Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 221 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
221
Dung lượng
0,96 MB
Nội dung
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ laođộng trong thị trường là một loại quan hệ đặc biệt, nó vừa
là quan hệ kinh tế đồng thời lại là quan hệ có tính xã hội và nhân văn sâu sắc
bởi nó liên quan mật thiết đến yếu tố con người; nó vừa là quan hệ thỏa thuận
vừa là quan hệ phụ thuộc; nó là quan hệ bình đẳng song bởi khả năng nảy sinh
giá trị khi sử dụng nên dễ dẫn đến sự bất công và bóc lột trong quan hệ; nó là
quan hệ cá nhân đồng thời lại bị chi phối của quan hệ có tính tập thể Chính
vì vậy, việc trao đổi hàng hóa sức laođộng không thể giống như các giao dịch
hàng hóa thông thường khác mà cần thiết phải có một hình thứcpháp lý vừa
tạo ra sự lưu thông bình thường, thuận tiện vừa đảm bảo được quyền và lợi
ích hợppháp các bên trong quan hệ lao động. Hình thứcpháp lý đó chính là
hợp đồnglaođộng (HĐLĐ).
Trong hệ thống phápluậtlao động, HĐLĐ là một chế định chiếm vị
trí rất quan trọng do đó đây là nội dung sớm được quy định và giữ vai trò
trung tâm trong quá trình xây dựng, ban hành phápluậtlaođộng nhằm điều
chỉnh quan hệ laođộng trong nền kinh tế thị trường. Một trong những văn bản
pháp luật kinh tế có hiệu lực pháp lý cao trong thời kỳ đầu đổi mới là Pháp
lệnh Hợpđồnglaođộng ngày 30/8/1990. Sau đó, trước sự phát triển của thị
trường lao động, nhằm đáp ứng những đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội
và trên cơ sở rút kinh nghiệm sau mấy năm thực hiện - ngày 23/6/1994, Bộ
luật Laođộng được Quốc hội thông qua là sự đánh dấu cho bước phát triển
không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng của phápluậtlaođộng nói chung
và phápluật HĐLĐ nói riêng. Song, sau một thời gian đáng kể thực hiện pháp
luật HĐLĐ, bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận như đảm bảo quyền
tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc cho công dân; quyền tự định đoạt của
người sử dụnglaođộng trong việc tuyển dụng, sắp xếp, bố trí laođộng ;
1
đảm bảo quyền và lợi ích các bên trong quan hệ; góp phần giải quyết việc làm
và một số các vấn đề xã hội thì phápluật HĐLĐ đã bộc lộ một số vấn đề bất
hợp lý, chưa đáp ứng được những yêu cầu có tính bản chất của quan hệ lao
động trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta. Chính vì vậy, ngày 2/4/2002 Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luậtLaođộngvà có hiệu lực từ 1/1/2003
trong đó chương HĐLĐ được sửa đổi nhiều nhất (8/17 điều). Tuy nhiên, ngay
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luậtLaođộng cũng chưa giải quyết
hết được những vấn đề đang còn tồn tại của phápluật HĐLĐ. Mâu thuẫn lớn
nhất hiện nay của chúng ta trong việc xây dựng, thực hiện phápluậtlaođộng
nói chung, HĐLĐ nói riêng là giữa mong muốn ban hành một Bộ luậtLao
động tiến bộ, văn minh với xuất phát điểm còn thấp của cơ sở kinh tế với những
đặc thù của quan hệ laođộng đang trong quá trình chuyển đổi và ý thứcpháp
luật còn hạn chế của các chủ thể trong quan hệ lao động. Vì vậy, việc nghiên
cứu những vấn đề lý luận về HĐLĐ, thựctrạng quy định vàthực hiện pháp
luật HĐLĐ thông qua đó tìm ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp
luật HĐLĐ là một nhu cầu bức thiết và có ý nghĩa cả về lý luận vàthực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xét về phương diện lịch sử, HĐLĐ là một chế định pháp lý luôn được
thừa nhận và quy định trong hệ thống phápluậtlaođộng nước ta kể từ khi lập
nước đến nay. Song, chỉ từ khi chúng ta thừa nhận và phát triển nền kinh tế
theo mô hình kinh tế thị trường thì HĐLĐ mới thật sự là hình thứcpháp lý
phổ biến, chủ yếu để tuyển dụnglao động. Chính vì vậy, việc nghiên cứu
HĐLĐ chỉ được các nhà khoa học pháp lý nước ta quan tâm từ khi xuất hiện
thị trường laođộng trong điều kiện của nền kinh tế đa thành phần. Ở các mức
độ khác nhau đã có nhiều công trình trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên cứu về
HĐLĐ. Đã có một số sách chuyên khảo về HĐLĐ như: "Hợp đồnglaođộng
là gì" của Nguyễn Phương và Nguyễn Viết Thơ (năm 1988), "Thị trường lao
2
động - Thựctrạngvà giải pháp" của TS Nguyễn Quang Hiển (năm 1995),
"Thị trường laođộng trong kinh tế thị trường" của nhiều tác giả (năm 1999).
Bên cạnh sách chuyên khảo còn có nhiều bài viết trong các tạp chí
chuyên ngành của giới nghiên cứu khoa học pháp lý bàn về những vấn đề liên
quan đến HĐLĐ như: "Đổi mới chính sách tuyển dụngvà sa thải laođộng
trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam", "Những vấn đề
pháp lý về tạo và đảm bảo việc làm cho người lao động" của PGS.TS Nguyễn
Như Phát, "Về xây dựngphápluật bảo đảm việc làm cho công dân ở nước ta
hiện nay" của PGS.TS Hoàng Thế Liên, "Hợp đồnglaođộng - một trong
những chế định chủ yếu của luậtLao động", "Một số vấn đề lý luận về quan
hệ laođộngvà sự điều chỉnh phápluật quan hệ lao động" của TS Phạm Công
Trứ, "Mấy ý kiến vềhợpđồnglaođộng vô hiệu" của TS Đào Thị Hằng, "Khái
lược về sự phát triển của hợpđồnglaođộng Việt Nam", "Quá trình duy trì và
chấm dứt hợpđồnglao động", "Hợp đồnglaođộng theo phápluậtlaođộng
Việt Nam" của TS Lưu Bình Nhưỡng, "Mấy ý kiến về chế định hợpđồnglao
động" của Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng, "Về phương hướng hoàn thiện
chế độ hợpđồnglaođộng ở Việt Nam" của thạc sĩ Lê Hoài Thu , luận văn
của thạc sĩ Lê Hoài Thu: "Hợp đồnglaođộng ở các doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường hiện nay", luận văn của thạc sĩ Nguyễn Văn Bình: "Hợp
đồng laođộng theo phápluậtlaođộng Việt Nam", luận văn của thạc sĩ Phạm
Thị Thúy Nga: "Một số vấn đề lý luận vàthực tiễn vềhợpđồnglao động"
Các công trình nghiên cứu nói trên của các tác giả đã tiếp cận HĐLĐ
và một số vấn đề liên quan từ nhiều góc độ khác nhau là những tài liệu vô
cùng quý giá cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình. Tuy
nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận và
đánh giá một cách toàn diện thựctrạng của các quy định cũng như ápdụng
pháp luật HĐLĐ và trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm xây dựngvà
hoàn thiện phápluật HĐLĐ.
3
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
Xuất phát từ những đặc điểm của thị trường laođộng Việt Nam và
những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển và xây dựng nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mục đích chính của luận án là
nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận về HĐLĐ, thựctrạng quy
định vàápdụngphápluật HĐLĐ trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện phápluật HĐLĐ. Từ những mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về HĐLĐ như: đặc thù của
sức laođộng với tư cách là hàng hóa, đặc trưng của thị trường laođộng Việt
Nam, đặc trưng của quan hệ HĐLĐ, mối quan hệ của cơ chế thị trường ở Việt
Nam vàphápluậtlao động, mối quan hệ của HĐLĐ với các vấn đề khác liên
quan Từ đó cho thấy những yêu cầu của việc điều chỉnh phápluật đối với
quan hệ HĐLĐ.
- Nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện thựctrạng các quy định
và thực tiễn ápdụngphápluật HĐLĐ. Thông qua đó nêu lên những tồn tại,
hạn chế, bất cập của phápluật HĐLĐ hiện hành.
- Đề ra các định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện phápluật
về HĐLĐ.
4. Phạm vi nghiên cứu
HĐLĐ là nội dung trung tâm của Bộ luậtLao động, nó có quan hệ mật
thiết với hầu hết các quy định của phápluậtlao động. Vì vậy, nó là một vấn
đề rất rộng có thể nghiên cứu, tiếp cận từ rất nhiều góc độ. Tuy nhiên, luận án
chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi: làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản
về HĐLĐ, thựctrạng của việc quy định vàápdụngphápluật HĐLĐ, trên cơ
sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phápluật HĐLĐ.
Những vấn đề của luận án chủ yếu tiếp cận theo chiều rộng và toàn
diện của vấn đề cần nghiên cứu. Song, tác giả của luận án cũng nhận thức
được rằng HĐLĐ chỉ tồn tại và phát huy tác dụng trong mối liên hệ mật thiết,
4
biện chứng với các quy định khác của Bộ luậtLao động. Mặt khác, Việt Nam
đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có lĩnh vực lao động.
Do đó, nghiên cứu về HĐLĐ cũng cần đặt trong mối liên hệ biện chứng, hài
hoà với các quy định khác của phápluậtlao động, so sánh với phápluật nước
ngoài từ đó củng cố những vấn đề về mặt lý luận cũng như hoàn thiện các quy
định của phápluật HĐLĐ.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được trình bày trên cơ sở của lý luận chủ nghĩa Mác -
Lênin về nhà nước vàpháp luật, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước
ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựngvà phát triển nền kinh tế đa
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
với những đặc thù của quan hệ laođộng trong thị trường laođộng nói
chung và thị trường Việt Nam nói riêng. Nội dung của luận án được nêu và
phân tích dựa trên cơ sở các quy định hiện hành vềphápluật HĐLĐ, các
tài liệu hội thảo khoa học, báo cáo tổng kết thực tiễn, các bản án laođộng
và các tài liệu pháp lý khác liên quan.
Phương pháp nghiên cứu của luận án là vận dụng phương pháp luận
của triết học Mác - Lênin mà chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp như: lịch sử,
phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp
6. Ý nghĩa khoa học vàthực tiễn của luận án
Về lý luận, luận án có những đóng góp sau:
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn
diện về HĐLĐ, nhằm tạo cơ sở lý luận cho việc xây dựng, ban hành, thực
hiện phápluật HĐLĐ như: đặc trưng của sức laođộng với tư cách là hàng
hóa, đặc thù của quan hệ laođộng trong thị trường laođộng Việt Nam, khái
niệm HĐLĐ, đặc trưng của HĐLĐ
5
- Luận án đã phân tích, đánh giá toàn bộ thựctrạng quy định vàáp
dụng phápluật HĐLĐ về giao kết, thực hiện, thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt
HĐLĐ và một số vấn đề khác liên quan.
- Luận án đã đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luậtvề HĐLĐ trên cơ sở tôn trọng quyền tự do HĐLĐ, đảm bảo quyền
và lợi ích các bên trong quan hệ
Về thực tiễn: Những nghiên cứu, đề xuất của luận án có ý nghĩa trong
việc góp phần hoàn thiện phápluậtvề HĐLĐ nhằm nâng cao hiệu quả điều
chỉnh của HĐLĐ đối với quan hệ laođộng trong cơ chế thị trường Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 3 chương, 11 mục.
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀHỢPĐỒNGLAOĐỘNG
TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1.1. ĐẶC TRƯNG CỦA SỨC LAOĐỘNG VỚI TƯ CÁCH LÀ HÀNG HÓA
TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Thị trường laođộng là một bộ phận của nền kinh tế thị trường. Cũng
giống như bất cứ thị trường nào, các yếu tố cấu thành thị trường laođộng bao
gồm: Người mua - người bán - hàng hóa. Hàng hóa được mang ra trao đổi
trên thị trường laođộng chính là sức lao động. Xét về mặt lịch sử, việc thừa
nhận sức laođộng là hàng hóa đã có từ hàng trăm năm nay, song trong một
thời gian rất dài người ta coi sức laođộng tương tự như tất cả các hàng hóa
thông thường khác và trao đổi về nó cũng giống như bất cứ một thứ hàng hóa
nào mang tính tài sản trong thị trường. Chẳng hạn, ở Pháp trước năm 1973
hình thứcpháp lý để mua bán sức laođộng được dẫn chiếu đến hai điều luật
của Bộ luật Dân sự năm 1804: khoản 1, điều 1779 - hợpđồng thuê dịch vụ và
điều 1780 - hợpđồng thuê nhân công. Từ năm 1973, với quan niệm coi sức
lao động là hàng hóa đặc biệt, theo nghĩa "sức laođộng không chỉ thuần túy
mang tính tài sản mà còn mang ý nghĩa xã hội" [63, tr. 2,3] nước Pháp đã ban
hành Bộ luậtLaođộng năm 1973 để điều chỉnh việc mua bán sức laođộng
(quan hệ lao động) trong thị trường laođộngvà từ năm 1973 trở đi người ta
không dẫn chiếu đến hai điều luật trên nữa. Hệ thống phápluật điều chỉnh
quan hệ laođộng của Anh, Mỹ cũng tiếp cận với quan niệm tương tự. Tuy
nhiên, cũng có những nước không đặt ra việc nghiên cứu vấn đề này - chẳng
hạn ở Đức người ta không quan tâm tranh luận về việc sức laođộng có phải là
hàng hóa hay không nhưng vẫn thừa nhận sự tồn tại của thị trường lao động.
Ở nước ta, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sức laođộng
được coi là một giá trị xã hội và tinh thần không thuộc phạm trù trao đổi. Tuy
7
nhiên, kể từ khi thừa nhận nền kinh tế thị trường, trong đó có thị trường lao
động thì sức laođộng chính thức được coi là hàng hóa. Đồng thời, cũng như
hầu hết các hệ thống phápluật thị trường, chúng ta cũng coi sức laođộng -
bên cạnh những thuộc tính như bất cứ một loại hàng hóa nào, nó còn là một
loại hàng hóa đặc biệt. Và chính sự đặc biệt của hàng hóa sức laođộng dẫn
đến yêu cầu phải có một quy chế pháp lý có tính đặc thù để điều chỉnh loại
quan hệ mua bán này. Sự đặc biệt của hàng hóa sức laođộng thể hiện ở các
khía cạnh sau đây:
- Thứ nhất: Hàng hóa sức laođộng luôn tồn tại gắn liền với cơ thể
NLĐ (người bán). Chính vì vậy, đây là thứ hàng hóa mà người ta không thể
nhìn thấy, đo, đếm được như những loại hàng hóa thông thường. Hay nói cách
khác, đây là thứ hàng hóa mà người ta không thể định tính hoặc định lượng nó
được. Cũng chính vì vậy, việc xác định giá trị đích thực của nó (chi phí giáo
dục, chi phí khôi phục sức laođộng ) là rất khó khăn. Tuy nhiên, cần chú ý,
sức laođộng nằm trong con người nhưng nó không đồng nhất với con người
xét về nhiều mặt nhân cách, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, ý thứcvà trên thị
trường, khi NLĐ (người bán) tham gia quan hệ laođộng thì cái họ mang trao
đổi đó là sức laođộng được chuyển tải thông qua quá trình laođộng với sự
tiêu hao về thời gian, trí tuệ, cơ bắp tức họ bán một thứ hàng hóa trừu tượng
và do đó, người mua (NSDLĐ) cũng được sở hữu một loại hàng hóa trừu
tượng tức sở hữu một quá trình lao động. Vì vậy, quá trình mua bán này
thường diễn ra trong một thời gian, có thể rất dài (hàng chục năm) nhưng
không bao giờ NLĐ bị bán bản thân mình một cách vĩnh viễn như kiểu quan
hệ trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ trước đây (chủ nô bán nô lệ). Chính vì đặc
điểm này, nên khi tham gia quan hệ lao động, phápluật lưu ý các chủ thể -
đặc biệt là NSDLĐ - phải chú ý mặt nhân cách của hàng hóa sức laođộng
trong quá trình lao động.
8
- Thứ hai: Sức laođộng là một loại hàng hóa mà khi sử dụng nó sáng
tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của chính bản thân nó. Đây là đặc điểm
rất đặc trưng của hàng hóa sức lao động. Giá trị hàng hóa sức laođộng trên
thị trường được biểu hiện thông qua tiền lương, khi người mua sử dụng sức
lao động (kết hợp với các yếu tố khác được gọi là đầu vào của quá trình sản
xuất), tạo ra được sản phẩm. Sau khi bán sản phẩm, trừ đi các chi phí còn lại
một khoản dư - đó là lợi nhuận. Phần lợi nhuận này (hay giá trị sáng tạo thêm)
rõ ràng là do sức laođộng sáng tạo ra bởi công cụ laođộngvà đối tượng lao
động không thể tự liên kết, vận động. Như vậy, sức laođộng là yếu tố chi phí
của quá trình sản xuất, đồng thời cũng là yếu tố mang lại lợi ích cho quá trình
đó. Chính từ đặc điểm này của hàng hóa sức laođộng mà trong quá trình sử
dụng dễ dẫn đến sự bóc lột, bất công, lạm dụng Vì vậy, ở đây sự điều chỉnh
của phápluậtlaođộng phải đạt được hai yêu cầu - một mặt, đảm bảo lợi ích
của NSDLĐ thông qua sự gia tăng không ngừng phần giá trị sáng tạo thêm
(tức năng suất lao động), mặt khác, phải kiểm soát và hạn chế đến mức thấp
nhất sự đối xử không công bằng, bóc lột thậm tệ (như tăng vô hạn độ giờ
làm việc, cúp lương, điều kiện laođộng không đảm bảo ) của NSDLĐ đối
với NLĐ trong quá trình lao động.
- Thứ ba: Sức laođộng với tư cách là hàng hóa, khi quá trình trao đổi
được thực hiện nó tạo lập nên mối quan hệ có tính cá nhân giữa NLĐ và
NSDLĐ. Tuy nhiên, tương quan cá nhân này chịu sự chi phối, ảnh hưởng rất
lớn của tập thể laođộng bởi sự liên kết giữa những NLĐ trong cộng đồng của
họ dường như là một sự liên kết có tính tất yếu khách quan nhất là trong điều
kiện nền kinh tế thị trường, thực tế cho thấy đây là "vũ khí" quan trọng nhất mà
những NLĐ với tư cách là kẻ yếu trong quan hệ có thể sử dụng để bảo vệ
quyền lợi của mình. Mặt khác, quá trình mua bán và sử dụng sức laođộng còn
mang tính xã hội rất sâu sắc. Thực tiễn cho thấy, trong rất nhiều trường hợp
mâu thuẫn, xung đột trong quá trình sử dụng sức laođộng không chỉ liên quan
9
đến bản thân NLĐ mà còn ảnh hưởng đến gia đình họ, thậm chí còn tác động
lớn đến sự ổn định và trật tự xã hội. Đó là những vấn đề như: thất nghiệp, đình
công Như vậy, mua bán trao đổi sức laođộngvề mặt bản chất là quan hệ có
tính cá nhân nhưng đồng thời lại mang tính tập thể, tính xã hội và nhân văn sâu
sắc. Do đó, ở một khía cạnh nào đó có thể nói rằng quan hệ mua bán sức lao
động là sự tổng hòa của các quan hệ xã hội. Vì vậy, sự điều chỉnh của phápluật
một mặt đảm bảo những yêu cầu trực tiếp trong quan hệ, mặt khác còn phải
phúc đáp những đòi hỏi dường như nằm bên ngoài, không liên quan trực tiếp
nhưng lại có tính khách quan của quan hệ trao đổi, mua bán sức lao động.
- Thứ tư: Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức laođộng
đều có giá trị và giá trị sử dụng. Song việc xác định các giá trị này cũng có
những khía cạnh đặc thù nhất định. Trước hết, nói về giá trị sức lao động.
Người ta đo giá trị ấy bằng thời gian laođộng cần thiết để sản xuất ra sức lao
động đó. Để sản xuất sức lao động, trước hết phải tiêu dùng một lượng của cải
vật chất nhất định nhằm sản sinh và nuôi dưỡng NLĐ mà cụ thể là chi phí để
tạo ra năng lực lao động. C.Mác coi đây là chi phí để sản xuất ra sức laođộng
mới, chi phí duy trì vĩnh viễn sức laođộng trên thị trường (tái sản xuất sức lao
động), "những người sở hữu sức laođộng đều có thể chết đi. Muốn luôn luôn
có những NLĐ trên thị trường như sự chuyển hóa không ngừng của tư bản,
thì phải làm cho họ sống vĩnh viễn như mỗi cá nhân sống vĩnh viễn bằng cách
sinh con đẻ cái" [6, tr. 238]. Trong quá trình lao động, NLĐ phải tiêu hao trí
tuệ, sức lực. Để duy trì, khôi phục sức laođộng đã hao phí, NLĐ phải được
ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và như vậy phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh
hoạt cần thiết.
Sức laođộng là năng lực hoạt động của con người, bao gồm cả thể lực
và trí lực. Vì vậy, sản xuất sức laođộng không chỉ khôi phục lại sức laođộng
đã hao phí về mặt thể lực mà cần tạo cho con người có khả năng hiểu biết
nhất định cả về văn hóa và chuyên môn. C.Mác viết: "Để cho sức laođộng phát
10
[...]... sự tác động cả vào cung cầu lao động, dần dần làm cho cung và cầu laođộng đạt trạng thái cân bằng Mặt khác, trước thựctrạng của cung, cầu laođộng như vậy các quy định phápluậtvề thiết lập, thực hiện quan hệ laođộng phải chăng cần chú ý hướng đến mục đích cao nhất là giải quyết việc làm, hạn chế sự căng thẳng và sức ép của tình trạng mất cân đối về cung cầu laođộng trong thị trường laođộng ở... Bộ luật còn nhiều bất cập, thiếu tính khả thi làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh của luậtLaođộng Có thể nói, chúng ta có thị trường laođộng nhưng chưa có hệ thống pháp luậtđồng bộ, chưa có các chủ thể hoàn hảo xét cả về tư cách cũng như ý thứcphápluật Như vậy, 23 sự phân hóa và chuyển đổi của quan hệ laođộng trong thị trường laođộng nước ta dường như là tất yếu và nhiệm vụ của phápluậtlao động. .. hệ laođộng thuê mướn trong thị trường (do hai bên thỏa thuận và chịu sự điều tiết của thị trường) nên không thể tránh khỏi có sự hạn chế trong nhận thứcvề bản chất đích thực của quan hệ hợpđồng dẫn đến sự dè dặt, e ngại khi xác lập vàthực hiện quan hệ laođộng theo hợp đồng, đặc biệt từ phía NLĐ Thứ hai, do sự triển khai vàápdụng thiếu đồng bộ hệ thống phápluậtlaođộng (Bộ luậtLaođộng có... thiết của phápluậtlaođộng đảm bảo quyền lợi đồng thời ràng buộc chặt 17 chẽ trách nhiệm của các bên nhằm tạo sự ổn định lâu dài của quan hệ laođộng trong một thị trường laođộng thống nhất 1.2.2 Đặc trưng thứ hai: Quan hệ laođộng ở nước ta được thiết lập vàthực hiện trong tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu laođộngTrạng thái của quan hệ laođộng phụ thuộc rất nhiều vào tương... trường laođộng cụ thể, giá trị sức laođộng có thể xác định được và tương đối ổn định Trong kinh tế thị trường, giá trị sức laođộng có thể dao động quanh giá trị của nó tùy thuộc vào quan hệ cung cầu sức laođộng Giá trị sử dụng của hàng hóa sức laođộng chỉ thể hiện rõ trong quá trình NSDLĐ (người mua) sử dụng sức laođộng của NLĐ (người bán) Và như trên đã trình bày, giá cả của sức laođộng khi... mướn laođộng được phápluật ghi nhận và bảo hộ Bên cạnh đó, do sắp xếp tổ chức lại laođộng trong khu vực nhà nước, do nhu cầu việc làm của NLĐ, do nhu cầu về sức laođộng cho các thành phần kinh tế khác , tất cả những yếu tố đó cùng với một môi trường pháp lý thuận lợi đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của thị trường laođộng Theo đó, quan hệ laođộng trong thị trường cũng được thừa nhận và. .. hệ laođộng ở Việt Nam Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó là cơ sở để chúng ta hoạch định chính sách laođộngvà việc làm, đồng thời là căn cứ để xây dựng thể chế pháp lý điều chỉnh quan hệ laođộng trong thị trường laođộng Quan hệ laođộng ở Việt Nam có những đặc trưng chính sau đây: - Các yếu tố tạo lập quan hệ laođộng chưa đồng bộ, phân tán và mang tính tự phát - Quan hệ lao. .. lấy phápluật làm chuẩn mực cho hành vi xử sự, làm công cụ để bảo vệ mình - do đó, sự nhận thức, hiểu biết pháp luật lao động của các chủ thể còn rất hạn chế - ví dụ: Theo báo cáo sơ kết việc thi hành Bộ luậtLaođộng của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội và Tổng liên đoàn Laođộng Việt Nam tháng 7/1998 thì một bộ phận NLĐ cho rằng ký HĐLĐ hay không ký cũng giống nhau vì việc làm, tiền lương và các... đang là vấn đề nóng bỏng và tạo sức ép về nhiều mặt không chỉ là laođộngvà việc làm Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại hình dân số trẻ, dân số trong độ tuổi laođộng chiếm 50%, trên độ tuổi laođộng 13%, dưới độ tuổi laođộng 37% [21, tr 66] Lực lượng laođộng tăng tự nhiên mỗi năm ở nước ta là khoảng 1,2 triệu người [16, tr 255] Vì vậy, áp lực về việc làm rất lớn Hiện tại số laođộng chưa có việc làm... sử dụnglaođộng Điều này cho thấy tính phức tạp của quá trình chuyển đổi, phân hóa quan hệ laođộng ở nước ta và những yêu cầu đặt ra với hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ laođộng Đối với khu vực kinh tế tư nhân chúng ta vừa buông lỏng quản lý lại vừa thiếu quan tâm, nên quan hệ laođộng diễn biến rất phức tạp Tại thành phố Hồ Chí Minh, một trong những nơi thị trường laođộng hoạt động sôi động . quyền và lợi
ích hợp pháp các bên trong quan hệ lao động. Hình thức pháp lý đó chính là
hợp đồng lao động (HĐLĐ).
Trong hệ thống pháp luật lao động, . của hợp đồng lao động Việt Nam", "Quá trình duy trì và
chấm dứt hợp đồng lao động& quot;, " ;Hợp đồng lao động theo pháp luật lao động
Việt