Về kiến trúc, bày trí điện thần và lễ thức của tín ngưỡng thờ Mẫu

Một phần của tài liệu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Trang 31 - 33)

người không chỉ đồng cảm về biểu tượng chung, mà có niềm cộng cảm về giá trị văn hóa.

1.2.2. Về kiến trúc, bày trí điện thần và lễ thức của tín ngưỡng thờ Mẫu Mẫu

Về kiến trúc và bày trí điện thần của tín ngưỡng thờ Mẫu

Kiến trúc và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt thường có hai dạng: phối tự trong chùa hoặc được lập miễu thờ riêng. Ở dạng thứ nhất, bài trí điện thần của chùa theo kiểu tiền Phật hậu Thánh. Bên cạnh đó, có dạng kiến trúc và điện thần phổ biến của tín ngưỡng thờ Mẫu với người Việt là lập miễu thờ riêng. Miễu có thể lập trong rừng, nơi cửa biển, vàm, cửa rạch, bên gốc cây to trong làng.

Cấu trúc không gian trong các điện Mẫu, vị trí chư vị thần thánh được bày trí sắp xếp theo ba tầng: tầng trên không; tầng ngang trên bệ, bệ thờ và tầng trệt. Đây là một điều rất riêng vì không có tín ngưỡng tôn giáo nào bày trí như vậy. Ở tầng trên không là sự hiện diện của đôi mãng xà (còn gọi là Ông Lốt) tượng trưng cho quan lớn Tuần Tranh. Một con màu trắng, một con màu sẫm quấn trên sàn ngang phía trái, bên trên bàn thờ. Ở tầng ngang trên bàn, bệ thờ, có khi chỉ có một bàn, có khi là một dãy bàn từ ngoài vào cao dần (tùy từng nơi), là nơi ngự của các Thành Mẫu (cũng có khi chỉ một tượng Mẫu) và các chư vị thánh. Ở hạ bàn (tầng trệt) bao giờ cũng thờ ông Năm Dinh hay thánh Ngũ Hổ tướng quân, với biểu trưng là tượng, hoặc bức tranh hổ; phía trước có đặt một bát hương.

Về lễ thức

Đầu tiên là thời gian làm lễ cúng, đa số các nơi đều tổ chức vào dịp tháng ba âm lịch hàng năm, thời điểm này là thời điểm người dân bước vào mùa vụ mới. Nghĩa là một vòng quay thiên nhiên và mùa vụ sắp bắt đầu. Với những nơi có sự phối hợp giữa Phật và Mẫu, thời điểm cúng không theo hạn kỳ nhất định. Người ta cúng Phật và Mẫu trong cùng một thời điểm. Khi nào viếng Phật, cũng là khi người ta vào viếng Mẫu. Về trình tự buổi lễ, mỗi nơi thờ Mẫu theo một trình tự khác nhau. Như vậy, ở các nơi thờ Bà tại miễu hay tại gia, việc thờ cúng Mẫu bao giờ cũng gắn với hát bóng rỗi. Đương nhiên, với một số nơi, thờ Mẫu đã có đan xen, pha trộn với các tín ngưỡng khác, buổi lễ sẽ không có hát bóng rỗi. Các công cụ hát bóng rỗi là chiêng, trống cái, đàn, nhị, kèn thau, sanh cái.

Ở Nam Bộ, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng khá phổ biến. Hệ thống mẫu của người Việt ở Nam Bộ, các tài liệu không thống nhất. Trịnh Hoài Đức chép có bốn

bà: Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Động, Bà Hỏa Tinh, Bà Thủy Long. Huỳnh Tịnh

Của chép có bảy bà: Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Động,

Bà Cố Hỉ, Bà Thủy, Bà Hỏa [20;191-192]. Có một tác giả khi đề cập đến tín

ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ đã đề khẳng định: “Dọc theo đường thiên lý phía Bắc,

đề liễu hạnh đã phát triển tận cùng biên ải Lạng Sơn, nhưng ở phía Nam chỉ đến phía Nam đèo Ngang, hệ thống đền thờ Bà dừng lại ở khoảng đèo Ngang là hợp lý… chúng ta có thể nghĩ rằng Bà không thể tranh giành ảnh hưởng với các nữ thần lừng danh ở phía Nam đất nước như Thiên Mụ, Thiên Hậu, Bà Chúa Xứ, Bà Đen,… Nói cách khác, nhân dân thuộc các sắc tộc phía Nam: Chăm, Việt, Khmer… đã có những nữ thần phù hợp với tâm tư, tình cảm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng mang sắc thái riêng của họ” [20;180].

Trong số các miếu thờ Mẫu của người Việt ở Nam Bộ, miếu Bà Chúa Xứ ở Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang là miếu to lớn nhất , linh thiêng và tiêu biểu cả về truyền thuyết lẫn điện thờ và lễ hội. Ở nơi đây hàng năm diễn ra lễ hội mang đậm nét văn hóa dân gian dân tộc, thể hiện tính đa dạng về loại hình hoạt động và phong phú về nội dung thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu; lễ hội thể hiện rõ tính giao lưu dân tộc rõ nét.

Tóm lại, tín ngưỡng thờ Mẫu thuộc văn hóa dân gian, nền tảng tâm linh của tín ngưỡng thờ Mẫu là ý thức của người nông dân Việt cầu mong ở đất đai mùa màng tươi tốt. Vị thần Đất là vị thần mà người nông dân sáng tạo ra, để họ gởi gấm các khát vọng của mình. Vị thần ấy, ngay từ buổi đầu đã mang một cốt cách uyên nguyên, mang yếu tố âm, nên thường xuất hiện dưới dạng nữ nhân. Nói khác đi, tín ngưỡng thờ Mẫu gắn bó với người nông dân Việt, là nơi chứa đựng những khát vọng ở cõi trần của con người sống trong lũy tre xanh với vòng quay tuần tự của thiên nhiên và mùa vụ của trồng lúa nước, là nhu cầu tâm linh của người Việt từ bao đời nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)