Đường lối, chính sách của Đảng bộ An Giang về văn hóa

Một phần của tài liệu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Trang 26 - 28)

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Chương trình hành động

Tỉnh ủy về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản

sắc dân tộc” đã khơi dậy phong trào toàn Đảng, toàn dân chăm lo và phát triển văn hóa, góp phần tạo nên những thành tựu quan trọng trên nhiều mặt của đời sống tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Nhiều phong trào văn hóa được sự đồng tình, hưởng ứng sâu rộng trong quần chúng nhân dân, đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực; văn hóa truyền thống được kế thừa phát huy; hoạt động thông tin báo chí ngày càng mở rộng.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Chương trình hành động của Tỉnh ủy và kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) đặc biệt là việc học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản và bước phát triển mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam ở trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong Chỉ thị thực hiện kết luận Trung

ương 10 (khóa IX) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Đảng bộ An Giang yêu cầu cần tập trung làm tốt các nhiệm vụ sau:

Một là, các tổ chức đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội phải nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng không thể thiếu được của văn hóa đối với đời sống xã hội, cũng như sự phát triển lâu dài, bền vững, vì văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Đây là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, lâu dài phải được quán triệt thực hiện trong cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân để văn hóa thực sự là nhu cầu và chuẩn mực không thể thiếu được trong đời sống xã hội.

Hai là, tiếp tục xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống và đời sống văn hóa lành mạnh, xem đây là nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách. Các tổ chức trong hệ thống chính trị và từng gia đình, nhất là thế hệ trẻ luôn rèn luyện và đề cao tính văn hóa trong mọi hoạt động, sinh hoạt, để không ngừng vươn tới “chân, thiện, mỹ”. Ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tình trạng xuống cấp về đạo đức, xuống cấp về nếp sống văn hóa, hoạt động văn hóa, giữ vững an ninh văn hóa.

Ba là, tăng cường sự lãnh đạo, đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng và quản lý nhà nước đối với văn hóa, gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng thông qua cuộc vận động xây dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên quyết đưa những người đã tha hóa, biến chất ra khỏi tổ chức đảng và cơ quan nhà nước.

Mỗi cán bộ đảng viên phải tự nêu cao tinh thần tự rèn luyện tư tưởng chính trị, phải gương mẫu về đạo đức lối sống và sự mẫu mực về văn hóa nơi làm việc, nơi sinh sống và gia đình, sống và làm việc theo pháp luật. Các tổ chức đảng phải tăng cường công tác giáo dục, kiểm tra quản lý cán bộ đảng viên về đạo đức lối sống, kiên quyết phê bình, đấu tranh lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ. Các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể và trường học, bộ đội, công an phải thật sự là công sở văn minh. Lấy văn hóa là một tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.

Đặc biệt quan tâm giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, phát huy truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, địa phương.

Có kế hoạch triển khai chương trình giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, nâng cao chất lượng giáo dục khoa học xã hội và nhân văn, giáo dục đạo đức, lối sống… trong nhà trường từ phổ thông đến đại học.

Bốn là, tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng; xây dựng và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu sinh hoạt học tập, cung cấp thông tin, vui chơi giải trí phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, từng địa bàn, giới tính, độ tuổi, đảm bảo nhu cầu hưởng thụ về đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Tiếp tục và nâng cao phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào xã hội từ thiện, khuyến học… Kịp thời tổng kết và nhân rộng các điển hình tốt. Từng bước chuẩn mực hóa về văn hóa trên các lĩnh vực như: văn hóa đô thị, xây dựng nông thôn hóa, trong kinh doanh mua bán, quan hệ ứng xử…

Năm là, thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào người dân tộc (Khmer, Chăm, Hoa) và đào tạo cán bộ người dân tộc; từng bước cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt về vật chất và tinh thần cho đồng bào. Tiếp tục thực hiện việc dạy song ngữ trong các trường, lớp nơi có nhiều đồng bào dân tộc; khuyến khích thế hệ trẻ học tập, sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

Sáu là, Sở Văn hóa – Thông tin cùng với Hội Văn học nghệ thuật nghiên cứu, sưu tầm, tôn tạo, tu bổ, giữ gìn, phát huy các di tích văn hóa, lịch sử và truyền thống cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến; xã hội hóa việc bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn học – nghệ thuật dân tộc. Hoàn thiện thiết chế và nâng cao chất lượng một số lễ hội tiêu biểu trong tỉnh, phát triển các loại hình văn hóa quần chúng đa dạng, phong phú. Phát huy vai trò của đội ngũ văn nghệ sĩ để tạo được những tác phẩm văn học – nghệ thuật có chất lượng cao tương xứng với những chiến công và thành tựu của tỉnh nhà.

Sớm xây dựng xong nhà bảo tàng tỉnh để kịp thời lưu giữ, trưng bày các hiện vật văn hóa, lịch sử của An Giang và hiện vật của nền văn hóa Óc Eo trong địa bàn tỉnh.

Bảy là, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng tập trung vận động, tuyên truyền, cổ vũ việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phát hiện những kinh nghiệm, những sáng kiến, những điển hình tiên tiến trong quần chúng nhân dân để kịp thời nhân rộng. Phê phán mạnh mẽ các thói hư tật xấu, nhất là lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, xem nhẹ các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, cổ vũ mạnh mẽ các gương người tốt, việc tốt.

Tám là, các cấp ủy đảng tổ chức học tập, quán triệt nghiêm túc Kết luận Hội

nghị Trung ương 10 (khóa IX) về tiếp tục “Xây dựng và phát triển nền văn hóa

Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” cùng với nội dung chỉ đạo này cho đảng viên, cán bộ và phổ biến tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để tổ chức thực hiện [32;261- 262 – 263].

Một phần của tài liệu xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Trang 26 - 28)