Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh (Trang 54 - 55)

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng

3.2.1Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Chương III Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương

3.2.1Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Lợi nhuận và rủi ro luôn tồn tại song song, mà mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng là rất cao, do đó làm thế nào để hạn chế rủi ro là vấn đề không chỉ chi nhánh ngân hàng ngoại thương Bắc Ninh mà cả hệ thống các ngân hàng thương mại đều phải quan tâm. Công tác thẩm định có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng, vì nếu nó được tiến hành một cách chính xác, với chất lượng cao sẽ đảm bảo cho ngân hàng thương mại lựa chọn được những dự án, những khoản tín dụng vừa được đảm bảo an toàn, vừa có khả năng sinh lời cao.

- Đặc biệt, Bắc Ninh là một tỉnh được mệnh danh là trăm nghề, việc sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu gắn với những

yếu tố mang tính truyền thống, dựa trên những kinh nghiệm vốn có; hoạt động kinh doanh còn thiếu bài bản, sổ sách nhiều khi không rõ ràng, không có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể. Do đó, yêu cầu đối với cán bộ tín dụng là phải nắm rõ được đặc điểm của từng doanh nghiệp, về mặt hàng sản xuất, khả năng tiêu thụ, về những yếu tố chi phí, lợi nhuận…về môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Tình hình thực tế cho thấy, hiện nay trong cùng một làng nghề như giấy Phong Khê, sắt Đa Hội, gỗ Đồng Kỵ….cũng có đến vài chục doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong cùng một làng nghề có những đặc điểm tương đối giống nhau về mặt hàng sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, thậm chí quy mô cũng xấp xỉ nhau…Vì vậy tính cạnh tranh là rất cao.

Trong việc thẩm định và quyết định cấp tín dụng, không nên coi tài sản thế chấp là chỗ dựa an toàn cho việc cấp tín dụng. Tài sản thế chấp là cơ sở để ngân hàng thu hồi nợ khi người vay không trả được nợ, nhưng để thanh lý tài sản thu hồi nợ là một công việc hết sức khó khăn, nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay, và thu nợ bằng tài sản không phải là giải pháp tốt mà chỉ là giải pháp tình thế, bắt buộc. Vì vậy, việc lựa chọn tài sản đảm bảo tại đơn vị cũng cần được cải tiến hơn, đảm bảo đó phải là những tài sản có tính thanh khoản cao, dễ mua bán và chuyển nhượng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương bắc ninh (Trang 54 - 55)