Tín ngưỡng thờ Mẫu trong nền văn hóa Việt Nam 1 Thờ Mẫu trong lịch sử của người Việt

Một phần của tài liệu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Trang 28 - 31)

1.2.1. Thờ Mẫu trong lịch sử của người Việt

Trong quá khứ và cả hiện tại trên đất nước ta, tín ngưỡng thờ Mẫu đã có một địa bàn rộng lớn, đó là một thực tế không thể phủ nhận được. Danh xưng Mẫu gốc Hán - Việt, còn thuần Việt là Mẹ, Mụ (thổ ngữ miền Trung). Nghĩa ban đầu Mẫu hay Mẹ đều để chỉ người phụ nữ đã sinh ra một người nào đó. Từ Mẫu và từ Mẹ còn bao hàm ý nghĩa tôn xưng, tôn vinh, chẳng hạn như Mẹ Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu nghi thiên hạ.

Cho tới ngày nay, mặc dù đã bỏ công nghiên cứu không ít về tín ngưỡng thờ Mẫu, nhưng tục thờ Mẫu trên đất nước ta cũng chưa biết đích xác có tự khi nào.

Song, người ta tin Mẹ thần linh này đã xuất hiện từ buổi hồng hoang hay ít nhất là từ lúc người Việt khai thác đồng bằng Bắc Bộ. Trong lĩnh vực dân gian, loài người nhìn Trời là Cha (phần nhiều đồng nhất với người đàn ông) - đấng hóa sinh làm nên mọi sự vần vũ của bầu trời, với gió, mưa, sấm chớp, tạo nên sự biến đổi cả thời gian và không gian. Còn Đất (phần nào đồng nhất với người đàn bà), thường lặng im, nhận mọi nguồn sinh lực từ bầu trời làm nảy sinh cây cỏ và muôn loài. Như vậy, đất đã sinh ra tất cả và trở thành bà Mẹ vũ trụ (Đất Mẹ). Mẹ đất đã đồng nhất với nguồn của cải vô biên và mọi nguồn hạnh phúc.

Vốn là cư dân nông nghiệp trồng lúa ở vùng nhiệt đới gió mùa, nhân dân ta từ ngàn đời nay từ quan niệm, lối nghĩ đến nếp sống của họ cơ bản vẫn là của người nông dân. Quan niệm vũ trụ luận phương Đông cổ đại vẫn là âm, dương tương khắc tương sinh. Trong tiềm thức của họ, việc tôn thần Đất, thần nước, thần Núi, thần Lúa đều đồng nhất với Âm và nhân hóa thành nữ tính - Mẹ. Hơn thế nữa, nhiều hiện tượng vũ trụ và tự nhiên cũng được người Việt gán cho tính nữ mà thuộc tính của nó là bảo trực, sinh sôi, sáng tạo. Cũng từ lâu, người nông dân coi đất, nước và cây lúa như thần linh, đúng hơn là biểu tượng mang tính thiêng liêng và các vị thần đó đều mang tính nữ: Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa. Đồng thời, tín ngưỡng trồng lúa cũng gắn với vai trò và vị trí của người đàn bà - người Mẹ. Mặt khác, nhiều người còn khẳng định rằng, trong xã hội Việt Nam đã để lại những tàn dư rõ nét chứng tỏ một thời của chế độ Mẫu hệ và Mẫu quyền đã từng tồn tại. Chỉ vài nét phát họa như trên cũng đủ cắt nghĩa tại sao trong đời sống tinh thần và tâm linh nhiều phụ nữ đã trở thành các Thần - Nữ Thần, trong đó có các vị tôn vinh là Mẫu, Thánh Mẫu mà các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ở nước ta gọi đó là đạo của dân gian, của dân tộc là Đạo Mẫu.

Bên cạnh các đền, phủ, điện gắn với các Thánh Mẫu, các Chầu Bà, các Tôn ông, thậm chí cả Thánh cô, Thánh cậu, cụ thể là gần như khắp các chùa ở đất Bắc và một phần ở miền Trung, miền Nam đã có điện Mẫu riêng cùng tồn tại bên điện Phật. Đôi khi cảnh sinh hoạt ở điện Mẫu lại khá sầm uất, lấn áp cả việc thờ Phật. Có thể nói, sự hỗn dung với tín ngưỡng dân dã này là con đường tất yếu của Phật giáo Việt Nam.

Hầu hết các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nhận xét rằng: Tục thờ Mẫu là một sinh hoạt tư tưởng rộng rãi của quần chúng lao động – chủ yếu là nông dân – Nó phản ánh đậm nét tâm hồn người Việt, nó có một sức sống mãnh liệt, uyển chuyển, tự điều chỉnh để phù hợp với mọi hoàn cảnh lịch sử [27;104]. Một Mẫu

quyền năng vô lượng (theo quan điểm bình dân) đã phân thân và hóa thân thành các thần linh tối thượng (Quan Âm Bồ Tát, Ma-ri-a). Bà Mẹ sớm nhất của văn hóa người Việt được nhắc tới có lẽ là bà Âu Cơ – người đã sinh ra vua Hùng và là ông tổ của các tộc Việt. Tiếp theo Âu Cơ, vào thời Bắc thuộc bà mẹ vũ trụ được gọi là Man Nương. Đến thời Lý, hiện thân xuống đời thường là Ỷ Lan phu nhân - Quan Âm nữ. Đến thế kỷ XVI, xuất hiện một Mẫu khá hoàn thiện đó là Mẫu Liễu – Đức Mẫu Liễu Hạnh.

Trong dân gian Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu phổ biến nhất là thờ “Tứ phủ công đồng” (chư linh của 4 miền vũ trụ: trời, rừng, nước, đất) – với trung tâm là “Tam tòa Thánh Mẫu”. Mẫu là quyền năng sáng tạo vũ trụ duy nhất, nhưng lại hóa thân thành Tam vị, Tứ vị Thánh Mẫu cai quản các miền khác nhau của vũ trụ: Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn. Tam tòa là tối thượng Thần sáng tạo ra thế giới vạn vật có tác dụng trực tiếp với kiếp sống nhân gian: Mẫu đệ nhất: Thượng thiên trùm khăn đỏ ngồi ở giữa – ngài là lực lượng sáng tạo ra miền Trời, và làm chủ quyền năng mây, mưa, sấm, chớp. Về phương diện vũ trụ quan, ta thấy Mẫu làm chủ mọi vòng quay thời gian và thời tiết khí hậu theo mùa. Mẫu đệ tam là Mẫu Thoải trùm khăn trắng, ngồi bên trái – ngài là lực lượng sáng tạo ra mọi sông suối, mà trước hết là nguồn nước của nhà nông. Mẫu đệ Tứ là Mẫu Địa trùm khăn vàng (có khi là xanh lam) – sáng tạo mọi vùng đồng ruộng phì nhiêu [27;105]. Các Mẫu trở thành một hợp thể thần linh hỗ trợ cho cuộc sống đời thường.

Suy cho cùng, có thể hiểu Mẫu là lực lượng sáng tạo vũ trụ, là nguồn năng lực vô biên, được người Việt coi là đấng tối thượng Thần – và ít nhiều có tính chất anh hùng ca văn hóa. Có thể nói, tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân dã của người Việt. Lọc bỏ những dòng chảy bên lề làm méo mó ý nghĩa khởi nguyên, thì đạo Mẫu biểu hiện một phần của tư duy nông dân được kết tụ lại qua quá trình lịch sử, nó đủ sức làm cho dòng văn hóa dân tộc trở nên đa dạng để phản ánh rõ nét về một khía cạnh của bản sắc văn hóa dân tộc.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một hiện tượng sinh hoạt văn hóa – nghệ thuật mang tính tâm linh, diễn ra một cách sống động trong đời sống thường ngày của nhân dân, nó đáp ứng nhu cầu không chỉ đời sống tâm linh mà còn cả đời sống văn hóa – văn nghệ. Bởi vì linh cảm và mỹ cảm không tách rời nhau, mà gắn bó mật thiết như hình với bóng. Mẫu là một biểu tượng, được nhân dân gán cho một quyền uy và khả năng siêu phàm, có thể cứu hộ độ trì cho muôn vạn chúng sinh với những

nỗi niềm và những mong ước khác nhau. Biểu tượng đó gắn kết những số phận

Một phần của tài liệu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)