshall giúp tái thiết lại châu Âu cùng
_______________________________________________________________4__
Đầu tưquốctế-Nhóm 9
với việc triển khai quân đội Mĩ trên toàn châu Âu thời hậu chiến, trên bán đảo
Triều Tiên và Nhật Bản trong chiến tranh Triều Tiên…Các doanh nghiệp Mý
đã đưa một lượng lớn vốn đầu tư, việc làm, kĩ thuật công nghiệp của mình đến
đầu tư vào những khu vực đó. Thời kì từ 1960-1980 là giai đoạn phục hồi của
châu Âu và Nhật Bản sau khi đất nước được tái thiết. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Tây Âu và Nhật Bản bắt đầu dần dần phát triển trở lại và tăng
trưởng rất mạnh. Từ đó Mỹ, Nhật và Tây Âu luôn là ba khu vực dẫn đầu về
đầu tư trực tiếp nước ngoài, cả với tư cách là nước đầu tư lẫn với tư cách là
nước chủ nhà. Đến cuối thập niên 1980 dòng vốn FDI đã tăng trưởng nhanh
hơn dòng vốn tài chính quốctế và đã đạt tới mức cao nhất là hơn 1200 tỉ USD
vào năm 2000. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, trữ lượng vốn FDI chủ yếu
tập trung vào lĩnh vực sản xuất…tuy nhiên từ giữa thập niên 1970, tỉ trọng vốn
FDI cho sản xuất bắt đầu giảm và tỉ trọng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ ngày
càng tăng, tỉ trọng dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển cũng ngày
càng giảm từ sau chiến tranh, dù rằng con số tuyệt đối vẫn liên tục tăng và FDI
vẫn là một trongn những nguồn vốn chính của nhiều nước trong 3 năm. Trong
3 năm 2001, 2002, 2003 FDI giảm sút mạnh tương ứng là 41%, 13%, 12% do
kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, các nước trung tâm của hoạt động FDI
rơi vào suy thoái, lại cộng them những bất ổn chính trị nhưu vụ khủng bố ngày
11/9/2001 tại Mỹ cùng cuộc chiến Irắc do Mỹ và đồng minh tiến hành. Từ
năm 2004 dòng vốn FDI tăng trưởng trở lại, cao hơn năm 2003 là 2%, chủ yếu
là nhờ sự tăng trưởng của dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển (tăng
40%). Dòng vốn đầu tư vào các nước vẫn giảm sút 14% so với năm 2003. Kết
quả là dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển chiếm 36% tổng dòng vốn
FDI toàn cầu, đạt mức cao nhất từ năm 1997
_______________________________________________________________5__
Đầu tưquốctế-Nhóm 9
b. Lịch sử phát triển của đầu tư gián tiếp nước ngoài:
Khoảng giữa thế kỷ XIX, do có nhu cầu vốn lớn để phục vụ cho cuộc
cách mạng công nghiệp, Anh đã phát hành các loại trái phiếu chính phủ để
huy động vốn từ các nước tưi bản phát triển Tây Âu khác, đánh dấu sự xuất
hiện của hình thức đầu tư nước ngoài gián tiếp. trong giai đoạn 1870-1913, sở
hữu chứng khoán nước ngoài (bao gồm trái phiếu và cổ phiếu chính phủ và tư
nhân) dật mức rất cao. Tỷ lệ chứng khoán nước ngoài được giao dịch tại Luân
Đôn chiếm 59% vào năm 1913; tại Pháp, tỷ lệ đó là 53%
2.1.2 Bản chất của Đầu tưquốc tế
Quan hệ quốctế trong đầu tư là một lĩnh vực của quan hệ kinh tế đối
ngoại đang ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, ngày càng xuất hiện
nhiều dòng chảy đan xen giữa các quốc gia về yếu tố sản xuất bao gồm vốn,
công nghệ và lao động không chỉ giữa các nước phát triển với các nước đang
phát triển mà cả giữa các nước phát triển với các nước phát triển và giữa các
nước đang phát triển với nhau. Đó là hàng trăm tỷ đô la được đầu tư ra nước
ngoài mỗi năm và xu hướng ngày càng tăng lên. Các làn sóng công nghệ được
chuyển giao giữa các quốc gia và các khu vực cũng ngày càng mạnh mẽ. Vào
thế kỷ XIX vốn lao động Châu Âu chảy sang Mỹ và các quốc gia có nền kinh
tế phát triển. Những năm 60 của thế kỷ XX, Mỹ đã đưa một khối lượng lớn
vốn đầu tư sang Canada và Tây Âu. Những năm 80 và 90 của thế kỷ XX vốn
đàu tư lại chảy từ Nhật Bản sang Mỹ. Đó là hiện tượng sống động và gia tăng
của nền kinh tế thế giới, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên
trong đó có thể tổng kết một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do sự mất cân đối về các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia nên
có sự chênh lệch về giá cả các yếu tố, đầu tưquốctế thực hiện nhằm đạt được lợi
ích từ sự chênh lệch đó (khai thác lợi thế so sánh mỗi quốc gia).
Thứ hai, do sự gặp gỡ về lợi ích của các bên tham gia, bên có vốn dầu tư thì
cần tìm nơi đầu tư có lợi, cần tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch cũng như sự kiểm
soát hải quan trong buôn bán quốc tế, cần khuyếch trương thị trường, uy tín, tăng
cường vị thế và mở rộng qui mô kinh doanh. Đối với bên nhận đầu tư do thiếu vốn
_______________________________________________________________6__
Đầu tưquốctế-Nhóm 9
tích lũy, do nhu cầu tăng trưởng nhanh, nhu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ và
tiếp nhận kinh nghiệm quản lý tiên tiến để khai thác có hiệu quả các nguồn tài
nguyên và tạo việc làm cho lao động trong nước, đầu tưquốctế được thực hiên để
đáp ứng nhu cầu đó. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, thực hiện tiếp
nhận đầu tưquốctế cũng nhằm mục đích dịch chuyển cơ cấu kinh tế, xây dựng
các khu công nghiệp và khu công nghệ cao, góp phần thực hiện công cuộc công
nghiệp hóa đất nước.
Thứ ba, trong nhiều trường hợp, đầu tưquốctế nhằm giải quết các nhiệm
vụ đặc biệt như xây dựng các công trình có quy mô vượt ra ngoài phạm vi biên
giới quốc gia, đòi hỏi phải có sự phối hợp của quốc gia.
Đầu tưquốctế đưa đến những tác động tích cực khác nhau đối với bên đi
đầu tư và bên nhận đầu tư, đồng thời có thể đưa lại cả tác động tiêu cực. Điều đó
phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trước hết là
phụ thuộc vào chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trình độ tổ chức, quản
lý của cán bộ.
Đầu tư nước ngoài ở các nhóm nước có sự khác nhau về qui mô, về cơ cấu,
về chính sách cũng như đưa đến những tác động khác nhau. Việc nghiên cứu đặc
đối với một điểm cơ bản của đầu tưquốctế hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn quan trọng quốc gia.
2.2 Vai trò của đầu tưquốc tế:
2.2.1 Đối với nước đi đầu tư:
a. Tác động tích cực:
Trong các chương trình viện trợ hoàn lại hoặc không hoàn lại cho các nước
đang phát triển thì mục tiêu chủ yếu là đạt được các mục đích chính trị, gây sức ép
buộc các nước nhận đầu tư phải chấp nhận những điều kiện có lợi cho các nước
đầu tư hoặc là vì mục tiêu nhân đạo.
_______________________________________________________________7__
Đầu tưquốctế-Nhóm 9
Khai thác các nguồn lực nước ngoài khi các ngồn lực trong nước khan hiếm
như tài nguyên, lao động rẻ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Các quốc gia
đều có giới hạn về nguồn lực thậm chí không có nguồn lực. Khi các nguồn lực
trong nước trở nên khan hiếm các chủ đầu tư có xu hướng vươn ra thị trường nước
ngoài nhằm khai thác nguồn lực sẵn có của nước sở tại. Tìm kiếm lợi nhuận thông
qua việc giảm chi phí do sử dụng được nguồn lao động giá rẻ mặt khác ở những
nước có nền kinh tế chậm phát triển do trình độ công nghệ còn thấp kém nên chưa
khai thác được hết những nguồn nguyên vật liệu, tài nguyên phong phú của mình.
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ tận dụng lợi thế này để khai thác các nguồn tài nguyên
đó của nước sở tại thu lợi nhuận cho mình.
Giúp kéo dài chu kỳ sống của công nghệ và sản phẩm. Các nước trên thế
giới có trình độ phát triển khác nhau và chia thành ba nhóm nước: các nước phát
triển, các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển. Các nước phát triển
có trình độ khoa học kỹ thuật vượt rất xa so với hai nhóm nước còn lại, vì vậy,
một công nghệ lạc hâu ở các nước phát triển có thể vẫn là công nghệ mới hoặc
công nghệ đang được sử dụng tối ưu ở các nước đang phát triển và chậm phát
triển. Quá trình chuyển giao công nghệ lạc hậu ở các nước phát triển sang các
nước đang phát triển và chậm phát triển thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài sẽ kéo dài chu kỳ sống cho sản phẩm, công nghệ và tạo thêm lợi nhuận cho
nhà đầu tư.
Giúp bành trướng sức mạnh kinh tế , tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch
của nước nhận đầu tư.
Các nước giàu đầu tư sang nhau, dựa vào nhau để phát huy thế mạnh của
mình. Liên kết với nhau để cùng thu lợi nhuận về mình, gíup phân tán rủi ro do
tình hình kinh tế- chính trị bất ổn. Khi lựa chọn những phương án đầu tư khác
nhau các nhà đầu tư không chỉ nhìn vào lợi tức dự kiến có thể thu về mà còn nhìn
vào khả năng giảm rủi ro và bất ổn định về thu nhập bằng cách đầu tư vào các dự
án ở nhiều nước khác nhau
_______________________________________________________________8__
Đầu tưquốctế-Nhóm 9
b. Tác động tiêu cực:
Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu biết về môi trường đầu tư.
Dẫn tới làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư trong trường hợp đầu tư ra
nước ngoài là nhằm thay thế cho sản xuất trong nước, làm sản xuất trong nước
giảm sút và thất nghiệp tăng nhanh.
Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển giao
công nghệ.
Nếu không có định hướng và chính sách thích hợp thì các nhà kinh doanh
không muốn kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở nước ngoài, gây ra
sự tụt hậu của nước chủ vốn đầu tư.
2.2.2Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư
a. Tác động tích cực
Giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế và xã hội trong nước.
Giúp cải thiện cán cân thanh toán tác động tích cực lên cán cân thanh toán
khi nhà đầu tư nước ngoài chuyển vốn vào, khi FDI tạo ra sản phẩm thay thế hàng
nhập khẩu hay sản xuất hàng xuất khẩu.
Giúp tạo công ăn việc làm mới. Các nhà đầu tư nước ngoài phải sử dụng
nguồn nhân lực chủ yếu của nước chủ nhà để đáp ứng được nhu cầu sản xuất,
nguồn nhân lực cần được đào tạo một cách cơ bản, một số được đào tạo trong
nước một số khác được đào tạo nước ngoài. chính vì vậy mà tạo ra công ăn việc
làm trong các hãng có vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra cơ hội việc làm trong các tổ
chức khác khi các nhà đầu tư nước ngoài mua hàng hóa dịch vụ từ các nhà sản
xuất trong nước hoặc thuê họ thông qua các hợp đồng gia công chế biến. Bên cạnh
việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ kỹ thuật, đội ngũ quản lý nhà
nước của nước chủ nhà cũng được tiếp cận cách làm việc và quản lý tiên tiến
Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ chú trọng đến việc đào tạo nguồn
nhân lực của doanh nghiệp mình mà còn có những chương trình đào tạo khác để
góp phần phát triển giáo dục của nước chủ nhà như mở rộng lớp phổ cập kiến thức
_______________________________________________________________9__
Đầu tưquốctế-Nhóm 9
cho người dân địa phương, các hoạt động trợ cấp phương tiên dụng cụ học tập,
khuyến khích học tập
Giúp tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế
Tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và thương
mại. Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài đó khiến hoạt động sản xuất trong
nước trở nên sôi nổi hơn, thị trường đó có thêm đối thủ cạnh tranh, các công ty
trong nước phải có các chiến lược kinh doanh mới, như thay đổi mẫu mã, giảm giá
thành sản phẩm , có các chương trình khuyến mại hấp dẫn, quảng cáo sản phẩm
rộng rãi để thu hút khác hàng và chiếm lĩnh thị trường.
Giúp học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài
b. Tác động tiêu cực :
Có thể dẫn tới tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá,
gây hậu quả ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng.
Gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa các
tầng lớp dân cư với nhau.
Có thể làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội, dịch bệnh.
Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư.
3. Cơ sở lý luận về đầu tưquốc tế:
3. 1. Lý thuyết lợi ích cận biên:
Lý thuyết này được xây dựng dựa trên những giả định sau:
- Thế giới có 2 quốc gia :quốc gia 1 và quốc gia 2.
- Tổng vốn đầy tư của toàn thế giới được biểu diễn trên hình vẽ là
đoạn OO’ và vốn được di chuyển tự do giữa các quốc gia.
_______________________________________________________________1
0__
Đầu tưquốctế-Nhóm 9
[...]... HJM- giá trị sản phẩm của các y u tố phối hợp * Xét trường hợp vốn đ utư di chuyển từquốc gia này sang quốc gia kia (có đ utưquốc tế) , khi đó hi u quả vủa vốn đ utư sẽ được xác định như sau: Do lợi nhuận của vốn đ utư ở quốc gia 2 (OH’) cao hơn so với quốc gia 1 (O’H) cao hơn ở quốc gia 1 (OC) nên phần AB của vốn đ utư sẽ chuyêể từquốc gia 1 sang đ utư ở quốc gia 2 và cân bằng ở mực lợi nhuận... nhà đ utư dễ dàng bán chứng khoán khi không muốn đ utư nữa _34 Đ utưquốctế-Nhóm9 b Phân loại Đối tư ng đ utư Đ utư cổ phi u Cổ phi u( Equyte/share): là Đ utư trái phi u Trái phi u (bond): là chứng chỉ sở h u chứng chỉ nợ hệ Quan hệ sở h u (chủ sở h u Quan hệ tín dụng Quan giữa nhà đ utư và đối tư ng sở h u) và DN phát hành Chủ (chủ nợ và con nợ đ utư là cổ... trên, hi u quả của đ utưquốctế có thể được bi u diễn qua hình vẽ sau: i F i’ Quốc gia 1 Quốc gia 2 J M N E C H R VMPK2 T G VMPK1 O B A O’ Trong đó: OO’ -tổng vốn đ utư của thế giới Oi ,O’i’ tư ng ứng là các trục bi u diễn giá trị sản phẩm cận biên tăng thêm của vốn đ utư ở quốc gia 1 và quốc gia 2 OA -vốn đ utư của quốc gia 1 O’A - vốn đ utư của quốc gia 2 VMPK1 và VMPK2 là 2 đường bi u diễn... bán-spread) bán chứng khoán (phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán-spread) 2.2.2 Tín dụng tư nhân quốctế a Khái niệm _35 Đ utưquốctế-Nhóm9 Tín dụng tư nhân quốctế là hình thức đ u tư quốctế trong đó chủ đ utư của một nước cho các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế ở một nước khác vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền cho vay b Đặc điểm - Chủ đ u tư. .. ra kết luận rằng từ quan điểm coi thế giới là một tổng thể gồm 2 quốc gia, đ u tư quốctế làm cho tổng giá trị sản _1 2 Đ u tư quốctế - Nhóm9 phẩm của toàn thế giới tăng lên Như vậy, đ utưquốctế đã góp phần tăng khả năng phân phối và hi u quả sử dụng các nguồn lực của từng quốc gia cũng như của toàn nền kinh tế thế giới 3.2 Lý thuyết về chu kỳ sống quốctế của sản... các tổ chức quốctế N u là vốn đ utư của tư nhân thì được thự hiện thông qua việc mua cổ phi u, trái phi u và bị khống chế ở mức dưới 1 0-2 5% vốn pháp định _32 Đ u tư quốctế - Nhóm9- Chủ đ utư nước ngoài không trực tiếp tham gia đi u hành hoạt động của hoạt động của đối tư ng đ utư- Chủ đ utư nước ngoài thu được lợi nhuận thông qua lãi suất cho vay hoặc lợi tức... bằng tiền Lý do đ utư chứng khoán nước ngoài: Cơ c utư ng quan quốc tế: thu nhập đ utư chứng khoán giữa các quốc gia ít tư ng quan với nhau như trong một quốc gia và phân tán rủi ro Tóm lại: Thu nhập, lợi nhuận trong hoạt động FPI khá ổn định và thấp hơn FDI, tuy vậy nhà đ utư vẫn chọn nó do độ tư ng quan quốctế giữa các chứng khoán là rất thấp và chu kì kinh doanh giữa các quốc gia thường không... đã mua, tuy nhiên anh ta có thể không có quyền kiểm soát _33 Đ u tư quốctế - Nhóm9 doanh nghiệp Còn khi mua trái phi u thì nhà đ utư nước ngoài không có quyền cả về sở h u lẫn kiểm soát doanh nghiệp Thu nhập của chủ đ utư phụ thuộc vào loại chứng khoán mà nhà đ utư mua, có thể cố định hoặc không N u nhà đ utư mua trái phi u thì sẽ được hưởng trái tức cố định, tuy... quyền nhóm trên phạm vi quốc tế, trong đó bao gồm: phản ứng của các công ty độc quyền nhóm, hi u quả kinh tế nhờ quy mô và sự liên kết đ utưquốctế theo chi u dọc Tất cả các hành vi đó đ u nhằm hạn chế cạnh tranh, mở rộng thị trường và ngăn cản không cho đối thủ khác thâm nhập vào ngành và thị trường của các công ty độc quyền nhóm _1 3 Đ utưquốctế-Nhóm9 Đ u tư. .. nhà đ utư nước ngoài Chính y u tố này làm phức tạp thêm cho thủ tục xuất kh u và bị xếp vào hàng rào xuất kh u khác - Chính sách thuế và u đãi: Chính sách u đãi thường được áp dụng để _1 9 Đ utưquốctế-Nhóm9 thu hút các nhà đ utư nước ngoài - Chính sách kinh tế vĩ mô : Chính sách này ổn định sẽ góp phần tạo đi u kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhà đ utư bản . tài.
_______________________________________________________________1__
Đ u tư quốc tế - Nhóm 9
Chương I: Lý luận chung về Đ u tư quốc tế
I. Khái niệm, bản chất vai trò của đ u tư quốc tế.
1. Đ u tư và mối quan hệ quốc tế.
1.1 gia.
_______________________________________________________________1
0__
Đ u tư quốc tế - Nhóm 9
Với các giả định trên, hi u quả của đ u tư quốc tế có thể được bi u diễn qua
hình vẽ sau:
i i’
F Quốc gia 1 Quốc gia 2