Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 212 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
212
Dung lượng
906,5 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công chứng là hoạtđộng bổ trợ tư pháp theo nghĩa rộng và cung cấp
chứng cứ cho hoạtđộng của tòa án theo nghĩa hẹp, nhằm góp phần bảo đảm
quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan nhà nước, tổchức kinh tế,
tổ chức xã hội; có tác dụng góp phần chủ động phòng ngừa các tranh chấp và
vi phạm pháp luật, cung cấp tài liệu có giá trị chứng cứ phục vụ việc giải
quyết các tranh chấp, đồng thời góp phần vào việc duy trì kỷ cương pháp luật
trong xã hội.
Việc tăng cường công tác côngchứng trong tình hình hiện nay là yêu
cầu bức xúc của quản lý kinh tế, quản lý xã hội, hình thành một bước quan
trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn
định chính trị và trật tự an toàn xã hội [107, tr. 262]. Để phát huy hiệu quả
của hoạtđộngcông chứng, tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật và giúp
đỡ pháp lý cho công dân, cơ quan nhà nước, tổchức xã hội, tổchức kinh tế.
Với một thời gian ngắn trong vòng 10 năm, Nhànước ta đã ban hành ba
Nghị định về tổchứcvàhoạtđộngcôngchứng (Nghị định 45/HĐBT ngày
27/2/1991, Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996; Nghị định 75/2000 ngày
8/12/2000), điều đó chứngtỏtổchứcvàhoạtđộngcôngchứng là một lĩnh
vực không những được xã hội chú ý mà còn được Nhànước luôn quan tâm
để hoàn thiện pháp luật về côngchứng ở nước ta.
Thực tiễn hoạtđộngcôngchứng ở nước ta trong những năm vừa qua
cho thấy, hoạtđộngcôngchứng là "hàn thử biểu" của sự phát triển kinh tế xã
hội [23. tr. 3]. Nền kinh tế thị trường, trình độ xã hội hóa ngày càng cao, các
quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi tổ
5
chức vàhoạtđộngcôngchứng cần phải đáp ứng kịp thời những nội dung của
quá trình đổimới mà Đảng vàNhànước ta đề ra là "cải cách nền hành chính
nhà nước là trung tâm của việc xây dựng hoàn thiện nhànước trong những năm
trước mắt" [67, tr. 31]. Đổimớitổchứcvàhoạtđộng của các cơ quan tư pháp
và các cơ quan bổ tạo tư pháp, tách cơ quan hành chính công quyền với tổchức
sự nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ các tổchứchoạtđộng không vì lợi nhuận
mà vì nhu cầu lợi ích của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổchức
thực hiện một số dịch vụ công với sự giám sát của cộngđồng [107, tr. 217].
Hoạt độngcôngchứng ở nước ta trong những năm vừa qua, chừng mực
nào đó đã đóng góp một phần tích cực vào việc lập lại trật tự trong lĩnh vực
giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, đã đi vào cuộc sống và có ý nghĩa thiết
thực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổimới đất nước. Song, tình hình hiện
nay đang đặt ra cho tổchứcvàhoạtđộngcôngchứng nhiều vấn đề cần phải
được giải quyết bằng việc tổchức lại hệ thống côngchứng theo hướng thực
hiện dịch vụ cộng với sự giám sát của cộng đồng, kiện toàn bộ máy và tinh
giảm biên chế một cách cơ bản [107, tr. 217]. Chuyên môn hóa các hoạtđộng
hỗ trợ tư pháp nói chungvàcôngchúng nói riêng nhằm giải quyết kịp thời,
khách quan, chính xác các việc côngchứng mà nhân dân vàtổchức yêu cầu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thể chế côngchứng là nội dung quan trọng và cần thiết trong đời
sống kinh tế và xã hội của tất cả các nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế
thị trường phát triển.
Ở nước ta, thể chế này còn rất mới, mặc dù thời Pháp thuộc đã có cơ
quan quản lý văn khế, nhưng những năm sau đó chúng ta không triển khai,
đến nay mới bắt đầu thiết lập lại, do đó việc nghiên cứu về côngchứng có thể
nói là đang ở giai đoạn bắt đầu, còn thiếu nhiều cả lý luận và thực tiễn.
6
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về công chứng. Các
tác giả chủ yếu nghiên cứu nhiều nội dung khác nhau, một số công trình
nghiên cứu một cách khái quát hoặc mang tính chất giới thiệu pháp luật về
công chứng ở Việt Nam và của các nước trên thế giới, cụ thể là: Nguyễn Văn
Yểu - Dương Đình Thành "Những điều cần biết về côngchứngnhà nước''
(Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1992); Đề tài khoa học "Cơ sở lý
luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện tổchứcvàhoạtđộngcôngchứng ở
Việt Nam" (Mã số 92-98-224 của Bộ Tư pháp, 1993); Giới thiệu vài nét về
xây dựng và hoàn thiện côngchứngnhànước ở Thành phố Hà Nội (Thông
tin khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, 1995); "Công chứngnhànướcvà những
vấn đề đặt ra hiện nay" của TS. Trần Thất (Thông tin khoa học pháp lý, Bộ
Tư pháp, 1995); "Công chứngnhànước Thành phố Hà Nội những vấn đề cần
quan tâm" của tác giả Trần Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước,
số 11, tháng 6 năm 1995; "Tình hình côngchứng hiện nay và những vấn đề
đặt ra" của tác giả Trần Kiên, đăng trên Tạp chí Pháp luật, số chuyên đề
tháng 7 năm 1995; "Công chứngnhànướccông cụ hữu hiệu bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân và các tổ chức" của tác giả Dương Đình
Thành, đăng trên Tạp chí Pháp luật, số chuyên đề tháng 7 năm 1995; "Một số
vấn đề côngchứng các giao dịch về tài sản ở Việt Nam - thực trạng và giải
pháp", Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Đỗ Xuân Hòa, hoàn thành năm
1998; "Một số vấn đề về côngchứngnhànước của TS. Nguyễn Ngọc Hiến''
(tài liệu nghiệp vụ về côngchứng - Bộ Tư pháp phát hành tháng 10/1996);
"Tập bài giảng công chứng, luật sư, giám định tư pháp, hộ tịch" của Trường
Đại học Luật Hà Nội, 1997; "Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc
xác định phạm vi nội dung hành vi côngchứngvà giá trị pháp lý của văn bản
công chứng ở nước ta hiện nay", (Luận án Tiến sĩ Luật học của Đặng Văn
Khanh, Hà Nội 2000).
7
Các đề tài nghiên cứu nói trên đã có những giải quyết nhất định về
các lĩnh vực côngchứng ở nước ta trong những năm trước đây, song các nội
dung nghiên cứu chưa cập nhật đầy đủ và chưa đảm bảo tính hệ thống về tổ
chức vàhoạtđộngcôngchứng ở nước ta trong những năm vừa qua và tình
hình đổimới theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX hiện nay. Trong các quy định của pháp luật về côngchứng trong dư luận
xã hội cũng như quan điểm của các tác giả thì lĩnh vực côngchứng dường
như vẫn còn là một lĩnh vực thiếu nhất quán và còn nhiều mâu thuẫn.
Với đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ giải quyết được một phần hạn
chế nói trên. Chúng tôi có những thuận lợi hơn các tác giả trước đây là: Bản
thân đã có 10 năm trực tiếp thực hiện các việc côngchứngvà làm quản lý tổ
chức vàhoạtđộngcôngchứng ở một Phòng côngchứngnhà nước. Đã
nghiên cứu cụ thể đề tài của các tác giả về các vấn đề có liên quan đến tổ
chức vàhoạtđộngcông chứng, có kinh nghiệm trong hoạtđộng thực tiễn.
Các giáo viên giảng dạy vàhướng dẫn khoa học là những người có kiến thức
sâu rộng, trực tiếp làm công tác nghiên cứu khoa học và quản lý tổchứchoạt
động côngchứng trên phạm vi toàn quốc, đã từng hướng dẫn nhiều đề tài về
lĩnh vực này. Song, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn là: Nguồn tài liệu
tham khảo còn hạn chế, pháp luật về côngchứngnước ta vừa thiếu, vừa
không ổn định, nhận thức chung về côngchứng không được thống nhất. Với
tinh thần say mê nghiên cứu chúng tôi đã cố gắng để luận án đạt được kết
quả như mong muốn.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận
án
- Mục đích:
Trước yêu cầu của cuộc cải cách tư pháp nói chungvà cải cách hệ
thống các cơ quan bổ trợ tư pháp nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu của đời
8
sống xã hội trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các hoạtđộng kinh tế,
thương mại dân sự, yêu cầu cung cấp chứng cứ cho hoạtđộng xét xử của Tòa
án. Mục đích của luận án là làm sáng tỏ về mặt lý luận một cách có hệ thống
và toàn diện những vấn đề về tổchứcvàhoạtđộng của côngchứngnhà
nước, để từ đó góp phần giải quyết các vướng mắc về tổchứcvàhoạtđộng
công chứng ở nước ta hiện nay.
- Nhiệm vụ:
Về mặt lý luận: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của khái niệm
công chứng trong quá trình lịch sử lập pháp hành chính - nhànước Việt
Nam, đồng thời so sánh với pháp luật côngchứng của một số nước trên thế
giới.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật về
tổ chứcvàhoạtđộngcôngchứng được áp dụng trong thực tiễn hoạtđộng của
các phòng côngchứng cũng như hoạtđộng của các cơ quan khác có thẩm
quyền thực hiện công chứng, đồng thời trên cơ sở những vướng mắc, thiếu
sót mà thực tiễn hoạtđộngcôngchứng đặt ra để phân tích về mặt lý luận và
đề xuất những giải pháp nhằm kiện toàn lại tổchứccôngchứng ở nước ta.
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu về khái niệm côngchứng nói chungvà khái niệm
công chứng theo mô hình tổchứcvàhoạtđộngcôngchứng ở nước ta hiện
nay; nghiên cứu về tổchứccông chứng, hoạtđộngcông chứng; nghiên cứu
về cơ quan quản lý công chứng; đặc biệt là nghiên cứu về côngchứng viên -
chủ thể của hoạtđộngcông chứng; nghiên cứu về các cơ quan có liên quan
đến hoạtđộngcôngchứng ở nước ta.
- Phạm vi nghiên cứu:
9
Luận án nghiên cứu việc tổchứcvàhoạtđộngcôngchứng ở nước ta
gồm các vấn đề về khái niệm công chứng, việc tổchức các cơ quan thực hiện
công chứng.
4. Phương pháp luận vàphương pháp nghiên cứu
- Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về Nhànướcvà pháp
luật. Trên cơ sở phương pháp luật duy vật biện chứngvà quan điểm lịch sử
để khẳng định vị trí vai trò chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổchứcvàhoạt
động công chứng.
- Tác giả dựa vào đường lối đổimới của Đảng vàNhànước ta về kinh
tế, về quản lý nhà nước, về cải cách bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp và
đổi mớihoạtđộng của các cơ quan tư pháp, hỗ trợ tư pháp. Nghiên cứu các
chế định về côngchứng nói chung, trong đó đáng chú ý là các quy định về tổ
chức côngchứng trong các thời kỳ lịch sử cụ thể ở nước ta và của các trường
phái côngchứng trên thế giới.
- Trong quá trình nghiên cứu tác giả đặc biệt chú ý sử dụng phương
pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, sử dụng phương pháp điều tra,
phân tích thực tiễn tổchứcvàhoạtđộng của các Phòng côngchứng trong toàn
quốc thời gian từ năm 1992 đến năm 2000. Tác giả đặc biệt chú ý đến hoạt
động của các phòng côngchứng số 2, số 3 và ở các địa bàn khác để so sánh
và tìm ra giải pháp xác định mô hình tổchứccôngchứng trên địa bàn cả
nước.
- Luận án đặc biệt chú ý đến nguyên lý đời sống kinh tế, xã hội, quá
trình giao lưu dân sự, kinh tế ở các vùng, miền trong cả nước để xác định mô
hình tổchứcvà phân bổ lực lượng côngchứng viên.
5. Những đóng góp mới của luận án
10
Để góp phần thiết thực vào việc hoàn thiện bộ máy nhà nước, cải
cách nền hành chính quốc gia, cải cách hệ thống các cơ quan hỗ trợ tư pháp,
những nội dung sau đây là những vấn đề có ý nghĩa của luận án.
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về lý
luận và thực tiễn về tổchứcvàhoạtđộngcôngchứng ở nước ta, một loại
hình hoạtđộng có tính đặc thù và còn mới ở Việt Nam.
- Luận án đã đưa ra được khái niệm mới về côngchứng trên cơ sở
phân tích vàchứng minh để làm rõ những hạn chế trong việc xác định khái
niệm về côngchứngnhànước trước đây. Tác giả đã nghiên cứu, phân tích, so
sánh vói các loại hình côngchứng của các nước trên thế giới. Khái niệm mới
về côngchứng đảm bảo các yêu cầu về mặt pháp lý, phù hợp với tình hình,
đặc điểm về tổchứcvàhoạtđộngcôngchứng ở nước ta cũng như phù hợp
với thông lệ quốc tế về công chứng.
- Tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về tổchứcvà
hoạt độngcôngchứng ở nước ta trong những năm vừa qua và chỉ ra được
những bất cập về tổchức bộ máy, về phạm vi thẩm quyền hoạt động, về thủ
tục thực hiện công chứng. Đặc biệt, tác giả đã phân biệt được sự khác nhau
cơ bản giữa hoạtđộng của cơ quan có thẩm quyền thực hiện côngchứng với
hoạt động của côngchứng viên và những người có thẩm quyền thực hiện
hành vi công chứng.
- Luận án đã đưa ra được mô hình tổchứcvà quản lý côngchứng trên
cơ sở nghiên cứu về lịch sử phát triển công chứng, chứng thực ở nước ta qua
các thời kỳ, dựa trên nền tảng của văn hóa dân tộc, thói quen ứng xử trong
giao lưu dân sự, quá trình phát triển của quan hệ sở hữu, kết hợp với việc
nghiên cứu có chọn lọc không áp đặt, rập khuôn máy móc, giáo điều mô hình
công chứng của bất cứ quốc gia nào. Cơ cấu tổchức bộ máy côngchứng mà
tác giả đưa ra là phù hợp, hoạtđộng có hiệu quả phù hợp với tiến trình cải
11
cách nền hành chính quốc gia, phù hợp với tình hình đặc điểm của nước ta kể
cả hiện tại và trong tương lai.
- Luận án đã có những đề xuất cụ thể để sửa đổi, bổ sung và hoàn
thiện những văn bản pháp luật về công chứng, chứng thực, về chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan quản lý công chứng, về quy chế hoạt
động của côngchứng viên.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện và có hệ
thống đầu tiên về tổchứcvàhoạtđộngcôngchứngnhànước ở nước ta hiện
nay. Với những đóng góp mới về mặt khoa học đã được nêu trên, trong quá
trình viết luận án, tác giả đã công bố những kết quả nghiên cứu trong các tạp
chí chuyên ngành.
- Về thực tiễn: Luận án góp phần vào việc xác định khái niệm công
chứng, chủ thể thực hiện hành vi côngchứng cũng như việc nâng cao hiệu
quả trong việc hạn chế bớt các tranh chấp xảy ra trong giao dịch dân sự, kinh
tế, thương mại, lao động
Ngoài ra, với những đóng góp mới của luận án sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tiếp tục nghiên cứu về tổchứcvàhoạtđộngcôngchứng cũng
như làm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy ở các trường đại học, nhất là
phục vụ cho việc đào tạo chức danh côngchứng ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác
giả và danh mục tài liệu tham khảo; luận án chia làm 3 chương, 9 tiết.
12
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔCHỨCVÀHOẠTĐỘNG
CÔNG CHỨNGNHÀ NƯỚC
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNGCHỨNGNHÀNƯỚC
1.1.1. Khái niệm côngchứngnhà nước
Lịch sử côngchứng hay nói chính xác hơn là yêu cầu chứng nhận,
xác nhận, làm chứng đã có từ hàng nghìn năm, đã trải qua những biến đổi
cùng với những quan điểm, quan niệm về chứng cứ. Các chế độ chính trị,
kinh tế, xã hội khác nhau thì tổchứcvàhoạtđộngcôngchứng cũng được
quy định khác nhau.
Hoạt độngcông chứng, chứng thực, làm chứng gắn liền với sự phát
triển của xã hội. Suốt từ thời kỳ cổ đại đến trung cổ, giữa người làm công
chứng (công chứng viên) và người lập văn tự thuê, chưa được phân biệt rõ
ràng. Ở thời kỳ cổ đại người ta đã thấy những viên thư lại tiến hành soạn
thảo các khế ước (hợp đồng) theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, khó có thể bị
thay đổi về sau, khác hẳn với những khế ước không thành văn theo truyền
thống (giao kết miệng) [24, tr. 21].
Lịch sử Nhànước đã có thời kỳ chưa có khái niệm công chứng, một
số tác giả nghiên cứu về côngchứng cho rằng có hai loại hình thực hiện công
chứng là tư chứng thư vàcôngchứng thư'. Các tác giả đã đưa ra các khái
niệm ''công'' và "tư", giữa cá nhân tự do làm chứng với các chức danh được
Nhà nước giao cho nhiệm vụ thực hiện hành vi côngchứng hoặc Nhànước
trực tiếp thực hiện các việc côngchứng [7], [98, tr. 95]. Vấn đề này phải
được lý giải một cách cụ thể như sau:
- Tư chứng thư (người làm chứng tự do): Trong nhân dân ta tồn tại
một truyền thống là mỗi khi có các giao dịch quan trọng đều phải nhờ những
13
người có uy tín trong gia tộc, trong thôn xóm đứng ra làm chứng để xác
nhận. Khi có tranh chấp xảy ra, các cơ quan nhànước có thẩm quyền dựa
vào hình thức chứng nhận trên để chứng minh sự thật, lấy đó làm cơ sở để giải
quyết
vụ việc tranh chấp. Những văn tự được lập ra do các cá nhân công dân thực
hiện và có người thứ ba làm chứng với tư cách cá nhân nên được gọi là "tư
chứng thư" [54, tr. 31]. Đây là một dạng chứng nhận của bất kỳ một cá nhân
nào, thực hiện một cách tự do, làm chứng không phải là nghề chuyên môn
mà họ được giao, Nhànước không những không cấm mà còn có phần
khuyến khích nhân dân tham gia cung cấp chứng cứ khi có yêu cầu. Loại
hoạt động này chúng ta thấy xuất hiện từ thời cổ đại và tồn tại cho đến tận
ngày nay. Ở Việt Nam trong Quốc triều thư khế (Thể thức giấy tờ, khế ước
dùng trong triều) như chúc thư, văn khế bán ruộng đất, văn khế cầm cố ruộng
đất, văn ước vay nợ, giấy giao kèo, văn ước bán trâu, bò đều quy định người
chứng kiến, người bảo lãnh, người viết thay phải điểm chỉ vào văn tự [54, tr.
61], [69], [78]. Đây là những quy định nhằm bảo đảm hiệu lực pháp lý, hạn
chế tranh chấp kiện tụng.
Trong xã hội phong kiến ở Việt Nam chính vì có những bảo
đảm trong quan hệ giao dịch nên nhân dân đã tìm đến với Quốc
triều hình luật, Quốc triều thư kế vốn có chứa đựng những chuẩn
mực sinh hoạtđời thường. Một điều lý thú trong đời sống hàng
ngày từ xa xưa ở Việt Nam đã có câu "Nói có sách, mách có
chứng" phần nào như một luật tục. Cho đến nhà Nguyễn Gia Long
ban hành Hoàng Việt luật lệ vẫn tiếp tục được nhân dân và quan lại
chính quyền nhà Nguyễn vận dụng [53, tr. 21].
Bộ luật dân sự của nước ta hiện nay vẫn quy định trong quan hệ dân
sự các bên phải thiện chí, trung thực Nếu một bên cho rằng bên kia không
14
[...]... niệm côngchứng là một nghề tự do hoàn toàn, Nhànước không thừa nhận thể chế côngchứng [7], [34] Nhànước thực hiện công chứng: Đây là loại hình côngchứngnhà nước, Nhànước trực tiếp tổchứcvà thực hiện côngchứng chứ không ủy quyền cho tổchức hay cá nhân thực hiện Là mô hình côngchứng được tổchức chặt chẽ hoạtđộng chuyên nghiệp bằng kinh phí của NhànướcTổchứccôngchứng là cơ quan nhà nước. .. trò của côngchứngnhànước Đặc điểm hoạtđộngcôngchứngnhà nước: Hoạtđộngcôngchứng ở nước ta do Nhànước quản lý về tổ chức, hoạtđộngcôngchứng là hoạtđộng dịch vụ công, côngchứng có nhiệm vụ giúp công dân, tổchức thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ bằng các biện pháp pháp lý Hoạtđộng này khác hoàn toàn với hoạtđộng của cơ quan tư pháp (Tòa án) là nhằm thực thi công quyền,... khi đã bị rối loạn Hoạtđộngcôngchứng là hoạtđộng hỗ trợ tư pháp, cung cấp chứng cứ cho hoạtđộng tư pháp Côngchứng ở nước ta có đặc điểm khác biệt so với côngchứng của các quốc gia trên thế giới, là do các cơ quan nhànướcvàcôngchứcnhànước thực hiện, hoạtđộngcôngchứng được xem là một nghề trong số các nghề tư pháp [22, tr 3], côngchứng viên là một chức danh do Nhànước quy định về tiêu... luật về côngchứng ở nước 16 ta phải nghiên cứu để thực hiện đa dạng hóa các loại hình hoạtđộngchứng nhận và cung cấp chứng cứ - Côngchứng thư (Nhà nước thực hiện hoặc ủy quyền): Đây là hoạtđộngchứng nhận, chứng thực, xác nhận có tính chất công, phục vụ lợi ích công, do Nhànước trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý Vì vậy, được gọi là côngchứngTổchứccôngchứngvà người thực hiện hành vi công chứng. .. tiên của nước ta sử dụng thuật ngữ côngchứngnhànước Văn bản quy phạm pháp luật này đã thừa nhận thể chế côngchứngnhànướcvà đưa ra khái niệm về côngchứngnhànước như sau: Côngchứngnhànước là việc chứng nhận tính xác thực của hợp đồngvà giấy tờ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổchức kinh tế, tổchức xã hội, góp phần phòng ngừa... không hoạtđộng theo nguyên tắc tự hạch toán hoặc theo nguyên tắc tự trang trải Côngchứng còn là một khâu trong quá trình quản lý của Nhànướcđối với các hoạtđộng giao dịch Hoạtđộngcôngchứng ở nước ta hiện nay là hoạtđộng nghề nghiệp, do côngchứng viên là côngchứcnhànước thực hiện, đồng thời là hoạtđộng của các chức danh không chuyên nghiệp Mục đích là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ. .. chứng được Nhànước ra quyết định công nhận và cho phép hoạtđộng nhằm bảo đảm tính xác thực trong hoạtđộng giao dịch và các quan hệ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của công dân, tổ chức, được thể hiện bằng các hình thức Nhànước trực tiếp thực hiện (công chứngnhà nước) hoặc Nhànước ủy quyền (công chứng tự do) Hiện tại có những quan điểm cho rằng, côngchứng có nghĩa là lấy công quyền... 24 Côngchứng viên là côngchứcnhà nước, được hưởng lương do Nhànước đài thọ theo ngạch bậc côngchứng viên Lệ phí thu được phải nộp vào ngân sách Nhànước Khi côngchứng viên gây ra thiệt hại đối với đương sự thì Nhànước chịu trách nhiệm dân sự đối với đương sự, côngchứng viên chịu trách nhiệm vật chất đối với Nhànước theo quan hệ Luật lao động Nghị định 31/CP (27/2/1991) quy định công chứng. .. viên là công chức nhànướchoạtđộng chuyên trách, không được hành nghề tự do Đến Nghị định 75/2000/NĐ-CP (8/12/2001) không có điều nào cấm côngchứng viên hành nghề tự do, song cũng không có quy định nào cho phép côngchứng viên hành nghề tự do Đây là một bước phát triển mới trong tổ chứchoạtđộng công chứng ở nước ta Với những đặc điểm trên, côngchứng ở nước ta là hoạtđộng dịch vụ mang tính công, ... khái niệm côngchứng theo Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996 đã được sửa đổivà phân định rõ trên cả hai phương diện về tổ chứcvàhoạtđộng công chứng, chứng thực Những việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch và các quan hệ xã hội khác do côngchứng viên của Phòng côngchứng thực hiện thì được gọi là các việc côngchứng Những việc chứng nhận bản sao văn bản giấy tờ, chứng nhận chũ ký của cá nhân và một số . của công chứng nhà nước
Đặc điểm hoạt động công chứng nhà nước: Hoạt động công chứng ở
nước ta do Nhà nước quản lý về tổ chức, hoạt động công chứng là hoạt. LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CÔNG CHỨNG NHÀ NƯỚC
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG NHÀ NƯỚC
1.1.1. Khái niệm công chứng nhà nước
Lịch sử công chứng hay