=> Như vậy, có thể hiểu: Chiến lược kinh doanh là tập hợp các quyết định mục tiêu, đường lối, chính sách, phương thức, phân bổ nguồn lực… và phương châm hành động để đạt được mục tiêu dà
Trang 1NGUYEN TAT THANH INSTITUTE OF INTERNATIONAL EDUCATION
DEPARTMENT MANAGEMENT
kinh doanh cho VietFast(VinFast)
Trần Quang Nhựt Trọng Nguyễn Thị Yến Linh Giang Như Ngọc-1911546423
Trang 2Lớp: 19BBAV Giảng Viên: Nguyễn Xuân Nhĩ
+ Lê Thị Thu Thủy (CEO toàn cầu)
+ Lê Thanh Hải (CEO)
+ James Benjamin DeLuca (CEO)
- Công ty mẹ: VinGroup
- Công ty con:
+ Công ty Cổ phần Dịch vụ và Kinh doanh Vinfast
+ Công ty TNHH Dịch vụ và Kinh doanh VinFast
+ Công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh VinFast Escooter
- Lĩnh vực kinh doanh: Công nghiệp ô tô
- Sản phẩm: Ô tô, Xe điện, phụ tùng
- Dịch vụ: Chăm sóc, sửa chửa xe máy điện, ô Tô
- Khẩu hiệu: “Cùng bạn bứt phá mọi giới hạn” ( tiếng Anh: Boundless Together )
Trang 3CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm và phân loại chiến lược kinh doanh
1.1.1 Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của mộtcông ty, tập đoàn trong lĩnh vực kinh doanh, nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối
ưu Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể của một kế hoạch kinh doanh có trình
tự, gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thờigian dài Mục tiêu cuối cùng là hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự pháttriển của hệ thống kinh doanh
- Theo Alfred Chandler “Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản dài hạn của một
tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”.Alfred
Theo William J Gluech: “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ được thực hiện
- Theo Fred R David: “ Chiến lược là những phương tiện đạt tới mục tiêu dài hạn Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hoá hoạt động,
sở hữu hoá, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh”
- Theo Michael E Porter: “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”
=> Như vậy, có thể hiểu: Chiến lược kinh doanh là tập hợp các quyết định (mục tiêu, đường lối, chính sách, phương thức, phân bổ nguồn lực…) và phương châm hành động để đạt được mục tiêu dài hạn, phát huy được những điểm mạnh, khắc phục đượcnhững điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón nhận những cơ hội và vượt qua nguy
cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất
1.1.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh
- Chiến lược là công cụ thể hiện tổng hợp các mục tiêu dài hạn của tổ chức, doanhnghiệp Mục tiêu của các doanh nghiệp là các tiêu đích cụ thể mà doanh nghiệp mongmuốn đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình Việc cụ thể hoá, vănbản hoá các mục tiêu của doanh nghiệp thông qua chiến lược sẽ giúp cho các thành
Trang 4viên trong doanh nghiệp, tổ chức nhận thức rõ họ muốn đi tới đâu, vì vậy họ biết họcần làm gì Chính điều đó giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêucủa mình một cách dễ dàng hơn.
- Chiến lược gắn liền các mục tiêu phát triển trong ngắn hạn ở bối cảnh dài hạn.Trong môi trường kinh doanh hiện đại, các doanh nghiệp luôn phải vận động mộtcách linh hoạt để thích nghi với môi trường Tuy nhiên sự vận động có thể làm lệchpha và làm triệt tiêu sự phát triển lâu dài Chính chiến lược với các mục tiêu chiếnlược sẽ đem lại cho các nhà quản trị một định hướng dài hạn Và như vậy, việc giảiquyết các vấn đề ngắn hạn trong khuôn khổ của định hướng dài hạn sẽ đem lại sựphát triển vững chắc cho doanh nghiệp Các mục tiêu dài hạn cũng là cơ sở quantrọng cho các mục tiêu ngắn hạn
- Chiến lược góp phần đảm bảo cho việc thống nhất và định hướng các hoạt động củadoanh nghiệp Trong quá trình tồn tại và phát triển, với xu hướng phân công lao độngngày càng mạnh mẽ theo cả chiều sâu và bề rộng, chính vì vậy các công việc của tổchức được thực hiện ở nhiều bộ phận khác nhau Sự chuyên môn hoá đó cho phépnâng cao hiệu quả của công việc, tuy nhiên các bộ phận chỉ quan tâm tới việc nângcao hiệu quả của bộ phận mình làm và lại thiếu sự liên kết tổng thể và thường không
đi theo mục tiêu chung của tổ chức Chính vì thế có khi các hoạt động lại cản trởnhau gây thiệt hại cho mục tiêu của tổ chức, đó là nguyên nhân của tình trạng thiếumột chiến lược của tổ chức Do đó chiến lược góp phần cung cấp một quan điểm toàndiện và hệ thống trong việc xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn kinh doanhnhằm tạo nên một sức mạnh cộng hưởng của toàn bộ các bộ phận, các cá nhân trongdoanh nghiệp hướng tới một mục tiêu duy nhất đó là mục tiêu chung của doanhnghiệp
- Chiến lược giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức nắm bắt được các cơ hội thịtrường và tạo thế cạnh tranh trên thương trường.Thống nhất quá trình hoạt độngnhằm đạt đến các mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược của doanh nghiệp, và như vậy sẽthúc đẩy doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hữu hạn có hiệu quả nhất Do đó cácdoanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhanh nhất các cơ hội trên thương trường, tậndụng tối đa khả năng sẵn có để tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới Những vai trò cơbản của chiến lược đã khẳng định sự cần thiết khách quan của chiến lược trong hoạtđộng quản trị nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng trong một nền kinh tế hiệnđại Vì thế việc tiếp cận và áp dụng chiến lược là một vấn đề rất cần thiết hiện nay
1.1.3 Phân loại chiến lược kinh doanh
Hiện nay, có nhiều chiến lược kinh doanh đa dạng nên doanh nghiệp cần chọn lọc
ra những chiến lược phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp để thu được kếtquả cao nhất Sau đây là một số chiến lược kinh doanh phổ biến:
- Chiến lược tập trung tăng trưởng
Chiến lược tăng trưởng tập trung sẽ tận dụng các nguồn lực và ưu thế của dịchvụ/sản phẩm, cách áp dụng cụ thể:
+ Chiến lược thâm nhập thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải đẩy mạnh các hoạtđộng Marketing để thu về nhiều khách hàng mới và giữ chân những khách hàng cũ.+ Chiến lược phát triển thị trường được áp dụng khi doanh nghiệp có khả năng mởrộng sản xuất, đã sở hữu nền tảng Marketing hiệu quả và chất lượng
Trang 5+ Chiến lược phát triển sản phẩm nhờ có ứng dụng khoa học công nghệ mạnh mẽvào sản xuất, kinh doanh.
- Chiến lược phát triển hội nhập
Đây là chiến lược thường được phát triển qua 3 hướng chính:
+ Hội nhập ngược chiều khi thu hút và thâm nhập những nhà cung ứng yếu tố đầuvào để quản lý thị trường, cung cấp nguyên vật liệu, gia tăng lợi nhuận
+ Hội nhập thuận chiều sẽ được áp dụng bằng cách thu hút các nhà phân phối hỗ trợtiêu thụ sản phẩm
+ Hội nhập ngang làm việc liên kết cùng các đối thủ cạnh tranh để kiểm soát thịphần của mình
- Chiến lược tăng trưởng đa dạng hoá
Ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc làm ra các sản phẩm mới và thị trường mới:+ Đa dạng hoá một cách đồng tâm khi sản phẩm, dịch vụ mới phải có sự liên kếtcông nghệ sản xuất và quy trình Marketing hiện có của doanh nghiệp
+ Đa dạng hóa ngang là việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới khác với những sảnphẩm đang có nhưng cùng lĩnh vực kinh doanh và Marketing của doanh nghiệp
+ Phương thức đa dạng hóa hỗn hợp là dựa trên sự đổi mới về sản phẩm dựa vàocông nghệ sản xuất, chiến lược này sẽ làm tăng quy mô cũng như thị phần Tuy vậy,vấn đề chi phí lớn và nhiều rủi ro khiến các doanh nghiệp phân vân
1.2 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh
1.2.1 Xác định nhiệm vụ hay sứ mạng của doanh nghiệp
Trong môi trường đầy biến động , để tồn tại mỗi tổ chức cần một khả năng thíchứng, điều đó bao hàm việc nó cần có một hạt nhân được bảo toàn, bền vững Hạtnhân đó được tinh lọc từ tổ chức nó trở thành một tầm nhìn ( viễn cảnh ) Có thể viếtthành một bản tuyên bố viễn cảnh chính thức, hoặc không cần phải có bản tuyên bốnhư vậy, song tất cả các tổ chức cần có một viễn cảnh để kết nối các bên hữu quan,
để làm chuẩn mực cho các hành xử , và để biểu lộ điều quan trọng công ty là gì ? Bản tuyên bố tầm nhìn và sứ mệnh công ty, như là chỉ thị then chốt đầu tiên về cáchthức một công ty nhìn nhận nghĩa vụ với bên hữu quan Mục đích của tuyên bố sứmệnh là thiết lập các nguyên tắc hướng dẫn cho việc làm quyết định chiến lược
Tầm nhìn chiến lược - viễn cảnh( Vision)
Tầm nhìn chiến lược( Viễn cảnh ) thể hiện các mong muốn, khát vọng cao nhất,khái quát nhất mà tổ chức muốn đạt được Cũng có thể coi tầm nhìnlà bản đồ đườngcủa tổ chức/công ty trong đó thể hiện đích đến trong tương lai ( 5 năm, 10 năm, 20
Trang 6năm hoặc lâu hơn nữa ) và con đường mà tổ chức sẽ đi để đến được điểm đích đãđịnh Nói cách khác, tầm nhìn chiến lược là vẽ lên bức tranh của đích đến cùngnhững lý do, cách thức để đi đến đó
Xác định và tuyên bố tầm nhìn có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó tập trung kỳvọng của mọi người trong tổ chức và động viên mọi nỗ lực của tổ chức để đạt đượccác mục đích, sự nghiệp và lý tưởng cao cả
Theo JamesCollins và Jerry Porrans ( 1996 ) , cấu trúc của bản Tuyên bố Tầm nhìnchiến lược thường gồm hai phần chính :
+ Tư tưởng cốt lõi ( Core ideology )
+ Hình dung về tương lai ( Envisioned future )
Tư tưởng cốt lõi xác định đặc tính lâu dài của tổ chức, đặc tính này có tính nhấtquán, bền vững, vượt trên các chu kỳ sốngcủa sản phẩm hay thị trường, các đột phácông nghệ, các phong cách quản lý và cá nhân các nhà lãnh đạo Tư tưởng cốt lõi baogồm: Các giá trị cốt lõi và mục đích cột lõi Các giá trị cốt lỗi là các nguyên tắc,nguyên lý nền tảng và bền vững của tổ chức Còn mục đích cốt lõi thể hiện lý do để
tổ chức tổn tại
Ví dụ: Hệ tư tưởng cốt lõi của HP: “ Sự tôn trọng sâu sắc dành cho cá nhân, một sựcống hiến cho chất lượng và sự tin cậy, một sự cam kết về trách nhiệm với cộngđồng, và một quan niệm rằng công ty này tồn tại là để đem lại nhiều đóng góp kỹthuật cho sự tiến bộ và phúc lợi của nhân loại ”
Các giá trị cốt lõi của Walt Disney là: “ Tri tượng tưởng và lợi cho sức khỏa conngười ”, những thứ này không xuất phát từ nhu cầu thị trưởng mà từ niềm tin nội tạicủa người sáng lập rằng, người ta phải nuôi dưỡng trí tượng tượng và lợi ích cho sứckhỏa con người và chỉ vậy thôi
Hình dung về tương lai gồm mục tiêu thách thức và các mô tả sinh động vềnhững gì mà mục tiêu cần đạt được Trong đó, mục tiêu thách thức là mục tiêu LớnThách thức và Tào bạo ( BHAG – Big, Hairy, Audacious Goal ) là phần rất quantrọng
Để có một Bản tuyên bố tầm nhìn hiệu quả cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản:
- Sinh động: về một bức tranh về hình dạng của công ty, vị trí thị trường mà nómong đợi để có thể định hướng tốt cho các nỗ lực hiện tại của quản trị
- Định hướng: chỉ ra con đường và nơi đến, loại hình kinh doanh và chiến lược sắptới của công ty
Trang 7- Trọng tâm: đủ mức cụ thể để cung cấp cho nhà quản lý những sự hướng dẫn choviệc ra quyết định và phân bổ nguồn lực
- Linh hoạt: có khả năng thay đổi nếu như các sự kiện và tỉnh huống thay đổi
- Khả thì : nằm trong phạm vi những gỉ công ty có thể mong đợi một cách hợp lý đểđạt được trong khoảng thời gian đó
- Thèm muốn: nó hấp dẫn lợi ích lâu dài của các stakeholders và đặc biệt là các cổđông, nhân viên và khách hàng của công ty
- Dễ dàng để truyền đạt: có thể giải thích ít hơn 10 phút và tốt nhất có thể phát biểuthành một câu sologan đơn giản, dễ nhỏ
Ví dụ Tầm nhìn của Henry Ford - Chiếc ô to ở mọi gara "
* Những thiếu sót thường gặp trong tuyên bố tầm nhìn của công ty:
- Sự thiểu cụ thể: về nơi mà công ty muốn đến hoặc loại hình công ty muốn hìnhthành
- Sự mơ hồ: không cung cấp sự chỉ dẫn có hay không hoặc cách mà quản trị dự địnhthay đổi trọng tâm của các sản phẩm, thị trường, khách hàng và công nghệ của công
ty
- Thiểu sức mạnh động viên
- Không phân biệt: có thể ứng dụng cho bất kỳ công ty nào
- Quả tự tin: cho rằng là đi đầu thế giới, tốt nhất, sự lựa chọn đầu tiên của kháchhàng
- Quá chung chung: không giúp để nhận dạng hoạt động kinh doanh hoặc ngànhcông nghiệp cần thực hiện trong tương lai
- Quá rộng: nó không thực sự chỉ ra những cơ hội quan trọng mà quản trị cần lựachọn để theo đuổi
là giúp để mở rộng năng lực tiềm tảng của công nghệ nền tảng máy tính cá nhân vàInternet cho đến nay chúng ta chỉ mới chứng kiến bước đầu của sự phát triển nghệ
kỹ thuật số”
Sứ mệnh (Mission)
Chức năng nhiệm vụ hay sứ mệnh của doanh nghiệp là một bản tuyên bố có giá trịlâu dài mục đích, nó giúp phân biệt công ty này với công ty khác Những tuyên bốnhư vậy còn được gọi là những triết lý kinh doanh, những nguyên tắc kinh doanh,những niềm tin của công ty ve Bản sứ mệnh tuyên bố “ lý do tồn tại ” của công ty Theo Drucker, bản tuyên bố sư mệnh kinh doanh trả lời câu hỏi: “Công việc kinhdoanh của chúng ta là gì ?”, “ Chúng ta cần phải làm gì làm như thế nào để đạt tuyên
bố tầm nhìn ?”
Trang 8Trong thực tế, các thuật ngữ sứ mệnh và tầm nhìn đôi khi được sử dụng lẫn lộn, cócông ty chỉ tuyên bố tầm nhìn không tuyên bố sứ mệnh và ngược lại, có công ty lạichỉ tuyên bố mục đích.
* Nội dung bản thuyết minh về chức năng – nhiệm vụ doanh nghiệp cần bao gồmnhững nội dung sau:
- Khách hàng tiêu thụ của doanh nghiệp là ai ?
- Sản phẩm và dịch vụ cung cấp là gì ?
- Thị trường của doanh nghiệp ở đâu ?
- Doanh nghiệp coi trọng vấn đề kỹ thuật
- công nghệ sản xuất nhiều hay ít ?
- Mối quan tâm của doanh nghiệp đến sự phát triển và khả năng sinh lời của doanhnghiệp như thế nào ?
- Triết lý kinh doanh ( niềm tin và ưu tiên ) : điều gì là niềm tin cơ bản , là nguyệnvọng , là giá trị và lácác trụ tiên triết lý kinh doanh của doanh nghiệp ?
- Tự đánh giá về những năn lực đặc biệt , trụ thể cạnh tranh của doanh nghiệp là
- Những vấn đề cơ bản nào đang đặt ra ?
- Ta cần cố gắng đạt được cái gì ? - Cái gì làm cho ta khác biệt , độc đáo ?
* Vai trò của bản tuyên bố sứ mệnh: Bản tuyên bố NVKD của DN cho phép:
- Phân biệt DN này với DN khác
- Khuôn khổ để đánh giá các hoạt động hiện thời cũng như trong tương lai của DN
- Lựa chọn đúng đắn các mục tiêu & chiến lược của DN
- Tạo lập và củng cố hình ảnh của DN trước công chúng xã hội, đồng thời tạo ra sựhấp dẫn đối với các đối tượng liên quan
1.2.2 Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài
Môi trường bên trong của doanh nghiệp.
Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp là việc nghiên cứu các yếu tốthuộc về bản thân doanh nghiệp nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu củadoanh nghiệp, trở thành cơ sở để thực hiện xây dựng ma trận phân tích, đánh giá tổnghợp về các yếu tố của môi trường bên trong doanh nghiệp
Các yếu tố để tiến hành phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp bao gồm:+ Nguồn nhân lực: là yếu tố đầu tiên của tổ chức nhân sự mà nhà quản trị cần phântích đánh giá Nhân lực trong một doanh nghiệp bao gồm cả quản trị cao cấp và quảntrị viên thừa hành Nhà quản trị cao cấp: khi phân tích nhà quản trị cao cấp ta cầnphân tích trên ba khía cạnh cơ bản sau: Các kỹ năng cơ bản (kỹ năng kỹ thuật chuyênmôn, năng lực nhân sự, kỹ năng làm việc tập thể và năng lực của tư duy)
Trang 9+ Đạo đức nghề nghiệp như: động cơ làm việc, tận tâm với công việc, có tráchnhiệm trong công việc, trung thực hành vi, tính kỷ luật và tự giác trong tập thể.Những kết quả đạt được và các lợi ích mà nhà quản trị sẽ mang lại cho doanh nghiệp.+ Người thừa hành: Phân tích người thừa hành dựa vào các khả năng chuyên môn,đạo đức nghề nghiệp và thành tích đạt được trong trong quá trình làm việc Phân tích
và đánh giá khách quan nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạchnhân sự, triển khai thực hiện việc đào tạo và tái đào tạo cho các thành viên, từ nhàquản trị cấp cao đến người thừa hành, nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược thành côngbền vững
+ Nguồn lực vật chất: Nguồn lực vật chất là các yếu tố như: tài chính, nhà xưởng,máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, công nghệ quản lý, các thông tin môi trườngkinh doanh… Phân tích và đánh giá đúng các nguồn lực vật chất sẽ giúp tạo cơ sởquan trọng cho nhà quản trị hiểu được các nguồn lực vật chất tiềm năng, những điểmmạnh và điểm yếu so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề.+ Các nguồn lực vô hình: Các nguồn lực vô hình của doanh nghiệp chủ yếu là Ýtưởng chỉ đạo qua triết lý kinh doanh, tinh thần làm việc tốt của đội ngũ Chiến lượckinh doanh phù hợp với môi trường trong và ngoài doanh nghiệp Uy tín của doanhnghiệp, cơ cấu tổ chức hiệu quả , uy tín của nhà quản trị cao cấp, uy tín thương hiệu
và thị phần sản phẩm chiếm lĩnh trên thị trường Sự tín nhiệm và ủng hộ của kháchhàng
Các nguồn lực nói trên của từng doanh nghiệp không đồng nhất và luôn biến đổi theothời điểm Nếu không phân tích môi trường kinh doanh và đánh giá đúng nguồn lực
vô hình dẫn đến doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh mất các lợi thế có sẵn của mình trongkinh doanh
Môi trường bên trong của doanh nghiệp.
Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp có 2 yếu tố môi trường ảnhhưởng đến doanh nghiệp là môi trường vĩ mô và môi trường vi mô
Trong đó các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp là:
– Môi trường vĩ mô gồm chính trị, kinh tế, công nghệ kỹ thuật, điều kiện tự nhiên vàvăn hóa xã hội, dân số
– Môi trường vi mô gồm yếu tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đơn vị cung ứng
Môi trường vĩ mô của nền kinh tế
- Môi trường các yếu tố chính trị
Trang 10Môi trường các yếu tố chính trị bao gồm: luật pháp hiện hành của quốc gia các chínhsách và cơ chế của nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh Các nhà quản trị doanhnghiệp phải lưu ý tới các yếu tố trên nhằm tiên đoán những thay đổi hay biến động vềchính trị quốc gia, khu vực và chính trị thế giới để có những quyết định đúng đắntrong hoạt động kinh doanh.
Chúng ta có thể xem xét một số yếu tố pháp luật ảnh hưởng của môi trường chínhtrị đến hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ: sau khi gia nhập PPT các sản phẩmnguyên liệu nhập khẩu từ các nước thành viên hiệp hội được giảm thuế, dẫn tới cácdoanh nghiệp không tử sản xuất nguyên liệu nữa mà chuyển sang nhập khẩu để có giáthành giảm dẫn đến cạnh tranh hơn
Việc ổn định chính trị sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động các doanh nghiệp,các rủi ro do môi trường chính trị tạo ra thường là rất lớn dẫn đến phá sản cho doanhnghiệp Khi thay đổi bộ máy nhân sự trong chính phủ có thể dẫn đến những thay đổiđáng kể về chính sách về kinh tế, như chính phủ có thể quốc hữu hoá doanh nghiệptheo chủ trương, tịch thu tài sản, ngăn cấm dịch chuyển ngoại tệ hoặc can thiệp hayđiều chỉnh các chính sách tài chính tiền tệ quốc gia
- Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp là lãi xuất ngân hàng, cáncân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ, tỷ lệ lạm phát nền kinh tế ,chính sáchthuế, tỷ giá ngoại hối và tỷ lệ thất nghiệp, giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP….Các yếu tố kinh tế nói trên sẽ trở thành cơ hội cho một số doanh nghiệp cũng cóthể là những thách thức đối với các doanh nghiệp khác
- Môi trường công nghệ kỹ thuật quốc gia:
Ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đối với quản trị doanh nghiệp, doanh nghiệp nào
có điều kiện kỹ thuật công nghệ và sớm ứng dụng nó vào sản xuất kinh doanh thìchiếm được lợi thế rất lớn về chất lượng, tốc độ sản xuất từ đó tồn tại và phát triển.Hầu như các hàng hoá sản phẩm của thế giới hiện đại được tạo ra đều dựa trênnhững thành tựu hay phát minh khoa học kỹ thuật -công nghệ Có thể nói rằng, cấtcông nghệ càng cao thì giá trị sản phẩm càng cao theo tỷ lệ
Kỹ thuật – công nghệ như là một bộ phận của môi trường kinh doanh bên ngoài tácđộng tác động đến hoạt động doanh nghiệp qua hai mặt:
+ Thứ nhất, công nghệ từ bên ngoài tác động đến doanh nghiệp thông qua côngnghệ bên trong Nếu doanh nghiệp không theo kịp bằng cách áp dụng công nghệ mới
Trang 11của xã hội thì các sản phẩm mình làm ra sẽ nhanh chóng lạc hậu, không thể bán đượccho người tiêu dùng.
+ Thứ hai, công nghệ làm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, những đối thủkinh doanh các sản phẩm có thể thay thế sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuấtkinh doanh Công nghệ càng nhanh phát triển sẽ dẫn đến vòng đời sản phẩm càngngắn lại
- Môi trường các điều kiện tự nhiên:
Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp là các yếu tố tự nhiên liên quannhư: Tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu thời tiết… các doanh nghiệp bị ảnhhưởng nếu các yếu tố tự nhiên thay đổi nên thường các doanh nghiệp tìm cách đốiphó với các biến đổi này theo cách riêng của mình, việc đóng thuế môi trường là gópphần tạo sự ổn định các điều kiện tự nhiên, rất nhiều doanh nghiêp chủ động tìm cáchthay thế nguyên vật liệu sử dụng năng lượng sạch hoặc nghiên cứu chế tạo, áp dụngcác kĩ thuật tiên tiến để xử lý chất thải
Môi trường các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp qua các mặt sau: Phátsinh ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp Tác động đếnquy mô và cơ cấu thị trường các ngành hàng tiêu dùng Tác động làm thay đổi nhucầu việc làm và thu nhập đại bộ phận nhân dân, do đó ảnh hưởng đến thị phần và sứctiêu thụ hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất ra
- Môi trường văn hoá xã hội của doanh nghiệp
Môi trường văn hoá xã hội của doanh nghiệp là các yếu tố văn hoá xã hội đangdiễn ra trong khu vực mà doanh nghiệp hoạt động, có ảnh hưởng tới kết quả hoạtđộng doanh nghiệp
Thực tế con người luôn sống trong môi trường văn hoá đặc thù khu vực, tính đặcthù của mỗi nhóm người vận động trong đó, vận động theo hai khuynh hướng là giữlại các tinh hoa văn hoá dân tộc vùng miền, một khuynh hướng khác là hoà nhập vớicác nền văn hoá khác, vươn ra quốc tế
Nhà quản trị phải biết nắm vững cả hai khuynh hướng trên để có giải pháp thâmnhập sản phẩm của nhà sản xuất một cách thích hợp vào từng loại thị trường có nềnvăn hoá khác nhau, văn hóa vùng miền thường được các doanh nghiệp nghiên cứu kỹtrước khi tung sản phẩm Đối với sản phẩm có tính quốc tế thì chỉ có thể thâm nhậptừng bước hoặc phải điều chỉnh thị hiếu để xâm nhập thành công vào thị trường mới.Nhìn chung văn hoá xã hội ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp qua các mặt sau: Văn hoá hình thành nên thói quen tiêu dùng của cácnhóm dân cư, từ đó hình thành nên thói quen tiêu dùng, sở thích, cách cư xử củakhách hàng trên thị trường
Ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nền văn hoá bên trong của doanhnghiệp Văn hoá quy định cách thức mà doanh nghiệp có thể dùng để giao tiếp vớibên ngoài
Từ các phân tích trên cho thấy rằng những tác động của văn hoá đến kết quả hoạtđộng doanh nghiệp là rất lớn, doanh nghiệp phải có cách để điều chỉnh phù hợp vớimôi trường văn hóa mà mình đang hoạt động
- Môi trường dân số
Trang 12Tổng dân số và tỷ lệ bao nhiêu % dân số tiêu dùng sản phẩm sữa thường xuyên,phân loại theo khu vực thành thị nông thôn để biết đối tượng khách hàng của doanhnghiệp, từ đó có sự thiết kế hệ thống phân phối hoàn hảo.
Môi trường vi mô
- Yếu tố Khách hàng:
Khách hàng là tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm của doanh nghiệp đang kinhdoanh Bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, vìvậy khách hàng quyết định tới sự sống còn của một doanh nghiệp Quyết định củakhách hàng đối với doanh nghiệp thể hiện trên các mặt sau:
Khách hàng lựa chọn quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp sẽ phải bántheo giá nào Thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà đại bộ phận người tiêudùng chấp nhận, tức giá cạnh tranh trên thị trường
Khách hàng quyết định doanh nghiệp nên bán sản phẩm loại nào, chất lượng rasao Phương thức bán hàng và phương thức phục vụ khách hàng là do khách hàng lựachọn, vì trong nền kinh tế thị trường, người mua sẽ lựa chọn theo ý thích của mình vàđồng thời giúp doanh nghiệp điều chỉnh phương thức phục vụ
Tính chất quyết định của khách hàng làm chuyển biến thị trường từ thụ trườngngười bán sang thị trường người mua sự ủng hộ, khách hàng đương nhiên được coinhư “thượng đế”
- Đối thủ cạnh tranh:
Doanh nghiệp luôn trong trang thái phải ứng phó với cùng lúc rất nhiều đối thủcạnh tranh Đặt doanh nghiệp không được xem thường bất kỳ đối thủ nào và cũng cầnphải đáp ứng văn hóa cạnh tranh Lựa chọn cách ứng xử khôn ngoan nhất ngoài việcnhìn vào đối thủ trực tiếp, doanh nghiệp nên chọn các phương án vừa phải xác định,dẫn đạo thị trường, hiệp thương, vừa phải hướng tới chiếm lĩnh sự ủng hộ từ kháchhàng
Trang 13Mỗi doanh nghiệp cùng một thời điểm có quan hệ tới nhiều nguồn cung cấp thuộc
cả ba loại trên Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy ổn định và kịpthời, đảm bảo về chất lượng Nếu sai lệch sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh củabản thân doanh nghiệp Điều này lưu ý với các nhà quản trị là phải biết tìm cách đếnđược các nhà cung cấp có nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý và cao hơn là
1.2.3 Thiết lập chiến lược kinh doanh
-Thiết lập mục tiêu của công ty:
Điều đầu tiên của việc tiến hành kinh doanh là phải xác định đúng mục tiêu kinhdoanh Đây là toàn bộ kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp muốn đạt được trong mộtkhoảng thời gian nhất định Mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra có thể là mục tiêu trongkhoảng thời gian ngắn hạn hoặc dài hạnh Phải xác định rõ số liệu về mục tiêu doanhthu, thương hiệu hay thị phần trên thị trường
- Đánh giá vị trí hiện tại:
Có câu “Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng” Doanh nghiệp phải xác địnhđược vị trí của mình trên thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh Chúng ta cầnphải xác định được quy mô hiện tại của doanh nghiệp bao gồm cả nguồn lực về nhân
sự, tài chính, kỹ thuật… Đánh giá văn hóa doanh nghiệp như tầm nhìn, giá trị cốt lõi,con người, lịch sử công ty hay môi trường làm việc
Một điều nữa vô cùng quan trong là việc đánh giá được hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp Đây là bước then chốt để có thể đánh giá vị trí hiện tại của doanhnghiệp ở hiện tại và trong tương lai
- Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh:
Doanh nghiệp kinh doanh dựa vào nhu cầu của của thị trường Doanh nghiệp báncái thị trường cần chứ không phải bán cái doanh nghiệp có, vì vậy phải xác định rõthị trường đang cần gì để có thể đáp ứng nhu cầu đó của thị trường
Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng vậy, nghiên cứu đối thủ để biết được hiệnnay trên thị trường đang cung cấp sản phẩm dịch vụ nào giống mình Từ đó có thểđưa ra những nhận xét đánh giá đối thủ dựa trên vị trí của khách hàng và rút được racho mình những định hướng tốt hơn cho khách hàng Việc nghiên cứu đối thủ cũnggiúp cho doanh nghiệp tìm ra phát huy được ưu điểm của mình, đồng thời khắc phụcđược hạn chế, vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải
- Chiến lược sản phẩm trong chiến lược kinh doanh:
Điều cốt lõi trong việc kinh doanh là sản phẩm, sản phẩm của bạn phải tốt mớiđược thị trường tiếp nhận Cho dù bạn có một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, tuynhiên sản phẩm của bạn không tốt, không cạnh tranh được với thị trường thì cũng rấtkhó có thể kinh doanh một cách bền vững Chiến lược về sản phẩm là bạn phải tạo rađược những sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng Đầu tư phát triển sảnphẩm là bạn đang đầu tư cho công cụ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường mà bạn
Trang 14- Phân bố ngân sách theo mục tiêu:
Ngân sách kinh doanh không phải là vô hạn Bạn phải biết phân bổ nguồn lực tàichính sao cho phù hợp Không thể tập trung toàn bộ ngân sách vào một bộ phận nàoriêng lẻ Tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp trong thời gian đó mà sẽ có thể đưa rachiến lược phân bổ nguồn lực khác nhau Chúng ta có thể cân bằng các nguồn lựccho quảng cáo, sản phẩm, cho nhân sự, cho truyền thông, máy móc Tuy nhiên mọithứ cân phải được tính toán để có hiệu quả tốt nhất, tránh trường hợp “mất cả chì lẫntrài”
- Luôn cập nhật những thông tin mới:
Sự biến động của thị trường là không ngừng Nếu không thường xuyên cập nhật thịtrường cũng như xu hướng mới thì doanh nghiệp của bạn rất dễ tụt hậu và đi sau thịtrường Việc chúng ta đứng yên một chỗ trong khi các doanh nghiệp và đối thủ khôngngừng phát triển thì tại một thời điểm nào đó chúng ta có thể bị hất ra khỏi thị trường
mà thôi Việc linh hoạt trong các thức kinh doanh, luôn tìm tòi và khám phá nhữngthay đổi của thị trường từ đó mà học tập và thích nghi là điều mà doanh nghiệp nàocũng cần phải làm
- Đánh giá và kiểm soát kế hoạch:
Việc đánh giá và kiểm soát kế hoạch kinh doanh giúp cho doanh nghiệp phát hiện
ra những vấn đề trong chiến lược từ đó có thể điều chỉnh và thay đổi sao cho phù hợp
và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất Đây được xem là quá trình nhăm đo lườngđánh giá kết quả của chiến lược một cách chính xác, từ đó đưa ra những điều chỉnhsao cho tối ưu nhất
Việc đánh và kiểm soát tốt kế hoạch kinh doanh còn giúp cho doanh nghiệp tránhkhỏi những đe dọa không cần thiết từ thị trường và đối thủ, duy trì kết quả theo mongmuốn của các nhà quản trị, kịp thời đưa ra những giải pháp tốt hơn
1.3 Một số ma trận để thiết lập và lựa chọn chiến lược kinh doanh
1.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Ma trận IFE là một ma trận đánh giá yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp, được viếttắt bởi tên tiếng Anh Internal Factor Evaluation Matrix.Thông qua ma trận IFE, nhàquản lý có thể tận dụng cũng như khai thác một cách tối đa được những điểm mạnh
và khắc phục hiệu quả điểm yếu của các bộ phận kinh doanh chức năng Đồng thờicung cấp cơ sở giúp đánh giá được về chức năng cũng như mối quan hệ của các bộphận này
Các bước xây dựng ma trận IFE:
- Bước 1: Chỉ ra những yếu tố nội bộ chính đã được xác định trong quy trình kiểmtoán nội bộ Bạn sẽ sử dụng tổng số từ 10 – 20 yếu tố bên trong, trong đó bao gồm cảnhững điểm mạnh và điểm yếu Thứ tự liệt kê điểm mạnh trước rồi mới tới điểm yếu,liệt kê càng cụ thể càng tốt
- Bước 2: Ấn định cho mỗi yếu tố các trọng số nằm trong khoảng từ 0 cho đến 1.Trọng số được gán cho mỗi yếu tố nhất định sẽ cho biết về tầm quan trọng tương đốicủa yếu tố của doanh nghiệp đó là thành công hay thất bại trong ngành Đồng thờicần phải lưu ý tổng của tất cả các trọng số phải bằng 1
- Bước 3: Xếp hạng cho mỗi yếu tố từ 1 cho đến 4 Khi đó sẽ biết được yếu tố đó thểhiện điểm mạnh hay điểm yếu như thế nào
Trang 151 sẽ tương ứng với điểm yếu lớn
2 tương ứng với điểm yếu nhỏ
3 tương ứng với điểm mạnh nhỏ
4 tương ứng với điểm mạnh lớn
- Bước 4: Nhân trọng số của từng yếu tố với xếp hạng tương ứng của nó để có thểxác định điểm trọng số cho từng biến
- Bước5: Tổng điểm trọng số cho mỗi biến để xác định được tổng điểm trọng số cho
cả tổ chức
Đánh giá ma trận IFE
Bất kể có bao nhiêu yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp được đưa vào ma trận IFEthì tổng số điểm trọng số cũng sẽ dao động trong mức từ 1 cho tới 4 và số điểm trungbình sẽ là 2,5.Khi điểm có trọng số dưới 2,5 có nghĩa doanh nghiệp đang kém về mặtnội bố, điểm trên 2,5 đồng nghĩa doanh nghiệp mạnh về vị thế bên trong
Một ma trận IFE nên được bao gồm từ 10 – 20 yếu tố chính Số lượng của các yếu
tố sẽ không làm ảnh hưởng tới phạm vi của tổng điểm có trọng số vì trọng số luôn cótổng bằng 1 Đối với 1 yếu tố bên trong vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu thì yếu tố
đó cần phải được đưa vào ma trận IFE hai lần và cần phải gán trọng số và xếp hạngcho mỗi yếu tố
Ma trận các yếu tố bên trong(IFE)
Các yếu tố bên trong
Mức độ quan trọng (Ti)
Phân loại (Pi)
Điểm quan trọng (Qi) Kết luận
Thương hiệu ô tô đã định
vị tốt trên thương trường
trong và ngoài nước
0.08 3.72 0.30 Điểm mạnh
Vietfast có bề dày lịch sử
trong lĩnh vực nghiên cứu
xe ở trong và ngoài nước,
vị trí đắc địa ở TP HP
0.10 3.46 0.35 Điểm mạnh
Sản phẩm ô tô được đầu tư
đạt chuẩn 5 sao tiêu chuẩn
quốc gia
0.09 3.48 0.31 Điểm mạnh
Hệ thống Kỹ thuật, Công
nghệ thông tin được đầu tư
theo tiêu chuẩn quốc tế
0.09 3.18 0.29 Điểm mạnh
Chính sách Giá các Sản
phẩm phù hợp với giá tiền
của người Việt Nam
Trang 16Chính sách Chăm sóc
Khách hàng được quan
tâm và duy trì tốt
0.10 3.74 0.37 Điểm mạnh
Đối tượng Khách hàng đa
Đội ngũ Nhân viên còn
thiếu đặc biệt là mùa cao
ð Ta có thể thấy số điểm của VietFast là 3.30 cao hơn mức trung bình của ngành là
2.5 cho thấy công ty mạnh về nội bộ cũng như là các yếu tố bên trong công ty
1.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
EFE là viết tắt của cụm External Factor Evaluation Matrix trong tiếng Anh, nghĩa
là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài hoặc ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi
Ma trận EFE là ma trận trợ giúp phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài vớicác nhân tố thuộc các cấp độ của môi trường thế giới, môi trường vĩ mô và môitrường ngành Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ phảnứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về cácyếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho công ty
Ma trận EFE được xây dựng thông qua 4 bước sau:
- Bước 1: Xác định các yếu tố quan trọng Ở bước này bạn cần liệt kê từ 10-20 yếu tố
có vai trò quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp dựa trên những đánh giá từcác số liệu được nghiên nghiên cứu một cách kỹ càng, thận trọng Các yếu tố này baogồm cả những thách thức và cơ hội đối với công ty, ngành nghề kinh doanh củadoanh nghiệp bạn
- Bước 2: Ấn định chỉ số tầm quan trọng (trọng số) Sau khi đã liệt kê được các yếu
tố ảnh hưởng, bạn sẽ phải đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố này với mức độ từ
0 đến 1 (không quan trọng đến rất quan trọng) Việc đánh giá này cần phải hết sức
Trang 17khách quan, dựa trên các số liệu thực tế và thường được làm việc theo hội đồng vìtính quan trọng của nó Để số liệu được khách quan nhất, bạn cần so sánh số liệu vớicác đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành, cả những doanh nghiệp thành công vàthất bại Những yếu tố nào có thể làm cho một doanh nghiệp thất bại cần được đánhgiá thận trọng, không thể xem nhẹ nó Mức độ quan trọng của các yếu tố có thể kháchoặc trùng nhau nhưng phải đảm bảo rằng tổng tầm quan trọng của các yếu tố bằng 1.
- Bước 3: Đánh giá tác động của từng yếu tố (Hệ số phản ứng) Có những yếu tốquan trọng có thể làm một doanh nghiệp nào nó thất bại nhưng đối với doanh nghiệpcủa bạn nó có thể không có tác động mạnh mẽ đến vậy, do nhiều yếu tố thời gian, conngười, mô hình, Nên việc đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đến doanhnghiệp rất quan trọng Mức độ tác độ sẽ được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 4tương ứng với các mức tác động là: 1- Phản ứng ở mức độ ít 2- Phản ứng ở mức độtrung bình 3- Phản ứng ở mức độ trên trung bình 4- Phản ứng ở mức độ tốt
- Bước 4: Tính điểm và tổng điểm Điểm quan trọng của từng yếu tố được xác địnhbằng cách nhân chỉ số tầm quan trọng với mức độ ảnh hưởng Tổng điểm quan trọngcủa từng yếu tố chính là điểm số quan trọng của doanh nghiệp Bất kể một doanhnghiệp có nhiều cơ hội hay nhiều thử thách như thế nào thì tổng điểm của doanhnghiệp chỉ có thể nằm trong khoảng 1.0 đến 4.0 Giá trị của tổng điểm này có thểgiúp chúng ta đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với các cơ hội
và thách thức hiện tại như thế nào
• Tổng điểm bằng 1 chứng tỏ các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đangkhông hiệu quả, chưa đối phó được với các thách thức và chưa biết cách tận dụng cơhội
• Tổng điểm bằng 2.5 chứng tỏ các chính sách, chiến lược của doanh nghiệp đang ởmức trung bình, chưa tận dụng triệt để cơ hội và chưa biết cách đối phó khôn ngoanvới các mối đe dọa
• Tổng điểm bằng 4 chứng tỏ doanh nghiệp đang có một chiến lược kinh doanh hiệuquả, tận dụng tối đa được các cơ hội, và đối phó được với toàn bộ các thử thách đếnvới doanh nghiệp
Ma trận các yếu tố bên ngoài(EFE).
Nội dung câu hỏi
Mức độ quan trọng (Ti)
Phân loại (Pi)
Điểm quan trọng (Qi) Kết luận
Việt Nam có nền chính trị ổn
định và được đánh giá là
điểm đến du lịch an toàn
0.09 3.58 0.32 Cơ hội
Nền kinh tế Việt Nam đang
trên đà tăng trưởng mạnh
trong khu vực và thế giới
0.09 3.18 0.30 Cơ hội
Trang 18trường với các nước trong
khu vực và trên thế giới
Tp HCM là Trung tâm trung
chuyển trong nước và khu
Sự phát triển của Công nghệ
thông tin làm thay đổi hành
Yêu cầu của Khách hàng
Tiếng ồn và ô nhiễm môi
trường tại Tp HCM ngày
càng cao
0.06 2.80 0.17 Nguy cơ
ð Tổng điểm là 3.23 cho thấy khả năng phản ứng của VietFast khá tốt, tuy nhiên các
yếu tố ảnh hưởng lớn như giá nguyên liệu nhập khẩu còn tác động tiêu cực tới doanh nghiệp, cần theo dõi và có biện pháp khắc phục
Trang 191.3.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh (tên tiếng anh là Competitive Profile Matrix, thườngđược dùng với tên gọi tắt là CPM) là một công cụ được các doanh nghiệp sử dụng đểtìm ra ưu điểm và nhược điểm tương đối của mình với đối thủ cạnh tranh bằng cách
so sánh các đặc điểm chung
Sau khi tìm ra được các ưu và nhược điểm của mình, các nhà lãnh đạo và nhàhoạch định chiến lược sẽ dựa vào đó để đưa ra những chiến lược, định hướng pháttriển hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình
Công cụ này giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ và phân tích cụ thể về môi trườngbên ngoài doanh nghiệp và tính chất cạnh tranh cụ thể trong một ngành hàng cụ thểnào đó Và cũng là bài tập mà các bạn sinh viên sẽ phải trải qua nếu như theo học cácngành có liên quan đến kinh tế
- Bước 1: Xác định các yếu tố thành công quan trọng (CSF)
Để dễ dàng hơn, hãy sử dụng danh sách CSF bao gồm nhiều yếu tố nhất có thể.Thêm vào đó, các câu hỏi sau sẽ giúp bạn xác định được thêm các yếu tố quan trọngcủa ngành kinh doanh:
+ Tại sao khách hàng lại yêu thích thích Công ty X hơn Công ty Y hoặc ngược lại?
+ Các nguồn lực của công ty là gì?
+ Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
+ Nguyên nhân thành công và thất bại của các công ty trong ngành là gì?
- Bước 2: Gán trọng số (weight) và xếp hạng (rating)
Cách tốt nhất để xác định trọng số được chỉ định cho từng yếu tố là so sánh cáccông ty hoạt động tốt nhất và kém nhất trong ngành Bước này hết sức quan trọng bởi
nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của nghiên cứu
Thường việc này sẽ được thực hiện theo nhóm (nếu là các bạn sinh viên) hoặc theohội đồng (tại các công ty), thêm vào đó, các thông tin cần được tìm hiểu một cách đầy
đủ và chính xác để có được kết quả công bằng, thực tế nhất
VietFast Toyota Mia hạng
điểm quan trọng
hạng
điểm quan trọng
hạng điểm quan trọng
Khả năng cạnh
tranh về giá