1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai

78 436 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 482 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ đóngmột vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước Đảng và nhànước đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thểphát huy hết hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loạihình kinh tế này Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng gặp phải không ítnhững khó khăn, nhất là trong vấn đề tiếp cận các nguồn vốn Thực tế hiện naycho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển doanh nghiệp vừavà nhỏ còn rất hạn chế vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đáp ứng đầy đủ điềukiện vay vốn ngân hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanh nghiệplại sử dụng vốn chưa hợp lý và hiệu quả Vì thế việc nâng cao chất lượng tíndụng nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là một vấn đề bức xúc hiệnnay của các ngân hàng thương mại Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạnghoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, sau một thời gian thực tập

tại Chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai em đã chọn đề tài : “Nângcao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chinhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai” với mong muốn hoạt động tín

dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh sẽ phát triển tốt hơn,tương xứng với vị thế của mình trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Đề tài bao gồm những nôi dung chính như sau:

Trang 2

Chương 1: Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ củangân hàng thương mại

Chương 2 : Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa vànhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai

Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tìnhcủa cô giáo ThS Nguyễn Hoài Phương cũng như các anh chị cán bộ tín dụngphòng khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng công thương HoàngMai đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt chuyên đề Qua đây em xin đượcchân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn và các anh chị cán bộ nhân viên Ngânhàng.

Trang 4

CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình doanh nghiệp phổ biến trong nềnkinh tế của các nước trên thế giới hiện nay Trong nền kinh tế Việt nam, doanhnghiệp vừa và nhỏ cũng đóng vai trò như một bộ phận quan trọng, đóng gópđáng kể vào Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho hàng triệu người lao động,góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé vềmặt vốn, lao động hay doanh thu Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành baloại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệpnhỏ và doanh nghiệp vừa Theo tiêu chí của Nhóm ngân hàng thế giới, doanhnghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanhnghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn doanh nghiệpvừa có từ 50 đến 300 lao động Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xácđịnh doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình Ở Việt Nam, không phân biệt lĩnhvực kinh doanh, các doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc sốlượng lao động trung bình hàng năm dưới 300 người được coi là doanh nghiệpnhỏ và vừa (không có tiêu chí xác định cụ thể đâu là doanh nghiệp siêu nhỏ, đâulà nhỏ, và đâu là vừa).

Trang 5

Theo Nghi định 90/2001/NĐ – CP ngày 23/11/2001, tiêu chí xác địnhdoanh nghiệp vừa và nhỏ như sau: “doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuấtkinh doanh độc lập, có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốnđăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá300 người” Ở nước ta doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng khá cao, chiếmtrên 95% tổng số doanh nghiệp cả nước.

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có lượng vốn đăng kí ít nên việc thành lậptương đối dễ dàng và thuận lợi, bộ máy tổ chức sản suất kinh doanh và quản lýgọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí Việc hoạt động của doanh nghiệp khá độc lập tựchủ do có ít lao động, doanh nghiệp có thể dễ dàng thoả thuận về tiền lương vàđiều chỉnh hoạt động sản xuất khi cần thiết.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô nhỏ so với các doanh nghiệp lớn.Đặc điểm này giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ linh hoạt, dễ dàng thíchứng với biến động của thị trường, có khả năng tiếp cận và đáp ứng các nhu cấunhỏ lẻ tốt hơn so với các doanh nghiệp lớn Đồng thời có thể nhanh chóng tiếpcận các công nghệ mới hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như theokịp nhu cầu của thị trường

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực tài chính hạn chế, gây bất lợi chohoạt động sản xuất kinh doanh Muốn cho quá trình sản xuất được thuận lợi thìdoanh nghiệp buộc phải tiến hành các hoạt động tín dụng Nguồn tín dụng chủyếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là từ Ngân hàng và vay trên thị trường tàichính Tuy nhiên, do quy mô nhỏ, thiếu tài sản thế chấp, năng lực tài chính chưacao nên việc vay vốn từ ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn

Trang 6

Do quy mô của doanh nghiệp nhỏ nên không hấp dẫn được các lao độngcó trình độ cao Vì vậy năng suất lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏthường thấp hơn các doanh nghiệp lớn Nhưng mặt khác, bộ phận doanh nghiệpnày giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xãhội, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế.

Với những đặc điểm nổi bật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Namnhư trên, cộng với môi trường canh tranh gay gắt như hiện nay thì việc hỗ trợphát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhiệm vụ hết sức cần thiết đảm bảo chosự phát triển lâu dài của nền kinh tế

Trang 7

1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế của một đất nước, nhất là đối với các nước đang phát triển nhưnước ta Cụ thể có thể chỉ ra những vai trò như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng áp đảo trong nềnkinh tế Hiện tại doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới hơn 95% tổng số doanhnghiệp của cả nước (khoảng hơn 240.000 DN), và phân bố ở tất cả mọi ngànhnghề Hàng năm, bộ phận doanh nghiệp này đã tạo ra khoảng 45% giá trị tổngsản lượng công nghiệp, khoảng 26% GDP của cả nước Các doanh nghiệp vừavà nhỏ chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong các ngành nghề thủ công mỹ nghệtruyền thống, hàng nông sản, thuỷ sản chưa qua chế biến

Thứ hai, doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần giải quyết việc làm cho mộtsố lượng lớn người lao động ở Việt Nam Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, vấnđề việc làm luôn là một trong những vẫn đề được quan tâm nhất Đặc biệt đốivới các nước đang phát triển, tốc độ tăng dân số cao, đời sống nhân dân còn gặpnhiều khó khăn thì nhu cầu việc làm luôn là một vấn đề bức thiết Theo thống kêmới đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đã giải quyết hơn một phầntư việc làm cho các lao động Con số này đã thực sự nói lên vai trò quan trọngcủa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thu hút lao động, tạo công ăn việclàm góp phần giải quyết tốt sức ép thất nghiệp đang ngày càng gia tăng.

Thứ ba, doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ vai trò ổn định nền kinh tế Ở phầnlớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn là những nhà thầu phụ chocác doanh nghiệp lớn Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ ở từng thời điểm chophép nền kinh tế có được sự ổn định Vì thế doanh nghiệp vừa và nhỏ được vínhư những thanh giảm sóc cho nền kinh tế

Trang 8

Thứ tư, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong việc khai

thác nguồn tài chính của dân cư trong vùng và sử dụng tối ưu nguồn lực tại chỗcủa các địa phương Nếu như những doanh nghiệp lớn thường được đặt cơ sở ởcác trung tâm kinh tế của đất nước thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại có mặt ởkhắp các địa phương và đóng góp quan trọng vao thu ngân sách, vào sản lượngvà tạo công ăn việc làm ở địa phương.

Thứ năm, doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần tạo nên tính đa dạng của cácngành nghề Với một nền kinh tế đang phát triển như nước ta, điều đó sẽ khuyếnkhích xuất khẩu các hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản… góp phần tăng GDP chođất nước Ngoài ra, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chuyên môn hóa vào việcsản xuất một vài chi tiết dùng để lắp ráp thành chi tiết hoàn chỉnh Điều nàychứng tỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra nền công nghiệp và dịch vụ phụtrợ vô cùng quan trọng.

1.2 Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM

1.2.1 Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.2.1.1 Vốn và tầm quan trọng của vốn đối với doanh nghiệp vừa vànhỏ

* Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Vốn là một vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đang phải đối mặt.Nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranhtrên thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đang là vấn đề cấp thiết củacác doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ Nếu không có vốn đểnâng cấp, thay thế máy móc thiết bị, cải tiến phương thức kinh doanh, đào tạonguốn nhân lực thì không thể nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí vànâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quyết liệt hiện nay Thiếu vốn sản xuấtvà mở rộng sản xuất sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Do đó các phương thức huy động vốn củadoanh nghiệp vừa và nhỏ cần được đa dạng hoá nhằm khai thác mọi nguồn vốntrong nền kinh tế

Trang 9

* Những nguồn cung vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong nền kinh tế thị trường hiếm có doanh nghiệp nào chỉ sử dụng vốntự có để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Điều này không chỉ hạnchế khả năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp mà còn làm tăng giá vốn củadoanh nghiệp đó Khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp sẽ lợi dụng được nguồnvốn đang rẻ đi do ảnh hưởng của chính sách thuế Về mặt lý thuyết, mặc dù vốnvay co nhiều lợi thế tuy nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng vay đượcvốn và vay bao nhiêu tùy ý Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta đang gặpkhá nhiều kho khăn trong vấn đề tiếp cận với các nguồn vốn vay Các nguồncung cấp vốn bao gồm:

* Nguồn vốn từ hỗ trợ của Chính Phủ và các tổ chức quốc tế:

Nguồn vốn này được hình thành từ quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanhnghiệp vừa và nhỏ, quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và sự hỗ trợtừ các tổ chức quốc tế Tuy nhiên, không phải tât cả mọi doanh nghiệp đều nhậnđược sự hỗ trợ này mà chỉ có những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, hoạt độngtrong lĩnh vực được ưu đãi đầu tư

Mặc dù Chính phủ đã có sự quan tâm và giúp đỡ nhiều mặt dành cho cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ tuy nhiên khả năng vay được vốn từ nguồn này làtương đối kho khăn.

* Nguồn vốn vay trên thị trường tự do:

Nguồn vốn này do doanh nghiệp huy động từ gia đình bạn bè, người thânquen, các doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi khác Phương thức huy động này có ưuđiểm là không đòi hỏi phải có thế chấp, thủ tục không phức tạp nhưng lãi suấtthì thường khá cao.Vì vậy nguồn vốn huy động từ thị trường tự do chỉ phù hợpvới những doanh nghiệp đang rất cần vốn.

* Nguồn vốn tín dụng từ các Ngân hàng và các tổ chức tài chính khác:Đây chính là kênh huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp vừa vànhỏ Hiện nay, ước tính có đến gần 80% lượng vốn cung ứng cho các doanhnghiệp vừa và nhỏ là từ kênh ngân hàng Nhưng theo một điều tra mới đây của

Trang 10

Cục Phát triển doanh nghiệp, chỉ có 33% doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năngtiếp cận được các nguồn vốn của các ngân hàng; 34% khó tiếp cận và 33%không tiếp cận được Nguồn vốn này khó tiếp cận nếu các doanh nghiệp khôngđáp ứng đủ thủ tục cấp tín dụng của ngân hàng.

1.2.1.2 Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

* Khái niệm tín dụng ngân hàng:

Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩakhác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính tùy theo từng bối cảnh cụ thể màthuật ngữ tín dụng có một số nội dung riêng Trong quan hệ tài chính, tín dụngcó thể hiểu theo các nghĩa sau:

+ Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệmsang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyểndịch quỹ từ người cho vay sang người đi vay

+ Trong quan hệ tài chính cụ thể tín dụng là một giao dịch về tài sản trêncơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể

+ Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay và các định chế tài chínhcung cấp cho khách hàng thì tín dụng được hiểu như sau:

Tín dụng là một giao dịch về tái sản ( tiền hoặc hàng hóa) giữa bên chovay (ngân hàng) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác)trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thờihạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả về điều kiệnvốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

* Các hình thức tín dụng ngân hàng:

Cho vay từng lần

Hình thức này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu và đề nghị vay vốntừng lần, khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc khách hàngmà ngân hàng xét thấy cần thiết phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát, kiểmtra, quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ an toàn Mỗi lần vay vốn kháchhàng và ngân hàng phải làm các thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín

Trang 11

dụng Mỗi một hợp đồng tín dụng có thể cấp tiền vay một hay nhiều lần saocho phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn thực tế của khách hàng.Ngân hàng cho vay phải quản lý chặt chẽ doanh số cho vay đảm bảo tổng sốtiền trên các giấy nhận nợ do khách hàng lập không vượt quá số tiền đã kí tronghợp đồng tín dụng.

Cho vay theo hạn mức tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức ngân hàng cho khách hàngvay căn cứ vào dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh để tính toán và thỏa thuậnmột hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kì sản xuấtkinh doanh Việc thỏa thuận này phải được thể hiện và kí kết trong hợp đồng tíndụng Khách hàng được rút vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng cho phép căncứ vào nhu cầu vốn của phương án sản xuất kinh doanh và chỉ phải xuất trìnhnhững thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hình thức tín dụng nàythường được áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sảnxuất kinh doanh ổn định, có uy tín trong quan hệ kinh doanh với ngân hàng

Cho vay theo dự án đầu tư

Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư pháttriển sản xuất kinh doanh, dich vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống Hìnhthức này áp dụng cho các trường hợp vay vốn trung và dài hạn

Cho vay hợp vốn

Theo hình thức này, một nhóm các tổ chức tín dụng cùng cho vay đối vớimột dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ chức tíndụng làm đầu mối dàn xếp phối hợp với các tổ chức tín dụng khác Cho vay hợpvốn thường được áp dụng đối với các dự án có nhu cầu lớn, vượt quá khả năngcủa một ngân hàng hoặc có phạm vi qui mô rộng mà một ngân hàng khó có thểkiểm soát nổi Hình thức tín dụng này giúp cho các ngân hàng giảm thiểu rủi ro,đồng thời bổ sung kinh nghiệm, kiến thức cho nhau

Cho vay trả góp

Trang 12

Đây là hình thức tín dụng mà qua đó ngân hàng cho khách hàng vay đểmua tài sản, hàng hóa khi khách hàng không đủ tiền trả một lúc Khi vay vốn,ngân hàng cho vay và khách hàng xác định, thỏa thuận số lãi tiền vay phải trảcộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn chovay Tài sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay sau khi họ trả đủnợ gốc và lãi cho ngân hàng Với hình thức này, để được vay vốn khách hàngphải có phương án trả nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoản thu nhập có cơsở chắc chắn, ổn định.

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng là việc ngân hàng cho vay camkết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụngnhất định để đầu tư cho dự án Theo hình thức này, căn cứ vào nhu cầu củakhách hàng, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng : hạnmức tín dụng dự phòng Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu khách hàngkhông sử dụng hoặc không sử dụng hết hạn mức, khách hàng phải trả phí camkết theo thỏa thuận Khi khách hàng vay chính thức, phần vốn vay được tínhtheo lãi suất tiền vay hiện hành

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ

Với hình thức này, ngân hàng cho phép khách hàng trong phạm vi hạnmức để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại các cơ sở bán hàng có chấpnhận thanh toán thẻ hay rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động Hình thức tíndụng này đem lại cho khách hàng tính tự chủ cao và tiết kiệm thời gian.

Ngoài các hình thức tín dụng kể trên, trong tình hình kinh doanh hiệnnay để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, thu hút được nhiều khách hàng cácngân hàng còn có thể áp dụng nhiều hình thức cho vay khác phù hợp với nhucầu, nguyện vọng vay vốn của khách hàng

Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

 Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các doanhnghiệp vừa và nhỏ được liên tục

Trang 13

Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cần phải cảitiến

kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bịđể tồn tại đứng vững và phát triển trong cạnh tranh Trên thực tế không mộtdoanh nghiệp nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinhdoanh Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầutư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh.Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinhdoanh được liên tục.

 Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp vừa và nhỏ

Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôntrọng các điều khoản của hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả haykhông Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàngphải có phương án sản xuất khả thi Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanhnghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn hiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quayvốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả đượcnợ và kinh doanh có lãi Trong quá trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm soáttrước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mụcđích và hiệu quả

 Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong nền kinh tế thị trường hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có đểsản xuất kinh doanh Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệptối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do hạnchế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn hạn hẹpvà nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm khó được thị trường chấp nhận.Để hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lí, nhất

Trang 14

là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại mức giá vốn bìnhquân rẻ nhất

 Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khảnăng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tạivà đứng vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh.Đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do có một số hạn chế nhất định,việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nướcvà nước ngoài là một vấn đề khó khăn Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệpnày là tăng cường liên doanh, liên kết tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất,trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh Tuy nhiên để có một lượng vốnđủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích lũythấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được Và khi đó cơ hội đầu tư pháttriển không còn nữa Như vậy để có thể đáp ứng kịp thời, các doanh nghiệp vừavà nhỏ chỉ có thể tìm đến tín dụng ngân hàng Chỉ có tín dụng ngân hàng mới cóthể giúp doanh nghiệp thực hiện được mục đích của mình là mở rộng phát triểnsản xuất kinh doanh

1.2.2 Chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa vànhỏ

1.2.2.1Quan niệm về chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừavà nhỏ

Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại luôn lấy chấtlượng tín dụng làm tiêu thức quan tâm hàng đầu.Chất lượng tín dụng là việcngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng Cáckhoản tín dụng này sẽ được đưa vào đầu tư đổi mới trang thiết bị nhằm nâng caochất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm tăng sức cạnhtranh của doanh nghiệp trên thị trường

Chất lượng tín dụng được xem xét trên các phương diện:

Trang 15

- Đối với Ngân hàng:

Chất lượng tín dụng thể hiện ở việc các khoản vay phải được hoàn trả đầyđủ, đúng hạn

- Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Chất lượng tín dụng thể hiện ở việc đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý củacác doanh nghiệp với lãi suất phù hợp và các thủ tục đơn giản, dễ dàng để khônglàm mất cơ hội của doanh nghiệp.

- Đối với nền kinh tế:

Chất lượng tín dụng thể hiện ở việc phục vụ cho quá trình sản xuất và lưưthông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, sử dụng hiệu quả cácnguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất,giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng, phát triểnkinh tế đất nước.

Đối với bất kỳ một ngân hàng nào thì tín dụng bao giờ cũng được coi làhoạt động chủ yếu, mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi roảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vì thế việc nângcao chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thươngmại luôn là một yêu cầu bức xúc, là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triểnkhông chỉ riêng cho bản thân mỗi ngân hàng mà còn cho cả hệ thống ngân hàngvà cả nền kinh tế.

1.2.2.2Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

* Các chỉ tiêu định tính:

Khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, để quyết định bỏ vốn đầu tưvào một dự án nào đó, ngân hàng sẽ phải tiến hành đánh giá khả năng trả đượcgốc và lãi của doanh nghiệp được cho vay Hoạt động tín dụng luôn mang tínhrủi ro cao bởi khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa vànhỏ luôn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau mà ngân hàng cũng nhưdoanh nghiệp không thể lường trước được Việc không trả được nợ của doanh

Trang 16

nghiệp sẽ kéo theo hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng Ngân hàng đứng trướcnguy cơ mất khả năng thanh toán thậm chí có thể dẫn đến phá sản.

Vì vậy trước khi quyết định cấp tín dụng, ngân hàng phải tiến hành thẩmđịnh thật kỹ doanh nghiệp để đánh giá đúng khả năng thanh toán nợ của doanhnghiệp, từ đó mới đưa ra quyết định có nên cấp tín dụng cho doanh nghiệp đóhay không.

Hiệu quả xã hội của khoản vay

Một trong những yếu tố đánh giá chất lượng tín dụng là hiệu quả xã hộimà khoản vay đó đem lại Hoạt động tín dụng không những hướng tới mục tiêulợi nhuận mà còn phải đảm bảo hiệu quả xã hội Có nghĩa là hoạt động tín dụngphải phục vụ sản xuất và lưu thông theo đúng đường lối kinh tế của Đảng vàNhà nước, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, hạn chế tệnạn xã hội, khai thác có hiệu quả nguồn lực của quốc gia như: tài nguyên, conngười, vốn, khoa học công nghệ thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ tập trung vốnphục vụ sản xuất kinh doanh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tếvà tăng trưởng tín dụng và ổn định kinh tế xã hội.

* Các chỉ tiêu định lượng: Chỉ tiêu dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng DNVVN

Tỷ trọng dư nợ tín dụng DNVVN = x 100% Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô dư nợ tín dụng của doanh nghiệp trongtổng dư nợ tín dụng của ngân hàng Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với doanhnghiệp cao hay thấp cho thấy hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp đạt kếtquả tốt hay chưa tốt

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng

Dư nợ tín dụng DNVVN năm sau

Trang 17

Dư nợ tín dụng DNVVN năm trước

Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trưởng hoạt động tín dụng đối với doanhnghiệp của ngân hàng Dư nợ tín dụng năm sau cao hay thấp hơn năm trước chothấy quy mô tín dụng của ngân hàng tăng hay giảm, ngân hàng đã tạo được uytín đối với doanh nghiệp hay chưa.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn

Dư nợ quá hạn DNVVN

Tỷ lệ nợ quá hạn = x100% đối với DNVVN Tổng dư nợ tín dụng DNVVN

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánhgiá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nó phản ảnh những rủi ro tín dụng màngân hàng phải đối mặt Nhìn vào tỷ lệ nợ quá hạn ta có thể đánh giá được mộtphần chất lượng tín dụng của ngân hàng Nếu chỉ tiêu này cao, ngân hàng sẽ bịđánh giá là có chất lượng tín dụng thấp và ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp ngânhàng sẽ được đánh giá là có chất lượng tín dung cao Tuy nhiên, nợ quá hạn làmột vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động tín dụng ngân hàng Do đó điều quantrọng là ngân hàng cần duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp nhất là có thể chấpnhận được.

Trang 18

Đối với trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một khoản nợ với tổchức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thìtổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của doanh nghiệpđó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro

Chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng

TN từ hoạt động tín dụng DNVVN

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động = x 100% tín dụng Tổng thu nhập của ngân hàng

Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm thu nhập tín dụng đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng Nó trực tiếp cho thấy hiệu quảcủa hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và khả năng sinh lời từhoạt động này Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ càng cao thì càng chứng tỏ chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ càng cao và ngược lại.

1.2.2.3Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

 Các nhân tố thuộc về ngân hàng:- Chính sách tín dụng

Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng Chính sách tín dụngphải

phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước đã đề ra,đồng thời phối hợp hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền, của ngân hàng vớingười sử dụng vốn vay Để đạt được như vậy chính sách tín dụng phải được xâydựng một cách khoa học và thực tiễn.

- Thông tin tín dụng:

Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyếtđịnh cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, nâng cao

Trang 19

hiệu quả tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng Thông tin tín dụng có thể thu nhậpđược từ các nguồn thông tin sẵn có của ngân hàng hay từ các khách hàng, cácđối thủ cạnh tranh…

- Chất lượng nhân sự

Chất lượng nhân sự là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt độngkinh doanh nói chung và đặc biệt trong hoạt đông ngân hàng thì nó lại càng quantrọng Cán bộ công nhân viên là bộ mặt của ngân hàng, là hình ảnh của ngânhàng đối với khách hàng Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng pháttriển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao Việc tuyển dụng nhân viên cóđạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp phòng ngừa tối đa sai phạmtrong quá trình kinh doanh, đem lại sự tin tưởng về chất lượng từ phía kháchhàng.

- Công tác kiểm soát nội bộ

Đây là công tác mà bất cứ một ngân hàng nào cũng phải tiến hành thườngxuyên nhằm nâng cao chất lương cũng như hiệu quả kinh doanh, đáp ứng đượcyêu cầu, mục tiêu đã đề ra Để thực hiện tốt công tác này, ngân hàng cần sắp xếpmột đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, đạo đức tốt làmcông tác này đồng thời có chế độ thưởng phạt nghiêm minh Có như vậy côngtác tín dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tíndụng.

*Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp- Năng lực của doanh nghiệp

Trang 20

Không một doanh nghiệp nào đi vay lại không muốn món vay đem lạihiệu quả, nhưng nhiều khi do năng lực kinh doanh còn hạn chế doanh nghiệpkhông thực hiện được mục tiêu đã đề ra và làm ảnh hưởng đến khoản tín dụngmà doanh nghiệp đã nhận từ ngân hàng

- Trình độ quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp

Do trình độ của nhiều nhà lãnh đạo còn nhiều hạn chế về học vấn kiếnthức cũng như kinh nghiệm thực tế nên nhiều khi họ không dự đoán được cácbiến động của thị trường, yếu kém trong khâu Marketing sản phẩm… Do sự bảothủ, không dám đổi mới làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanhnghiệp kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng ngân hàng không thu hồi được khoảncho vay.

- Đạo đức của người đi vay

Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố cóliên quan đế khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sửdụng vốn vay Nhưng thông tin này có thể bị thay đổi sau khi doanh nghiệpnhận được tiền vay Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay không hợplý dẫn đến không đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh Ngoài ra nhữngngười có đạo đức kém còn có thể tham nhũng làm cho hiệu quả sử dụng vốn vaythấp, nhiều khi làm ngân hàng không thu hồi được khoản cho vay Do vậy, côngtác kiểm tra giám sát của ngân hàng là rất quan trọng.

* Các nhân tố khách quan khác:

Ngoài những nhân tố chủ quan trên còn có nhiều nhân tố khách quanmà tác động của nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các khoảntín dụng ngân hàng

- Tác động của môi trường kinh tế

Đây là nhân tố luôn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người vay hayrõ hơn là nếu môi trường kinh tế xấu làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặpkhó khăn, ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ và khả năng hoàn trả món vay chongân hàng do đó ảnh hưởng đến chât lượng của khoản tín dụng đó của ngânhàng Ngược lại nếu môi trường kinh tế thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động sản xuất

Trang 21

kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi, thu hồi được vốn nhanh đồng thời lợinhuận thu được sẽ cao và từ đó khả năng trả nợ của doanh nghiệp được đảmbảo Khoản vay sẽ được trả đúng hạn, khoản tín dụng ngân hàng sẽ có chấtlượng tốt.

- Tác động của môi trường pháp lý:

Ngân hàng là một doanh nghiệp luôn phải hoạt động trong hành lang pháplý hẹp hơn bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất hay thương mại nào Vì vậy, mộthệ thống pháp lý càng hoàn chỉnh, đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạtđộng cao cho ngân hàng, cho doanh nghiệp đồng thời đảm bảo được chất lượngtín dụng của các doanh nghiệp đó với ngân hàng Và ngược lại, nếu môi trườngpháp lý không hoàn chỉnh, có nhiều lỗ hổng thì sẽ tác động xấu đến cả ngânhàng và doanh nghiệp từ đó làm cho chất lượng của khoản tín dụng ngân hàngđối với doanh nghiệp sẽ thấp và khó có thể thu hồi được.

- Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nướcbao gồm các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đốingoại… có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung vàhoạt động của các ngân hàng, doanh nghiệp nói riêng Chính sách kinh tế tronghoàn cảnh này thì có tác dụng cho cả ngân hàng và doanh nghiệp nhưng tronghoàn cảnh khác thì ngược lại Các chính sách này nhằm ưu tiên phát triển hayhạn chế một ngành nào đó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế Vì vậy các chủtrương, chính sách của nhà nước cần phải đúng đắn thì mới thúc đẩy sản xuấtkinh doanh phát triển, là điều kiện cần để đạt được chất lượng và hiệu quả củacác khoản tín dụng ngân hàng.

- Các yếu tố thiên tai

Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi mag tính thời vụ.Trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của Đảng và nhà nước có thành phầnkinh tế nhà nước, trong đó doanh nghiệp trong các ngành nông lâm ngư nghiệplại chiếm một tỷ lệ không nhỏ thì yếu tố có ảnh hưởng rất lớn Khi thiên tai xảyra: lũ lụt, mưa bão, hạn hán….làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các

Trang 22

doanh nghiệp bị gián đoạn nhiều khi gây hậu quả rất xấu dẫn đến khả năng hoàntrả các khoản nợ là khó khăn hoặc không thể trả được khiến cho chất lượng cáckhoản tín dụng bi giảm sút.

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚIDOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHCT HOÀNG MAI

2.1 Khái quát về NHCT Chi nhánh Hoàng Mai

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHCT Chi nhánh HoàngMai

Ngân hàng Công thương là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhấtViệt Nam Ngày 26 tháng 03 năm 1988, Ngân hàng chuyên doanh Công thươngViệt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộtrưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN, và chính thức được đổi tên thành “Ngânhàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồngBộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990

Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam thuộc Ngân hàngNhà nước Việt Nam Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủtướng Chính Phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam theo môhình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, Ngân hàng Công thươngViệt Nam đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạtđộng được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; 138 chi nhánh; 188 phòng giao dịch; 258 điểm

Trang 23

giao dịch; 191 quỹ tiết kiệm; 742 máy rút tiền tự động (ATM); 02 Văn phòngđại diện; và 03 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty TNHHChứng khoán (VietinbankSC) và Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản; 03đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin,Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Ngoài ra, NHCT còn góp vốn liêndoanh vào Ngân hàng Indovina và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á Ngânhàng Công thương Việt Nam (IAI); góp vốn vào 07 công ty trong đó có Công tycổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măngHà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phầnGia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương v.v

Ngân hàng Công thương hiện tại có quan hệ đại lý với trên 800 ngânhàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.Vốn điều lệ của Ngân hàng Công thương tại thời điểm xác định giá trị doanhnghiệp (31/12/2007) là hơn 7.608 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 166.112 tỷ đồng,chiếm khoảng 10% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng Theo Báo cáo tài chínhchưa kiểm toán của Ngân hàng Công thương, tại thời điểm 30/09/2008 vốn điềulệ và tổng tài sản của Ngân hàng Công thương tương ứng là 7.626 tỷ đồng và187.534 tỷ đồng.

Ngân hàng công thương Hoàng Mai là một chi nhánh của ngân hàng côngthương Việt Nam có trụ sở đặt tại 2-4 Kim Đồng – Phường Giáp Bát- Quận HoàngMai – Hà Nội Ngân hàng công thương Hoàng Mai được thành lập vào năm 2006khi Quận Hoàng Mai mới được tách ra; là một chi nhánh trẻ mới được thành lậpnhưng Ngân hàng công thương Hoàng Mai đã nhanh chóng chiếm lĩnh được niềmtin của khách hàng nhờ hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thôngqua việc đổi mới phong cách lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc

Trang 24

đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưathêm các sản phẩm dịch vụ mới vào kinh doanh Ngân hàng Công thương HoàngMai đã có sức bật mới, hoạt động kinh doanh theo mô hình một Ngân hàng thươngmại đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cựctrên thị trường Nhanh chóng tiếp cận được thị trường và không ngừng đổi mới,hoàn thiện mình để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tếthị trường.

Trang 25

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Hoàng Mai

Nguồn : Ngân hàng Công thương Việt Nam

 Ban giám đốc:

Ban giám đốc là cơ quan có quyền lực cao nhất trong chi nhánh Bangiám đốc tiếp nhận các chính sách của ngân hàng nhà nước và ngân hàng côngthương Việt Nam và hướng dẫn cac phòng ban thực thi chính sách Dựa vàophương hướng ,mục tiêu của ngân hàng công thương Việt Nam đề ra mà địnhhướng hoạt động cho chi nhánh của mình Ban giám đốc ra các chính sách cụthể cho chi nhánh của mình, thực hiện quyền quản trị chung và quản lí chung vềtình hình hoạt động ,kinh doanh của chi nhánh Đưa ra các chính sách về nhânsự, kế hoạch kinh doanh và xét duyệt các đề án

 Phòng khách hàng:

Trang 26

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp có quan hệ giao dịch với khách hàng cóquan hệ với khách hàng bao gồm khách hàng là doanh nghiệp và là cá nhân ,đểkhai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ,thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới tíndụng ,quản lí các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ,thể lệ hiện hành vàhướng dẫn của ngân hàng Công thương Việt Nam.Thực hiện quảng cáo tiếpthị ,giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng

 Phòng kế toán giao dịch:

Là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng Tham mưu cho giám đốc vàtổ chức thực hiện công tác tài chính ,chi tiêu nội bộ;thực hiện công tác hạch toánkế toán Cung cấp các dich vụ ngân hàng liên quan tới nghiệp vụ thanh toán, xửlí hạch toán giao dịch Xử lí và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trênmáy ; quản lí quỹ tiền mặt đến các thanh toán viên theo đúng quy định của nhànước và ngân hàng công thương Việt Nam

 Phòng tổ chức hành chính:

Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện các công tác tổchức cán bộ, đào tạo cán bộ theo chủ trương chính sách của nhà nước và củangân hàng công thương Việt Nam Thực hiện công tác quản trị và văn phòngphục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thực hiện công tác an ninh bảo vệan toàn chi nhánh

 Phòng tiền tệ kho quỹ:

Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lí kho quỹ an toàn ,quảnlí tiền mặt theo quy định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng công thương

Trang 27

Việt Nam.Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các giao dịch viên; thu tiền mặtcho các doanh nhgiệp có chi tiền mặt lớn Tham mưu cho giám đốc về điều hànhtiền mặt hàng ngày đảm bảo an toàn, có hiệu quả.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT HoàngMai

Trong 3 năm vừa qua, tình hình kinh tế chính trị thế giới cũng như trongnước có nhiều bất ổn, nhưng hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng củaViệt Nam nói chung và chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai nói riêngvẫn tạo được những bước tăng trưởng với tốc độ khá ổn định.

Trong năm 2006, tình hình hoạt động của các Ngân hàng thương mại diễnra sôi động, nhiều ngân hàng mới được đã thành lập Các ngân hàng thương mạimở thêm nhiều chi nhánh và các điểm giao dịch, đồng thời nhiều ngân hàngthương mại cổ phần tăng vốn điều lệ Đây là thời kỳ thị trường chứng khoánđang sôi động, giá cổ phiếu tăng liên tục Tuy vậy cũng trong năm 2006, lãi suấttrên thị trường thế giới không ổn định, FED đã nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất(5,25%/năm) làm tác động trực tiếp đến quan hệ tỷ giá và lãi suất của đồng ViệtNam so với đồng USD, làm cho lãi suất huy động VNĐ luôn trong tình trạngkhông ổn định, cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt Thêmvào đó là sự có mặt của các Ngân hàng thương mại nước ngoài làm cho cuộccạnh tranh này càng trở nên khốc liệt hơn.

Trong năm 2007 tình hình hoàn toàn trái ngược với năm 2006, thị trườngchứng khoán dần bớt nóng, giá cổ phiếu sụt giảm FED đã nhiều lần điều chỉnhcắt giảm lãi suất, do đó tỷ giá đồng USD giảm, các Ngân hàng hạn chế mua vào

Trang 28

ngoại tệ làm ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của các Ngânhàng thương mại bởi vì nhiều khách hàng có uy tín, khách hàng có truyền thống,có kim ngạch xuất khẩu lớn thường bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chiết khấubộ chứng từ,gửi tiền, vay vốn tại ngân hàng mình, nay không mua vào USDnữa thì dễ khiến khách hàng chuyển sang giao dịch với ngân hàng khác.

Bước sang năm 2008 tình hình không khả quan hơn năm 2007 giá cổphiếu liên tục rơi tự do, vào thời điểm cuối năm chỉ số VNindex liên tục phá đáydo sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Chính phủ các nướcbuộc phải đưa ra, các chính sách hỗ trợ, các gói kích cầu nhằm cải thiện tìnhhình Do vậy trong thời điểm cuối năm hoạt động của các Ngân hàng thươngmại bắt đầu trở lên sôi động trở lại hứa hẹn một đợt phát triển mới cho Ngânhàng Công thương Hoàng Mai.

Trang 29

tổng nguồn vốnTiền gửi VND

Biểu đồ tổng nguồn vốn và tiền gửi qua các năm

Có thể nhận thấy trong những năm gần đây số vốn huy động được của chinhánh là khá cao Nhưng tỷ trọng về tiền gửi VNĐ đang giảm dần Điều này cóthể được giải thích bằng nhiều lí do khác nhau Tuy nhiên lí do quan trọng nhấtlà do tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều biến động khiến cho các nhà đầutư thiên về nắm giữ ngoại tệ ổn định hơn là nắm giữ VNĐ.

Trang 30

Có thể thấy là công tác huy động vốn của chi nhánh trong năm 2007 đượcthực hiện khá tốt, quy mô huy động vốn lớn hơn năm 2006 và 2008 khá nhiều.Tiền gửi VNĐ luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu huy động của chi nhánhnhưng đang có xu hướng ngày càng giảm dần do lượng tiền gửi bằng đồng ngoạitệ tăng dần Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động sụt giảm xuống còn gần bằngso với năm 2006 điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng của kinh tếthế đã lan đến Việt Nam Lạm phát tăng cao, giá trị nguyên liệu, vật liệu tăngmạnh khiến kinh tế suy giảm Cuộc đua lãi xuất trong các Ngân hàng thươngmại bắt đầu bớt nóng do sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.

 Cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Công thương Hoàng Mai

Đơn vị : tỷ đồngChỉ tiêu

Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Năm 2007 nguồn vốn được huy động từ các tổ chức kinh tế tăng mạnh sovới năm 2006 và năm 2008 Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là nhữngnguồn tiền lớn, vì vậy Chi nhánh đã rất quan tâm đến việc huy động được nguồntiền từ các tổ chức kinh tế này Nguồn tiền gửi từ dân cư đang có xu hướng giảmdần nhưng không đáng kể, nguồn vốn huy động từ dân cư giảm là do nhiều

Trang 31

nguyên nhân; có thể lí giải là do lạm phát tăng cao làm cho đồng tiền mất giánên đối với các nhà dầu tư gửi tiền tiết kiệm không còn là sự lựa chọn hấp dẫn.Trong khi đó thị trường bất động sản, thị trường vàng lại đang rất sôi động, hấpdẫn các khách hàng dân cư đầu tư hơn là gửi tiết kiệm.

Trang 32

Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng liên tục qua các năm đặc biệt lànăm 2008 dư nợ tín dụng tăng 23,68% so với cùng kỳ năm trước Dư nợ VNĐchiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng nhưng đang có xu hướng giảm dần.Nguyên nhân là do trong những năm gần đây kinh tế thế giới có nhiều biếnđộng, lạm phát tăng nhanh làm cho đồng tiền không giữ được giá trị của mìnhcác, nhà vay vốn thiên về vay bằng tiền ngoại tệ do đó tỷ trọng dư nợ ngoại tệcũng tăng lên.

 Chất lượng tín dụng

Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn,làm ăn kém hiệu quả gây tình trạng nợ nần dây dưa ảnh hưởng đến chất lượngtín dụng của của chi nhánh Vì vậy, chi nhánh đã rất chú trọng công tác thẩmđịnh tín dụng Cùng với việc đánh giá chất lượng và thực trạng của từng đơn vịvay vốn, chi nhánh áp dụng một số các giải pháp khác như rà soát lại các doanh

Trang 33

nghiệp, đẩy mạnh đầu tư cho vay các thành phần kinh tế khác, bổ sung tài sảnthế chấp cầm cố trong các doanh nghiệp nhà nước, bám sát tình hình thanh toánvốn để thu nợ, tiếp tục xử lý nợ tồn đọng, xác định mức tín dụng cụ thể đối vớitừng doanh nghiệp vay vốn.

Bảng 2.4 Chất lượng tín dụng theo các nhóm Nợ của Ngân hàng

Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Nhóm nợ xấu đang tăng liên tục cho thấy công tác quản lý nợ của Ngânhàng còn chưa đạt hiệu quả cao Song song với đó là tình hình suy giảm kinh tếnhiều doanh nghiệp vay vốn làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ Nợ nhóm2 tiếp tục giảm trong khi dư nợ tín dụng vẫn tăng lên điều này chứng tỏ 3 nămgần đây chi nhánh đã lựa chọn tín dụng đối với những khách hàng có tình hìnhtài chính lành mạnh và đồng thời chuyển dần nợ nhóm 2 sang nhóm nợ xấu làmnhóm nợ xấu tăng lên.

2.1.3.3 Hoạt động tài trợ thương mạiHoạt động thanh toán quốc tế

Với việc chủ động đổi mới công nghệ, việc thanh toán chuyển tiền nhanhchóng, chính xác nên đã ngày càng thu hút khách hàng mới tới giao dịch, cũng

Trang 34

như khôi phục lại mối quan hệ khách hàng cũ Khối lượng thanh toán quốc tếngày càng tăng cả về số món và giá trị thanh toán Chi nhánh đã đảm bảo đượcquyền lợi cho các bên mua bán trong thanh toán hàng nhập, hàng xuất và chuyểntiền Các giao dịch thanh toán được thực hiện kịp thời, chính xác, không để xảyra sai xót

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Việc thay đổi không ổn định của tỷ giá trong thời gian gần đây đã ảnhhưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhưng ngân hàngluôn tăng cường công tác quản lý ngoại tệ, đáp ứng mọi nhu cầu mua bán ngoạitệ của khách hàng Doanh số mua bán ngoại tệ ngày càng tăng cao Ngoài thuđổi mua bán ngoại tệ của các đại lý, qua thị trường tự do và thị trường liên Ngânhàng, Chi nhánh còn khai thác, thu mua từ các đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, cácdoanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời theo dõi sát sao chặt chẽ luồng tiền đi - đến,tỷ giá, hạn mức, điều chuyển vốn…Do vậy đã hạn chế được nhiều rủi ro, trạngthái ngoại tệ được khắc phục, tuân thủ theo đúng qui định của ngân hàng côngthương Việt Nam

Nghiệp vụ Bảo lãnh

Về nghiệp vụ bảo lãnh, số món bảo lãnh chi nhánh được phát hành đềutăng qua các năm, đồng thời giá trị và số dư bảo lãnh cũng tăng Không có mónbảo lãnh nào chi nhánh phải thanh toán thay cho bên được bảo lãnh, phí dịch vụtừ hoạt động này góp phần đáng kể vào khối lượng thu dịch vụ chung của chinhánh.

2.1.3.4 Các hoạt động khác

Trang 35

Kế toán giao dịch

Cùng với việc ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán, song song vớiviệc triển khai các điểm giao dịch, xây dựng phong cách giao dịch mới, làm tốtcác dịch vụ thanh toán; công tác kế toán giao dịch đã thực sự góp phần quantrọng vào kết quả hoạt động kinh doanh chung, bước đầu gây dựng được lòngtin của khách hàng khi quan hệ với ngân hàng Lượng khách hàng có quan hệthanh toán, tiền gửi đã bắt đầu gia tăng Năm 2006 có 4.564 tài khoản tiền gửigiao dịch thanh toán, khối lượng thanh toán 258.75 món, doanh số thanh toánkhông dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng 8046% Nhưng bước sang năm 2007 và2008 tài khoản tiền gửi giao dịch thanh toán và khối lượng thanh toán khôngtăng thêm do tác động của lạm phát trong nước và sự bất ổn tình hình kinh tế thếgiới.

Các món thanh toán, chuyển tiền đã thực hiện theo đúng quy trình nghiệpvụ, quy trình thanh toán điện tử trên hệ thống INCAS đảm bảo kịp thời, chínhxác, an toàn tài sản.

Công tác quản lý kho quỹ

Năm 2006, khối lượng tiền mặt thu chi qua quỹ Ngân hàng trong năm đạt14.610 tỷ VNĐ, tăng 32,2% so với năm trước; ngoại tệ 390 triệu USD tăng17,2% Trong năm, 2006 đã trả lại cho khách hàng nộp tiền thừa 398 món với sốtiền 559,45 triệu VNĐ, 12.200 USD và 3.000 EUR trong đó có món tiền thừacao nhất là 100 triệu VNĐ.

Trang 36

Năm 2007 và 2008 chi nhánh tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý khoquỹ và được NHNN Hà Nội và NHCTVN nhận xét đánh giá là đơn vị chấp hànhtốt các quy chế thu chi tiền mặt và bảo quản an toàn kho quỹ.

Công tác kiểm tra kiểm soát

Trong 3 năm qua Chi nhánh luôn có kế hoạch kiểm tra hàng tháng, hàngquý trên các mặt hoạt động nghiệp vụ, trong đó rất chú trọng việc triển khai cácbiện pháp kiểm tra về bảo vệ kho quỹ, an ninh mạng Riêng trong thanh toánđiện tử mã thẩm quyền của từng cán bộ theo phân cấp được yêu cầu bảo mậtnghiêm ngặt, do vậy các sai xót trong tác nghiệp đã được hạn chế, tài sản nhìnchung được bảo đảm an toàn Các kiến nghị của các đoàn kiểm tra thuộc về tíndụng, tài trợ thương mại, kế toán tài chính…đều đã được chỉnh sửa và khắcphục kịp thời.

Kết quả kinh doanh

Trang 37

Bảng 2.5 Lợi nhuận của chi nhánh qua các năm

Đơn vị : tỷ đồng

Lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro 129 134,726 210,267Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro 89,165 42,588 156,086

Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh

Lợi nhuận chưa trích dự phòng rủi ro của chi nhánh trong 3 năm đều tăngđặc biệt là năm 2008 tăng 56,07% so với cùng kỳ năm trước Lợi nhuận chưatrích dự phòng rủi ro năm 2007 tăng 4,43% so với năm 2006 nhưng lợi nhuậnsau khi trích dự phòng rủi ro thì lại thấp hơn, điều này có thể lý giải bởi trongnăm 2007 tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước còn nhiều bất ổn do đóchi nhánh phải trích dự phòng đối với các khoản vay cao hơn Sang năm 2008tình hình có phần ổn định hơn lợi nhuận sau khi trích dự phòng rủi ro tăng mạnhchứng tỏ chi nhánh đang phát triển đúng hướng.

Với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh lợi nhuận cácnăm luôn vượt kế hoạch, thu nhập cho cán bộ công nhân viên được ổn định tạonền tảng cho sự phát triển sau này.

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏtại chi nhánh NHCT Hoàng Mai

2.2.1 Quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánhNHCT Hoàng Mai

Quy mô tín dụng của ngân hàng được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tíndụng, đây là một trong những dấu hiệu phản ánh chất lượng của hoạt động tín

Trang 38

dụng Trong 3 năm qua, mức mức tăng trưởng tín dụng của chi nhánh biến độngtăng giảm không ổn định

Bảng 2.6 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh và tốc độ tăngtrưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 39

nhỏ Tuy nhiên năm 2008 mức tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN là - 3%,cho thấy quy mô tín dụng đối với DNVVN đã giảm khá nhiều so với năm trước.Trước thực trạng mức tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa vànhỏ không ổn định như vậy, Chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai cầncó những biện pháp để thu hút thêm nhiều khách hàng mới như tăng cườngquảng cáo, giới thiệu sản phẩm… Đồng thời chi nhánh cần có những chính sáchtiếp cận, củng cố quan hệ với khách hàng có uy tín, khách hàng truyền thống vàtạo quan hệ với nhiều khách hàng mới Có như vậy chất lượng tín dụng đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ mới được nâng cao cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

2.2.2 Tình hình dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong 3 năm gần đây, Chi nhánh đã chú trọng quan tâm hơn tới đối tượngkhách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó tỷ trọng cho vay doanhnghiệp vừa và nhỏ ngày càng tăng dần trong tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh.Tính đến tháng 12 năm 2008 tổng dư nợ toàn phòng khách hàng doanh nghiệp là429 tỷ.

- Dư nợ tín dụng chia theo thời hạn

Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chia theo thời hạn

Ngày đăng: 26/11/2012, 13:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn (Trang 29)
Bảng 2.1 Tỡnh hỡnh huy động vốn của Ngõn hàng Cụng thương Hoàng Mai - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai
Bảng 2.1 Tỡnh hỡnh huy động vốn của Ngõn hàng Cụng thương Hoàng Mai (Trang 29)
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Ngõn hàng Cụng thương Hoàng Mai - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Ngõn hàng Cụng thương Hoàng Mai (Trang 30)
Bảng 2.3: Tỡnh hỡnh hoạt động tớn dụng của Ngõn hàng Cụng thương Hoàng Mai - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai
Bảng 2.3 Tỡnh hỡnh hoạt động tớn dụng của Ngõn hàng Cụng thương Hoàng Mai (Trang 32)
Bảng 2.4 Chất lượng tớn dụng theo cỏc nhúm Nợ của Ngõn hàng - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai
Bảng 2.4 Chất lượng tớn dụng theo cỏc nhúm Nợ của Ngõn hàng (Trang 33)
Bảng 2.6. Tốc độ tăng trưởng tớn dụng của Chi nhỏnh và tốc độ tăng trưởng tớn dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai
Bảng 2.6. Tốc độ tăng trưởng tớn dụng của Chi nhỏnh và tốc độ tăng trưởng tớn dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 38)
Bảng 2.8: Dư nợ tớn dụng theo tài sản đảm bảo - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai
Bảng 2.8 Dư nợ tớn dụng theo tài sản đảm bảo (Trang 42)
Bảng 2.9: Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn giai đoạn 2006-2008 - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai
Bảng 2.9 Tỡnh hỡnh nợ quỏ hạn giai đoạn 2006-2008 (Trang 43)
Bảng 2.10: Thu nhập từ hoạt động tớn dụng của Chi nhỏnh và Thu nhập từ hoạt đụng tớn dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai
Bảng 2.10 Thu nhập từ hoạt động tớn dụng của Chi nhỏnh và Thu nhập từ hoạt đụng tớn dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 45)
Qua bảng số liệu trờn cú thể thấy năm 2006 tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tớn dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp hơn so với cỏc năm 2007, 2008  chỉ chiếm 11% tổng thu nhập từ hoạt động tớn dụng của chi nhỏnh - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai
ua bảng số liệu trờn cú thể thấy năm 2006 tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tớn dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp hơn so với cỏc năm 2007, 2008 chỉ chiếm 11% tổng thu nhập từ hoạt động tớn dụng của chi nhỏnh (Trang 46)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w