Chương 2 Thực trạng

Một phần của tài liệu Tài liệu u tư quốc tế - nhóm 9 docx (Trang 43 - 44)

III. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp FDI và nguồn vốn ODA 1, Tác động của ODA đến FDI:

Chương 2 Thực trạng

hoạt độngđầu tư nước ngoài của Việt Nam.I.Thực trạng nguồn FDI vào Việt Nam 1988-2010 I.Thực trạng nguồn FDI vào Việt Nam 1988-2010

Trong đời sống và quan hệ quốc tế hiện đại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn hội nhập thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước mà còn là một động lực phát triển quan hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, ngoại giao… thông qua đó bảo đảm lợi ích đan xen, cơ chế an ninh đa phương mà các nước đang hướng tới.

Tầm quan trọng của FDI không chỉ ở chỗ thu hút được nhiều nguồn vốn bởi lẽ FDI luôn ẩn chứa hai mặt tích cực và tiêu cực bởi vậy kết hợp một cách hết sức hiệu quả giữa vốn, các mối quan hệ có liên quan như an ninh quốc gia nhằm đảm bảo môitrường đầu tư lành mạnh, ổn định, tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu quản lý tri thức và công nghệ hiện đại. Đó mới là thành công cho mỗi quốc gia khi thu hút nó biến nó thành đòn bẩy thúc đẩy kinh tế phát triển chủ động gắn liền với bảo đảm an ninh quốc gia trong quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu.

Nhận rõ xu hướng trên, Đảng và nhà nước ta không ngừng đưa ra những định hướng cơ bản cho việc thu hút, sử dụng hợp lý FDI qua từng thời kỳ kể từ khi đổi mới (1988) bởi lẽ chúng ta cần phải huy động một nguồn vốn lớn trong và ngoài nước thúc đẩy quá trình CNH-HĐH.

Thu hút và sử dụng hiệu quả FDI là phương châm chúng ta đặt ra và hướng tới.

Nhân loại bước vào thế kỷ XXI, Thiên niên kỷ III trong một bối cảnh suy thoái chung của nền kinh tế trên thế giới trong những năm đầu, nhất là sau cuộc tập kích vào nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001, khiến cho tình hình kinh tế các nước gặp phải nhiều khó khăn, trước hết là vốn FDI khan hiếm và làn sóng FDI giảm nghiêm trọng ở tất cả các châu lục. Theo số liệu của Hội nghị thương mại và phát triển của LHQ (UNCTAD), tổng số vốn đầu tư trực tiếp trên thế giới giảm từ 1.300 tỷ USD năm 2000 xuống còn khoảng 760 tỷ USD năm 2001, còn năm 2002 mức giảm có chậm lại chút ít trong đó FDI vào khu vực các nước công nghiệp phát triển giảm từ 1000 tỷ USD xuống còn 500 tỷ USD, tổng số vốn FDI đầu tư vào các nước đang phát triển cũng giảm từ 240 tỷ USD xuống còn 225 tỷ USD. Số liệu trên cho ta thấy tình trạng cạnh tranh thị trường vốn đang vận động gay gắt, vì nhu cầu về vốn của các nước đang phát triển vượt quá khả năng cung cấp vốn của các nước giàu có hơn.

Trước thực trạng trên, nhìn nhận lại thực trạng thu hút và đánh giá lại tác động của FDI đến kinh tế VN là hết sức cần thiết để đưa ra chính sách phù hợp cho việc thu hút sử dụng hiểu quả vốn FDI trong gia đoạn tiếp theo là hết sức cần thiết, quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhất là trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI nhằm bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu u tư quốc tế - nhóm 9 docx (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w