Một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Một phần của tài liệu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Trang 55 - 56)

Giữ gìn nét văn hóa Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang

2.3.2. Một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

truyền tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, là loại hình văn hóa đặc biệt, trong mỗi giai đoạn lịch sử, lễ hội đều có vai trò, tác dụng nhất định. Sự phục hồi và có chiều hướng ngày càng gia tăng những năm gần đây đã chứng minh sức sống trường tồn của chúng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong thời gian qua những giá trị văn hóa truyền thống của các lễ hội không được phát huy một cách triệt để, đôi khi bị cố tình hiểu sai lệch tạo nên một thực trạng “đáng buồn” như đã mô tả trên. Trước thực tế đó, vấn đề cần là phải làm cho sinh hoạt lễ hội truyền thống trở nên lành mạnh, hữu ích. Riêng Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam cần có những giải pháp những vấn đề tồn tại để ngày càng làm Lễ hội xứng đáng là Lễ hội cấp quốc gia thu hút được du khách trong và ngoài nước đến tham dự.

2.3.2. Một số giải pháp giữ gìn nét văn hóa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam Xứ núi Sam

Các di sản và lễ hội là vốn quý của dân tộc do biết bao nhiêu thế hệ tổ tiên, ông bà ta vắt óc suy nghĩ và đổ công sức lao động lẫn tiền của để tạo dựng nên. Có dân tộc là có văn hóa, mất văn hóa thực tế là mất dân tộc. Chính vì vậy, trong những năm qua Nghị quyết của các Đại hội Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và định hướng cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ đã giành một vị trí thích đáng cho lĩnh vực bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI khẳng định: “Tiếp tục phát

triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật; xây dựng một nền văn hóa văn nghệ xã hội chủ nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc” [5;222]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

được thông qua tại Đại hội VII có viết: “… Kế thừa và phát huy những truyền

thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng

cao…” [6;10]. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII nêu rõ: “Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước” [7;110]. Văn kiện Đại hội IX cũng đã nhấn mạnh: “Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết và thuần phong mỹ tục của dân tộc” [8;115]. Đại hội X tiếp tục chỉ ra: “Tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, nghê thuật, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục các cộng đồng dân tộc” [9;106-107].

Như vậy, việc giữ gìn nét văn hóa truyền thống của dân tộc là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trên tinh thần chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, để giữ gìn nét văn hóa của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, cần có một số giải pháp cụ thể sau

Một phần của tài liệu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)