Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 219 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
219
Dung lượng
1,16 MB
Nội dung
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp bách của đề tài
Cùng với sự đổimới mạnh mẽ bộ máy nhà nước, vấn đề đổimớitổchứcvà
hoạt độngcủacơ quan tư pháp luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Điều đó, được phản ảnh trong các văn kiện Đại hội của Đảng Cộng sản
Việt Nam (ĐCSVN) qua các kỳ Đại hội. Thực hiện chủ trương của Đảng những
năm qua trên thực tế, việc đổimớitổchứcvàhoạtđộngcủa hệ thống Tòaánnhân
dân (TAND) đã được tiến hành khá nhiều lần trong lịch sử lập pháp nước ta. Nhất
là từ sau Hiến pháp 1992 Luật tổchức TAND đã được Quốc hội liên tục sửa đổi bổ
sung để đáp ứng yêu cầu đổimớicủa đất nước. Thông qua việc sửa đổi bổ sung, đó
mà TAND từng bước được nâng cao về vị trí, cùng với các cơ quan trong hệ thống
các cơ quan Tư pháp. Tại Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị Trung ương
ĐCSVN khóa IX đã khẳng định:
Trong những năm qua công tác tư pháp đã đạt được nhiều kết
quả, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực cho công
cuộc đổi mới, phần lớn cán bộ làm công tác tư pháp giữ vững phẩm chất
chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ [20, tr. 1].
Tuy nhiên, so với nhiệm vụ đổimớihoạtđộng lập pháp và nhiệm vụ cải
cách hành chính thì tiến độ thực hiện đổimới trên lĩnh vực tư pháp còn chậm và kết
quả chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng xét xử của TAND các cấp đã có thời gian
còn để tình trạng oan, sai, tồn động kéo dài, tổchức bộ máy TAND các cấp chậm
được đổi mới, đội ngũ cán bộ nhất là đội ngũ Thẩm phán vừa thiếu về số lượng vừa
yếu về trình độ chuyên môn nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng xét xử. Điều đó
được phản ảnh trong Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị Trung ương ĐCSVN
khóa IX như sau: " Chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với
yêu cầu vàđòi hỏi củanhân dân, còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan
1
người vô tội, vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin
của nhândânđối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp" [20, tr. 2].
Do vậy, công tác tư pháp trong thời gian tới phải cónhững biến chuyển
mạnh mẽ, trong đó đổimớitổchứcvàhoạtđộngcủa TAND là một khâu quan
trọng.
Để đáp ứng yêu cầu đó Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã được sửa
đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội
khóa X, tại kỳ họp thứ 10. Trên cơ sở đó Luật tổchức TAND đã được Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 02/4/2002, so với Luật tổchức TAND
năm 1992 đã cónhữngđổimới nhất định như: vềcơ cấu của TANDTC đã bỏ Ủy
ban Thẩm phán TANDTC thay đổivề thành phần và số lượng Hội đồng Thẩm
phán TANDTC và Ủy ban Thẩm phán TAND cấp tỉnh, giao TAND địa phương
cho TANDTC quản lý
Tuy nhiên, sự thay đổi trên cũng mới chỉ dừng lại ở một số vấn đề nhất
định. Những vấn đề rất cơbản như thẩm quyền củaTòaán (TA) các cấp, vềcơ cấu
tổ chức bộ máy của TAND như thế nào cho hợp lý, về các biện pháp bảo đảm các
nguyên tắc tổchứcvàhoạtđộngcủa TAND chưa được xem xét đầy đủ, và ngay
cả các vấn đề đã sửa đổi cũng chỉ mớidừng lại ở tính chung nhất, làm cho việc
nhận thức và thực hiện gặp khó khăn như: vấn đề quản lý TA địa phương kết hợp
chặt chẽ với Hội đồngnhândân (HĐND) địa phương như thế nào, và kết hợp đến
đâu, việc bỏ Ủy ban Thẩm phán TANDTC, vậy tổchứchoạtđộngcủa Hội đồng
Thẩm phán TANDTC như thế nào để có hiệu quả, và để không còn án tồn đọng
Do vậy, mặc dù đã cónhữngđổimới nhất định trong tổchứcvàhoạtđộng
của TAND thông qua Luật tổchức TAND năm 2002, nhưng chưa thể nóitổchức
và hoạtđộngcủa TAND hiện nay đã được hoàn thiện, đáp ứng được các yêu cầu
đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp theo các mục tiêu của việc xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN ở nước ta.
2
Hàng loạt vấn đề lý luận, thực tiễn trong tổchứcvàhoạtđộngcủa hệ thống
TAND ở nước ta vẫn đang tiếp tục được đặt ra và cần giải đáp. Nên việc nghiên
cứu lĩnh vực đổimớitổchứcvàhoạtđộngcủa TAND ở nước ta hiện nay vẫn là
yêu cầu đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
TAND với vị trí là bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước và là cơ
quan có vai trò to lớn trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ các quyền dân chủ và duy
trì công lý, nên được Đảng và Nhà nước ta coi trọng và luôn chủ trương cải cách
đổi mới. Để đáp ứng yêu cầu đó của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây đã có
nhiều công trình nghiên cứu nhằm góp phần thực hiện việc đổimới TAND. Có thể
chia các công trình theo các nhóm sau đây:
Nhóm thứ nhất: Những công trình nghiên cứu về hệ thống tư pháp Việt
Nam có liên quan đến TAND. Bao gồm những công trình nghiên cứu về thực
trạng và phương hướng cải cách hệ thống tư pháp nước ta. Có thể kể đến những
công trình khoa học sau: Cải cách hệ thống tư pháp Việt Nam, Đề tài cấp Nhà
nước, mã số 92-98-353. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Yểu và Nguyễn Đình
Lộc (đề tài chưa bảo vệ); Xây dựng mô hình quản lý ngành tư pháp, Đề tài cấp
Bộ, mã số 96-98-028, Chủ nhiệm đề tài: Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Hiến (đề tài chưa
bảo vệ); Năm mươi năm ngành tư pháp Việt Nam, Mã số 96-98-035, Đề tài cấp
Bộ, Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Thảo, năm 1996; Đại hội VII ĐCSVN và
những vấn đề cấp bách của khoa học về nhà nước và pháp luật, Giáo sư Tiến sĩ
khoa học Đào Trí Úc, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1997; Cơ sở lý luận và
thực tiễn đổimớitổchứcvàhoạtđộngcủa các cơ quan tư pháp (góp phần sửa
đổi Hiến pháp năm 1992), Đề tài cấp Bộ, Chủ nhiệm đề tài: Hoàng Thế Liên,
năm 2001; Một số vấn đề về hoàn thiện tổchứcvàhoạtđộngcủa bộ máy nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, PGS TS Lê Minh Thông, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2001; Những vấn đề đổimới hệ thống tư pháp ở
nước ta, PGS.TS Phạm Hồng Hải, Tạp chí TAND, số 04 năm 1999; Những vấn
3
đề đổimới các cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ của Lê Thành Dương (1996)
Nhóm thứ hai: Những công trình nghiên cứu về TAND ở những góc độ
khác nhau. Có thể kể đến những công trình cơbản sau: Cải cách tư pháp, Phần:
Đổi mớitổchứchoạtđộngcủa TA, Đề tài cấp Bộ, mã số: 86-90-011, Chủ nhiệm
đề tài: Nguyễn Tất Viễn, tháng 12/1990; Vị trí vai trò vàchức năng của TAND
trong bộ máy nhà nước qua các thời kỳ cách mạng Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, mã
số 95-98-048/ĐT năm 1996, Chủ nhiệm đề tài: TS. Trịnh Hồng Dương; Xây
dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý Thẩm phán TA địa phương, Đề tài cấp Bộ,
Mã số 96-98-029, Chủ nhiệm: Nguyễn Văn Sáu, năm 1996; Vai trò của TA trong
hệ thống các cơ quan tư pháp, PGS.TS Phạm Hồng Hải, Tạp chí TAND, số 05
năm 2001; Cơ sở lý luận và thực tiễn tăng cường năng lực xét xử của TAND cấp
huyện, Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Văn Hiện, năm 2001
Những công trình nghiên cứu trên đã đánh giá một cách khá đầy đủ về lý
luận và thực tiễn hệ thống tư pháp Việt Nam về quá trình phát triển của TA và vị trí
của nó trong bộ máy nhà nước qua các giai đoạn; nhữngcơ sở lý luận và thực tiễn
cải cách các cơ quan tư pháp, trong đó đã đưa ra nhiều kiến nghị quan trọng vềđổi
mới TAND, bước đầu đặt nền móng cho việc nghiên cứu đề tài này.
Tuy nhiên, những đề tài trên theo chúng tôi cũng còn những hạn chế sau: ở
nhóm thứ nhất: đối tượng chính để nghiên cứu là hệ thống tư pháp, trong đó TAND
được đề cập đến với góc độ là một bộ phận của hệ thống đó, nên chưa đề cập một
cách đầy đủ vềtổchứcvàhoạtđộngcủa TAND và chưa có các giải pháp cụ thể
cho quá trình đổimớivềtổchứcvàhoạtđộngcủa TAND một cách toàn diện.
Ở nhóm thứ hai, tuy các công trình đề cập trực tiếp đến TA nhất là đề tài
"Đổi mớitổchứchoạtđộngcủa TA" của chủ nhiệm Nguyễn Tất Viễn. Song đề tài
được thực hiện ở những năm đầu của công cuộc đổimới 1989 - 1990, cả về thực
tiễn và pháp lý, đã thay đổi rất lớn trong tình hình hiện nay, các đánh giá về thực
trạng và các giải pháp đến nay không còn phù hợp. Các đề tài khác chỉ đề cấp đến
4
những khía cạnh cụ thể, từng mặt của TA như: "vị trí, vai trò, chức năng của TA
trong bộ máy nhà nước qua các giai đoạn cách mạng", "cơ sở và thực tiễn tăng
cường năng lực xét xử của TAND cấp huyện"
Do vậy cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu vềtổchứcvàhoạtđộngcủa
TAND trong giai đoạn hiện nay theo hướng có hệ thống hơn, toàn diện hơn làm
cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình đổimới đáp ứng yêu cầu trong tình hình
hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách có hệ thống về mặt lý luận,
đánh giá một cách có căn cứ và khoa học về thực trạng tổchứcvàhoạtđộngcủa
TA, để trên cơ sở đó hướng tới mục đích:
Xác định được các yêu cầu khách quan của sự đổimới TA, xây dựng được
các nguyên tắc bảo đảm cho quá trình đổimớicủa TA một cách đúng hướng và đạt
hiệu quả cao.
Đề xuất được một số nộidung thiết thực góp phần đổimới mạnh mẽ vềtổ
chức vàhoạtđộngcủa TAND ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Từ mục đích đó, luận áncó nhiệm vụ:
Làm rõ về mặt lý luận vị trí, chức năng các nguyên tắc tổchứchoạtđộng
của TAND.
Đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng tổchứcvàhoạt
động của TAND. Từ đó xác định được những mặt mạnh, mặt yếu, những nguyên
nhân của thực trạng, làm cơ sở vững chắc về mặt thực tiễn cho quá trình đổi mới.
Trên cơ sở lý luận, thực tiễn vànhững nhu cầu khách quan, đề xuất những
giải pháp thiết thực nhằm góp phần đổimớitổchứcvàhoạtđộngcủa TAND trong
giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
5
Đối tượng nghiên cứu của luận án: là lĩnh vực tổchứcvàhoạtđộngcủa
TAND trên cơ sở luật nước ta qua các giai đoạn và chủ yếu là giai đoạn hiện nay.
Thực tiễn tổchứcvàhoạtđộngcủa TAND ở nước ta.
Cùng với những yếu tố kinh tế - xã hội, chính trị, pháp lý ảnh hưởng đến tổ
chức vàhoạtđộngcủa TA.
Phạm vi nghiên cứu: Chủ yếu là nghiên cứu thực trạng vềtổchứcvàhoạt
động của TA theo luật hiện hành và thực tiễn của nó hiện nay về mặt tổchứcvà
hoạt độngnhững gì hợp lý, những gì chưa hợp lý, nguyên nhâncủa thực trạng;
Trong một chừng mực nhất định, luận án cũng đề cập đến vị trí vai trò của TA
thông qua việc tổchứcvàhoạtđộngcủa nó trong các giai đoạn lịch sử, cũng như
mối quan hệ của nó đối với các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhất là các cơ quan
tư pháp khác.
5. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm đường lối, chính sách của ĐCSVN vàcủa nhà
nước ta về nhà nước pháp quyền vàhoạtđộng tư pháp; các học thuyết chính trị về
nhà nước pháp quyền trên thế giới. Luận án cũng được trình bày trên cơ sở nghiên
cứu Hiến pháp, Luật tổchức TAND, Pháp lệnh về Thẩm phán và các văn bản pháp
luật khác qui định vềtổchứcvàhoạtđộngcủa TAND.
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận án đặc biệt coi trọng các phương pháp phân tích và tổng
hợp, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, kết hợp với phương pháp khảo
sát thực tiễn để làm sáng tỏnhữngnộidung cần nghiên cứu của luận án.
6. Đóng góp mớivề khoa học của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về vị trí vai trò,
chức năng của TA làm sáng tỏnhữngcơ sở lý luận về các quan điểm đúngđắncủa
Đảng và Nhà nước ta về việc xác định vai trò "trọng yếu" của TA trong bộ máy nhà
6
nước. Từ đó đưa ra các khái niệm, những luận cứ xác đáng tiếp tục góp phần làm
thay đổinhận thức về TA một cách đúngđắn hơn, khoa học hơn (vì lâu nay nhìn
TA như các ngành, các bộ khác trong bộ máy nhà nước) đã làm cho TA chậm phát
triển theo yêu cầu.
Luận án trình bày và đánh giá thực trạng vềcơ cấu tổchứcvà cán bộ, về
thực trạng hoạtđộngcủa TAND trong những năm qua một cách đầy đủ trên cơ sở
tổng hợp các số liệu qua nhiều nguồn xác thực, phân tích được những mặt mạnh,
mặt yếu của TAND cùng với những nguyên nhâncủa nó, làm cơ sở thực tiễn cho
việc cải cách tổchứcvàhoạtđộngcủa TAND.
Dựa trên sự tổng hợp các quan điểm của Đảng và Nhà nước, luận án đã hệ
thống một cách đầy đủ các nguyên tắc bảo đảm cho quá trình đổimới TAND bao
gồm các nguyên tắc chung và các nguyên tắc đặc thù xuất phát từ tính chất cũng
như mục đích hoạtđộngcủa TAND.
Luận án cũng đã đưa ra được những yêu cầu vànhững giải pháp thiết thực
nhằm góp phần đổimớitổchứcvàhoạtđộngcủa TAND đáp ứng yêu cầu của công
cuộc đổimới hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Đảng
và Nhà nước về vai trò củacơ quan tư pháp trong đó TAND giữ vai trò "trọng yếu"
trong việc bảo vệ pháp luật, bảo đảm dân chủ, kỷ cương xã hội và duy trì công lý.
Từ đó nâng cao nhận thức về vai trò và vị trí của TAND trong thời kỳ đổi mới.
Qua phân tích cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng của TAND hiện nay,
luận án góp phần khẳng định một cách khoa học về tính tất yếu của việc cải cách hệ
thống tư pháp, đổimới TAND nhằm bảo đảm các nhu cầu khách quan của tình
hình kinh tế - xã hội, đòi hỏi của nền dân chủ, nhu cầu đấu tranh chống vi phạm và
tội phạm hiện nay nhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
7
Đồng thời các kết luận, kiến nghị trong luận áncó ý nghĩa thiết thực trong
việc xây dựng hệ thống đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao vị trí vai trò của
TAND, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Luận án là công trình tham
khảo cần thiết cho các nhà tổ chức, các nhà quản lý và nó cũng là tài liệu cho việc
nghiên cứu và giảng dạy cho các cơ sở đào tạo khoa học pháp lý.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm
3 chương, 7 mục.
8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀTỔCHỨCVÀ
HOẠT ĐỘNGCỦATÒA ÁN
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀTÒAÁN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1.1.1. Vai trò và vị trí củaTòaán trong các kiểu Nhà nước (trước Nhà
nước xã hội chủ nghĩa)
Học thuyết Mác - Lênin đã vạch rõ: khi xã hội phát triển đến một trình độ
nhất định, chế độ tư hữu ra đời, làm cho xã hội phân chia giai cấp và đấu tranh giai
cấp không thể điều hòa được thì Nhà nước ra đời. Vì vậy, Nhà nước là kết quả tất
yếu của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được. Nhà nước
là công cụ bạo lực của giai cấp thống trị, do giai cấp thống trị tổchức ra nhằm đàn
áp giai cấp khác. Nhờ có Nhà nước mà giai cấp thống trị về kinh tế đã trở thành giai
cấp thống trị và nắm giữ quyền lực xã hội.
Sự thống trị về mặt chính trị của giai cấp thống trị, trước hết đó là giai cấp
thống trị thông qua Nhà nước biến ý chí giai cấp mình thành pháp luật và buộc các
giai cấp khác trong xã hội phải chấp nhậnvà tuân theo. Quá trình đó được khoa học
pháp lý gọi là hoạtđộng lập pháp và nó là lĩnh vực thể hiện quyền lực nhà nước cơ
bản nhất nên bao giờ cũng giao cho cơ quan có quyền lực cao nhất nắm giữ và thực
hiện. Trong các Nhà nước Quân chủ các đạo dụ, chiếu chỉ của nhà vua là mệnh
lệnh tuyệt đối, trong các chính thể Cộng hòa quyền lập pháp giao cho cơ quan Nghị
viện hay Quốc hội.
Tuy nhiên, ý chí của giai cấp thống trị sẽ không đạt được, nếu ý chí đó chỉ
mới dừng lại ở những điều luật, thậm chí là những bộ luật hoàn thiện. Bởi lẽ những
điều luật tự nó sẽ không đi vào cuộc sống, nếu không có sự tổ chức. Hơn nữa trong
các xã hội có giai cấp thì pháp luật chính là ý chí của giai cấp thống trị, ý chí này
đối lập với ý chí của các tầng lớp nhândân lao động, nên bị nhândân chống đốivà
không thực hiện.
9
Do vậy, giai cấp thống trị phải tổchức ra một bộ máy dựa trên sức mạnh
vật chất như điều kiện kinh tế, quân đội, cảnh sát và được giao cho nhiệm vụ lớn
lao, đó là tổchức thi hành pháp luật, kể cả hình thức đàn áp nhằm bắt buộc các tầng
lớp xã hội phải chấp hành pháp luật. Đó là hệ thống cơ quan hành pháp, một bộ
phận quan trọng nhất nắm giữ các yếu tố vật chất vàcó khả năng đàn áp mạnh mẽ
để bảo đảm pháp luật được thực thi trong xã hội. Như vậy quyền lập pháp và hành
pháp là những phạm vi quyền lực cơbảnvà thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa chúng
trong quyền lực nhà nước. Đồng thời giai cấp nào khi ban hành pháp luật cũng
mong muốn cho pháp luật của giai cấp mình được thực thi nghiêm chỉnh trong xã
hội, do đó bao giờ cũng có nhu cầu cho sự hình thành một hệ thống bảo đảm trên cơ
sở giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật không chỉ từ phía giai cấp đối
kháng, mà ngay cả việc giám sát, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật
trong các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Sự đảm bảo đó trước hết phải bằng hoạt
động của các cơ quan trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Các cơ quan này có
quyền nhân danh quyền lực nhà nước xét xử các hành vi vi phạm các quy định của
pháp luật nhà nước. Đó là hệ thống các cơ quan tư pháp vàcơ quan giữ vai trò trọng
trách đó chính là TA.
Như vậy xét về mặt phạm vi quyền lực thì Nhà nước có ba loại quyền:
quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp, trong đó quyền tư pháp (chữ tư
pháp ở đây chúng ta dịch từ tiếng Trung Quốc chính xác là "Xét xử") do TA thực
hiện. Từ đó cho phép chúng ta khẳng định rằng hoạtđộng xét xử là hoạtđộng tất
yếu, là chức năng không thể thiếu được củamọi Nhà nước.
Điều đó đã thể hiện rõ ngay từ thời kỳ cổ Hy Lạp, La Mã, người ta đã
khẳng định: ở đâu có pháp luật, thì ở đó phải có một hệ thống bảo đảm cho pháp luật
được thi hành một cách nghiêm chỉnh. Sự bảo đảm đó trước hết phải bằng hoạt
động của các cơ quan trong hệ thống cơ quan nhà nước, các cơ quan này cóchức năng
xét xử hành vi vi phạm pháp luật, chính là chức năng của TA một cơ quan trong bộ
máy nhà nước.
10
[...]... quyền của các TA căn cứ vào mức ánvà tính chất của tội phạm, cụ thể là: - TA cấp khu vực sơ thẩm những vụ án hình sự có mức án từ 4 năm tù, những vụ ánvề tội phạm chính trị hoặc những vụ án mà bị cáo không nhận tội Xét xử phúc thẩm nhữngbảnán sơ thẩm của TA cấp khu vực bị kháng cáo, kháng nghị - TA tối cao xét xử phúc thẩm nhữngbảnán sơ thẩm của TA cấp cao bị kháng cáo, kháng nghị Xét lại bản án, ... thuộc vềnhân dân" vànhândân thực hiện quyền của mình thông qua cơ quan đại diện cao nhất củanhân dân, do nhândân trực tiếp bầu ra là Quốc hội và HĐND Tuy nhiên điều đó không có nghĩa Quốc hội và HĐND nắm giữ và thực hiện toàn bộ chức năng nhà nước; với nguyên tắc tập trung dân chủ, Quốc hội quy định cho mình các quyền cơbản nhất của quyền lực nhà nước như quyền lập pháp, quyền quyết định những. .. luật của giai cấp tư sản, còn pháp luật là lợi ích là ý chí và công cụ của giai cấp tư sản Và ngược lại những kẻ "áo dài, mũ cao" thì hoạtđộngcủa họ là nhữnghoạtđộng mẫu mực không bao giờ có vi phạm pháp luật (đây là những lý do giải thích những quyền miễn trừ tư pháp của các quan lại cao cấp) Nhưng càng về sau các quan 15 chức cũng phải chịu trách nhiệm vềnhữnghoạtđộng vi phạm pháp luật của. .. vànhững người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra nhữngbản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục [20, tr 3] Đồng thời bảo đảm quyền kháng cáo của bị cáo, bị hại cũng như kháng nghị của Viện Kiểm sát cần bảo đảm tốt việc tiến hành xét xử phúc thẩm và nâng cao hiệu quả về thủ tục giám đốc thẩm các bảnán đã có hiệu lực pháp luật có sai sót nghiêm trọng Là những nộidungcơbản trong đổi mới, ... những nộidungcơbản trong đổi mới, tổ chứcvàhoạtđộngcủa TA nước ta trong giai đoạn hiện nay 1.1.3 Các mô hình chung về tổ chứcTòaáncủa các nước trên thế giới Tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, tính chất của Nhà nước, đặc điểm mỗi quốc gia và quan điểm giai cấp của giai cấp thống trị thông qua các nhà cầm quyền mà hệ thống TA của các nước được tổchức theo những cách thức khác nhau: Đối với các... các Thẩm phán có thể trao đổi, cọ xát ý kiến với nhau Mọi tình tiết của vụ án được hội đồng xét xử thảo luận, 21 xem xét kỹ lưỡng theo nhiều góc độ Qua đó, vấn đề của vụ án được làm sáng tỏvà đưa ra được giải pháp của đa số Công lý trong phán quyết của TA trước hết là sự vô tư củabản án, nếu bảnán không vô tư thì không có công lý Cơ chế hội phán sẽ tạo được sự vô tư củahoạtđộng xét xử ở chỗ nó hạn... nhiên hiện nay việc ra đời các tổchức tài phán này được tổchức theo hai mô hình chung nhất như sau: Vẫn giữ nguyên hệ thống TA tư pháp nhưng ngoài các Tòa hình sự, dân sự, hình thành thêm các Tòa chuyên biệt như Tòa kinh tế, Tòa hành chính, Tòa lao động, Tòa vị thành niên, Tòa hôn nhân Các Tòa chuyên biệt này là bộ phận như Tòa hình sự, dân sự nằm trong hệ thống Tòa tư pháp và do TA cao cấp trực tiếp... thành người chủ duy nhất của xã hội, tính chất này chi phối bản chất của Nhà nước XHCN là Nhà nước của dân, do dânvà vì dânVà đó cũng là cơ sở cho việc xây dựng Nhà nước XHCN theo nguyên tắc tập quyền, khác với nguyên tắc phân quyền trong Nhà nước tư sản Nguyên tắc quyền lực thuộc vềnhândân là nguyên tắc cơbản trong tổ chứcvàhoạtđộngcủa Nhà nước XHCN nên nó được ghi nhận trong tất cả Hiến pháp... ích của Nhà nước, tập thể và các quyền cơbảncủa công dân Mặt khác xét xử là hoạtđộng dựa trên sự phán đoán của các Thẩm phán và chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định nên có thể bị sai sót Do vậy cần cócơ chế nhằm bảo đảm cho phán quyết của TA phải thật thận trọng và chính xác, phải lắng nghe cả từ phía người bị phán quyết bất lợi để xem xét kỹ lưỡng và kiểm tra một cách khách quan Có vậy phán... Các nguyên tắc cơbảnvềtổ chức, hoạtđộngcủaTòaán trong các nước tư bản Với vị trí là cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, thực hiện quyền tư pháp, hệ thống TA các nước đều phải được tổchức theo những nguyên tắc nhất định Những nguyên tắc này xuất phát từ tính chất đặc thù củahoạtđộng xét xử, nó là bộ phận quyền lực của Nhà nước, được quyền nhân danh Nhà nước để phán quyết các hành vi tranh .
Luận án trình bày và đánh giá thực trạng về cơ cấu tổ chức và cán bộ, về
thực trạng hoạt động của TAND trong những năm qua một cách đầy đủ trên cơ sở
tổng. LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÒA ÁN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1.1.1. Vai trò và vị trí của Tòa án trong các