2. Đầu tư gián tiếp nước ngoà
2.2.1. Đầu tư trên thị trường chứng khóan FPI.
Hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu là hình thức đầu tư của tư nhân. Chủ đầu tư sẽ lựa chọn các doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc có triển vọng phát triển trong tương lai để đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu, nhưng số lượng cổ phần sẽ bị khống chế ở mức độ nhất định, tùy theo luật đầu tư của từng nước quy định. Chủ đầu tư sẽ được hưởng lợi tức cổ phần và giá trị của lợi tức thu được sẽ phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
a. Đặc điểm
Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định tuỳ theo từng loại chứng khoán và tuỳ theo từng nước để nước nhận đầu tư kiểm soát khả năng chi phối doanh nghiệp của nhà đầu tư chứng khoán; Ví dụ ở VN, theo Quyết định số 238/2005 QĐ-TTg ban hành ngày 29/9/2005, tỉ lệ nắm giữ tối đa cổ phiếu được niêm yết của bên nước ngoài là 49%, đối với trái phiếu thì không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Chủ đầu tư nước ngoài không nắm quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán; bên tiếp nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong kinh doanh sản xuất. Đặc điểm này có thể suy ra từ đặc điểm trên, bởi vì chủ đầu tư nước ngoài chỉ được nắm giữ một tỉ lệ chứng khoán tối đa nào đó mà thôi, tỉ lệ mà trên mức đó thì hoạt động đầu tư của anh ta sẽ được coi là FDI tức là anh ta có quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán. Chúng ta cần phân biệt quyền kiểm soát và quyền sở hữu. Hai quyền này khác nhau. Không phải lúc nào có quyền sở hữu cũng đồng nghĩa với việc có quyền kiểm soát doanh nghiệp. Ví dụ khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư có quyền sở hữu doanh nghiệp tương ứng với số cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu mà anh ta đã mua, tuy nhiên anh ta có thể không có quyền kiểm soát
doanh nghiệp. Còn khi mua trái phiếu thì nhà đầu tư nước ngoài không có quyền cả về sở hữu lẫn kiểm soát doanh nghiệp.
Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào loại chứng khoán mà nhà đầu tư mua, có thể cố định hoặc không. Nếu nhà đầu tư mua trái phiếu thì sẽ được hưởng trái tức cố định, tuy nhiên cũng có những loại trái phiếu một phần thu nhập cố định một phần thay đổi theo kết quả sản xuất kinh doanh. Còn nếu mua cổ phiếu thì sẽ được hưởng cổ tức tuỳ theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và quyết định phân chia lợi nhuận sau mỗi kỳ kinh doanh của hội đồng cổ đông.
Nước tiếp nhận đầu tư không có khả năng, cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ thuật máy móc thiết bị hiện đại và kinh nghiệm quản lý vì kênh thu hút đầu tư loại này chỉ tiếp nhận vốn bằng tiền.
Lý do đầu tư chứng khoán nước ngoài: Cơ cấu tương quan quốc tế: thu nhập đầu tư chứng khoán giữa các quốc gia ít tương quan với nhau như trong một quốc gia và phân tán rủi ro
Tóm lại: Thu nhập, lợi nhuận trong hoạt động FPI khá ổn định và thấp hơn FDI, tuy vậy nhà đầu tư vẫn chọn nó do độ tương quan quốc tế giữa các chứng khoán là rất thấp và chu kì kinh doanh giữa các quốc gia thường không đồng bộ. Đối với nước tiếp nhận đầu tư hình thức này có các ưu điểm sau: giúp cho thị trường chứng khoán, một công cụ tài chính hiện đại hiện nay trên thế giới, sôi động và phát triển hơn, ít sợ bị phụ thuộc vào mặt kinh tế vì các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ một tỉ lệ nhỏ CK, chủ đầu tư không có quyền kiểm soát doanh nghiệp nên sẽ không sợ bị nhà FDI cạnh tranh và giành độc quyền với nền kinh tế trong nước. Nhược điểm là độ ổn định không cao do nhà đầu tư dễ dàng bán chứng khoán khi không muốn đầu tư nữa
b. Phân loại
Đầu tư cổ phiếu Đầu tư trái phiếu Đối tượng
đầu tư
Cổ phiếu(Equyte/share): là chứng chỉ sở hữu
Trái phiếu (bond): là chứng chỉ nợ
Quan hệ giữa nhà đầu tư và DN phát hành
Quan hệ sở hữu (chủ sở hữu và đối tượng sở hữu)
Chủ đầu tư là cổ đông (share - owner) / chủ sở hữu của công ty
Quan hệ tín dụng (chủ nợ và con nợ
Chủ đầu tư là trái chủ/chủ nợ của công ty
Thu nhập mà DN phát hành trả cho nhà ĐT
- Cổ tức (Divident): là lợi nhuận công ty được chia tương ứng với phần vốn góp. =>Thu nhập không cố định -Trái tức (Interest): là lãi tương ứng với phần vốn cho vay. =>Thu nhập cố định So sánh giữa chi phí và thu nhập mà DN trả cho nhà ĐT (đối với 1 chứng khoán)
-Chi phí: giá thị trường (market price) (không phải mệnh giá-face value MG) -Thu nhập: Cổ tức = TNDN x (MG/TVĐTDN) = MG x (TNDN/TVĐTDN) Chi phí: giá thị trường (market price)
(không phải mệnh giá-face
value-MG) -Thu nhập:
Trái tức = MG x lãi suất trái phiếu
Thu nhập của nhà ĐT chứng khoán
Không chỉ có cổ tức mà còn có thu nhập từ việc mua, bán chứng khoán (phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán-spread)
Không chỉ có trái tức mà còn có thu nhập từ việc mua, bán chứng khoán (phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán-spread)