Chính sách đảm bảo tiền vay: Cần phải thiết lập những qui định rõ ràng hơn trong vấn đề đảm bảo tiền vay bên cạnh các qui định mang tính

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh (Trang 60 - 65)

ràng hơn trong vấn đề đảm bảo tiền vay bên cạnh các qui định mang tính hướng dẫn. Các qui định này phải có sự kết hợp giữa các yêu cầu về pháp lý với chính sách cho vay riêng của ngân hàng, nhằm giúp cán bộ nắm vững hơn về các yêu cầu trong đảm bảo tiền vay.

Về mặt nhân sự: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần thực hiện tốt hơn

nữa các chính sách về nhân sự nhằm nâng cao chất lượng nhân sự như tuyển chọn, đào tạo cán bộ, khen thưởng kịp thời, rõ ràng để tạo động lực và cạnh tranh cho cán bộ nhân viên Ngân hàng.

Đồng thời cần cho phép các chi nhánh chủ động hơn trong công tác tuyển chọn cán bộ, đặc biệt là chế độ lương, thưởng, phạt.

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Cần bổ sung các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hiệu lực trong việc chấp hành cơ chế, thể lệ tín dụng. Tăng cường công tác thanh tra kiểm soát từ phía Ngân hàng Nhà nước, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát hệ thống ngân hàng có hiệu quả nhất, các sai sót do vi phạm quy chế, thể lệ tín dụng phải được xử lý nghiêm túc.

Nhận thức rõ vai trò và yêu cầu thông tin phục vụ công tác tín dụng và kinh doanh ngân hàng, ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã sớm cho chủ trương xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng mà sau này đã trở thành hệ thống thông tin tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

Có thể nghiên cứu bổ sung vào điều kiện vay vốn những đối tượng khách hàng hay dự án đầu tư phải có mua bảo hiểm kinh doanh trong khi sử dụng vốn vay.

Ngân hàng Nhà nước cần từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.

Ngân hàng Nhà nước cần tăng thêm quyền tự chủ cho các ngân hàng thương mại nói chung và Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh nói riêng, vai trò quản lý vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết song ở một mức độ nhất định, chỉ mang tính định hướng chứ không nên ra những yêu cầu mang tính áp đặt.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, Ngân hàng Nhà nước nên sử dụng có hiệu quả hơn các công cụ chính sách tiền tệ bao gồm nghiệp vụ thị trường mở, công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái.

Về cơ cấu tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần giúp ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh nói riêng xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và tăng vốn điều lệ nhằm lành mạnh hoá tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro.

3.3.3 Kiến nghị đối với nhà nước.

Trước hết, nhà nước cần thay đổi phương pháp quản lý đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Thực tế hiện nay năng lực sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp của Việt Nam còn hạn chế, trình độ nguồn nhân lực không cao do khả năng quản trị nhân lực kém, bởi vậy nhà nước cần thiết điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động của doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước cần triệt để thực hiện quá trình cải cách doanh nghiệp, chỉ giữ lại những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hoặc những doanh nghiệp có tính định hướng trong nền kinh tế, các doanh nghiệp còn lại có thể cổ phần hoá, giải thể, sáp nhập.

Nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu gồm cả kinh tế và hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ kiểm toán bắt buộc.

Để tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, nhà nước cần có những chính sách bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, chống hàng giả, hàng lậu giúp các doanh nghiệp yên tâm sản xuất.

Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý để bảo vệ quyền lợi của bất cứ doanh nghiệp nào hạn chế rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ngoài ra nhà nước cũng cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động ngân hàng để ngân hàng thực sự đóng vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, hỗ trợ cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

Nhà nước cần tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh như: cấp giấy phép kinh doanh và quy mô hoạt động phải phù hợp với số vốn sở hữu và năng lực quản lý thực tế, cần tiến hành thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn giấy phép kinh doanh của các trường hợp buôn lậu, lừa đảo, sản xuất hàng giả… một cách nghiêm khắc hơn.

KẾT LUẬN

Chất lượng tín dụng là thuật ngữ chỉ hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại, được cấu thành bởi hai yếu tố: “Mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại”. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại là: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ tiềm ẩn trên tổng dư nợ, tỷ lệ thu nợ bằng xử lý tài sản đảm bảo, tỷ lệ mất vốn, tốc độ tăng trưởng dư nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập, mức sinh lời vốn tín dụng. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó những nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng có những ảnh hưởng quyết định.

Chi nhánh ngân hàng ngoại thương Bắc Ninh là một Chi nhánh có mới được thành lập trong hệ thống Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Hoạt động cho vay luôn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn không nhỏ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Qua quá trình tìm hiểu và phân tích, hoạt động của chi nhánh đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy mới thành lập được gần 5 năm nhưng đến nay dư nợ đã gần ngang bằng với các ngân hàng thương mại lâu năm trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, chất lượng tín dụng không ngừng được cải thiện nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, những khó khăn mà chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh đã và đang phải trải qua là không nhỏ. Thông qua việc đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh trong thời gian vừa qua, có thể khẳng định để cho vay trở thành hoạt động mang lại nguồn thu bền vững cho chi nhánh và đáp ứng được các nhu cầu cho nền kinh tế. Chi nhánh cần thực hiện nhiều biện pháp trong thời gian tới để cải thiện chất

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, chủ biên GS.TS Nguyễn Hữu Tài Nxb thống kê.

2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, tác giả TS Lưu Thị Hương, Nxb giáo dục.

3. Giáo trình Ngân hàng thương mại, tác giả PGS.TS Phan Thị Thu Hà chủ biên, Nxb Thống kê.

4. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Frederic S.Mishkin, Nxb khoa học kỹ thuật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng năm 1997

6. Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh các năm 2006 và năm 2007.

7. Quy chế cho vay của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

8. Quy chế hoạt động của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh.

9. Website của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh và một số báo điện tử.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh (Trang 60 - 65)