Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh (Trang 37 - 39)

II. Phân loại theo kỳ hạn

2.2.2Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

nhỏ.

Trong năm 2007, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 728 tỷ đồng. Trong đó, tổng dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 610 tỷ đồng, chiếm 83,8% tổng dư nợ. Tuy nhiên, chi nhánh mới chỉ chiếm khoảng 7% tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh, như vậy là chưa xứng tầm với một ngân hàng có vị thế như ngân hàng Ngoại thương.

Mặt khác, chi nhánh mới chỉ cho vay được trên 60 doanh nghiệp trong tổng số 2243 doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh.

Chi nhánh sử dụng hầu hết nguồn vốn của mình vào hoạt động cho vay (chiếm 81.25% tổng nguồn vốn).

Tình hình huy động vốn: Năm 2007 chi nhánh đã huy động được trên địa bàn 297 tỷ đồng, tuy rằng tăng nhiều hơn năm 2006 là 90 tỷ đồng nhưng nguồn vốn tự huy động chỉ chiếm 33.14% tổng nguồn vốn, từ đó cho thấy chi nhánh chưa chủ động được nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, thị phần huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn tỉnh mới chỉ chiếm 3.5%, đây là con số rất khiêm tốn so với vị thế của ngân hàng Ngoại thương.

Kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động đặc thù của ngân hàng Ngoại thương nói chung và chi nhánh ngân hàng ngoại thương Bắc Ninh nói riêng, tuy nhiên lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm qua mới chỉ đạt 530 triệu đồng.

Từ số liệu trên cho ta thấy hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của chi nhánh chưa thực sự chủ động và độc lập, vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào ngân hàng Ngoại thương Trung ương. Khả năng huy động vốn của chi nhánh chưa cao, nguồn vốn hoạt động vẫn chủ yếu do ngân hàng Ngoại thương Trung ương cấp.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh (Trang 37 - 39)