Một số vấn đề tồn tại trong Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

Một phần của tài liệu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Trang 53 - 55)

Giữ gìn nét văn hóa Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang

2.3.1. Một số vấn đề tồn tại trong Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

Núi Sam

2.3.1. Một số vấn đề tồn tại trong Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam Sam

Sự phát triển ồ ạt của hoạt động lễ hội trên địa bàn cả nước những năm gần đây tuy có những tác động tích cực góp phần ổn định và nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa đất nước, nhưng nó cũng kéo theo nhiều biểu hiện tiêu cực. Trong Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam cũng không ngoại lệ, mặc dù đã được khắc phục đáng kể những biểu hiện không tốt diễn ra trong Lễ hội nhưng vẫn còn những vấn đề tồn tại cần phải khắc phục:

Tổ chức Lễ hội nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của con người là việc làm chính đáng. Song, nhiều hoạt động mê tín dị đoan cũng nhân đó mà trỗi dậy, tác động đến tinh thần ý thức của nhiều người. Tại Lễ hội, những kẻ “buôn thần bán thánh” đã gieo rắc vào số đông người những điều nghi hoặc qua việc xóc thẻ, bán quẻ, đoán số, biến thánh nhân có công đức thành đối tượng cho những hoạt động phản văn hóa, tạo ra tâm lý thực dụng xa lạ với sinh hoạt văn hóa lành mạnh của con người. Do trải qua một quá trình phát triển hàng thế kỷ, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ít nhiều cũng bị tác động bởi các phần tử lạc hậu, mê tín dị đoan… điển hình như Lễ hội này đã có một thời từng tồn tại những thủ tục rất lạc hậu như: thỉnh bùa của Bà đeo, lấy nước tắm Bà làm phép chữa bệnh, xin xăm, lên đồng, múa bóng, xin lộc Bà, vay tiền Bà…

Chính những hiện tượng tiêu cực ấy đã dung tục hóa, vật chất hóa quan hệ Thần – Người và quan hệ Người – Người ở nơi thờ cúng linh thiêng. Một số kẻ cơ hội lợi dụng lễ hội kiếm ăn bất chính bằng các nghề bói toán, tướng số, đồng cốt,… Đồng thời, nhiều con nhang đệ tử đến lễ hội với ý thức “lợi dụng thần thánh”, họ dâng lễ vật hậu hĩnh mong rửa sạch tội lỗi, hy vọng nhờ thần thánh che chở cho những hoạt động phi pháp trong đời sống thường ngày.

Gắn với các hiện tượng tiêu cực trên, những biểu hiện kinh doanh trong Lễ hội của một số tập thể và cá nhân cũng bộc lộ một cách trắng trợn. Nhiều tờ báo

gần đây, lễ hội diễn ra cùng với cơ chế thị trường, nên việc kinh doanh lễ hội cũng lộ rõ, khó có thể chấp nhận được. Nhiều nơi diễn ra lễ hội, có những khoản thu phí bừa bãi, lễ hội bỗng chốc trở thành mảnh đất cho nhiều kẻ kiếm lời” [14;77].

Hệ quả việc kinh doanh lễ hội là những dịch vụ “bắt chẹt”, “cắt cổ” khách hành hương và khách du lịch của những kẻ bất chính. Những biểu hiện tiêu cực luôn đeo bám Lễ hội này một cách dai dẳng, nổi bật nhất là tệ “cò mồi”, đủ loại “cò”, từ giành khách, dắt mối bán đồ cúng, đến mời mọc gởi xe, chụp ảnh, ăn uống, bán hàng theo kiểu chặn đường níu kéo không từ một ai, gây không ít phiền hà cho du khách và làm mất trật tự nơi công cộng. Cả “làng cò” núi Sam từ lâu đã trở thành đối tượng kém văn hóa nhất. Ngoài ra, từ các điểm hoạt động nghệ thuật, vui chơi giải trí, từ các quán ăn, quán giải khát tạo ra một không gian hỗn loạn về âm thanh, phá vỡ cái không khí nghiêm trang cần thiết để tiến hành các nghi lễ. Những biểu hiện tiêu cực tác động đến Lễ hội, những hành vi lấn chiếm, xâm phạm di tích văn hóa phải có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh.

Bên cạnh “đội quân phục vụ” là “đội quân ăn bám” sống dựa vào lễ hội cũng xuất hiện đông đảo. Đó là những kẻ giả vờ hành khất, những kẻ đội lốt các nhà tu hành và các loại thầy số, thầy tướng “dởm”. Trong số hành khất ấy có những kẻ không muốn xin ăn mà ngang ngược đòi ăn, chúng bao vây khách, nhất là khách nước ngoài, bắt ép họ phải “bố thí” mới thôi.

Tính tiêu cực trong Lễ hội còn thể hiện ở sự phát triển các hủ tục và tệ nạn xã hội; cờ bạc nhậu nhẹt, hút sách, sát phạt lẫn nhau giữa thanh thiên bạch nhật, giữa nơi thiêng liêng làm rối loạn trật tự công cộng, ngăn cản sự bái vọng của khách hành hương. Ý thức cục bộ địa phương, cục bộ phường hội của đội quân phục vụ Lễ hội nảy sinh trong việc tranh giành địa bàn làm dịch vụ dẫn đến ẩu đả thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng con người. Cách tổ chức và quản lý của những người có trách nhiệm trong Lễ hội cũng còn nhiều việc chưa tốt. Tổ chức Lễ hội mà chưa có phương án, kế hoạch, phương tiện, người bảo vệ cần thiết tốt nhất để giữ gìn trật tự an toàn cho Lễ hội, nên dẫn đến sự lộn xộn, chen chút tạo điều kiện cho bọn ăn cắp xô đẩy, cướp lễ vật và cướp giật tiền của khách.

Nạn ô nhiễm môi trường, phá hoại cảnh quan thiên nhiên ở di tích văn hóa Miếu Bà cũng là một hiện tượng tiêu cực đáng báo động. Tại lễ hội diễn ra nhiều

ngày, có hàng chục ngàn người tham gia, rác rưởi và các loại phế thải do con người thải ra đã làm mất vệ sinh, làm mất vẻ mỹ quan khu di tích văn hóa.

Tuy đã có nhiều biện pháp khắc phục nhưng giao thông vẫn là vấn đề cần quan tâm trong Lễ hội, đặc biệt là những ngày chánh lễ tình trạng kẹt xe, ùng tắt giao thông, hiện tượng chở quá số người quy định…

Một phần của tài liệu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)