1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

62 4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 455,5 KB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử phát triển nhân loại cho thấy văn hóanền tảng tinh thần của xã hội, nó không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Văn hóa là từ có nội hàm rất rộng bao trùm cả lĩnh vực lịch sử, giáo dục, xã hội… Văn hóa giúp cho lịch sử con người nhận thức được không gian, và mọi vật xã hội tiến tới chân - thiện - mỹ. Trải qua bao biến chuyển của lịch sử, nếu có một điều đáng tự hào của nhân loại nói chung, đó chính là thành tựu văn hóa. Lịch sử trên thế giới đã chứng minh: lớp bụi thời gian sẽ làm phai mờ tất cả, trừ giá trị văn hóa vẫn mãi mãi lưu truyền. Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc trở thành trung tâm của sự chú ý. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước Việt Nam nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đồng thời đặt mục tiêu “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [21;533]. Đối với từng quốc gia đều có những nét văn hóa rất riêng, rất đặc trưng của quốc gia dân tộc mình gắn liền với sắc thái văn hóa của tất cả các dân tộc sinh sống trên quốc gia đó. Đối với từng đơn vị hành chính (tỉnh, huyện) của một quốc gia, bên cạnh tất cả các sắc thái văn hóa của các dân tộc đang sinh sống còn có những địa danh, khu di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống… góp phần tạo nên những nét văn hóa rất đơn nhất, rất đặc sắc của đơn vị hành chính đó. Do đó, nếu biết phát huy và phát triển các giá trị văn hóa của mỗi con người, của các cộng đồng dân tộc, của từng khu di tích lịch sử, của từng lễ hội truyền thống một cách lành mạnh thì càng có điều kiện thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Việt Nam có 64 tỉnh, thành trải dài từ Bắc chí Nam hầu như nơi nào cũng có di tích và thắng cảnh. Mỗi di tích và thắng cảnh như mỗi bông hoa rực rỡ sắc màu trong rừng hoa văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. An Giang thuộc miền Tây Nam Bộ, vùng đất có lợi thế về thiên nhiên, là vùng đồng bằng bỗng dưng có núi. Đây còn là vùng đất giàu di tích lịch sử văn hóa. Vùng đất này trở thành trung tâm du lịch hành hương điển hình biểu tượng của miền Tây; một Trang 1 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh hình ảnh An Giang trong lòng mọi người. Từ vị trí địa lý đặc biệt của mình, An Giang xưa đã trở thành trung tâm văn hóa Óc Eo nổi tiếng trong chín tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khi người Việt đến An Giang còn bị hoang hóa và người Việt đã viết tiếp trang sử của vùng đất này. Người Việt sống cộng cư với các dân tộc anh em khác và cùng nhau xây dựng nền văn hóa mới, phủ lên vùng đất An Giang và cả miền Tây Nam Bộ nói chung. Ngày nay, người Việt trở thành chủ thể của vùng đất này. Trong suốt tiến trình lịch sử, các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer ở An Giang luôn gắn bó học hỏi lẫn nhau cùng phát triển và hình thành nên một “nền văn hóa sông nước”. Núi Sam thuộc xã Vĩnh Tế (nay thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang), một làng mang nhiều nét đặc thù ở vùng biên thùy Tây Nam Bộ, có núi, có sông, có đồng bằng bát ngát và nhiều di tích, thắng cảnh. Nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa cùng hàng trăm chùa, am, miếu và nhiều thắng cảnh đẹp mang dấu ấn một thời mở đất về phương Nam. Núi Sam có khoảng 142 cơ sở tín ngưỡng, thờ tự cùng các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu [23]. Ngoài 142 cơ sở tín ngưỡng, thờ tự, khu vực núi Sam có 5 công trình lịch sử văn hóa tiêu biểu được công nhận là di tích: đình Vĩnh Tế, chùa Tây An, chùa Hang, Lăng Thoại Ngọc Hầu và miếu Bà Chúa Xứ. Những di tích trên có giá trị về mặt lịch sử, tín ngưỡng – tôn giáo, giá trị về mặt kiến trúc, cảnh quan môi trường và giá trị về mặt hiện vật. Bên cạnh các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu tại núi Sam, lễ hội là một loại hình văn hóa đặc sắc của vùng đất. Đặc trưng nhất của nét lễ hội vùng núi Sam là Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến các di tích thắng cảnh cũng như sinh hoạt truyền thống của các lễ hội, tạo điều kiện trùng tu xây dựng các di tích lịch sử, nâng cấp các lễ hội, hướng các lễ hội sinh hoạt lành mạnh theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Mặt khác, vẫn tôn trọng những giá trị văn hóa thuộc về truyền thống của các di tích, cũng như những nét sinh hoạt đặc sắc riêng của các lễ hội. Các lễ hội núi Sam, có tính đa dạng về loại hình hoạt động và phong phú về nội dung thờ cúng. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tập tục thờ nữ thần, thờ cúng Phật, Thánh… xuất phát từ tín ngưỡng đa thần của cư dân nông nghiệp; từ cội nguồn tâm thức chung của người Việt, luôn sống với đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”. Qua các nội dung của các lễ hội nêu trên, người ta có thể nhìn nhận rõ Trang 2 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh nét hơn tính giao lưu tiếp biến văn hóa của tín ngưỡng dân gian bản địa, điển hình như Chúa Xứ Thánh Mẫu. Trong những năm qua, mặc dù những nét văn hóa trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam đã được nhiều tác giả nghiên cứu đến. Tuy nhiên, hầu hết tất cả đều nêu một cách khái quát về Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, chưa đi sâu tìm hiểu phong tục sinh hoạt, các nét văn hóa truyền thống độc đáo của lễ hội và đề ra các biện pháp để giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, một lễ hội được xếp hạng cấp quốc gia vào năm 2001. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, giai đoạn hội nhập toàn cầu, vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ gìn những nét văn hóa độc đáo trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Quảng bá hình ảnh độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ cho du khách trong nước mà còn du khách ngoài nước biết đến, cũng như xóa bỏ những nghi ngờ, những quan niệm sai lệch xem lễ hội là một hình thức mê tín dị đoan. Đó cũng là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Mảng đề tài về văn hóa là lĩnh vực tôi rất tâm đắc, được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất An Giang giàu truyền thống anh hùng, nổi tiếng về nông nghiệp, với nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh đẹp. Tiếp bước truyền thống đó, tôi cũng muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào quá trình xây dựng quê hương An Giang nói riêng, sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung ngày càng giàu đẹp, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa. Chính vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình: “Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc ở Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang”. 2. Mục đích và nhiệm vụ: 2.1. Mục đích: Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đề xuất một số giải pháp trong việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ: Nghiên cứu tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh Tìm hiểu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng: Nghiên cứu nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận chỉ nghiên cứu việc giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. 4. Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng: Phương pháp luận: Duy vật biện chứng. Phương pháp chuyên ngành: Phương pháp tiếp cận văn hóa: logic-lịch sử, khảo sát thực tế. Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống. Phương pháp điền giả 5. Đóng góp của khóa luận: Khóa luận góp phần làm sáng tỏ thêm về văn hóa dân tộc nói chung, và một số nét văn hóa độc đáo (Văn hóa tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu) của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang hiện nay nói riêng. Đề ra một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang trong giai đoạn hội nhập của đất nước hiện nay. Quảng bá hình ảnh văn hóa độc đáo của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ cho du khách trong cả nước mà còn cho du khách nước ngoài biết đến, cũng như xóa bỏ những nghi ngờ, những quan niệm sai lệch về Lễ hội. Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm nguồn tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về văn hóa, cũng như nét văn hóa dân tộc trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Góp phần cung cấp những cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, chủ trương của chính quyền địa phương về công tác văn hóa, tư tưởng thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay. Trang 4 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh 6. Kết cấu khóa luận: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương. Chương 1 Văn hóa tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng thờ Mẫu trong nền văn hóa Việt Nam 1.1. Văn hóavăn hóa tín ngưỡng dân gian 1.1.1. Khái niệm văn hóa 1.1.2. Văn hóa tín ngưỡng dân gian 1.1.3. Tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa 1.1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 1.1.3.2. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa 1.1.3.3. Đường lối, chính sách của Đảng bộ An Giang về văn hóa 1.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu trong nền văn hóa Việt Nam 1.2.1. Thờ Mẫu trong lịch sử người Việt 1.2.2. Về kiến trúc, bày trí điện thần và lễ thức của tín ngưỡng thờ Mẫu Chương 2 Giữ gìn nét văn hóa ở Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang 2.1. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang 2.1.1. Vị trí địa lý và tình hình kinh tế - xã hội thị xã Châu Đốc hiện nay 2.1.1.1. Vị trí địa lý và lịch sử hình thành thị xã Châu Đốc 2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Châu Đốc hiện nay 2.1.2. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang 2.2. Tác động của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam đến đời sống người dân 2.2.1. Ý thức người dân đối với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2.2.2. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam tác động đến người dân 2.3. Một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa ở Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang 2.3.1. Một số vấn đề tồn tại trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2.3.2. Một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Trang 5 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh 2.3.2.1. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và nâng cao nhận thức về giữ gìn nét văn hóa ở Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2.3.2.2. Phát huy nét đẹp, điều đúng ở Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2.3.2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và biện pháp quản lý của Nhà nước đối với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Trang 6 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Văn hóa tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng thờ Mẫu trong nền văn hóa Việt Nam 1.1. Văn hóavăn hóa tín ngưỡng dân gian 1.1.1. Khái niệm văn hóa Tiến trình lịch sử của nhân loại cho thấy, ngay từ thuở sơ khai, văn hóa đã là nền tảng, là động lực của quá trình phát triển của toàn thể cộng đồng nói chung và từng cá thể thành viên của cộng đồng nói riêng. Văn hóa đã trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm chung của toàn thể cộng đồng nhân loại chứ không còn là vấn đề riêng của giới nghiên cứu học thuật nữa. Trong tiếng Việt, văn hóa là danh từ có nội hàm khá rộng và phức tạp. Người ta có thể hiểu văn hóa như là một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn hóa như trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong lý lịch công chức của mình. Đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, tùy thuộc vào những không gian, thời gian khác nhau và những tác giả khác nhau. Điều đó chứng tỏ tính đa dạng phong phú và tính luôn luôn biến đổi của văn hóa. Bản thân thực thể văn hóa đã trở thành đối tượng cho nhiều nhà nghiên cứu, văn hóa không còn giới hạn trong khuôn khổ của một khoa học mà là sự đa chiều của nhiều khoa học. Điều này đã dẫn đến việc có quá nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa được đề cập đến ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Quả thật, văn hóamột khái niệm có nội dung rất phong phú và đa dạng, qua đó cho thấy việc xác định khái niệm văn hóa không đơn giản bởi các tác giả khác nhau thường hiểu nội dung của nó khác nhau tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và tùy thuộc vào việc xuất phát từ cứ liệu riêng, mục đích riêng phù hợp với vấn đề mình cần nghiên cứu. Trong quyển “Nhân chủng học Văn hóa”, giáo sư Richley H.Crapo cho rằng, hai nhà khoa học Mỹ A.L.Krober và Kluckhôn đã khảo sát 158 định nghĩa về văn hóa. Năm 1967, Abraham Moles, nhà Văn hóa học Pháp cho rằng, có 250 định nghĩa về văn hóa. Nhà nghiên cứu văn hóa Trung Hoa Từ Hồng Hưng cho rằng, có đến “hàng nghìn định nghĩa về văn hóa” [31;10]. Theo tác giả Đoàn Văn Trang 7 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh Chúc trong sách “Xã hội học văn hóa” thống kê cho đến nay có tới 256 định nghĩa khác nhau về văn hóa [13;21]. Năm 1994, trong công trình Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Phó Giáo Sư Phan Ngọc cho biết: “Một nhà dân tộc học Mỹ đã dẫn ngót bốn trăm định nghĩa về văn hóa khác nhau” [22;19]. Ngược dòng thời gian, ở phương Tây, từ văn hóa xuất hiện sớm trong đời sống ngôn ngữ. Nhà ngôn ngữ học người Đức W.Wundt cho rằng: Văn hóa là một từ có căn gốc Latinh: Colere, sau trở thành Cultura nghĩa là cày cấy, gieo trồng. Từ nét nghĩ này về sau dẫn đến nghĩa rộng hơn là sự hoàn thiện, vun trồng tinh thần, trí tuệ. Thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, nhà hùng biện thời La Mã Cicéron có câu nói nổi tiếng: “Triết học là văn hóa tinh thần” [17;13]. Quay sang phương Đông, ở Trung Quốc, từ văn hóa đã xuất hiện trong đời sống ngôn ngữ ở thời Tây Hán (206 trước Công nguyên - 220 sau Công nguyên), hai từ vănhóa đã được kết hợp lại thành văn hóa, và nhìn chung có hàm nghĩa: Dung, Thi, Thư, Lễ, Nhạc, điển chương, chế độ… để giáo hóa dân chúng. Trong quyển sách Thuyết uyển bài Chỉ vũ của Lưu Hướng viết: Thánh nhân cai trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực. Như vậy, trong cách nghĩ của Lưu Hướng, từ văn hóa được hiểu như một cách giáo hóa đối lập với vũ lực, văn hóa gần nghĩa với giáo hóa [17;14]. Trong phong trào “Minh trị duy tân” khởi xướng vào năm 1868, Nhật Bản đã dịch rất nhiều sách của phương Tây, hai từ văn hóa đã được Nhật Bản dùng để dịch những từ có cùng gốc Latinh Cultura. Mặc dù có mặt sớm trong đời sống ngôn ngữ phương Tây cũng như phương Đông như vậy, nhưng phải đến thế kỷ XVIII, từ văn hóa mới được đưa vào khoa học, sử dụng như thuật ngữ khoa học. Năm 1774, từ này mới được xuất hiện trong thư tịch và ghi vào từ điển năm 1783 ở Đức. Người đầu tiên sử dụng từ văn hóa trong khoa học là Pufendorf, người Đức. Ông cho rằng văn hóa là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động xã hội, nghĩa là văn hóa đối lập với trạng thái tự nhiên. Trong khi nhà triết học H.Kant lại cho rằng văn hóa là sự phát triển, bộc lộ các khả năng, năng lực và sức mạnh của con người [17;14]. Cùng với các nhà triết học Đức, nhà triết học Vico người Ý cho rằng, văn hóamột từ chỉ phức thể gồm: khoa học, nghệ thuật, kinh tế, chính trị. Đến năm 1855, khi Klemm công bố công trình Khoa học chung về văn hóa thì người ta mới coi khoa học về văn hóa hình thành và thực sự phát triển. Năm 1871, E.B.Tylor công bố công trình Văn hóa nguyên thủy ở Luân Đôn. Lúc này, ngành khoa học về văn hóa mới chính thức được khẳng định, bởi E.B.Tylor đã Trang 8 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh xác lập được đối tượng nghiên cứu của ngành văn hóa học. Trên cơ sở này, E.B.Tylor đã đề xuất một định nghĩa đầu tiên về văn hóa và khá nổi tiếng: “Văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội” [10;19]. Như vậy, E.B.Tylor cho rằng con người có được văn hóa với tư cách là một thành viên xã hội, không có cộng đồng nào không có văn hóa và cũng không có văn hóa nào tồn tại ngoài cộng đồng. Đi sâu tìm hiểu định nghĩa này, có thể thấy, E.B.Tylor đã nhấn mạnh về mặt tinh thần của văn hóa. Định nghĩa này cũng nêu gộp mọi bình diện, cấp độ của văn hóa, do đó chưa nêu được bản chất văn hóa, vì vậy chỉ là định nghĩa mang tính chất mô tả và văn hóa không đơn giản là sự hiểu biết. Đây được xem là định nghĩa đầu tiên, cổ điển, tiêu biểu về văn hóa, dù chưa phải là hay nhất và đầy đủ nhất. Đến giữa những năm 60 của thế kỷ này, Abraham Moles, một nhà văn hóa học Pháp, lại quan niệm: “Văn hóa - đó là chiều cạnh trí tuệ của môi trường nhân tạo, do con người xây dựng nên trong tiến trình đời sống xã hội của mình” [13;21]. Các Pốp nhà văn hóa thuộc Liên Xô cũ thì định nghĩa: “Văn hóa là toàn bộ của cải vật chất và tinh thần, kết quả của những hoạt động có tính chất xã hội và lịch sử của xã hội loài người” [19;21]. Như đã nói trên, bản thân thực thể văn hóa đã trở thành một đối tượng được nhiều chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn quan tâm đi sâu nghiên cứu, trước kia là khoa học nhân học và hiện nay là chuyên ngành văn hóa học. Cùng với thời gian, hàm nghĩa văn hóa không ngừng được mở rộng, ngày càng thêm phong phú, chuẩn xác, nhưng “văn hóa là gì?” vẫnmột vấn đề luôn được đặt ra để đón nhận những lời giải đáp ngày càng thấu đáo và đầy đủ hơn. Những năm thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, vấn đề văn hóa được quan tâm, được xem là yếu tố có vị trí quan trọng để vừa bảo tồn dân tộc, vừa phát triển dân tộc. Quan điểm của UNESCO là: văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác dân tộc khác. Rất nhiều cuộc hợp bàn về văn hóa dưới sự chủ trì của Liên hiệp quốc đã được tổ chức, qua đó nhiều định nghĩa về văn hóa đã được đề xuất. Tại lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa tổ chức tại Paris ngày 21/1/1988, Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor lại đưa ra định nghĩa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong quá khứ và cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên hệ thống các giá trị, Trang 9 Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Svth: Nguyễn Hồ Thanh truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” [13;22]. Bên cạnh đó, trong các bộ Từ điển bách khoa và các từ điển chuyên ngành của các nước, từ văn hóa cũng có một vị trí xứng đáng với những lời giải thích khá đầy đủ và sâu sắc: “Văn hóa theo nghĩa rộng là tập tục, tín ngưỡng, ngôn ngữ, tư tưởng, thị hiếu thẩm mỹ … những hiểu biết kĩ thuật cũng như toàn bộ việc tổ chức môi trường con người… những công cụ, nhà ở… và nói chung toàn bộ công nghiệp có thể truyền lại được, điều tiết những quan hệ và ứng xử của một nhóm xã hội với môi trường sinh thái của nó…” (Bách khoa toàn thư Pháp) [10;35]. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, văn hóa bắt nguồn từ lao động. C. Mác viết: Chúng ta buộc phải bắt đầu bằng việc xác định tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại con người, và do đó tiền đề của mọi lịch sử, đó là người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết phải có thức ăn, nước uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác. Như vậy hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra đời sống vật chất. Hơn nữa, đó là một hành vi lịch sử, một điều kiện cơ bản của mọi lịch sử mà (hiện nay cũng như hàng ngàn năm về trước) người ta phải thực hiện hàng ngày, hàng giờ, chỉ để nhằm duy trì đời sống con người [31;10-11]. Từ đây Mác cho rằng, khởi điểm của hành vi lịch sử đầu tiên là văn hóa. Văn hóa như là sự thăng hoa của quá trình sản xuất vật chất, là cái để con người khẳng định mình. Và do vậy, bản chất con người luôn sáng tạo theo quy luật của cái đẹp. Quan niệm của Mác, Ăngghen về văn hóa đã được V.I.Lênin kế thừa và phát triển. Với V.I.Lênin, văn hóa luôn gắn liền với phát triển và hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội [31;11]. Thuật ngữ văn hóa xuất hiện rất lâu trong ngôn ngữ Hán, du nhập vào Việt Nam từ hơn 2000 năm trước [3;10]. Cho đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau được các giáo sư, các nhà văn hóa học Việt Nam nêu lên. Căn cứ vào nghĩa gốc của từ Culture trong tiếng Latinh, Giáo sư Vũ Khiêu, nhà văn hóa học Việt Nam, cho rằng: “Văn hóa thể hiện trình độ vun trồng của con người, của xã hội… Văn hóa là trạng thái của con người ngày càng tách khỏi giới động vật, ngày càng xóa bỏ những đặc tính của động vật, để khẳng định những đặc tính của con người” [13;21]. Trang 10 [...]... triển văn hóa: Thứ nhất, Văn hóanền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Thứ hai, Nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựngnền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Thứ ba, Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Thứ tư, Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân. .. lại tầm quan trọng của văn hóa Trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân hiện nay là xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 1.1.3.3 Đường lối, chính sách của Đảng bộ An Giang về văn hóa Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Chương trình hành động Tỉnh ủy về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã khơi dậy phong... khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [8;115] Văn kiện Đại hội X khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Gắn kết chặt chẽ văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh... của văn hóa, định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam Nối tiếp Đề cương văn hóa 1943, năm 1948, đồng chí Trường Chinh công bố tác phẩm Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam ở Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai Với bảy phần: Văn hóa và xã hội, lập trường văn hóa mácxít, văn hóa Việt Nam xưa và nay, tính chất và nhiệm vụ văn hóa dân chủ mới Việt Nam, mặt trận văn hóa thống nhất trong mặt trận dân tộc. .. nhìn sắc xảo của mình đã thấy: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai” [2;91] Chủ tịch Hồ Chí Minh là đại diện cho khát vọng dân tộc, tự do cho mỗi nhân cách; là hiện thân khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc, bản sắc văn hóa của mình Người đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. .. phải xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa: “… Văn hóamột kiến trúc thượng tầng; nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được” [11;412] Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới địa chỉ đích thực, diện mạo và bản sắc của văn hóa, đó là tính dân tộc Trong lĩnh vực văn hóa văn. .. là một kho báu văn hóa của dân tộc, hàm chứa nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, đặc sắc và sáng tạo, rất trí tuệ và rất nhân văn Trong đó tư tưởng về văn hóa chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóamột hệ thống các quan điểm lý luận mang tính khoa học và cách mạng về văn hóaxây dựng nền văn hóa Việt Nam Nó chắc lọc, tổng hợp và kết tinh được những giá trị văn hóa. .. hóa văn nghệ, Người thường nói đến “cốt cách dân tộc , “đặc tính dân tộc Người đã viết rằng: “Mỗi dân tộc phải chăm lo đặc tính dân tộc của mình trong văn nghệ” [12;93] Văn hóa phải biết kết hợp với văn minh Trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, văn minh không hoàn toàn trùng khít lên văn hóa Coi văn minh là một trình độ, một cơ cấu kĩ thuật của xã hội và văn hóa là trình độ người, là giá trị người của... này Đại hội xác định: Văn hóanền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” [7;110] Năm 1998, Ban chấp hành Trung ương khóa VIII họp Hội nghị lần thứ năm đề ra Nghị quyết Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Bản Nghị quyết gồm ba phần: Phần thứ nhất đề cập về thực trạng văn hóa nước ta: những thành... lại một dân tộc còn lạc hậu có khi lại có nền văn hóa phong phú Văn hiến là một khái niệm của phương Đông, theo nghĩa gốc là “sách vở, điển chương chế độ, người hiền tài” .Văn hiến là khái niệm thiên về các giá trị tinh thần Nếu văn hóa là tổng thể những sáng tạo về văn hóa, văn minh là các cấp độ, nấc thang cao thấp của sáng tạo văn hóa; văn hiến lại ghi nhận, khẳng định cho sáng tạo của nền văn hóa . thời đặt mục tiêu Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc [21;533]. Đối với từng quốc gia đều có những nét văn hóa rất riêng, rất. ngưỡng thờ Mẫu trong nền văn hóa Việt Nam 1.1. Văn hóa và văn hóa tín ngưỡng dân gian 1.1.1. Khái niệm văn hóa 1.1.2. Văn hóa tín ngưỡng dân gian 1.1.3. Tư

Ngày đăng: 19/02/2014, 14:31

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w