Thức người dân đối với Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

Một phần của tài liệu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Trang 49 - 51)

Giữ gìn nét văn hóa Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang

2.2.1. thức người dân đối với Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

truyền thuyết chín cô gái đồng trinh đưa Bà xuống núi, lễ Phục hiện được tổ chức vào buổi sáng sau ngày Lễ Khai hội với sự tham dự của trên hai ngàn diễn viên của các đoàn văn nghệ, lân sư rồng… và hàng ngàn quần chúng địa phương, du khách các nơi về tham gia.

Dòng người rồng rắn xuất phát từ Nhà bia Liệt sĩ dưới chân núi Sam dần dần tiến lên đỉnh núi theo đường Tháp. Khi tốp đầu đến nơi bệ đá đặt tượng Bà làm Lễ thỉnh Bà xuống núi thì tốp cuối vẫn còn nối đuôi nhau ở gần chân núi. Một cuộc lễ hoành tráng, sinh động làm phong phú, long trọng thêm những ngày Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam.

Năm 2008, Lễ hội Vía Bà núi Sam đã được chọn là một trong năm mươi sáu chương trình của năm Du lịch quốc gia Mekong – Cần Thơ 2008.

Lễ hội Vía Bà núi Sam, qua diện mạo của nó cơ bản phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống của người Việt, không trái với quy chế lễ hội của Bộ Văn hóa Thông tin. Hơn nữa, lễ hội diễn ra một cách có tổ chức, vui nhộn, nhưng phần lễ lại rất trang nghiêm, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham dự. Điều đó cho thấy bản thân, nguồn gốc ban đầu của Lễ hội Vía Bà núi Sam là tích cực.

Nói tóm lại, Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội cổ truyền mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc do nhân dân làng Vĩnh Tế ngày xưa tạo nên, công chúng – trước hết là công chúng ở Vĩnh Tế, núi Sam – vừa là khách thể hưởng thụ, vừa là chủ thể sáng tạo, đồng thời cũng là nơi nuôi dưỡng, giữ gìn, lưu truyền và phát triển lễ hội này.

2.2. Tác động của Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đến người dân dân

2.2.1. Ý thức người dân đối với Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam Sam

Đã thành lệ, người dân Châu Đốc ngoài những ngày lễ tết chung của dân tộc, cứ sau Tết Nguyên Đán lại chuẩn bị cho ngày Vía Bà, một nghi thức tín ngưỡng dân gian được truyền từ hơn thế kỷ với sự thu hút ngày càng đông, quy

mô ngày càng lớn. Lễ hội được Bộ Văn hóa xếp hạng là Lễ hội Dân gian cấp Quốc gia và đưa vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Năm 2001, Tổng cục Du lịch nâng cấp lễ hội thành sản phẩm du lịch cấp quốc gia. Đây là thủ tục pháp lý khẳng định vị trí của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam đã vươn ra khỏi cái khung hành chính địa phương, là sản phẩm quốc gia về mặt văn hóa và du lịch có nghĩa rằng đối tượng của lễ hội từ nay phải tính đến sự tham gia của du khách.

Có hơn hai triệu lượt người, như một dòng chảy, hàng năm cuồn cuộn đổ về núi Sam để hành hương. Chắc hiếm có lễ hội nào trong nước, mà số người về dự đông đến thế. Dường như có một điều gì đó thật hấp dẫn, để có thể thu hút khách

thập phương đến với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc) trong nhiều

năm qua. Ai đó chỉ cần đến núi Sam một lần, thì tiếp theo những năm sau, họ sẽ háo hức, với một tâm trạng thật thoải mái, để quay lại với lễ hội. Khi cuộc sống vật chất đầy đủ, người ta chăm lo đến đời sống tinh thần. Một trong những thú vui có ý nghĩa, giúp con người thư giãn sau những ngày lao động căng thẳng với công việc là đi hành hương, du lịch. Đi để mở rộng tầm nhìn kiến thức; để hiểu biết những cái mới lạ, cảm thụ sắc thái văn hóa của các dân tộc. Đi để chiêm bái hoặc thưởng ngoạn vẻ đẹp của núi sông, của các di tích thắng cảnh; để trái tim hồn nhiên rung động với người và cảnh vật. Về với núi Sam, về với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, du khách sẽ nghe lòng mình nhẹ nhàng thơ thới, một cảm giác lâng lâng, bay bổng, quyện vào mùi khói nhan cay cay như say như mộng, hòa nhập vào thế giới thần linh. Chúng ta sẽ nghe được tiếng gió núi bên tai, tiếng của người xưa rùn rùn đi mở đất, tiếng của những anh hùng đi mở rộng biên cương, tiếng chuông chùa Tây An ngân dài trong sương chiều tĩnh mịch…

Khách hành hương đến với Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam bằng cả một niềm tin và sự ngưỡng vọng về sự linh thiêng của Bà Chúa Xứ, thể hiện sự tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu của người dân Châu Đốc nói riêng và khách thập phương nói chung. Niềm tin và sở nguyện của khách thập phương được lan nhanh ra khắp nơi, khắp chốn… Không chỉ có người già đến cầu ước, mà còn có nhiều tài tử, giai nhân bốn phương đến với núi Sam một mặt để thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh, sông núi hữu tình mà thiên nhiên đã ban tặng, một mặt để hòa nhập với không khí linh thiêng, trang nghiêm của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ, có rất nhiều người là những người kinh doanh họ cầu nguyện làm ăn phát đạt, có thật nhiều hợp đồng kinh doanh, hay có nhiều người cầu nguyện cho gia cảnh của mình được bình an, hạnh phúc…. Mùa lễ hội nơi đây còn là mùa của tình yêu, mùa của

hò hẹn. Trai thanh, nữ tú khắp mọi miền đất nước nô nức về đây. Lòng họ hân hoan, rộng mở niềm vui. Với họ ai cũng muốn vào đền thắp cho Bà một nén hương, để cầu xin tình duyên, cầu xin hạnh phúc lứa đôi.

Khách hành hương đến cúng viếng Bà thường dâng tặng nhiều lễ vật, quà lưu niệm rất phong phú, đa dạng và giá trị. Người ta dâng tặng Bà những bộ áo, mão, quạt nhiều màu sắc thêu rồng phụng kim tuyến sặc sỡ và đắt tiền. Có nhiều bộ áo trị giá trên một lượng vàng. Các vật dụng tiện nghi trong miếu hầu hết cũng do khách thập phương tặng như bàn ghế sơn mài cẩn xà cừ, những cặp nhang, đèn cầy rất to đắp nổi hình rồng phụng cao một, hai mét. Sau khi nhận quà tặng, Ban quản trị lăng miếu núi Sam trao tặng chủ nhân giấy cảm tạ rất trang trọng.

Một phần của tài liệu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)