Các hạn chế và nguyên nhân của chúng a, Các hạn chế.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh (Trang 45 - 47)

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn

2.2.3.2Các hạn chế và nguyên nhân của chúng a, Các hạn chế.

a, Các hạn chế.

* Tỉ lệ nợ xấu tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong năm 2007, nợ xấu của Chi nhánh là 13.7 tỷ đồng. Trong đó, trên 70% nợ xấu thuộc về các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy rằng năm qua có rất nhiều biến động lớn gây khó khăn cho doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình. Nhưng qua đó cho thấy, các doanh nghiệp chưa có tầm nhìn xa, không có những dự phòng trong trường hợp khẩn cấp cho mình. Mặt khác, cán bộ tín dụng cũng chưa lường hết được những khó khăn trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai, nên đã chấp nhận cấp vốn cho doanh nghiệp. Kết quả gây lãng phí nguồn vốn của nhà nước.

* Quy mô cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 2243 doanh nghiệp được cấp phép và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, có đến 95% số doanh nghiệp thuộc diện vừa và nhỏ (có nguồn vốn dưới 5 tỷ đồng) và các doanh nghiệp này hầu hết thuộc sở hữu tư nhân dưới hình thức các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Thực tế cho thấy số vốn thực của các doanh nghiệp luôn thấp hơn số vốn đăng ký, tình trạng thiếu minh bạch trong hồ sơ sổ sách, quan hệ tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp, cũng như sự thiếu chuyên nghiệp trong xây dựng dự án. Hệ thống thông tin về khách hàng chưa đầy đủ, vì vậy việc xem xét thực trạng hoạt động kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, trách nhiệm đối với các khoản tín dụng nhiều khi chưa rõ ràng... khiến cán bộ tín dụng ngập ngừng, chưa dám mạnh dạn cho vay theo yêu cầu doanh nghiệp đề

* Thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh dù các doanh nghiệp đã tiếp cận tốt với ngân hàng.

Ngoài hạn chế về năng lực tài chính, còn một hạn chế căn bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là phần lớn các doanh nghiệp chưa biết cách xây dựng dự án, và các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán không rõ ràng minh bạch, nên không thể đánh giá đúng năng lực của doanh nghiệp...

Xin đơn cử một ví dụ:

Công ty TNHH Toàn Phát chuyên sản xuất, đầu tư thương mại các ngành hàng công nghiệp, có dự án đầu tư một dây chuyền sản xuất đá cây cần vay vốn ngân hàng. Doanh nghiệp đã đến đặt vấn đề xin vay vốn của chi nhánh. Dự toán cho công trình hơn 3,5 tỷ đồng. Hiện doanh nghiệp này đã có một xưởng đầu tư thiết bị 7 tỷ đồng, bao gồm nhà xưởng, nguyên vật liệu và sản phẩm, doanh nghiệp này muốn thế chấp số tài sản này để tiếp tục vay vốn mở rộng quy mô. Tuy nhiên, việc định giá nêu trên của doanh nghiệp lại khác xa với ngân hàng. Kết quả là doanh nghiệp không được vay đủ số tiền mong muốn. Trong trường hợp này, ngân hàng khuyên khách hàng nên tìm thêm tài sản để đem thế chấp tại ngân hàng. Do đó, doanh nghiệp phải chạy đôn chạy đáo mượn thêm một số tài sản khiến cho doanh nghiệp hết sức vất vả và mất thời gian.

Tình trạng trên sẽ dẫn đến trường hợp doanh nghiệp khai khống giá trị tài sản đem thế chấp của mình. Nếu cán bộ tín dụng không am hiểu chuyên sâu về các lĩnh vực này sẽ dẫn đến những rủi ro rất lớn cho ngân hàng.

* Công tác xử lý nợ đọng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế.

Trong những năm qua, công tác thu hồi nợ đọng của chi nhánh thông qua con đường khởi kiện vẫn còn mất thời gian chờ đợi xét xử, sau đó lại bị kéo dài thời gian thi hành án, nên kết quả thu hồi nợ rất thấp.

Đối với tài sản đảm bảo tiền vay là đất đai, nhà ở tại các vùng nông thôn, ven đô thị rất khó phát mại do khách hàng vay vốn thiếu thiện chí hợp tác với chi nhánh, với cơ quan pháp luật để xử lý tài sản.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh (Trang 45 - 47)