1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh

65 329 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 381,5 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập Chương 1: Chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại 1.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.1.1 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại * Định nghĩa về Ngân hàng thương mại. Có rất nhiều khái niệm về Ngân hàng thương mại nhưng tập trung lại theo Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng các hoạt động khác có liên quan”. Luật này còn định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Luật Ngân hàng nhà nước, cũng do Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 12 năm 1997 định nghĩa: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. * Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại bao gồm: - Hoạt động huy động vốn: Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau: + Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn các loại tiền gửi khác. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong ngoài nước. + Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài. + Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. Trần Đức Nghĩa Lớp: Ngân hàng 46A Chuyên đề thực tập + Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. + Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau: Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng như cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống. Cho vay trung dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống. + Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại. + Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân có thể tái chiết khấu các thương phiếu các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. + Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính. Trần Đức Nghĩa Lớp: Ngân hàng 46A Chuyên đề thực tập - Hoạt động dịch vụ thanh toán ngân quỹ Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng trong ngoài nước. Để thực hiện thanh toán gữa các ngân hàng thương mại với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính duy trì số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động sau: + Cung cấp các phương tiện thanh toán + Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. + Thực hiện các dịch vụ thu hộ chi hộ. + Thực hiện các giao dịch thanh toán khác của Ngân hàng Nhà nước. + Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. + Thực hiện dịch vụ thu phát tiền mặt cho khách hàng. + Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. + Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. - Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng cung cấp dịch vụ thanh toán ngân quỹ, ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện một số hoạt động khác, bao gồm: Trần Đức Nghĩa Lớp: Ngân hàng 46A Chuyên đề thực tập + Góp vốn mua cổ phần: Ngân hàng thương mại được dung vốn điều lệ quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp các tổ chức tín dụng khác thep quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được góp vốn, nua cổ phần liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh. + Tham gia thị trường tiền tệ: Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. + Kinh doanh ngoại hối: Ngân hàng thương mại được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối vàng trên thị trường trong nước thị trường quốc tế. + Ủy thác nhận ủy thác: Ngân hàng thương mại được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý. + Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật + Tư vấn tài chính: Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng. + Bảo quản vật quý giá: Ngân hàng thương mại được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý giá, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật. 1.1.2 Các hình thức tín dụng của Ngân hàng thương mại. Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học Trần Đức Nghĩa Lớp: Ngân hàng 46A Chuyên đề thực tập là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây: *Mục đích cho vay: Dựa vào căn cứ này, cho vay thường được chia ra làm các loại sau: - Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ. - Cho vay công nghiệp thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. - Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu, v.v - Cho vay các định chế tài chính (financial institution loans) bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng các định chế tài chính khác. - Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. - Cho thuê: cho thuê của các định chế tài chính bao gồm hai loại: cho thuê vận hành cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm bất động sản và động sản, trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị. * Thời hạn cho vay: Theo căn cứ này cho vay được chia ra làm ba loại: - Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Trần Đức Nghĩa Lớp: Ngân hàng 46A Chuyên đề thực tập - Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay của NHNN Việt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ thời gian thu hồi vốn nhanh. Trong nông nghiệp, chủ yếu cho vay trung hạn để đầu tư vào các đối tượng sau: máy cày, máy bơm nước, xây dựng các vườn cây công nghiệp như cà phê, điều, v.v - Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm thời hạn tối đa có thể lên tới 20 - 30 năm, một số trường hợp cá biệt có thể lên đến 40 năm. Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có qui mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn, nhưng từ những năm 1970 trở lại đây các ngân hàng thương mại đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng số dư nợ của ngân hàng. *Mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: Theo căn cứ này, cho vay được chia làm hai loại: - Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản than khách hàng. Đối những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung. - Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Đối với khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải Trần Đức Nghĩa Lớp: Ngân hàng 46A Ngân hàng Khách hàng Chuyên đề thực tập có bảo đảm. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Trong những năm 1990, các ngân hàng chỉ được phép cho vay có bảo đảm, trừ các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước kinh doanh có hiệu quả cho vay hộ nông dân từ 5 triệu đồng trở xuống. Ngày 29/12/1999 chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về Bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; theo Nghị định này việc cho vay không bảo đảm được mở rộng hơn so với trước đây, cho phép các tổ chức tín dụng được lựa chọn khách hàng để cho vay không bảo đảm khi cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống. * Xuất xứ tín dụng: Dựa vào căn cứ này, cho vay chia làm hai loại: - Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay hoàn trả nợ trực tiếp cho ngân hàng. Sơ đồ 1.1.2 a: Sơ đồ cho vay trực tiếp: Cấp tín dụng (1) Thanh toán nợ (2) - Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh còn trong thời hạn thanh toán. Trần Đức Nghĩa Lớp: Ngân hàng 46A Chuyên đề thực tập Mô hình cho vay gián tiếp được thực hiện như sau: Sơ đồ 1.1.2 b: Sơ đồ cho vay gián tiếp Cấp tín dụng (1) Thanh toán nợ (2) Các ngân hàng thương mại cho vay gián tiếp theo các loại sau: - Chiết khấu thương mại (discount). - Mua các phiếu bán hàng (dealer paper) tiêu dùng máy móc nông nghiệp trả góp - Nghiệp vụ thanh tín (nghiệp vụ factoring): là nghiệp vụ mua bán các khoản nợ thương mại (các khoản phải thu), trong đó bên mua (factor) nhận việc thu nợ chấp nhận rủi ro tín dụng. Factoring thực chất là hình thức tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp. Ngoài các loại cho vay trên đây, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình. Đối với nghiệp vụ này ngân hàng không phải cung cấp bằng tiền, nhưng khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng thì người bảo lãnh phải thay thế để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Chính vì lý do trên mà người ta gọi hành vi cam kết bảo lãnh của ngân hàngtín dụng bằng chữ ký. Trần Đức Nghĩa Lớp: Ngân hàng 46A Khách hàng nhận vốn vay Người thanh toán nợ Ngân hàng Chuyên đề thực tập 1.2 Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một chi phí nhất định. Chất lượng tín dụng là thuật ngữ phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, gồm hai yếu tố: “Mức độ an toàn khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại”. Có hai mối quan hệ rủi ro sinh lợi trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng có thể rủi ro càng cao, thì sinh lợi kỳ vọng càng lớn, ngược lại. Do đó, ngân hàng có thể theo đuổi hoạt động tín dụng mà mức độ rủi ro cao hoặc thấp trong ngắn hạn, song đều phải tính đến mối liên hệ giữa rủi ro sinh lời để đảm bảo gia tăng thu nhập cho ngân hàng chủ sở hữu trong dài hạn. Chất lượng tín dụng là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại phát triển của ngân hàng, vì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại luôn là một yêu cầu bức xúc, là điều kiện sống còn cho bản thân mỗi ngân hàng, cho hệ thống ngân hàng rộng hơn nữa là cho cả nền kinh tế. 1.2.2 Các chỉ tiêu biểu hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh qui mô cho vay Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của khách hàng, hay phản ánh hiệu quả cho vay của ngân hàng về mặt số lượng. Trần Đức Nghĩa Lớp: Ngân hàng 46A Chuyên đề thực tập * Doanh số cho vay - Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. - Doanh số cho vay cho biết qui mô cho vay của ngân hàng đối với từng khách hàng cụ thể với cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian. - Doanh số cho vay phụ thuộc vào qui mô, chính sách cho vay của ngân hàng, chu kì kinh tế, môi trường pháp lý. * Dư nợ cho vay - Dư nợ là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay với nền kinh tế tại một thời điểm. - Tổng dư nợ của một ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản, khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của ngân hàng đó. - Dư nợ đối với từng khách hàng cụ thể cho biết mối quan hệ của ngân hàng khách hàng trên. - Dư nợ còn là cơ sở để xác định chất lượng của khoản vay. - Dư nợ cho vay phụ thuộc vào trạng thái thanh khoản của ngân hàng, chính sách cho vay của ngân hàng, chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước.v.v b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn * Tỉ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn - Tỉ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ Tỉ lệ nợ quá hạn cho biết tỉ trọng của các khoản cho vay đã bị quá hạn trả nợ gốc lãi trong tổng dư nợ. Qua đó, phản ánh chất lượng các khoản vay của ngân hàng có được tốt hay không. Trần Đức Nghĩa Lớp: Ngân hàng 46A [...]... kinh doanh của ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Chất lượng nhân sự ngày càng được đòi hỏi cao để có thể đáp ứng kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh hoạt động tín dụng của ngân hàng Trên thực tế, chất lượng tín dụng cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào việc tuyển chọn đào tạo đội ngũ cán bộ của mỗi ngân hàng thương. .. ngoài 3,091 II Tổng chi 42,932 1 Chi trả lãi tiền gửi 8,283 2 Chi trả lãi tiền vay 20,416 3 Chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá 0,494 4 Chi ngoài lãi 13,739 III Thu nhập trước thuế 16,591 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Bắc Ninh năm 2007 2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng với các doanh nghiệp vừa nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh 2.2.1 Tình hình... những khoản vốn nhàn rỗi tạm thời của mình tại chi nhánh với những ưu đãi đặc biệt Qua đó cũng thu hút được số vốn đáng kể cho Chi nhánh * Công tác tín dụng Tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Bắc Ninh cho vay luôn là hoạt động chủ đạo chi m tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Trong những năm vừa qua, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh đã đầu tư, khơi dậy những khả năng tiềm... lớn, khả năng trả nợ ngân hàng bị suy giảm, thậm chí không còn khả năng trả nợ Các nhân tố này được gọi là những nhân tố bất khả kháng vì chúng thường vượt quá tầm kiểm soát của cả ngân hàng khách hàng Trần Đức Nghĩa Lớp: Ngân hàng 46A Chuyên đề thực tập Chương 2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa nhỏ tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh 2.1 Khái quát về chi nhánh. .. hiện với 116 dài hạn Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh năm 2006,2007 Qua bảng trên ta có thể thấy hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh là rất đa dạng; trong đó cho vay dài hạn đối với nền kinh tế luôn chi m một tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, ngoài ra ngân hàng còn tích cực cho vay ngắn trung... các doanh nghiệp là yếu tố then chốt cho sự thành công của các doanh nghiệp Nắm bắt được tình hình này, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh được thành lập ngày 17/11/2003 theo quyết định số 555/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 17/11/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Ngoại. .. VIETCOMBANK BẮC NINH - Trụ sở hoạt động chính: Số 353 - đường Trần Hưng Đạo - Thành phố Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh là đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Hiện nay, chi nhánh ngân. .. lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại - Tính đúng mục đích của việc sử dụng vốn Việc sử dụng vốn đúng mục đích là một trong những yêu cầu cơ bản của ngân hàng đối với khách hàng cho vay, ngân hàng nào cũng có những biện pháp để giám sát mục đích sử dụng vốn của khách hàng Tuy vậy, việc sử dụng vốn sai mục đích vẫn có thể xảy ra ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng Chẳng hạn, khách hàng. .. quản lý vĩ mô trực tiếp của các ngân hàng thương mại có tác động hết sức lớn lao tới hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Ngân hàng Nhà nước đưa ra những định hướng lớn đôi khi cả những hướng dẫn chi tiết cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là hoạt động tín dụng, nhằm thực hiện mục tiêu điều tiết vĩ mô quản lý Chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cũng chịu ảnh hưởng... hạn tăng dần tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tuy nhiên tốc độ thay đổi vẫn chưa nhanh - Đặc biệt, cho vay đối với các doanh nghiệp của Chi nhánh luôn chi m tỷ trọng rất cao (năm 2007 chi m 96,1% tổng dư nợ) Đây cũng là một đặc điểm đặc trưng của Ngân hàng Ngoại thương * Chất lượng các khoản vay Năm vừa qua là năm có nhiều biến động đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung đối với ngành ngân hàng . kinh doanh của ngân hàng thương mại và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại. Chất lượng nhân sự ngày càng được đòi hỏi cao để. thực tập 1.2 Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Tín dụng ngân hàng là quan hệ

Ngày đăng: 18/02/2014, 15:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, chủ biên GS.TS Nguyễn Hữu Tài Nxb thống kê Khác
2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, tác giả TS Lưu Thị Hương, Nxb giáo dục Khác
3. Giáo trình Ngân hàng thương mại, tác giả PGS.TS Phan Thị Thu Hà chủ biên, Nxb Thống kê Khác
4. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Frederic S.Mishkin, Nxb khoa học kỹ thuật Khác
5. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 Khác
6. Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh các năm 2006 và năm 2007 Khác
7. Quy chế cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Khác
8. Quy chế hoạt động của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh Khác
9. Website của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh và một số báo điện tử Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1.2 a: Sơ đồ  cho vay trực tiếp: - giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh
Sơ đồ 1.1.2 a: Sơ đồ cho vay trực tiếp: (Trang 7)
Sơ đồ 1.1.2 b: Sơ đồ cho vay gián tiếp - giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh
Sơ đồ 1.1.2 b: Sơ đồ cho vay gián tiếp (Trang 8)
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh. - giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh
Sơ đồ b ộ máy tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh (Trang 25)
Bảng 2.1.2 a. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương  Bắc Ninh - giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh
Bảng 2.1.2 a. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh (Trang 29)
Bảng 2.1.2b Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương  Bắc Ninh năm 2007 - giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh
Bảng 2.1.2b Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương Bắc Ninh năm 2007 (Trang 31)
Bảng dư nợ cho vay - giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh
Bảng d ư nợ cho vay (Trang 34)
Bảng dư nợ xấu của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Bắc Ninh - giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh
Bảng d ư nợ xấu của chi nhánh ngân hàng ngoại thương Bắc Ninh (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w