Biện pháp nâng cao công tác thẩm định tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản (Trang 95 - 98)

HÀNG.

Thẩm định là công tác quan trọng trong quy trình tín dụng, nó đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến khoản đầu tư cuãng như sự phát triển bền vững của ngân hàng. Trong quá trình thẩm định dự án đầu tư ngân hàng phải thẩm định trên nhiều phương diện khác nhau để làm sao có cái nhìn khách quan về dự án như

nhu cầu vốn đầu tư, cơ cấu vốn và tình hình sử dụng vốn, hiệu quả tài chính mà dự án mang lại cũng như khả năng trả nợ của dự án trước khi quyết định cho vay. Với tầm quan trọng của công tác thẩm định thì ngân hàng phải không ngừng nâng cao hiệu quả công tác thẩm định.

Trong hoạt động tín dụng nói chung và trong thẩm định dự án nói riêng con người luôn là yếu tố quan trọng, nó quyết định chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từđó dẫn đến hiệu quả của ngân hàng. Bởi vậy, cần phẩi bố trí lực lượng cán bộ thực hiện công tác thẩm định có trình độ

nghiệp vụđáp ứng yêu cầu công việc, biết phân tích đánh giá các dự án đầu tư và các vấn đề liên quan thuần thục, biết đúc kết các kinh nghiệm từ các lĩnh vực khác nhau để phục vụ cho chuyên môn của mình, sáng tạo và khoa học tìm ra nhiều phương pháp mới. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư

cách đạo đức, thiếu trung thực và thiếu về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức và phân công hợp lý, khoa học trong quy trình thẩm định dự án tránh sự chồng chéo, trùng lập, phát huy mặt tích cực của từng cá nhân và tập thể, giảm thiểu những chi phí hoạt động và tiết kiệm về mặt thời gian nhưng vẫn đạt hiệu quảđề ra.

Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời. Trong thời đại ngày nay thông tin

được sử dụng như một nguồn lực, một vũ khí trong môi trường cạnh tranh, thông tin là yếu tốđóng vai trò quyết định đến chất lượng công tác thẩm định. Cán bộ

tín dụng không chỉ dựa vào thông tin mà khách hàng cung cấp mà cần phải nắm bắt, xử lý thông tin về mọi vấn đề liên quan đến dự án từ nhiều nguồn khác nhau.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình ngân hàng là một yếu tố

rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của ngân hàng trong gian đoạn hiện nay. Đặt biệt trong nghiệp vụ thẩm định dự việc tính toán rất phức tạp và khó khăn mà việc tính toán thủ công sẽ tốn nhiều thời gian và công sức.

Công việc thẩm định dự án không chỉ là công việc của một cán bộ, một phòng mà đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ với các phòng khác. Việc tham gia, đóng góp ý kiến và cung cấp thông tin liên quan đến dự án cần được thẩm định sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho công tác thẩm định.

Thẩm định dự án đòi hỏi phải có chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm và khả

năng nhạy bén cũng như không ngừng trao dồi nâng cao nghiệp vụ của cán bộ

thực hiện công tác thẩm định. Việc học hỏi kinh nghiệm thẩm định từ các ngân hàng khác cần được chú trọng.

Chấp hành đầy đủ các điều kiện và biện pháp đảm bảo tiền vay của ngân hàng Nhà nước và của hội sở chính BIDV.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua xem xét, thẩm định dự án “xây dựng nhà máy chế biến phế liệu, phế thải ngành thủy sản” của công ty TNHH Thiên Mã, với công suất thiết kế 100 tấn nguyên liệu/ngày, sản phẩm của dự án là bột cá và mỡ cá dự kiến được tiêu thụ

chủ yếu ở ĐBSCL tại thời điểm này ta thấy các yếu tố ảnh hưởng đến dự án đã thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau so với thời điểm thành lập dự án, giá nguyên liệu đầu vào của dự án đã tăng gần gấp đôi điều này làm giảm mạnh hiệu quả kinh tế của dự án, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ mỡ cá tại thời điểm này đang tăng mạnh và giá bán của 2 loại sản phẩm của dự án cũng tăng hơn, lãi vay ngân hàng cũng giảm so với thời điểm thành lập dự án điều này góp phần nâng cao tính hiệu quả của dự án. Nhìn chung thị trường trong nước trong thời gian tới vẫn sẽ chuyển biến theo chiều hướng cả giá bán và giá mua nguyên vật liệu đều tăng vì tại thời điểm này việc tận dụng phụ phẩm cá tra, cá basa không chỉ góp phần nâng cao giá trị con cá da trơn mà còn đang mang lại hiệu quả kinh tế cho các nhà đầu tư. Các yếu tố trên tuy có làm giảm hiệu quả kinh tế của dự án so với thời điểm thành lập dự án nhưng nhìn chung dự án vẫn đạt hiệu quả về mặt tài chính, ngay trong năm đầu dự án đã thu được lợi nhuận, và mức lợi nhuận tăng dần qua các năm thực hiện dự án, NPV của dự án là 28.334,99 triệu đồng, IRR là 28,66%, mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước là 2.858,76 triệu đồng.

Như vậy dự án “xây dựng nhà máy chê biến phế liệu, phế thải ngành thủy sản” của công ty TNHH Thiên Mã có NPV >0, chứng tỏ tính khả thi về mặt tài chính khi dự án đi vào hoạt động nên đầu tư vào dự án nầy vẫn có lời, bên cạnh đó việc thực hiện dự án không chỉ mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư mà còn góp phần giảm lượng phế phẩm thải bỏ ra ngoài gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án xây dựng nhà máy chế biến phế liệu , phế thải ngành thủy sản (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)