Tình hình thu hút vốn FDI đăng ký từ 1988-2010.

Một phần của tài liệu Tài liệu u tư quốc tế - nhóm 9 docx (Trang 44 - 56)

III. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp FDI và nguồn vốn ODA 1, Tác động của ODA đến FDI:

1. Tình hình thu hút vốn FDI đăng ký từ 1988-2010.

Đầu tư FDI vào VN từ 1988 dến nay qua các năm có nhiều biến động phức tạp do những biến động chính trị thế giới qua các thời kỳ, lẫn những thay đổi trong chính sách của ta.

Từ năm 1988 đến 1990: là 3 năm đầu triển khai Luật, được coi là một thời kỳ thử nghiệm, mò mẫm nên kết quả đạt được không nhiều, FDI chưa có tác dụng rõ rệt đến tình hình kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Vào lúc này, ngoài việc có được Luật đầu tư nước ngoài khá hấp dẫn và môi trường khá tự do trong đầu tư và kinh doanh, thì các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương chưa có được kinh nghiệm cần thiết đối với hoạt động FDI. Các nhà đầu tư nước ngoài coi Việt Nam như “một vùng đất mới” cần phải thận trọng trong hoạt động đầu tư.

Cả ba năm cộng lại, cả nước thu hút được 211 dự án với số vốn đăng ký là 1602.2 triệu USD và vốn pháp định 1279.7 triệu USD, còn vốn thực hiện thì không đáng kể, bởi vì các doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đưa được vốn vào Việt Nam. Bình quân 1 dự án có 7,4 triệu USD vốn đăng ký và 4,7 triệu USD vốn pháp định. Các lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là khách sạn, du lịch, khai thác thăm dò dầu khí, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản.

Từ năm 1991 đến 1996 là thời kỳ FDI tăng trưởng nhanh, đạt kết quả cao nhất trong năm 22 năm và góp phần ngày càng quan trọng vào việc thực hiện kinh tế – xã hội. Trong kế hoạch 5 năm 1991- 1995 thu hút được 17663 triệu USD vốn FDI đăng ký, tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao; Vốn đăng ký năm 1991 là 1291.5 triệu USD thì vốn đăng ký năm 1995 là 6937.2 triệu USD gấp 5,4 lần. Vốn thực hiện trong cả 5 năm (1991 – 1995) là 17663 triệu USD, chiếm khoảng 32% tổng đầu tư toàn xã hội. Đã có khoảng 20 vạn người làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Đây là thời kỳ hoạt động FDI rất sôi động, hàng nghìn đoàn khách quốc tế đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, hàng trăm dự án mới chờ thẩm định, hàng chục nhà máy được khởi công cùng một lúc, bản đồ FDI thay đổi từng ngày ở Việt Nam.

Giai đoạn 1997 – 2000 là thời kỳ suy thoái của dòng vốn FDI vào Việt Nam. Vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1997 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo. Nếu

như các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 20 vạn người trong 5 năm 1991 – 1995, thì trong 5 năm 1996 – 2000 chỉ có thêm 149 nghìn người có việc làm trong khu vực FDI.

Tình hình giảm sút FDI vào Việt Nam từ sau 1997 có nguyên nhân khách quan gắn với cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực và tiếp đó là sự suy giảm kinh tế của thế giới, nhất là của Mỹ, EU và Nhật Bản đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, trước hết là xuất nhập khẩu, làm giảm rõ rệt lợi thế so sánh của Việt Nam trong đầu tư và thương mại quốc tế

Từ năm 2001 đến 2004 là thời kỳ hồi phục chậm của hoạt động FDI. Tính đến cuối năm 2004, tổng vốn đăng ký FDI ở Việt Nam là 4547.6 triệu USD và vốn thực hiện 2852.5 triệu USD. Con số này cho thấy, sau nhiều năm luồng vốn FDI vào Việt Nam bị chững lại, năm 2004 đã có dấu hiệu hồi phục rõ rệt. Những dấu hiệu lạc quan có thể minh chứng cho xu hướng phục hồi dòng vốn FDI vào Việt Nam, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

Từ năm 2005-2009 : Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài đến hết năm 2008 số dự án,vốn đăng ký không ngừng tăng lên qua các năm tuy tốc độ tăng không đều, năm 2009 số dự án và vốn đăng ký giảm tuy nhiên trong năm 2009 cả nước có 839 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6 % so với năm 2008 nhưng đây là cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Sang đến năm 2010. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đang tiếp tục đạt được những chỉ số khá tốt. Giải ngân vốn FDI nửa đầu năm 2010 tiếp tục tăng 5,9% so với cùng kỳ 2009, đạt 5,4 tỷ USD. So với dự kiến giải ngân từ đầu năm thì tiến độ giải ngân này là phù hợp. Tổng cộng trong 6 tháng đầu năm 2010 cả nước có 438 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 7,9 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ 2009. Đã có 121 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký

tăng thêm là 525 triệu USD, bằng 10,7% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, quy mô vốn đầu tư tăng thêm thấp hơn nhiều lần so với cùng kỳ.

Tóm lại 1988-2010 : FDI vào VN không ngừng tăng lên những thay dổi về luật đầu tư, thay đổi về mặt hành chính, phương châm trong quan hệ đối ngoại thực sự đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản lý là các yếu tố và động lực góp phần đưa lại kết quả đáng khích lệ của hoạt động FDI tại Việt Nam, góp phần xác định vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn FDI trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước ta.

a. Phân theo ngành, nghề.

Đây là một vấn đề rất có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vì nó có tác động to lớn đến quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng

Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất CNXH vì vậy các ngành công nghiệp, xây dựng và dich vụ vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Các điều kiện phát triển cho các khối ngành này như vốn, kỹ thuật, công nghệ…. chưa được đáp ứng một cách đầy đủ hoặc vẫn còn thua kém các nước phát triển.Nguyên nhân đó thu hút một lượng lớn FDI chảy vào lĩnh vực này cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước nhằm thu được lợi nhuận.Hơn nữa qua các thời kỳ,chúng ta vẫn định hướng thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút FDI. Nhờ vậy, cho đến nay các dự án FDI thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may...) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án FDI này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành.

Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện.

Tính đến hết năm 2008, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 6,303 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 87,79 tỷ USD, chiếm 64,3% về số dự án, 58,6% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện Chuyên ngành Số dự án TVĐ T Vốn điều lệ

Công nghiệp và xây

dựng ,303 87,799,7 45,637 29,663,8 16,911 CN dầu khí 48 14,477,8 41,815 4,658,8 41,815 CN nhẹ ,740 15,680,1 41,811 6,884,4 39,318 CN nặng ,602 47,164,6 84,169 14,132,2 35,521 CN thực phẩm 50 4,199,0 05,162 1,875,9 54,424 Xây dựng 63 6,278,0 72,680 2,112,3 45,833

Phân bố vốn FDI trong ngành công nghiệp và xây dựng

FDI trong lĩnh vực dịch vụ:

Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987). Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

Trong khu vực dịch vụ FDI tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, du lịch-khách sạn, giao thông vận tải-bưu điện..

Trong năm 2007 tuy vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (50,6%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006 (31,19%) với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí.v.v. Tính tới năm 2008 lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký

Lĩnh vực Nông - Lâm – Ngư nghiệp

Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp đã được chú trọng ngày từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thu hút FDI vào lĩnh vực Nông - Lâm ngư chưa được như mong muốn.

Đến hết ngày 19/12/2008, lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp có 976 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 4,79 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,29 tỷ USD; chiếm 10% về số dự án ; 4,4% tổng vốn đăng ký. Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất 90% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của ngành. Rồi tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Cuối cùng là lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án. Có 138 dự án thuỷ sản với vốn đăng ký là 470 triệu USD.

Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp nước ta, trong đó, các nước châu Á ( Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,..) chiếm 60% tổng vốn đăng ký vào ngành nông nghiệp (riêng Đài Loan là 28%). Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có Pháp (8%), quần đảo British Virgin Islands (11%). Một số nước có ngành nông nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australi) vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta.

Các dự án FDI trong ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%. Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước.

a. Phân theo vùng, lãnh thổ

FDI đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở các vùng kinh tế phía Nam và phía Bắc: Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Những năm gần đây, vốn FDI đã chảy vào một số địa phương mới và địa phương thuộc vùng kinh tế xã hội khó khăn như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ,Bình Phước, Bình Định, Bến Tre, Phú Yên,Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, Quảng Bình, Quảng Nam, Đồng Tháp.

Đầu tư nước ngoài ban đầu tập trung ở những tỉnh thành phố có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, thủ tục thông thoáng và nguồn nhân lực có chất lượng tốt. Sự gia tăng nguồn vốn đầu tư vào các địa phương dần hình thành những khu công nghiệp chuyên ngành như khu công nghiệp dệt, kho công nghiệp điện tử ở Đồng Nai, khu công nghiệp đóng tàu ở TP. Hồ Chí Minh…và nhiều khu công nghiệp đa ngành. Bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng chuyển dịch đến các địa phương khác do một số nguyên nhân như: nhu cầu đầu tư ở các thành phố lớn gần như đã bão hòa; những dự án mang lại lợi nhuận cao ngày càng giảm, môi trường đầu tư ở một số thành phố lớn kém hấp dẫn hơn ở các địa phương khác do tác động của một số yếu tố như giá nhân công; thị trường vốn và hoạt động ngân hàng; chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng…và do những khuyến khích ưu đãi của chính phủ đối nhà đầu tư khi đầu tư vào khu vực này.

Ta có biểu đồ về cơ cấu vốn FDI theo lãnh thổ trong giai đoan 1998-2008:

Biểu đồ về cơ cấu vốn FDI theo lãnh thổ cho ta thấy TP.Hồ Chí Minh là nơi thu hút vốn đầu tư FDI lớn nhất trong cả nước với tổng số vốn trên 20 tỷ USD. Theo sau là các tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Tĩnh, Thanh Hóa với số vốn trong khoảng từ 8-13 tỷ USD. các tỉnh như Hải Phòng, Long An, Vĩnh Phúc, Hải Dương , Kiên Giang, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi thu hút khoảng từ 2-3 tỷ USD. Các tỉnh còn lại chiếm số lượng vốn rất nhỏ, tổng cộng chỉ có xấp xỉ 20 tỷ USD. Trong tổng vốn đầu tư FDI được đăng kí thì tỷ trọng lượng vốn đầu tư được thực hiện chiếm tỷ lệ cao ở các tỉnh như Quảng Ngãi (39.5%), Thừa Thiên Huế (35.2%), TP. Hồ Chí Minh (30.9%), Đồng Nai (30.2%)…ở khu vực miền Trung để khắc phục tình trạng sức hút vốn FDI kém trước đó Chính Phủ đã chủ trương và chỉ đạo việc

hình thành khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi và khu kinh tế mở Chu Lai – Quảng Nam; đang thúc đẩy xây dựng khu kinh tế thương mại Chân Mây –Thừa Thiên Huế và khu kinh tế Nhơn Hội – Bình Định. Bên cạnh tiềm năng phát triển kinh tế các tỉnh miền trung còn có lợi thế về cảnh biển, vùng này còn có nhiều di sản văn hóa như Cố Đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn…gần đây đã được xây dựng một số hạ tầng kỹ thuật. vì vậy mà tổng vốn đầu tư những năm gần đây ở khu vực này tăng lên và tỷ trọng vốn thực hiện trên tổng vốn đầu tư cũng khá cao.

Một phần của tài liệu Tài liệu u tư quốc tế - nhóm 9 docx (Trang 44 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w