giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở công ty đường bộ 471

67 264 1
giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở công ty đường bộ 471

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Thế giới đang càng ngày càng phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Để có thể bắt kịp với nhịp điệu phát triển đó, Việt Nam sẽ phải thật sự nỗ lực, cố gắng. Một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là "cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước". Nhưng nhìn lại cơ sở hạ tầng của nước ta còn quá nhỏ bé, quá thấp kém - đó là hậu quả để lại của chiến tranh và bây giờ chúng ta đang trong thời kỳ khôi phục và xây dựng. Xây dựng giao thông - một lĩnh vực quan trọng của cơ sở hạ tầng, đang rất được sự quan tâm của Chính phủ. Hệ thống giao thông có thể được xem như "huyết mạch" nuôi sống đất nước, làm thông suốt quá trình luân chuyển - không chỉ của phạm vi một nước mà là của cả khu vực và thế giới. Với sự ra đời của Luật đấu thầu, cùng những quy định mới, đặc biệt là quy định về phương thức đấu thầu rộng rãi - một mặt, làm tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho các doanh nghiệp xây dựng giao thông; nhưng mặt khác, nó lại tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức quyết liệt cho các doanh nghiệp đó. Vấn đề thắng thầu một công trình, đôi khi là vấn đề sống còn của cả một doanh nghiệp. Là một sinh viên kinh tế, chuyên ngành kế hoạch - được thực tập tại phòng kinh doanh của Công ty Đường bộ 471 - là phòng tham mưu cho giám đốc và trực tiếp lập các hồ sơ dự thầu, em mạnh dạn chọn đề tài "Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu Công ty Đường bộ 471" cho chuyên đề thực tập của mình. SV: Nguyễn Thị Thanh Hiền Lớp: Kế hoạch 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Cấu trúc chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Đấu thầu và hoạt động dự thầu Công ty Đường bộ 471. Phần II: Phân tích khả năng thắng thầu Công ty Đường bộ 471 trong thời gian qua. Phần III: Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu Công ty Đường bộ 471. Rất mong sự đóng góp ý kiến của cô giáo hướng dẫn cùng các bác, các cô chú, các anh chị trong công ty cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em - bởi trình độ lý luận, cũng như kiến thức thực tế còn quá nhỏ bé và ít ỏi. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I SV: Nguyễn Thị Thanh Hiền Lớp: Kế hoạch 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ĐẤU THẦU VÀ HOẠT ĐỘNG DỰ THẦU CÔNG TY ĐƯỜNG BỘ 471 I. ĐẤU THẦU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG: 1. Một số khái niệm cơ bản: a. Đấu thầu: - Theo quan niệm của người chủ thầu thì đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu (chủ thầu) trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. - Theo quan niệm của nhà thầu, đấu thầu là một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu để nhận được dự án cung cấp các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ bên mời thầu nhằm thu lợi nhuận cho các nhà thầu. Như vậy, đấu thầu thực chất là quá trình thỏa mãn nhu cầu của cả hai chủ thể cơ bản tham gia vào quá trình đấu thầu để thực hiện một dự án sao cho có hiệu quả nhất. b. Các thuật ngữ khác có liên quan đến quá trình đấu thầu: - Chủ thầu (bên mời thầu) là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư có dự án cần đấu thầu. - Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đầy đủ điều kiện và tư cách pháp nhân để tham gia đấu thầu. Nhà thầu có thể là cá nhân trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn. - Gói thầu là một phần công việc của dự án đầu tư được phân chia theo tính chất hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và bảo đảm tính đồng bộ của dự án để tổ chức lựa chọn nhà thầu. Gói thầu cũng có thể là toàn bộ dự án. - "Tư vấn đầu tư và xây dựng" là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét quyết định kiểm tra quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư. SV: Nguyễn Thị Thanh Hiền Lớp: Kế hoạch 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - "Xây lắp" là công việc có liên quan đến quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình - "Vật tư thiết bị" bao gồm toàn bộ hay thiết bị lẻ, thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu, vật liệu. - "Sơ tuyển" là bước lựa chọn các nhà thầu có tư cách và năng lực để tham gia dự thầu. - "Danh sách ngắn" là danh sách thu hẹp các nhà thầu được lựa chọn qua các bước đánh giá hồ sơ dự thầu. - "Nộp thầu" là thời hạn nhận hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu. - "Mở thầu" là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu. - "Xét thầu" là quá trình phân tích, đánh giá các hồ sơ dự thầu để xét chọn bên trúng thầu. 2. Các quy định của Nhà nước về đấu thầu: Trước đây, Chính phủ đã ban hành quy chế đấu thầu và quy chế quản lý đầu tư xây dựng: Nghị định 52/1999/NĐ - CP; 88/1999/NĐ - CP; 12/2002/NĐ - CP; 14/2000/NĐ - CP; 66/2003/NĐ - CP; nhằm thắt chặt quy chế đấu thầu. Những nghị định này ra đời nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia đấu thầu một cách cặn kẽ nhất, đồng thời giúp cho doanh nghiệp hoạt động dễ dàng hơn và hạn chế những tiêu cực có thể nảy sinh trong đấu thầu. Hiện nay, Quốc hội đã ban hành luật đấu thầu nhằm thắt chặt hơn nữa quy chế đấu thầu. Luật được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2006. SV: Nguyễn Thị Thanh Hiền Lớp: Kế hoạch 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3. Các tiêu chí đánh giá và quy trình đánh giá nhà thầu của chủ thầu: a. Các tiêu chí đánh giá (các tiêu chí chính): - Tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm nhà thầu: khi đánh giá tiêu chí này chủ thầu thường chú ý xem xét đến năng lực kỹ thuật, sản phẩm kinh doanh chủ yếu, số lượng và trình độ chuyên môn của cán bộ, năng lực tài chính và kinh doanh cùng kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó. - Tiêu chí về kỹ thuật và chất lượng: chủ thầu thường cân nhắc đến khả năng và mức độ đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng đã nêu trong hồ sơ mời thầu, tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công, khả năngnăng lực cán bộ kỹ thuật, bảo đảm các điều kiện môi trường và các giải pháp giải quyết cũng như các điều kiện an toàn, và tính phù hợp của thiết bị thi công. - Tiêu chí về tài chính và giá cả: tiêu chuẩn này, chủ thầu sẽ xem xét khả năng tài chính và các điều kiện cung cấp tài chính cũng như việc đáp ứng các yêu cầu về tài chính của dự án, giá dự thầu phải phù hợp với tổng dự toán được duyệt. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động đấu thầu và thực hiện hợp đồng thầu, khả năng về tài chính và giá cả trên thị trường chiếm tới 60% khả năng thắng thầu của một nhà thầu. Để thực hiện một hợp đồng thì nhà thầu cần phải cung cấp một nguồn vốn lớn tùy theo giá trị công trình đó, nguồn vốn này được sử dụng để nộp bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng (nếu trúng thầu), vốn để thực hiện hợp đồng và bảo hành công trình. + Bảo lãnh dự thầu: mức bảo lãnh thông thường có giá trị từ 1-3% tổng giá trị ước tính của giá dự thầu hoặc có giá trị thống nhất đối với các nhà thầu. Khoản tiền này nhà thầu phải nộp cho chủ đầu tư khi nộp hồ sơ dự SV: Nguyễn Thị Thanh Hiền Lớp: Kế hoạch 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thầu, nhằm bảo đảm cho việc ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu (nếu trúng thầu). Nó sẽ được hoàn trả lại cho nhà thầu, chậm nhất là 30 ngày kể từ khi công bố kết quả đấu thầu. Trong trường hợp nếu trúng thầu mà nhà thầu không ký hợp đồng, hoặc trường hợp nhà thầu rút hồ sơ sau khi đóng dấu hay chủ đầu tư phát hiện nhà thầu vi phạm quy chế đấu thầu thì chủ đầu tư có quyền giữ lại số tiền này mà không phải trả bất kỳ một chi phí nào. + Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: đây là khoản tiền mà nhà thầu phải nộp khi ký kết hợp đồng, nó có giá trị <= 10% giá trị hợp đồng tùy theo mức quy định của chủ đầu tư. Trong trường hợp đặc biệt có thể áp dụng mức cao hơn nhưng phải được người (cấp) có thẩm quyền chấp thuận. Khoản tiền này đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nếu sau khi ký hợp đồng mà nhà thầu không thực hiện chủ đầu tư có quyền giữ lại khoản tiền này. Còn trong trường hợp nhà thầu vẫn thực hiện hợp đồng một cách bình thường thì khoản tiền này sẽ được chủ đầu tư hoàn lại cho nhà thầu sau khi hoàn thành công trình. + Vốn để thực hiện hợp đồng: đây là nguồn vốn dùng để thanh toán cho các chi phí khi thực hiện công trình, thông thường chủ đầu tư sẽ ứng trước cho nhà thầu khoảng 30% tổng giá trị hợp đồng, phần còn lại nhà thầu phải tự ứng vốn, phần còn lại sẽ được chủ đầu tư thanh toán sau khi hoàn thiện công trình. + Chi phí bảo hành: để đảm bảo cho quá trình thực hiện bảo hành công trình, chủ đầu tư sẽ giữ lại một khoản tiền chiếm khoảng 0,5-2% giá trị công trình. Khoản tiền này sẽ được hoàn trả sau khi thời hạn bảo hành kết thúc. Như vậy, để thực hiện một hợp đồng đòi hỏi nhà thầu phải ứng trước một khoản tiền khá lớn. Đây là một khó khăn lớn không chỉ với các nhà thầu nhỏ do sự hạn chế về nuồn lực tài chính; mà ngay cả với các nhà thầu lớn do SV: Nguyễn Thị Thanh Hiền Lớp: Kế hoạch 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp phải thực hiện nhiều công trình cùng một lúc, vì vậy nguồn vốn cần huy động sẽ rất lớn, đặc biệt là trong các công trình lớn khi giá trị hợp đồng lên đến hàng trăm tỷ đồng. Chính vì thế, để giảm thiểu những rủi ro, sự cố trong quá trình thực hiện hợp đồng, chẳng hạn như nhà thầu không hoàn thành đúng tiến độ thi công, chất lượng công trình không đảm bảo, thậm chí là bỏ dở hợp đồng do những biến động về giá cả ; chủ đầu tư thường đánh giá cao những nhà thầunăng lực tài chính vững mạnh, lành mạnh và ổn định, đủ khả năng để đối phó với những biến động trong quá trình thực hiện hợp đồng. - Tiêu chí về tiến độ thi công: mức độ bảo đảm tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu, và tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục công trình có liên quan. b. Quy trình đánh giá: * Đánh giá sơ bộ: Đây là bước công việc đầu tiên khi chủ đầu tư tiến hành xét thầu. Giai đoạn này, chủ đầu tư sẽ quan tâm, xem xét đến các mặt sau đây: - Nhà thầu có đủ tư cách không ? - Hồ sơ có đầy đủ, rõ ràng không ? - Hồ sơ có hợp lệ không ? - Bảo lãnh dự thầu có đúng yêu cầu không ? - Hồ sơ dự thầu có đáp ứng yêu cầu về cơ bản hay không ? - Hồ sơ dự thầu có những sai lệch cơ bản không ? Chẳng hạn: nộp chậm, bảo lãnh không hợp lệ, chữ ký không hợp lệ, sai lệch về thông số kỹ thuật lớn Nguyên tắc chung là việc làm rõ đơn thầu chỉ được phép bằng văn bản nhưng không được thay đổi nội dung cơ bản của đơn thầu và giá cả. SV: Nguyễn Thị Thanh Hiền Lớp: Kế hoạch 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp * Đánh giá chi tiết: Chủ đầu tư sẽ chỉ đánh giá chi tiết đơn thầu khi hồ sơ dự thầu đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Công việc này bao gồm 2 bước: Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn: Sử dụng thang điểm 100 hoặc 1000. Việc đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn được dựa trên các yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu và biểu đánh giá được phê duyệt. Chẳng hạn: - Khả năng đáp ứng yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hóa, vật tư - Đặc tính kinh tế, mã hiệu thiết bị vật tư, tên hàng và nước sản xuất, năm sản xuất (hàng hóa). - Tính hợp lý và hiệu quả của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung ứng đến nơi lắp đặt (hàng hóa), biện pháp thi công (xây lắp). - Khả năng lắp đặt, phương tiện lắp đặt và năng lực cán bộ kỹ thuật. - Mức độ đáp ứng của thiết bị thi công (xây lắp). - Khả năng thích ứng về kỹ thuật, địa lý. - Tác động đối với môi trường. Việc cho điểm tiêu chuẩn nào nhiều điểm hơn sẽ tùy thuộc mục tiêu của dự án và các tiêu thức mà chủ thầu căn cứ vào để lựa chọn nhà thầu. Nhà thầu nào đạt từ 70% (trường hợp yêu cầu kỹ thuật cao thì mức điểm tối thiểu không được thấp hơn 80%) tổng số điểm tối đa trở lên được chọn vào danh sách ngắn để tiếp tục đánh giá bước 2. SV: Nguyễn Thị Thanh Hiền Lớp: Kế hoạch 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bước 2: Đánh giá về mặt tài chính: Căn cứ vào hồ sơ chào hàng cạnh tranh của các nhà thầu, chủ thầu tiến hành xác định giá đánh giá của các nhà thầu thuộc danh sách ngắn theo thứ tự sau: - Sửa lỗi số học (hồ sơ có lỗi số học vượt quá 15% theo giá trị tuyệt đối bị loại bỏ). - Hiệu chỉnh các sai lệch (hồ sơ có sai lệch vượt quá 10% theo giá trị tuyệt đối sẽ bị loại bỏ). - Chuyển đổi sang đồng tiền chung. - Đưa về một mặt bằng so sánh để xác định giá đánh giá. Sau đó việc xếp hạng hồ sơ dự thầu được tiến hành theo thông tư 04/2000/TT/BKH ngày 26/5/2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( trước đây) về hướng dẫn quy chế đấu thầu hoặc theo luật đấu thầu chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2004. Nhà thầu thuộc danh sách ngắn có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xếp hạng cao nhất. Thời gian thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu tối đa không quá 30 ngày đối với các gói thầu thuộc dự án nhóm A hay B thuộc thẩm quyền xem xét của Thủ tướng Chính phủ. Tối đa không quá 20 ngày đối với các gói thầu thuộc nhóm A,B hay các dự án liên doanh thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng hay chủ tịch tỉnh, thành phố. Tối đa không quá 15 ngày đối với các gói thầu thuộc các dự án thuộc nhóm C hay các loại khác. 4. Sự cần thiết phải đấu thầu trong xây dựng: - Lý do chung: Sau khi dự án được phê duyệt, công việc tiếp theo là triển khai thực hiện dự án. Để triển khai thực hiện dự án có rất nhiều công việc phải làm như tư vấn, thiết kế kỹ thuật, thi công, mua sắm thiết bị, lắp đặt Có hai cách để thực hiện các công việc này: thứ nhất, chủ dự án tự mình làm tất cả mọi công việc; thứ hai, tiến hành thuê các đối tác bên ngoài. SV: Nguyễn Thị Thanh Hiền Lớp: Kế hoạch 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Với nhiều dự án thì việc chọn một bên đối tác thông qua hình thức mở thầu sẽ làm cho công việc của dự án được tiến hành nhanh hơn, rẻ hơn và đảm bảo kỹ thuật hơn. Có thể liệt kê một số nguyên nhân dẫn đến việc phải tiến hành thuê các đối tác bên ngoài như sau: + Chủ dự án mong muốn khai thác những kinh nghiệm và uy tín, công nghệ của đối tác để tạo điều kiện cho sự phát triển của tổ chức trong tương lai. + Chủ dự án tin tưởng rằng các nguồn lực tốt nhất cho dự án chỉ có thể có được bằng cách khai thác từ đối tác bên ngoài. + Các nguồn lực của tổ chức không thể đáp ứng yêu cầu của dự án, chất lượng của dự án không thể được đảm bảo. + Chỉ có các đối tác mới có các kiến thức đặc biệt đáp ứng nhu cầu của dự án. + Các nhà đầu tư có thể là một trong các bên liên doanh trong việc cung cấp tài chính hay kỹ thuật của dự án. + Tin chắc rằng các công việc sẽ tiến hành nhanh hơn và rẻ hơn khi sử dụng các nguồn lực của phía đối tác. Khi người chủ dự án quyết định sử dụng dịch vụ của một bên đối tác khác thì phải có sự thỏa thuận và lựa chọn để đưa đến một bản hợp đồng được ký kết. Đối với một dự án cụ thể khi có nhiều bên đối tác thỏa mãn các yêu cầu của chủ dự án thì chủ dự án phải lựa chọn một bên đối tác phù hợp nhất. Đấu thầu với những ưu điểm của nó có thể sẽ là cách thức được chủ dự án sử dụng bởi: + Đấu thầu sẽ tăng cơ hội để lựa chọn nhà thầu, để từ đó có thể chọn được một bên đối tác tốt nhất. + Có khả năng tăng thêm nguồn lực từ bên đối tác. + Có nhiều cơ hội để phát triển công nghệ mới. SV: Nguyễn Thị Thanh Hiền Lớp: Kế hoạch 44 [...]... Phòng kinh doanh Công ty Đường bộ 471 Qua đây có thể nói, Công ty Đường bộ 471 là một công ty dày dạn kinh nghiệm trong thi công đường bộ Sắp tới, công ty có kế hoạch mở rộng ngành nghề kinh doanh: Trước đây, công ty chủ yếu nhận thi công đường và các công trình liên quan đến đường (cống và cầu nhỏ), nhưng hiện nay công ty quyết định chuyển sang cả lĩnh vực thi công cầu trung Việc công ty quyết định chuyển... doanh Công ty Đường bộ 471 Biểu đồ 1: Kết quả dự thầu theo số lượng của Công ty Đường bộ 471 10 8 Sản lượng 6 4 9 7 7 6 4 4 2002 5 2003 3 2 1Dự thầu 2Thắng thầu 0 2004 2005 Năm Như vậy, số lượng các công trình dự thầu của công ty có sự chênh lệch qua các năm Năm 2002 là 7 công trình, năm 2003 là 6 công trình tăng 1 công trình so với năm 2002, năm 2004 số công trình dự thầu của công ty lại là 9 công trình,... xây dựng và trưởng thành, Công ty Đường bộ 471 có thể tự hào về khả năng thi công của mình Công tykhả năng thi công tất cả các hạng mục của đường bộ: nền đường, mặt đường; thi công các loại đường: đường rải thảm, đường bê tông xi măng Bên cạnh đó, công ty còn có kinh nghiệm lâu năm trong thi công cống và cầu nhỏ Công việc thí nghiệm và kiểm tra chất lượng công trình giao thông SV: Nguyễn Thị Thanh... 2002 và năm 2005 là những công trình lớn, giá trị công trình cao - Theo khu vực: Bảng 4: Kết quả dự thầu theo khu vực của Công ty Đường bộ 471 từ năm 2002 - 2005 STT 1 2 3 Khu vực Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Số lượng các công trình trúng thầu 2 12 4 Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Đường bộ 471 Biểu đồ 3: Kết quả dự thầu theo khu vực của Công ty Đường bộ 471 Miền Bắc 11,11% Miền Nam 22,22% Miền Trung... công trình giao thông SV: Nguyễn Thị Thanh Hiền Lớp: Kế hoạch 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sơn - Phú Phương Thông Thụ - Nghệ Nghệ An An - gói thầu số 1 Dự án đầu tư tuyến 18 Tây Nghệ An - gói Ban quản lý dự án 1 54.776 30/12/2005 10/2007 thầu số 10 Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Đường bộ 471 PHẦN II: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CÔNG TY ĐƯỜNG BỘ 471 TRONG THỜI GIAN QUA I NĂNG LỰC CỦA CÔNG TY: ... những năm gần đây nhưng đã được công ty làm rất tốt Cụ thể: Bảng 7: Năng lực kinh nghiệm của Công ty Đường bộ 471 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Tên công việc Thi công nền đường Thi công mặt đường Thi công cống và cầu nhỏ Sản xuất vật liệu xây dựng Thi công mặt đường bê tông xi măng Thi công đường rải thảm Thí nghiệm, kiểm tra chất lượng công trình giao thông Thiết kế bản vẽ thi công Số năm kinh nghiệm 35 năm... kết quả này ta thấy rằng, chủ yếu các công trình mà công ty thi công nằm miền Trung, miền Nam cũng chiếm tỷ lệ tương đối, còn miền Bắc chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ Số lượng các công trình thắng thầu nằm nhiều miền Trung là một điều dễ hiểu bởi trụ sở của công ty đặt tại đây và công ty lại là một công ty mạnh của miền Trung Trong thời gian tới, công ty nên có kế hoạch mở rộng hơn nữa thị trường của mình sang... của hồ sơ dự thầu Các bước công việc chính cần làm giai đoạn này bao gồm: Sơ đồ 1: Quá trình chuẩn bị lập hồ sơ dự thầu Công ty Đường bộ 471 Mua hồ sơ mời thầu Nghiên cứu hồ sơ mời thầu Phân công công việc và trách nhiệm Điều tra môi trường đấu thầu SV: Nguyễn Thị Thanh Hiền Lớp: Kế hoạch 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp * Mua hồ sơ mời thầu: Sau cuộc thẩm tra tư cách đấu thầu, công ty cử người... một bộ hồ sơ dự thầu đảm bảo về thời gian và chất lượng Cụ thể, công việc sẽ được phân công cho các bộ phận như sau: SV: Nguyễn Thị Thanh Hiền Lớp: Kế hoạch 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bảng 1: Bảng phân công công việc và trách nhiệm trong lập hồ sơ dự thầu TT I 1 2 3 4 5 II 1 2 3 4 III 1 2 3 Nội dung công việc Năng lực của công ty Tư cách pháp lý của công ty Bảo lãnh dự thầu Năng lực tài chính Năng. .. ảnh hưởng trực tiếp đến công tác dự thầu và thi công công trình của công ty Danh sách máy móc, thiết bị thi công hiện có của Công ty đường bộ 471: xem phụ lục - trang 2 Nguồn nhân lực của Công ty: - Xét về số lượng: Tổng số: 532 người Trong đó: Kỹ sư, cử nhân: 78 người + Kỹ sư cầu đường: 29 người (có 1 cao học) + Kỹ sư kinh tế xây dựng, cơ khí: 14 người + Cử nhân kinh tế, tài chính: 11 người + Cao đẳng . thầu và hoạt động dự thầu ở Công ty Đường bộ 471. Phần II: Phân tích khả năng thắng thầu ở Công ty Đường bộ 471 trong thời gian qua. Phần III: Giải pháp. của Công ty Đường bộ 471 - là phòng tham mưu cho giám đốc và trực tiếp lập các hồ sơ dự thầu, em mạnh dạn chọn đề tài " ;Giải pháp nâng cao khả năng thắng

Ngày đăng: 19/02/2014, 13:20