1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản

99 1,1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 750,72 KB

Nội dung

MC LC      Trang CHƠNG 1: GII THI U .................................................. ................................ . 1 1.1. 't vn  nghiên cu............................................... ................................... . 1 1

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN PHẾ LIỆU, PHẾ THẢI

Trang 2

LỜI CẢM TẠ



Được sự giới thiệu của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ và sự chấp thuận của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Hậu Giang, với vốn kiến thức đã học và qua hơn hai tháng thực tập tại Ngân hàng, cùng với sự hướng dẫn của cô Huỳnh Thị Cẩm Lý và sự giúp đỡ của quý Ngân hàng, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:

 Toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Cần thơ nói chung và Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt cho chúng em những tri thức quý báo làm hành trang bước vào đời

 Cô Huỳnh Thị Cẩm Lý, cô đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến và sửa chữa nhứng sai sót trong suốt quá trình thực hiện bài viết tốt nghiệp này

 Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Hậu Giang, cùng toàn thể các cán bộ, nhân viên đang công tác tại ngân hàng đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tâp tại Ngân hàng

Xin kính chúc quý thầy cô của trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng toàn thể các cán bộ và nhân viên đang làm việc tại các phòng, ban của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển được dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thắng lợi mới trong công tác

Ngày … tháng ….năm 2009Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Yến

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này trình bày vấn đề nghiên cứu là phân tích và thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu, phế thải ngành thủy sản của công ty TNHH Thiên Mã tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Hậu Giang nên hầu hết các thông tin trong đề tài được thu thập tại đơn vị thực tập và đã được sự đồng ý, cho phép sử dụng của lãnh đạo cơ quan

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày … tháng ….năm 2009 Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Yến

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 2.1 Phương pháp luận 5

2.1.1 Giới thiệu về thẩm định dự án đầu tư 5

2.1.1.1 Thẩm định dự án đầu tư 5

2.1.1.2 Ý nghĩa của công tác thẩm định dự án đầu tư 5

2.1.2 Giới thiệu về dự án đầu tư 5

2.1.2.1 Khái niệm dự án đầu tư 5

2.1.2.2 Những yêu cầu của một dự án 6

2.1.2.3 Phân loại dự án đầu tư 6

2.1.3 Lãi suất chiết khấu của dự án 9

2.1.4 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả tài chính của dự án 9

2.1.4.1 Hiện giá thuần NPV 9

2.1.4.2 Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR 11

2.1.4.3 Điểm hòa vốn 12

2.1.4.4 Thời gian hoàn vốn có chiết khấu 13

Trang 8

2.1.4.5 Chỉ số khả năng thanh toán nợ dài hạn của dự án DSCR 14

2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp 14

2.1.6 Nội dung thẩm định dự án 17

2.1.7 Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng 20

2.2 Phương pháp nghiên cứu 21

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 21

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 21

CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH HẬU GIANG 22

3.1 Lược sử hình thành và phát triển của BIDV 22

3.2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh Hậu Giang 23

3.2.1 Giới thiệu về BIDV Hậu Giang 23

3.2.2 Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của các phòng, tổ tại ngân hàng 24

3.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 32

CHƯƠNG 4: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN PHẾ LIỆU, PHẾ THẢI NGÀNH THỦY SẢN CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN THIÊN MÃ 33

4.1 Giới thiệu về công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã 33

4.1.1 Năng lực pháp lý 33

4.1.2 Năng lực tài chính của công ty 33

4.2 Thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến phế liệu, phế thải ngành thủy sản 37

4.2.1 Giới thiệu dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến phế liệu, phế thải ngành tủy sản 37

4.2.1.1 Mục tiêu của dự án 37

4.2.1.2 Sự cần thiết để hình thành dự án 38

4.2.1.3 Dự kiến thời gian xây dựng dự án 38

4.2.2 Đánh giá về nguồn nguyên liệu đầu vào của dự án 39

4.2.3 Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án 42

4.2.4 Đánh giá, nhận xét về phương diện kỹ 48

4.2.4.1 Địa điểm thực hiện dự án 48

4.2.4.2 Thiết bị công nghệ của dự án 48

Trang 9

4.2.4.3.Quy trình sản xuất bột cá, mỡ cá từ phế liệu, phế thải ngành thủy

4.2.5.2 Kết quả kinh doanh dự kiến của dự án 54

4.2.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án 63

4.2.5.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ 69

4.2.5.5 Phân tích độ nhạy của dự án 70

4.2.6 Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án 77

4.2.6.1 Hiệu quả kinh tế của dự án 77

4.2.6.2 Chỉ tiêu mức độ thu hút lao động 77

4.2.6.3 Tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước 77

4.2.6.4 Đóng góp cho ngân sách nhà nước 77

4.3 Phân tích rủi ro khi đầu tư vào dự án 78

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO ĐẦU TƯ VÀO DỰ ÁN VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TẠI NGÂN HÀNG 81

5.1 Giải pháp hạn chế rủi ro cho việc đầu tư vào dự án 81

5.2 Biện pháp nâng cao công tác thẩm định tại ngân hàng 82

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

6.1 Kết luận 84

6.2 Kiến nghị 85

Tài liệu tham khảo 86

Trang 10

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 32

Bảng 2: Kết quả kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu Thiên Mã 34

Bảng 3: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty xuất nhập khâu Thiên Mã 36

Bảng 4: Tiến độ hoàn thành dự án 39

Bảng 5: Sản lượng cá nguyên liệu đưa vào sản xuất hàng ngày từ 2006-2008 39

Bảng 6: Sản lượng phụ phẩm cá tra, basa tạo ra hàng ngày từ năm 2006-2008 40

Bảng 7: Sản lượng xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam 2006-2008 40

Bảng 8: Sản lượng mỡ cá tiêu thụ qua cá năm 2006-2008 44

Bảng 9: Sản lượng thực tế và sản lượng dự trù trong quá khứ 44

Bảng 10: Dự báo nhu cầu mỡ cá từ 2009-2018 45

Bảng 11: Nhu cầu sản lượng bột cá của Việt Nam 2006-2008 46

Bảng 12: Sản lượng thực tế và sản lượng dự trù trong quá khứ 47

Bảng 13: Dự báo nhu cầu bột cá từ 2009-2018 47

Bảng 14: Doanh thu dự kiến khi dự án đi vào hoạt động 55

Bảng 15: Khấu hoa tài sản cố định 56

Bảng 16: Chi phí hoạt động của nhà máy 58

Bảng 17: Kế hoạch trả lãi vay ngân hàng 59

Bảng 18: Tổng chi phí sản xuất của dự án 60

Bảng 19: Kết quả hoạt động kinh doanh của dự án 61

Bảng 20: Xác định NPV của dự án 63

Bảng 21: Xác định IRR của dự án 64

Bảng 22: Tổng chi phí, định phí, biến phí của dự án 65

Bảng 23: Điểm hòa vốn của dự án 67

Bảng 24: Cân đối nguồn trả nợ vay 69

Bảng 25: Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn DSCR 69

Bảng 26: NPV thay đổi khi giá bán mỡ cá và giá mua nguyên vật liệu thay đổi 71

Bảng 27: NPV thay đổi khi giá bán bột cá và giá mua nguyên vật liệu thay đổi 71

Bảng 28: IRR thay đổi khi giá bán mỡ cá và giá mua nguyên vật liệu thay đổi 72

Trang 11

Bảng 29: IRR thay đổi khi giá bán bột cá và giá mua nguyên vật liệu thay đổi 72

Bảng 30: NPV thay đổi khi giá bán mỡ cá và lãi vay ngân hàng thay đổi 74

Bảng 31: NPV thay đổi khi giá bán bột cá và klãi vay ngân hàng thay đổi 74

Bảng 32: IRR thay đổi khi giá bán mỡ cá và lãi vay ngân hàng thay đổi 75

Bảng 33: IRR thay đổi khi giá bán bột cá và lãi vay ngân hàng thay đổi 75

Bảng 34: NPV thay đổi khi giá mua nguyên vật liệu và lãi vay ngân hàng thay đổi 76

Bảng 35: IRR thay đổi khi giá mua nguyên vật liệu và lãi vay ngân hàng thay đổi 76 Bảng 36: Thuế TNDN nộp cho ngân sác Nhà nước 78

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Trang Hình 1: Quy trình thẩm định tín dụng 20 Hình 2: Cơ cấu tổ chức ngân hàng BIDV chi nhánh Hậu Giang 25 Hình 3: Biểu đồ lợi nhuận trước thuế của dự án 62

Trang 13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

BIDV: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

BIDV Hậu Giang: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang

EU ( European Union): Liên Minh Châu Âu

HACCP: Hazard Analysis and Critical Control Points

ISO (International Organization for Standardization): Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

WB (World Bank): Ngân hàng thế giới

VAESP (Virginia Association of Elementary School Principals): Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Trang 14

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1.1 Sự cần thiết đề tài nghiên cứu

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng châu thổ trù phú đã và đang đóp góp to lớn cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước, có diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước trong đó loại đất tốt nhất là đất phù sa chiếm khoảng 30% Là một vùng đất thấp, khá bằng phẳng, đặc trưng bởi hoạt động tương tác mạnh và đan xen giữa các hệ nước mặn với nước ngọt trên một không gian rộng lớn Toàn vùng có 22 cửa sông, lạch lớn, nhỏ với diện tích vùng triều khoảng 800.000 ha Điều kiện giao thoa mặn, lợ, ngọt đã tạo nên một vùng sinh thái đặt thù rất thuận lợi cho phát triển thủy sản

Thời gian qua, nuôi trồng và khai thác thủy hải sản ở vùng ĐBSCL được khẳng định là những nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển và nông thôn Chính vì thế nhiều nhà máy chế biến thủy sản đã được xây dựng gắn với các vùng nguyên liệu, đa số nhà máy được xây mới và được đầu tư nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, sản xuất các mặt hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm của EU Công nghệ mới trong chế biến đã được áp dụng nhằm sản xuất các mặt hàng chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế, gắn với việc kiểm soát chất lượng theo HACCP, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, không có kháng sinh hoặc hóa chất cấm sử dụng Nhiều doanh nghiệp và doanh nhân trong vùng có những nỗ lực và rất năng động, linh hoạt trong thương mại mở rộng và tăng thị phần trên các thị trường

Từ trước đến nay tín dụng ngân hàng là một trong những nghiệp vụ quan trọng, nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của ngân hàng Nguồn vốn mà ngân hàng hoạt động chủ yếu là vốn huy động nên nếu đầu tư vào dự án không hiệu quả sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng suy giảm và thua lỗ Vì thế thẩm định sẽ đánh giá trung thực, khách quan dự án nhằm giúp ngân hàng có quyết định đúng đắn khi cho vay và khắc phục rủi ro nếu có xảy ra Đồng thời giúp cho chủ đầu tư sử dụng vốn có hiệu quả, tránh được lãng phí khi

Trang 15

dụng các công cụ, kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra rủi ro của dự án là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng và ngân hàng.Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng đồng thời tránh tổn thất cho doanh nghiệp thì thẩm định là một việc quan trọng Do đó, tôi quyết định chọn đề tài: “THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN PHẾ LIỆU, PHẾ THẢI NGÀNH THỦY SẢN” làm đề tài nghiên cứu

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1.1.2.1 Căn cứ khoa học

Hậu Giang là một tỉnh được chia tách không lâu từ tỉnh Cần Thơ (theo Nghị Quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nưóc Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI và Nghị định số 05/2004/NĐ – CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ) nên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách Chính vì thế cần phải được hỗ trợ, đầu tư kinh phí từ nhiều nguồn để phát triển các ngành nghề trong địa bàn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu Giang là một đơn vị có vai trò quan trọng trong việc đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế để tạo điều kiện phát triển tỉnh nhà Do đó, ngân hàng BIDV Hậu Giang phải thực hiện việc đầu tư có hiệu quả tránh gây lãng phí vốn nên công tác thẩm định của các cán bộ tín dụng trong ngân hàng là có vai trò quan trọng khi quyết định đầu tư của ngân hàng Có như vậy ngân hàng mới nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn

1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn

Thông thường khi khách hàng lập dự án sẽ mong muốn được vay vốn ngân hàng nên có thể họ sẽ thổi phồng hay ước lượng lạc quan hiệu quả của dự án hoặc theo thời gian kết quả đạt được sẽ bị thay đổi theo sự biến động của nhiều nhân tố Vì thế thẩm định sẽ đánh giá trung thực, khách quan dự án nhằm giúp ngân hàng có quyết định đúng đắn khi cho vay và khắc phục rủi ro nếu có xảy ra Đồng thời nó cũng giúp cho các chủ đầu tư sử dụng vốn có hiệu quả, tránh được lãng phí khi họ định thực hiện một dự án không có hiệu quả Do đó thẩm định tín dụng sẽ sử dụng các công cụ, kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra rủi ro của dự án là khách hàng xuất trình là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với cả ngân hàng và khách hàng

Trang 16

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu, phế thải ngành thủy sản nhằm đánh giá tính khả thi của dự án, qua đó đưa ra quyết định nên hay không nên đầu tư vào dự án và qua đó đề ra biện pháp hạn chế rủi ro khi đầu tư vào dự án

Kết luận về tính hiệu quả của dự án đầu tư

Đề ra một số biện pháp hạn chế rủi ro khi đầu tư vào dự án và nâng cao công tác thẩm định tại BIDV Hậu Giang

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về thời gian

Số liệu sử dụng cho đề tài nghiên cứu thu thập từ năm 2006 - 2008

Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ ngày 02/02/2009 đến ngày 01/05/2009

1.3.2 Phạm vi về không gian

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hậu Giang

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Để thẩm định tất cả các phương diện của dự án là một quy trình lớn đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức, đối với bản thân do thời gian thực tập tại ngân hàng không nhiều và kiến thức thực tiễn hạn chế nên trong khuôn khổ nội dung luận văn này em chỉ tập trung những nội dung chính như sau:

Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến thẩm định dự án đầu tư

Phân tích tính hiệu quả của dự án chủ yếu về phương diện tài chính, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu đầu vào của dự án

Trang 17

Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro khi đẩu tư vào dự án và nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định tại ngân hàng

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lê Yến Xuân (2007), Thẩm định và quyết định cho vay đối với dự án xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu Huỳnh Mai

Mục tiêu cụ thể của đề tài này thẩm định dự án xây dựng nhà máy trên các phương diện pháp lý, kỹ thuật, môi trường và tài chính để đưa ra quyết định đầu tư vào dự án hay không? Bên cạnh đó về phần phương pháp phân tích hiệu quả tài chính của dự án đề tài cũng xoay quanh các chỉ tiêu như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn không chiết khấu và có chiết khấu Với các chỉ tiêu này thì có thể kết luận được tính khả thi của dự án về tài chính nhưng vẫn còn chưa hoàn chỉnh khi chưa phân tích độ nhạy đối với dự án Vì phân tích độ nhạy sẽ cho ta biết được hiệu quả của dự án khi thị trường các nhân tố ảnh hưởng đến dự án có sự biến đổi

Lê Thị Xuân Thảo (2007), Thẩm định dự án bệnh viện Chợ Rẫy – Tây Đô

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là giúp ngân hàng có nên cho vay hay không đối với dự án? Bên cạnh đó thì có sự giống nhau là đề tài chủ yếu đi sâu nghiên cứu về phương diện tài chính của dự án

Nhìn chung các đề tài thẩm định đều là để xem xét tính khả thi của dự án Nhưng mỗi dự án có những nét riêng nên trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài sẽ có sự khác biệt Đặc biệt các bài thẩm định nêu trên vẫn chưa phân tích độ nhạy của dự án hay chỉ phân tích độ nhạy một chiều nên kết luận đưa ra là chưa hoàn chỉnh Chính vì thế trong đề tài tôi thực hiện sẽ có sự khác biệt chủ yếu với các đề tài này là thẩm định lại dự án đã giải ngân và phân tích độ nhạy hai chiều

Trang 18

2.1.1.2 Ý nghĩa của công tác thẩm định dự án đầu tư

Thông qua thẩm định giúp ta xác định lợi ích và tác hại của dự án khi cho phép đi vào hoạt động trên các lĩnh vực: pháp lý, thị trường, kỹ thuật - công nghệ, môi trường, tài chính và lợi ích kinh tế - xã hội

Giúp cơ quan quản lý Nhà nước đành giá được tính phù hợp của dự án đồi với quy hoạch phát triển chung của ngành, của đại phương hay của vùng và cả nước

Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất: các chuyên gia trong hội thẩm định ở nhiều lĩnh vực khác nhau của dự án nên họ sẽ giúp cho chủ đầu tư chọn được phương án tối ưu và khả thi của dự án

Giúp cho các nhà tài chính ra quyết định chính xác về việc cho vay hoặc tài trợ cho các dự án đầu tư

Qua thẩm định giúp xác định được tư cách pháp nhân và khả năng tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của các bên tham gia đầu tư

Trang 19

2.1.2 Giới thiệu về dự án đầu tư 2.1.2.1 Khái niệm dự án đầu tư

Khái niệm một: Theo Ngân hàng thế giới “Dự án đầu tư là tổng thể các chính

sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định”

Khái niệm hai: Theo Luật đầu tư năm 2005 “Dự án đầu tư là tập hợp các đề

xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”

2.1.2.2 Những yêu cầu của một dự án

Tính pháp lý: Dự án đảm bảo tính pháp lý là dự án không vi phạm an ninh,

quốc phòng, môi trường, thuần phong mỹ tục cũng như Pháp luật của Nhà nước Việt Nam Đồng thời các dự án phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng dự án

Tính khoa học: Các dự án đảm bảo tính khoa học có nghĩa là các dự án phải

hoàn toàn khách quan

Về số liệu thông tin phải đảm bảo tính trung thực, khách quan

Phương pháp tính toán phải đảm bảo tính chính xác, đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa những chỉ tiêu cần so sánh Việc sử dụng đồ thị, bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo tính chính xác kích thước và tỷ lệ

Phương pháp lý giải phải hợp lý, logic, chặt chẽ giữa các nội dung riêng lẽ của dự án

Tính khả thi: Dự án có tính khả thi nghĩa là dự án đầu tư phải có khả năng ứng

dụng và triển khai trong thực tế

Tính hiệu quả: Được phản ánh thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, các chỉ

tiêu thể hiện tính khả thi về mặt tài chính và các chỉ tiêu nói lên tính hiệu quả kinh tế - xã hội mà dự án đem lại

2.1.2.3 Phân loại dự án đầu tư

Tùy theo tính chất, mức độ quan trọng của dự án, đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh và quy mô dự án, người ta chọn các tiêu thức khác nhau để phân loại

Căn cứ vào tầm quan trọng và quy mô xây dựng của công trình

Trang 20

Theo nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ: Dựa vào tính chất, đặt điểm và quy mô của dự án đầu tư xây dựng công trình chúng ta có các loại dự án như sau:

a.Dự án tầm quan trọng quốc gia: Do tính chất quan trọng có ảnh hưởng đến

kinh tế - xã hội của các nước, các dự án quan trọng Quốc gia phải được xác định theo Nghị quyết của Quốc Hội

b.Dự án nhóm A

Các dự án đầu tư xây dựng công trình không kể mức vốn đầu tư thuộc các lĩnh vực: an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng

Các dự án đầu tư xây dựng công trình không kể mức vốn đầu tư thuộc các lĩnh vực: sản xuất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp

Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoán sản, các dự án giao thông, xây dựng khu nhà ở

Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng đến 600 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông

Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản

Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác

c.Dự án nhóm B

Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư từ 30 đến 600 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế

Trang 21

tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông xây dựng khu nhà ở

Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vố đầu tư từ 20 đến 400 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu bưu chính, viễn thông

Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư từ 15 đến 300 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: công nghiệp nhẹ, sành sứ thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản

Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư từ 7 đến 200 tỷ đồng thuộc cá lĩnh vực: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác

d.Dự án nhóm C

Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư dưới 30 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông, xây dựng khu nhà ở

Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư dưới 20 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: thủy lợi, giao thông, cấp thoát nước, và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiệt bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông

Các dự sán đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông, lâm sản

Các dự án đầu tư xây dựng công trình có vốn đầu tư dưới 17 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực: y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác

Căn cứ vào ngành mà vốn đầu tư bỏ ra: Theo tiêu thức này thì dự án đầu tư được phân thành các loại như sau:

Trang 22

Dự án đầu tư phát triển công nghiệp Dự án đầu tư phát triển nông nghiệp

Dự án đầu tư phát triển giao thông vận tải

Căn cứ vào tính chất của ngành mà vốn đầu tư bỏ ra Dự án đầu tư phát triển ngành khai thác

Dự án đầu tư phát triển ngành chế biến Dự án đầu tư phát triển ngành dịch vụ Dự án đầu tư nuôi trồng cây, con…

Căn cứ vào mức độ đổi mới của đối tượng đầu tư: Đầu tư mới: là đầu tư thành lập doanh nghiệp mới

Đầu tư đổi mới và hiện đại hóa: là đầu tư để cải tạo, mở rộng, trang bị máy móc mới hoặc dây chuyền sản xuất mới hiện đại hơn

2.1.3 Lãi xuất chiết khấu của dự án

Lãi suất chiết khấu của dự án được xác định dựa trên cơ sở chi phí các nguồn vốn huy động và chi phí cơ hội trên vốn tự có của chủ đầu tư tham gia vào dự án

Công thức xác định lãi suất chiết khấu

* *100%

Trong đó:

+ r : Lãi suất chiết khấu của dự án + Ci :Lượng tiền của nguồn vốn thứ i + ri : Lãi suất của nguồn vốn thứ i

2.1.4 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả tài chính của dự án 2.1.4.1 Hiện giá thuần NPV (Net Present Value)

Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại Hiện già thuần (NPV) của một dự án là tổng giá trị của dòng tiền ròng của dự án với lãi xuất chiết khấu thích hợp

Công thức xác định NPV NPV =∑PV −∑PC

Trang 23

Trong đó:

+ NPV: Giá trị hiện tại thuần + PV: Hiện giá thu nhập ròng + PC: Hiện giá vốn đầu tư

Ngoài ra người ta còn xác định NPV bằng cách dùng hàm NPV trong Excel với cú pháp là:

NPV (rate, value1, value2, ….)

Trong đó:

+ Rate: tỷ lệ lãi suất chiết khấu

+ Value: giá trị các dòng tiền ròng trong từng năm * Đánh giá tính khả thi của dự án dựa vào NPV:

Khi NPV = 0, dự án đã được bù đắp về giá trị của tiền tệ theo thời gian và cả rủi ro, ngoài ra chúng không nhận thêm gì nữa Có nghĩa dự án trang trải được tất cả chi phí đầu tư và chi phí vận hành và có mức lãi suất chính bằng lãi suất chiết khấu r

Khi NPV > 0, dự án có suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của vốn Có nghĩa là ngoài việc trang trải chi phí đầu tư, chi phí vận hành và có mức lãi suất chiết khấu bằng r thì dự án còn thu được một lượng chính bằng NPV tại thời điểm hiện tại

Khi NPV <0, dự án có suất sinh lời thấp hơn chi phí cơ hội của vốn

Như vậy, một dự án chỉ đáng đầu tư khi có NPV lớn hơn hoặc bằng không, vì chỉ khi ấy thu nhập từ dự án mới đủ trang trải chi phí và mang lại lợi nhuận tăng thêm cho nhà đầu tư Trong rất nhiều trường hợp, sự lựa chọn phải được thực hiện giữa các dự án loại trừ nhau Việc chấp nhận một trong những dự án này đòi hỏi phải từ bỏ những dự án còn lại Khi áp dụng tiêu chuẩn NPV đối với các dự án loại trừ lẫn nhau, chúng ta sẽ chọn dự án nào có NPV cao nhất và NPV cao nhất phải lớn hơn không

* Ưu và nhược điểm của NPV

Ưu điểm: Có tính đến yếu tố thời gian của dòng tiền, xem xét toàn bộ dòng

tiền của dự án, đơn giản và có tính chất cộng, có thể so sánh giữa các dự án

Trang 24

Nhược điểm: Lãi suất chiết khấu có ảnh hưởng lớn đến NPV nên khi xác định

lãi suất chiết khấu không phù hợp sẽ làm cho NPV không chính xác

2.1.4.2 Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR ( Internal Rate of Return)

Tỷ suất sinh lời nội bộ là tỷ lệ chiết khấu tại đó giá trị hiện tại của dòng tiền vào tương đương với giá trị hiện tại của dòng tiền ra Nói cách khác, nó là tỷ lệ chiết khấu sao cho giá trị hiện tại của thu nhập từ dự án tương đương với giá trị hiện tại của đầu tư và NPV bằng 0

Công thức xác định IRR:

IRR = r1 + (r2 – r1)*

+ Guess : Một con số % ước lượng gần với kết quả của IRR Nếu bỏ qua thì mặc định guess = 10%

* Đánh giá tính khả thi của dự án dựa vào IRR: Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR chính là tỷ suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư IRR cho nhà đầu tư biết chi phí sử dụng vốn cao nhất mà dự án có thể chấp nhận được

Khi IRR nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn (lãi suất chiết khấu) thì không nên đầu tư vào dự án

Khi IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì nên đầu tư vào dự án

Trang 25

2.1.4.3 Điểm hòa vốn (BEP – Break Even Point) a.Điểm hòa vốn lý thuyết:

Là điểm mà doanh thu ngang bằng với chi phí sản xuất, có nghĩa là tại thời điểm hòa vốn lý thuyết dự án không có lời nhưng cũng không bị lỗ

Công thức xác định điểm hòa vốn lý thuyết ĐHVlt

ĐHVlt =

Trong đó:

Đ: Tổng chi phí cố định (Định phí) B: Tổng biến phí (Biến phí)

b.Điểm hòa vốn tiền tệ

Xác định điểm hòa vốn tiền tệ cho phép dự trù khả năng của dự án tiền ( kể cả dùng khấu hao cơ bản, tài sản cố định và chiết giảm chi phí thành lập) để trả nợ vay

Công thức xác định điển hòa vốn tiền tệ ĐHVtt:

ĐHVtt =

Trong đó

Đ: Tổng chi phí cố định (Định phí) B: Tổng biến phí (Biến phí)

D: Doanh thu

KH: Khấu hao tài sản cố định

Trang 26

Trong đó:

Đ: Tổng chi phí cố định (Định phí) B: Tổng biến phí (Biến phí)

D: Doanh thu

KH: Khấu hao tài sản cố định

Ng: Nợ gốc vay trung hạn và dài hạn phải trả trong năm Ttn: Thuế lợi tức phải đóng

2.1.4.4 Thời gian hòa vốn có chiết khấu: PP (Payback period)

Thời gian hòa vốn có chiết khấu cho thấy khoảng thời gian để thu hồi lại vốn đầu tư đã có tính đến chi phí cơ hội của viếc sử dụng vốn đầu tư, khoảng sinh lợi mà số vốn này kiếm được từ những dự án khác

Dự án gọi là hòa vốn có chiết khấu khi:

Lũy kế hiện giá thu nhập ròng = Tổng hiện giá vốn đầu tư ban đầu

rCF

Trang 27

Trong đó:

CFt: Dòng thu nhập ròng năm t

n: Số năm để dòng tiền tích lũy được của dự án nhỏ hơn 0 và dòng tiền tích lũy sẽ lớn hơn 0 vào năm (n + 1)

r: lãi suất chiết khấu của dự án

2.1.4.5 Chỉ số khả năng thanh toán nợ dài hạn của dự án DSCR (Debt Service Coverage Ratio)

Đây là tỷ số giữa nguồn trả nợ hàng năm từ dựa án và nợ phải trả (gốc và lãi) theo kế hoạch trả nợ Cho biết khả năng thanh toán nợ từ nguồn trả hình thành từ hoạt động của dự án so với kế hoạch trả nợ dự kiến ban đầu và năm nào dự án khó khăn trong trả nợ (DSCR thấp)

Công thức tính:

Chỉ tiêu DSCR thường được so sánh với 1:

Nếu DSCR lớn hơn 1 thì dự án đảm bảo khả năng trả nợ như dự kiến Nếu DSCR nhỏ hơn 1 thì dự án không có khả năng trả nợ như dự kiến Nếu DSCR lớn hơn 1 nhiều thì có thể rút ngắn thời gian vay vốn và tăng mức trả nợ trong kỳ

2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính trong doanh nghiệp 2.1.5.1 Tỷ số thanh toán hiện thời:

Tỷ số thanh toán hiện thời thể hiện mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào Nó cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp

Công thức tính:

2.1.5.2 Tỷ số thanh toán nhanh:

Hệ số này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn Hệ số này lớn hơn 0,5 là tốt

(LNR + KH + Mức trả lãi vay cố định)(năm t) DSCR =

Kế họach trả nợ vay (gốc và lãi)

Tài sản lưu động Tỷ số thanh toán hiện thời =

Nợ ngắn hạn

Trang 28

Tài sản lưu động – hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Tổng số nợ Tỷ số số nợ trên tài sản =

Tổng tài sản Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản =

Tổng giá trị tài sản bình quân Công thức tính:

2.1.5.5 Tỷ số nợ trên tài sản:

Hệ số nợ hay tỷ số nợ là phần vay trong tổng nguồn vốn, đo lường cơ cấu vốn Cơ cấu vốn này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trên từng cổ phiếu Hệ số này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp Thông thường thì đi vay nợ tốt hơn cho các cổ đông Tuy nhiên, tỷ số nợ càng lớn thì nguy cơ phá sản của công ty dễ xảy ra

Công thức tính:

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =

Hàng hóa tồn kho bình quân

Trang 29

Tổng số nợ Tỷ số số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Tổng vốn CSH

Lợi nhuận ròng ROE =

Vốn CSH

2.1.5.6 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Hệ số này dung để so sánh nợ vay và vốn chủ sở hữu Trong trường hợp, ổn định hoạt động và kinh doanh có lãi thì hệ số này càng cao hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp càng lớn Ngược lại, trong trường hợp, khối lượng hoạt động bị giảm và kinh doanh thua lỗ thì hệ số này càng thấp mức độ an toàn càng đảm bảo Thông thường RE không lớn hơn 1, ngoại trừ các doanh nghiệp nhà nước

Công thức tính:

2.1.5.7 Lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ Nói một cách khác, tỷ số này cho ta biết một đồng doanh thu tọa ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng

Công thức tính:

2.1.5.8 Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA):

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản Chỉ tiêu này cho biết rrong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng

Công thức tính:

2.2.5.9 Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Tỷ số này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư

Công thức tính:

Lợi nhuận ròng ROS =

Doanh thu thuần

Lợi nhuận ròng ROA =

Tổng tài sản

Trang 30

Kiểm tra những số liệu về nhu cầu quá khứ

Xác định lại tính hợp lý của phương pháp dự trù nhu cầu dự án So sánh, phân tích nhu cầu dự trù

b Thẩm định thị phần của dự án:

Thẩm định thị phần từng loại sản phẩm của dự án ở từng khu vực thị trường, theo từng thời gian khi dự án đi vào hoạt động

c Thẩm định giá bán dự trù của sản phẩm dự án dự kiến:

Chi phí sản xuất ước tính của dự án

Đối với thị trường trong nước, cần phải so sánh những lợi thế và bất lợi về chi phí các yếu tố đầu vào của dự án so với nhà cạnh tranh

Đối với thị trường nước ngoài ( nếu sản phẩm dự án có triển vọng lớn đối với thị trường nước ngoài) đòi hỏi phẩi đánh giá lỹ lưỡng lợi thế và bất lợi về chi phí sản xuất trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa

Tìm hiểu giá bán hiện tại của các nhà cạnh tranh trên thị trường hiện tại và dự báo trong tương lai

d.Thẩm định trương trình tiếp thị:

Các chương trình quảng cáo, chào hàng

Các kênh phân phối trên từng loại thị trường cụ thểm đặc biệt với những thị trường mới

Những hình thức tổ chức dịch vụ trong và sau bán hàng.

Trang 31

2.1.6.3 Về phương diện kỹ thuật:

a Thẩm định phương pháp sản xuất:

So sánh các phương pháp sản xuất hiện có, rút ra mặt ưu nhược điểm của từng phương pháp trong môi trường đầu tư cụ thể, qua đó xác định phương pháp được lựa chọn của dự án đã hợp lý và tốt nhất hay chưa

b Xác minh về mặt kỹ thuật các yếu tố đầu vào:

Thẩm tra về mặt kỹ thuật đối với nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, phương tiện chuyên chở và khả năng cung ứng của các nguồn nguyên liệu

c Máy móc thiết bị:

Kiểm tra tính đồng bộ về số lượng và chất lượng thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế

Kiểm tra lại giá bán của máy móc thiết bị

d Quy mô sản xuất, kinh doanh của dự án:

Xác định hợp lý quy mô mà dự án đã chọn Đánh giá khả năng mở rộng trong tương lai

e Quy mô công nghệ:

Thẩm định cách bố trí hệ thống dây chuyền, thiết bị máy móc đã hợp lý chưa, có phù hợp với các thông số kỹ thuật hay không

f Địa điểm xây dựng công trình dự án:

Nguyên vật liệu và chi phí chuyên chở nguyên vật liệu Nhiên liệu và chi phí chuyên chở nhiên liệu

Điện năng

Nguồn nhân công

Cước phí chuyên chở thành phẩm đến nơi tiêu thụ Hệ thống xử lý chất thảy

Trang 32

2.1.6.5 Về phương diện tổ chức quản trị:

Ngày khởi công, triển khai dự án Hình thức tổ chức doanh nghiệp

Tư cách cổ đông trong công ty cổ phần Cấp lãnh đạo

Cơ cấu tổ chức của dự án

Các hợp đồng và tư cách pháp nhân của các bản ký hợp đồng

2.1.6.6 Về phương diện tài chính – tài trợ:

a Thẩm định về nhu cầu vốn của dự án

Vốn đầu tư cho tài sản cố định Vốn lưu động

Những chi phí trước khi sản xuất

b Thẩm định chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận

So sánh những chỉ tiêu về doanh thu, chi phí bán hàng, lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn, điểm hòa vốn, trị giá thuần, tỷ suất doanh lợi nội bộ giữa dự án với số liệu thực tế đạt được ở những công ty trong và ngoài nước cùng sản xuất một loại mặt hàng tương tự

Về phương diện tài trợ, phải biết mục đích tài trợ của các tổ chức tài trợ, xem xét các nguồn tài trợ

Kiểm tra độ an toàn về mặt tài chính, tính khả thi của các chỉ tiêu tài chính thông qua các chỉ tiêu thể hiện khả năng trả nợ, thời gian hòa vốn, hiện giá thuần ( NPV ), tỷ suất sinh lời nội bộ ( IRR )…

2.1.6.7 Về phương diện kinh tế - xã hội:

Xác định mức đóng góp của dự án vào nền kinh tế đất nước thông qua sự so sánh với các dự án khác nhau trên các mặt: Thuế nộp vào ngân sách Nhà nước, số ngoại tệ tiết kiệm hoặc thu được, số nhân công và số việc làm do dự án mang lại

Xác định lợi ích về phương diện xã hội: Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước trước và sau khi dự án được hình thành

Trang 33

2.1.7 Sơ đồ quy trình thẩm định tín dụng:

1 Xác định các thông số quan trọng trong dự án

2 Kiểm tra độ tin cậy các thông số quan trọng trong dự án

4 Kiểm tra cơ sở khoa học và tính thực tiễn trong phương pháp lập dự án

Đánh giá các bảng kết quả theo mức lạc quan

Xây dựng độ nhạy theo các thông số chủ yếu trong các tình huống

Bảng nhận định kết quả tổng hợp theo độ nhạy

3 Xây dựng các thông số quan trọng trong các dự án có độ tin cậy

5 Xây dựng lại các

phương pháp khoa học, phù hợp thực tiễn để tính toán

Đề nghị bác dự án

KẾT LUẬN RA QUYẾT ĐỊNH Không tin cậy

Trang 34

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu về dự án và thông tin về ngân hàng được thu thập từ các phòng, ban tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hậu Giang đặc biệt là phòng thẩm định và quản lý tín dụng

Phỏng vấn trực tiếp cán bộ tín dụng tại ngân hàng

Đồng thời thu thập một số thông tin từ tạp chí, báo và internet để phục vụ thêm cho việc phân tích

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê – tổng hợp số liệu: Sau khi đã có những số liệu, thông tin thì tập hợp lại số liệu, sau đó tiến hành thống kê, tổng hợp lại cho có hệ thống để phân tích

Phương pháp so sánh:

Giúp ta đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu Sử dụng phương pháp so sánh, ta có thể tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà có thể sử dụng kỹ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối

Sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính nhằm đánh giá tính hiệu quả của dự án về phương diện tài chính

Trang 35

Địa chỉ: Tháp A, tòa nhà VINCOM, 191 Bà Triệu, quận Hai Bà TRưng, Hà Nội

Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiết Thiết Việt Nam Ngày 24/06/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu Tư và Xây Dựng Việt Nam Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổng công ty ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với hơn 50 ngân hàng trên thế giới

Hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của

Trang 36

các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước, góp phần đắc lực cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Qua các thời kỳ họat động của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam thì ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước Để ghi nhận sự đóng góp đó của ngân hàng thì Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tặng BIDV Việt Nam nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập hạng nhất, hạng ba; Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ mới; Huân chương Hồ Chí Minh…

Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước.Với phương châm hoạt động: “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV” BIDV luôn là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng

3.2 NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HẬU GIANG 3.2.1 Giới thiệu về BIDV Hậu Giang

Tên đơn vị: Chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển tỉnh Hậu Giang Tên giao dịch: Bank for Investment and Development of Vietnam, Haugiang Branch

Tên viết tắt: BIDV – HAUGIANG BRANCH

Trụ sở giao dịch: Số 30 đường 1/5 phường 1 TX.Vị Thanh Hậu Giang Điện thoại: (0711) 878673;

Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh tỉnh Hậu Giang được thành lập theo quyết định số 5362/QĐ – HĐQT ngày 25/12/2003 của hội đồng quản trị ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Ngoài ra còn căn cứ vào các quyết định:

Trang 37

+ Căn cứ vào nghị quyết số 5266/NQ- HĐQT ngày 23/12/2003 về việc mở chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển tỉnh Hậu Giang của hội đồng quản trị ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

+ Căn cứ vào văn bản số 1428/NHNN-CNH ngày 25/12/2003 của Thống đốc ngân hàng nhà nước về việc mở chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển tại các tỉnh Lai Châu, Đăk Nông, Hậu Giang

Ngành nghề kinh doanh của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác ghi trong điều lệ (theo quyết định 287/QĐ-NH5 ngày 21/09/1996 của NHNN Việt Nam)

3.2.2 Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của các phòng, tổ tại BIDV Hậu Giang

Cơ cấu tổ chức của BIDV Hậu Giang nói riêng và cả hệ thống BIDV nói chung kể từ ngày 01/10/2008 sẽ vận hành theo mô hình tổ chức mới (TA2) theo Quyết định số 681/QĐ-TCCB2 ngày 03/09/2008 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Theo mô hình tổ chức này thì tổ chức của ngân hàng chia làm 4 khối: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ Trong đó, khối quan hệ khách hàng gồm 1 phòng là phòng quan hệ khách hàng, khối quản lý rủi ro gồm 1 phòng là phòng quản lý rủi ro, khối tác nghiệp gồm 3 phòng và 1 tổ là phòng quản trị tín dụng, phòng dịch vụ khách hàng, phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ, tổ thanh toán quốc tế, khối quản lý nội bộ gồm 3 phòng và 1 tổ là phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính, tổ điện toán

Trang 39

Chức năng của ban giám đốc:

Điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Chi nhánh trước Tổng Giám đốc, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao

Giám đốc: Điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Chi nhánh trước Tổng Giám đốc, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao Tổ chức triển khai các hoạt động của Chi nhánh theo Quy chế tổ chức và hoạt động của sở giao dịch/Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển do Hội đồng quản trị ban hành Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh dài hạn và hàng năm

Phó giám đốc: Xử lý các công việc theo sự phân công của Giám đốc chi nhánh Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các mảng hoạt động được phân công phụ trách

Khối quan hệ khách hàng: Gồm 1 phòng là phòng quan hệ khách hàng

A.Công tác tiệp thị và phát triển quan hệ khách hàng:

Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng

Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ…)

Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng

B Công tác tín dụng:

Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng

Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng) Đề xuất cơ cấu thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng Xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý

Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Trang 40

Tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định

Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng

C Các nhiệm vụ khác

Quản lý thông tin

Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing, phát triển thương hiệu…)

Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liên quan đến nhiệm vụ của phòng

Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của của chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, Marketing…)

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh

Khối quản lý rủi ro: Gồm 1 phòng là phòng quản lý rủi ro Nhiệm vụ chính

của phòng quản lý rủi ro là:

Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại chi nhánh Kiểm ta việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm

Đầu mối đề xuất Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của chi nhánh, của khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện dánh giá tài sản đảm bảo theo đùng quy định của BIDV

Thực hiện việc xử lý nợ xấu Phối hợp, hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoảng nợ có vấn đề

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ

Ngày đăng: 26/11/2012, 12:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đánh giá các bảng kết qu ả theo mức lạ c quan  -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
nh giá các bảng kết qu ả theo mức lạ c quan (Trang 33)
Bảng nhận định kết quả tổng  hợp theo độ nhạy -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng nh ận định kết quả tổng hợp theo độ nhạy (Trang 33)
Hình 2: Sơđồ cơ cấu tổ chức BIDV Hậu Giang -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Hình 2 Sơđồ cơ cấu tổ chức BIDV Hậu Giang (Trang 38)
Qua bảng báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta thấy lợi nhu ận  trước  thuế  của  ngân  hàng  hằng  năm đều  tăng  lên -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
ua bảng báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta thấy lợi nhu ận trước thuế của ngân hàng hằng năm đều tăng lên (Trang 45)
Bảng 1: kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ( 2006-200 8) -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 1 kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ( 2006-200 8) (Trang 45)
Bảng 1: kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ( 2006-2008 ) -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 1 kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ( 2006-2008 ) (Trang 45)
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH XNK Thiên Mã -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH XNK Thiên Mã (Trang 47)
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH XNK Thiên Mã -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH XNK Thiên Mã (Trang 47)
Bảng 3: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty XNH Thiên Mã -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 3 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty XNH Thiên Mã (Trang 49)
Qua bảng 3 ta thấy các tỷ số thể hiện khả năng thanh khoản của công ty là khá tốt. Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời các năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ sự  bình  th ường trong hoạt động kinh doanh của công ty -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
ua bảng 3 ta thấy các tỷ số thể hiện khả năng thanh khoản của công ty là khá tốt. Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời các năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ sự bình th ường trong hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 49)
Bảng 3: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty XNH Thiên Mã -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 3 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty XNH Thiên Mã (Trang 49)
Bảng 4: Tiến độ hoàn thành dự án -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 4 Tiến độ hoàn thành dự án (Trang 52)
Bảng 4 : Tiến độ hoàn thành dự án -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 4 Tiến độ hoàn thành dự án (Trang 52)
Qua bảng trên cho thấy từn ăm 2008 trở đi thì hàng ngày công ty sẽ tạo ra lượng phụ phẩm là 38,5 tấn/ngày, đây là nguồn cung cấp nguyên liệu ổn đị nh cho  dự  án -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
ua bảng trên cho thấy từn ăm 2008 trở đi thì hàng ngày công ty sẽ tạo ra lượng phụ phẩm là 38,5 tấn/ngày, đây là nguồn cung cấp nguyên liệu ổn đị nh cho dự án (Trang 53)
Bảng 6:Sản lượng phụ phẩm cá tra, basa tạo ra hàng ngày từn ăm 2006-2008 -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 6 Sản lượng phụ phẩm cá tra, basa tạo ra hàng ngày từn ăm 2006-2008 (Trang 53)
Bảng 6:Sản lượng phụ phẩm cá tra, basa tạo ra hàng ngày từ năm 2006-2008  Đơn vị tính: Tấn -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 6 Sản lượng phụ phẩm cá tra, basa tạo ra hàng ngày từ năm 2006-2008 Đơn vị tính: Tấn (Trang 53)
Bảng 8: Sản lượng mỡ cá tiêu thụ qua cán ăm 2006-2008 -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 8 Sản lượng mỡ cá tiêu thụ qua cán ăm 2006-2008 (Trang 57)
Từ bảng 8 cho biết sản lượng mỡ cá được tạo ra và tiêu thụ hàng năm tương -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
b ảng 8 cho biết sản lượng mỡ cá được tạo ra và tiêu thụ hàng năm tương (Trang 57)
Bảng 8: Sản lượng mỡ cá tiêu thụ qua cá năm 2006-2008 -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 8 Sản lượng mỡ cá tiêu thụ qua cá năm 2006-2008 (Trang 57)
Bảng 9: Sản lượng thực tế và sản lượng dự trù trong quá khứ -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 9 Sản lượng thực tế và sản lượng dự trù trong quá khứ (Trang 57)
Bảng 10: Dự báo nhu cầu mỡ cá từ 2009-2018 -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 10 Dự báo nhu cầu mỡ cá từ 2009-2018 (Trang 58)
Bảng 10: Dự báo nhu cầu mỡ cá từ 2009-2018  Đơn vị tính: Nghìn tấn  Năm  Nhu cầu sản lượng mỡ cá -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 10 Dự báo nhu cầu mỡ cá từ 2009-2018 Đơn vị tính: Nghìn tấn Năm Nhu cầu sản lượng mỡ cá (Trang 58)
Bảng 11: Nhu cầu sản lượng bột các ủa Việt Nam 2006-2008 -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 11 Nhu cầu sản lượng bột các ủa Việt Nam 2006-2008 (Trang 59)
Bảng 11: Nhu cầu sản lượng bột cá của Việt Nam 2006-2008 -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 11 Nhu cầu sản lượng bột cá của Việt Nam 2006-2008 (Trang 59)
Bảng 12: Sản lượng thực tế và sản lượng dự trù trong quá khứ -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 12 Sản lượng thực tế và sản lượng dự trù trong quá khứ (Trang 60)
Bảng 12: Sản lượng thực tế và sản lượng dự trù trong quá khứ -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 12 Sản lượng thực tế và sản lượng dự trù trong quá khứ (Trang 60)
Bảng 14: Doanh thu dự kiến khi dự án đi vào hoạt động. -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 14 Doanh thu dự kiến khi dự án đi vào hoạt động (Trang 68)
Bảng 14: Doanh thu dự kiến khi dự án đi vào hoạt động. -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 14 Doanh thu dự kiến khi dự án đi vào hoạt động (Trang 68)
Hình 3: Biểu đồ lợi nhuận trước thuế của dự án -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Hình 3 Biểu đồ lợi nhuận trước thuế của dự án (Trang 75)
Hình 3: Biểu đồ lợi nhuận trước thuế của dự án -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Hình 3 Biểu đồ lợi nhuận trước thuế của dự án (Trang 75)
Bảng 20: Xác định NPV của dự án -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 20 Xác định NPV của dự án (Trang 76)
Bảng 20: Xác định NPV của dự án -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 20 Xác định NPV của dự án (Trang 76)
Bảng 21: Xác định IRR của dự án -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 21 Xác định IRR của dự án (Trang 77)
Bảng 21: Xác định IRR của dự án -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 21 Xác định IRR của dự án (Trang 77)
Bảng 22: Tổng chi phí, định phí, biến phí của dự án -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 22 Tổng chi phí, định phí, biến phí của dự án (Trang 78)
Bảng 23: Điểm hòa vốn của dự án.  (Nguồn: Phòng quản lý rủi ro) -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 23 Điểm hòa vốn của dự án. (Nguồn: Phòng quản lý rủi ro) (Trang 80)
Bảng 24: Cân đối nguồn trả nợ vay -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 24 Cân đối nguồn trả nợ vay (Trang 82)
Bảng 24: Cân đối nguồn trả nợ vay -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 24 Cân đối nguồn trả nợ vay (Trang 82)
Bảng 28: IRR thay đổi khi giá bán mỡ cá và giá mua nguyên vật liệu thay đổi -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 28 IRR thay đổi khi giá bán mỡ cá và giá mua nguyên vật liệu thay đổi (Trang 85)
Bảng 29: IRR thay đổi khi giá bán bột cá và giá mua nguyên vật liệu thay đổi -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 29 IRR thay đổi khi giá bán bột cá và giá mua nguyên vật liệu thay đổi (Trang 85)
Bảng 28: IRR thay đổi khi giá bán mỡ cá và giá mua nguyên vật liệu thay đổi  Đơn vị tính: % -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 28 IRR thay đổi khi giá bán mỡ cá và giá mua nguyên vật liệu thay đổi Đơn vị tính: % (Trang 85)
Bảng 29: IRR thay đổi khi giá bán bột cá và giá mua nguyên vật liệu thay đổi  Đơn vị tính: % -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 29 IRR thay đổi khi giá bán bột cá và giá mua nguyên vật liệu thay đổi Đơn vị tính: % (Trang 85)
Bảng 32: IRR thay đổi khi giá bán mỡ cá và lãi vay ngân hàng thay đổi -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 32 IRR thay đổi khi giá bán mỡ cá và lãi vay ngân hàng thay đổi (Trang 88)
Bảng 33: IRR thay đổi khi giá bán bột cá và lãi vay ngân hàng thay đổi -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 33 IRR thay đổi khi giá bán bột cá và lãi vay ngân hàng thay đổi (Trang 88)
Bảng 32: IRR thay đổi khi giá bán mỡ cá và lãi vay ngân hàng thay đổi -  Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản
Bảng 32 IRR thay đổi khi giá bán mỡ cá và lãi vay ngân hàng thay đổi (Trang 88)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w