1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả bổ sung bột cải xoăn đối với tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, thị lực và nhiễm khuẩn của học sinh tiểu học tại Hà Nội.

184 127 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệu Quả Bổ Sung Bột Cải Xoăn Đối Với Tình Trạng Dinh Dưỡng, Lực Bóp Tay, Trí Lực, Thị Lực Và Nhiễm Khuẩn Của Học Sinh Tiểu Học Tại Hà Nội
Tác giả Nguyễn Văn Nguyên
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Đắc Phu, PGS.TS. Bùi Thị Nhung
Trường học Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia
Chuyên ngành Dinh Dưỡng
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 184
Dung lượng 3,03 MB

Nội dung

NỘI DUNG 1. MỞ ĐẦU Trẻ em tuổi học đường là giai đoạn quyết định sự phát triển tối ưu các tiềm năng di truyền liên quan tầm vóc, thể lực và trí tuệ. Một số nghiên cứu và khuyến nghị của các tổ chức Quốc tế cho thấy chế độ dinh dưỡng của học sinh tiểu học có vai trò quan trọng trong kết quả học tập, tăng trưởng và phát triển của trẻ. Dinh dưỡng hợp lý giúp cho kiểm soát các bệnh nhiễm trùng, nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng thể lực và trí lực của học sinh. Một số nghiên cứu về tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em tiểu học cho thấy tình trạng thiếu vi chất của trẻ em tiểu học vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng của trẻ em Việt Nam, khẩu phần vi chất chưa đáp ứng nhu cầu đề nghị. Nguyên nhân là do chế độ ăn chưa cân đối, đa dạng, tiêu thụ rau củ quả chưa đáp ứng nhu cầu khuyến nghị. Cải xoăn chứa nhiều vitamin, các chất chống oxy hóa và các chất khoáng hơn các loại rau khác. Cải xoăn chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng như β-carotene, vitamin C, Vitamin K, vitamin E, acid folic và các vi chất như sắt, magiê, canxi và kali. Đặc biệt có hàm lượng β-carotene, vitamin C, vitamin K, acid folic và canxi khá cao, các vi chất này đều có ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và sức đề kháng với bệnh tật ở trẻ em. Cải xoăn đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới từ những nghiên cứu cơ bản đến can thiệp cho nhiều đối tượng và có kết quả tốt. Do vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của bổ sung bột lá rau cải xoăn đối với cải thiện thể lực, trí lực và tình trạng nhiễm khuẩn của học sinh của một số trường tiểu học của Hà Nội. Nghiên cứu: “Hiệu quả bổ sung bột cải xoăn đối với tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, thị lực và nhiễm khuẩn của học sinh tiểu học tại Hà Nội” được tiến hành với hai mục tiêu sau: 1) Khảo sát tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực và khẩu phần của học sinh tiểu học ở khu vực ngoại thành Hà Nội. 2) Đánh giá sự thay đổi về tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, thị lực và nhiễm khuẩn sau 8 tháng uống bột cải xoăn trên học sinh tiểu học tại Hà Nội. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Học sinh từ 7 đến 9 tuổi (đang học các khối lớp 2, 3 và 4) thuộc trường tiểu học hai xã Ninh Sở và Duyên Thái.. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Thời gian: 06/2016 đến 10/2021 tại Trường tiểu học xã Ninh Sở và Duyên Thái, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Thiết kế nghiên cứu chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (nghiên cứu cắt ngang): Đáp ứng Mục tiêu 1, theo đó cỡ mẫu tính được là 608 và thự tế khảo sát 602 học sinh tiểu học đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn. Giai đoạn 2 (nghiên cứu can thiệp): Đáp ứng Mục tiêu 2, theo đó cỡ mẫu tính được cần cho mỗi nhóm là 292 học sinh. Thực tế nghiên cứu đã chọn được 302 học sinh nhóm can thiệp bổ sung uống bột cải xoăn (kale juice) và 300 học sinh trong nhóm đối chứng trong tổng số 602 học sinh 7-9 tuổi tại 2 trường 3. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu về hiệu quả bổ sung bột cải xoăn trên 602 học sinh 7-9 tuổi với chỉ số nhân trắc, lực bóp tay, thị lực, trí lực, tình trạng nhiễm khuẩn và táo bón của học sinh tại 2 trường tiểu học Ninh Sở và Duyên Thái huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, cho một số kết luận sau: Tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, khẩu phần của học sinh 7-9 tuổi Tình trạng dinh dưỡng: Cân nặng trung bình của học sinh nam (25,9 ± 5,9 kg) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với cân nặng trung bình của học sinh nữ (24,8 ± 5,3 kg); Chỉ số Z-score cân nặng theo tuổi (WAZ) và BAZ trung bình của học sinh nam cao hơn có ý nghĩa thống kê so với học sinh nữ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm của học sinh tiểu học lần lượt là 8,5%, 3,5% và 6,3%; không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa học sinh nam và nữ ở cả 3 thể suy dinh dưỡng. Tỷ lệ thừa cân-béo phì ở mức cao (20,1%); tỷ lệ thừa cân-béo phì ở học sinh nam cao gấp 2 lần học sinh nữ. Thực trạng lực bóp tay của học sinh: Lực bóp tay trung bình của học sinh đều nằm trong giá trị trung bình theo tuổi và lực bóp tay ở mỗi lứa tuổi của học sinh nam đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với học sinh nữ. Nhóm học sinh bị SDD thể nhẹ cân, SDD thể thấp còi và gầy còm có lực bóp tay trung bình thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường. Trí lực của học sinh 7-9 tuổi: Chỉ số tốc độ xử lý và chỉ số nhớ làm việc không có sự khác biệt theo giới. Chỉ số tốc độ xử lý: mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 34,9%, trung bình dưới là 29,9%; mức độ ranh giới là 21,9%. Chỉ số trí nhớ làm việc: trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất với 48,5%; trung bình dưới là 20,7%, mức độ ranh giới là 8,0%. Khẩu phần của học sinh: Khẩu phần glucid chưa hợp lý theo khuyến nghị; khẩu phần canxi đáp ứng 55%, khẩu phần kẽm đáp ứng ...% và khẩu phần chất xơ đáp ứng 15% nhu cầu khuyến nghị. Mất cân đối về tỷ lệ lipid thực vật/lipid tổng số và tỷ lệ Ca/Mg, so với nhu cầu khuyến nghị Sự thay đổi về chỉ số nhân trắc, lực bóp tay, trí lực, trình trạng táo bón và nhiễm khuẩn sau 8 tháng can thiệp Về các chỉ số nhân tắc và tình trạng dinh dưỡng: Sự cải thiện của nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê về mức tăng cân nặng (2,27 kg so với 1,9kg), chiều cao (3,56 cm so với 3,46 cm), chỉ số WAZ (0,09 so với 0,014), chỉ số HAZ (0,013 so với -0,015) và BAZ (0,132 so với 0,049). Không có hiệu quả làm giảm tỷ lệ thừa cân-béo phì và không làm tăng nguy cơ thừa cân-béo phì ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Thay đổi lực bóp tay của học sinh 7-9 tuổi sau can thiệp: Sau can thiệp lực bóp của tay trái và tay phải của cả hai nhóm đều tăng lên có ý nghĩa thống kê so với ban đầu và nhóm can thiệp có mức tăng cao hơn so với nhóm đối chứng, sự cải thiện có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. Thay đổi tình trạng thị lực sau can thiệp: Mức cải thiện tình trạng thị lực mắt phải của nhóm can thiệp cao hơn 23,6%, chỉ số NNT = 4,3 so với nhóm đối chứng sau can thiệp. Mức cải thiện dự phòng giảm thị lực mắt phải (7,3%, chỉ số NNT = 13,7) và mắt trái ((13,9%, chỉ số NNT = 7,2) của nhóm can thiệp so với nhóm đối chứng sau can thiệp. Thay đổi trí lực sau can thiệp: Chưa thấy có sự cải thiện có ý nghĩa về trí lực giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. Thay đổi tình trạng nhiễm khuẩn và táo bón của học sinh 7-9 tuổi: Thời gian xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở nhóm can thiệp muộn hơn nhóm đối chứng là 62,5 ngày; Nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở nhóm can thiệp giảm 63% so với nhóm đối chứng; Thời gian trung bình bị nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em của một đợt bệnh ở nhóm can thiệp ít hơn 1 ngày so với nhóm đối chứng (p < 0,01). Hiệu quả can thiệp giúp nhóm can thiệp giảm 39,2% tình trạng táo bón so với nhóm chứng (p < 0,01). 4. KHUYẾN NGHỊ Cần mở rộng nghiên cứu trên quy mô lớn hơn để đánh giá về sự biến động của tình trạng dinh dưỡng trong giai đoạn hiện nay, cũng như lực bóp tay, thị lực và tính cân đối trong khẩu phần của học sinh tiểu học để từ đó xây dựng các chiến lược can thiệp phù hợp. Có thể sử dụng bột cải xoăn là thức uống tốt bổ sung cho học sinh tiểu học. Cần có nghiên cứu tiếp theo về hiệu quả bổ sung bột cải xoăn với cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng, tình trạng chống oxy hoá của cơ thể.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO- BỘ Y TẾ VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA NGUYỄN VĂN NGUYÊN HIỆU QUẢ BỔ SUNG BỘT CẢI XOĂN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, LỰC BĨP TAY, TRÍ LỰC, THỊ LỰC VÀ NHIỄM KHUẨN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: DINH DƯỠNG HÀ NỘI, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA NGUYỄN VĂN NGUYÊN HIỆU QUẢ BỔ SUNG BỘT CẢI XOĂN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, LỰC BĨP TAY, TRÍ LỰC, THỊ LỰC VÀ NHIỄM KHUẨN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành: Dinh dưỡng Mã số: 9720401 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN ĐẮC PHU PGS.TS BÙI THỊ NHUNG HÀ NỘI, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Tơi Nguyễn Văn Ngun, nghiên cứu sinh khóa 10, Viện Dinh dưỡng, chuyên ngành dinh dưỡng, xin cam đoan: Đây luận văn thân thực hướng dẫn PGS.TS Trần Đắc Phu PGS.TS Bùi Thị Nhung; Cơng trình nghiên cứu không trùng lặp với nghiên cứu khác công bố Việt Nam; Các số liệu thơng tin nghiên cứu hồn tồn xác, trung thực khách quan, xác nhận chấp thuận sở nơi nghiên cứu Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm cam kết Hà Nội, ngày tháng năm 2022 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Nguyên LỜI CẢM ƠN Sau trình làm nghiên cứu sinh luận án Viện Dinh dưỡng, tơi hồn thành luận án “Hiệu bổ sung bột cải xoăn đến tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, thị lực nhiễm khuẩn học sinh tiểu học Hà Nội” Cho phép tơi bày tỏ lịng kính trọng biết ơn sâu sắc tới: - Ban lãnh đạo Viện Dinh dưỡng, Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng & Thực phẩm, Khoa/Phịng Thầy giáo, Cơ giáo Viện tạo điều kiện vô thuận lợi giúp đỡ suốt trình học tập làm nghiên cứu sinh - Đảng ủy, Ban Giám đốc, bạn đồng nghiệp Bệnh viện Đa khoa Nơng nghiệp nhiệt tình giúp đỡ thực nghiên cứu chia sẻ kinh nghiệm quý báu để hoàn thành luận án - Viện nghiên cứu FANCL (Nhật Bản), tài trợ kinh phí sản phẩm bột cải xoăn Việt Nam để việc nghiên cứu hoàn thành tốt đẹp - Uỷ ban nhân dân huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội; Phịng Giáo dục, Trung tâm Y tế huyện Thường Tín; Ban Giám hiệu, Thầy Cô giáo, cộng tác viên, phụ huynh học sinh thuộc trường tiểu học Ninh Sở Duyên Thái giúp đỡ tạo điều kiện cho tiến hành nghiên cứu - Đặc biệt, cho xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị Nhung, người Thầy tâm huyết tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi định hướng cho tơi q trình thực luận án - Cuối cùng, xin gửi lòng chân thành tới gia đình tơi nguồn động viên để tơi hồn thành luận án Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2022 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Nguyên MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BAZ: BMI: CDC: CI: FFQ: HAZ: ARTI: HDL-C: BMI -for-age z-score (Chỉ số Zscore BMI) Body Mass Index (Chỉ số khối thể) Centers for Disease Control (Trung tâm kiểm soát dịch bệnh) Confidence Interval (Khoảng tin cậy) Food Frequency Questionnaire (Tần suất tiêu thụ thực phẩm) Height-for-age z-score (Chỉ số Zscore chiều cao theo tuổi) Acute respiratory tract infection (Nhiễm trùng đường hô hấp cấp) High Density Lipoprotein-Cholesterol (Cholesterol có tỷ trọng LDL-C: cao) Low Density Lipoprotein-Cholesterol (Cholesterol có tỷ trọng IOTF: thấp) International Obesity Task Force (Tổ chức Hành động béo phì IQ: KTC: PSI: SDD: SEANUTS: quốc tế) Intelligence Quotient (Chỉ số thông minh) Khoảng tin cậy Processing Speed Index (Chỉ số tốc độ xử lý) Suy dinh dưỡng The South East Asian Nutrition Survey (Khảo sát dinh dưỡng khu TC, BP: THCS: TTDD: UAE: UNICEF: vực Đơng Nam Á) Thừa cân, béo phì Trung học sở Tình trạng dinh dưỡng United Arab Emirates (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) United Nations International Children's Emergency Fund (Quỹ WAZ: WHO: WISC-IV: Nhi đồng Liên hợp quốc) Weight-for-age z-score (Z-score cân nặng theo tuổi) World Health Organization (Tổ chức Y tế giới) Wechsler Intelligence Scale for Children (Thang đo trí tuệ WMI: Wechler dành cho trẻ em - Ấn lần thứ 4) Working memory index (Chỉ số trí nhớ làm việc) DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em tuổi học đường giai đoạn định phát triển tối ưu tiềm di truyền liên quan tầm vóc, thể lực trí tuệ Đây giai đoạn trẻ tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn dậy tiếp theo, giai đoạn có biến đổi nhanh thể chất tâm lý giai đoạn dễ bị tổn thương bị thiếu hụt dinh dưỡng [1] Một số nghiên cứu khuyến nghị tổ chức Quốc tế cho thấy chế độ dinh dưỡng học sinh tiểu học có vai trò quan trọng kết học tập, tăng trưởng phát triển trẻ Dinh dưỡng hợp lý giúp cho kiểm soát bệnh nhiễm trùng, nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng thể lực trí lực học sinh [2], [3], [4] Nhiều nghiên cứu chứng minh trẻ em bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn, yếu tố nguy làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tử vong trẻ em [5], [6] Nhiều kết nghiên cứu người động vật thí nghiệm cho thấy vai trị quan trọng vi chất dinh dưỡng hệ thống miễn dịch, thiếu vi chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch bao gồm giảm chức tế bào T, giảm khả tổng hợp immunoglobin, giảm sản xuất cytokine Ở trẻ em, bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, hệ thống miễn dịch đặc hiệu chế bảo vệ bẩm sinh bị suy yếu [7], [8], [9] Kết điều tra SEANUTS, tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng trẻ em cho thấy: Tỷ lệ thiếu máu trẻ em tiểu học 11,8% Tỷ lệ trẻ có dự trữ sắt thấp (Ferritin

Ngày đăng: 15/04/2022, 12:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Eero A Haapala, Aino-Maija Eloranta, Taisa Venọlọinen, et al. (2015),"Associations of diet quality with cognition in children – The Physical Activity and Nutrition in Children Study" , J British journal of nutrition. 114(7), pp. 1080- 1087 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Associations of diet quality with cognition in children – The Physical Activityand Nutrition in Children Study
Tác giả: Eero A Haapala, Aino-Maija Eloranta, Taisa Venọlọinen, et al
Năm: 2015
4. Rachel Bleiweiss-Sande, Kenneth Chui, Catherine Wright, et al. (2019),"Associations between food group intake, cognition, and academic achievement in elementary schoolchildren" , J Nutrients. 11(11), p. 2722 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Associations between food group intake, cognition, and academic achievementin elementary schoolchildren
Tác giả: Rachel Bleiweiss-Sande, Kenneth Chui, Catherine Wright, et al
Năm: 2019
6. Gustavo J Bobonis, Edward Miguel, and Charu Puri-Sharma (2006), "Anemia and school participation" , Journal of Human resources. 41(4), pp. 692-721 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anemiaand school participation
Tác giả: Gustavo J Bobonis, Edward Miguel, and Charu Puri-Sharma
Năm: 2006
7. Rebecca J Stoltzfus, Jane D Kvalsvig, Hababu M Chwaya, et al. (2001), "Effects of iron supplementation and anthelmintic treatment on motor and language development of preschool children in Zanzibar: double blind, placebo controlled study" , BMJ. 323(7326), p. 1389 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effectsof iron supplementation and anthelmintic treatment on motor and languagedevelopment of preschool children in Zanzibar: double blind, placebo controlledstudy
Tác giả: Rebecca J Stoltzfus, Jane D Kvalsvig, Hababu M Chwaya, et al
Năm: 2001
8. Maureen M Black, Abdullah H Baqui, K Zaman, et al. (2004), "Iron and zinc supplementation promote motor development and exploratory behavior among Bangladeshi infants" , The American journal of clinical nutrition. 80(4), pp. 903- 910 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Iron and zincsupplementation promote motor development and exploratory behavior amongBangladeshi infants
Tác giả: Maureen M Black, Abdullah H Baqui, K Zaman, et al
Năm: 2004
9. Erica Field, Omar Robles, and Maximo Torero (2009), "Iodine deficiency and schooling attainment in Tanzania" , American Economic Journal: Applied Economics. 1(4), pp. 140-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Iodine deficiency andschooling attainment in Tanzania
Tác giả: Erica Field, Omar Robles, and Maximo Torero
Năm: 2009
10. Trần Thúy Nga (2013), Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên trẻ em lứa tuổi trước tiểu học và tiểu học khu vực thành thị và nông thôn tại một số tỉnh tại Việt Nam (SEANUT). Hội nghị SEANUTS, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị SEANUTS
Tác giả: Trần Thúy Nga
Năm: 2013
12. New York United Nations Children's Fund, NY. (1990), Strategy for Improved Nutrition of Children and Women in Developing Countries. A UNICEF Policy Review, ERIC Clearinghouse Sách, tạp chí
Tiêu đề: Strategy for ImprovedNutrition of Children and Women in Developing Countries. A UNICEF PolicyReview
Tác giả: New York United Nations Children's Fund, NY
Năm: 1990
13. Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Nguyễn Công Khẩn, và cộng sự. (2010), "Xu hướng tiến triển suy dinh dưỡng thấp còi và các giải pháp can thiệp trong giai đoạn mới 2011-2020" , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. Tập 6, số 3+4, tr. 15- 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuhướng tiến triển suy dinh dưỡng thấp còi và các giải pháp can thiệp trong giaiđoạn mới 2011-2020
Tác giả: Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp, Nguyễn Công Khẩn, và cộng sự
Năm: 2010
14. Lê Thị Hợp và Hà Huy Khôi (2010), "Xu hướng tăng trưởng thế tục của người Việt Nam và định hướng của chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng trong giai đoạn 2011-2020" , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. Tập 6 (số 3+4), tr. 5-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu hướng tăng trưởng thế tục của ngườiViệt Nam và định hướng của chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng trong giai đoạn2011-2020
Tác giả: Lê Thị Hợp và Hà Huy Khôi
Năm: 2010
15. Lê Danh Tuyên và Huỳnh Nam Phương (2015), "1000 ngày vàng - Cơ hội đừng bỏ lỡ" , Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. Tập 11 (số 1), tr. 1-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1000 ngày vàng - Cơ hội đừngbỏ lỡ
Tác giả: Lê Danh Tuyên và Huỳnh Nam Phương
Năm: 2015
16. Joanna Kapusta-Duch, A Kopec, Ewa Piatkowska, et al. (2012), "The beneficial effects of Brassica vegetables on human health" , J Roczniki Państwowego Zakładu Higieny. 63(4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: The beneficialeffects of Brassica vegetables on human health
Tác giả: Joanna Kapusta-Duch, A Kopec, Ewa Piatkowska, et al
Năm: 2012
17. Olaf Sommerburg, Jan EE Keunen, Alan C Bird, et al. (1998), "Fruits and vegetables that are sources for lutein and zeaxanthin: the macular pigment in human eyes" , British Journal of Ophthalmology. 82(8), pp. 907-910 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fruits andvegetables that are sources for lutein and zeaxanthin: the macular pigment inhuman eyes
Tác giả: Olaf Sommerburg, Jan EE Keunen, Alan C Bird, et al
Năm: 1998
18. Elizabeth J Johnson (2014), "Role of lutein and zeaxanthin in visual and cognitive function throughout the lifespan" , Nutrition reviews. 72(9), pp. 605- 612 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Role of lutein and zeaxanthin in visual andcognitive function throughout the lifespan
Tác giả: Elizabeth J Johnson
Năm: 2014
19. Elizabeth J Johnson, Rohini Vishwanathan, Mary Ann Johnson, et al. (2013),"Relationship between serum and brain carotenoids,-tocopherol, and retinol concentrations and cognitive performance in the oldest old from the Georgia Centenarian Study" , Journal of aging research. 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Relationship between serum and brain carotenoids,-tocopherol, and retinolconcentrations and cognitive performance in the oldest old from the GeorgiaCentenarian Study
Tác giả: Elizabeth J Johnson, Rohini Vishwanathan, Mary Ann Johnson, et al
Năm: 2013
20. Rohini Vishwanathan, Matthew J Kuchan, Sarbattama Sen, et al. (2014), "Lutein and preterm infants with decreased concentrations of brain carotenoids" , Journal of pediatric gastroenterology nutrition. 59(5), pp. 659-665 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luteinand preterm infants with decreased concentrations of brain carotenoids
Tác giả: Rohini Vishwanathan, Matthew J Kuchan, Sarbattama Sen, et al
Năm: 2014
21. Sailaja Elchuri, Terry D Oberley, Wenbo Qi, et al. (2005), "CuZnSOD deficiency leads to persistent and widespread oxidative damage and hepatocarcinogenesis later in life" , Oncogene. 24(3), pp. 367-380 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CuZnSODdeficiency leads to persistent and widespread oxidative damage andhepatocarcinogenesis later in life
Tác giả: Sailaja Elchuri, Terry D Oberley, Wenbo Qi, et al
Năm: 2005
22. Akira Satomi, Saburou Murakami, Taiju Hashimoto, et al. (1995), "Significance of superoxide dismutase (SOD) in human colorectal cancer tissue: correlation with malignant intensity" , Journal of gastroenterology. 30(2), pp. 177-182 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Significanceof superoxide dismutase (SOD) in human colorectal cancer tissue: correlationwith malignant intensity
Tác giả: Akira Satomi, Saburou Murakami, Taiju Hashimoto, et al
Năm: 1995
23. N Yamamoto and N Endo (2011), Effects of Kale supplementation on bone mineral density and bone metabolic markers in postmenopausal women, The American Society for Bone and Mineral Research (ASBMR) 2011 Annual Meeting, San Diego, California, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: TheAmerican Society for Bone and Mineral Research (ASBMR) 2011 AnnualMeeting
Tác giả: N Yamamoto and N Endo
Năm: 2011
27. Nguyễn Xuân Ninh (2016), "Nhu cầu, đánh giá dinh dưỡng", trong sách "Sách giáo khoa Nhi khoa (Extbook of pediatrics)" Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà, Nguyễn Thu Nhạn, và cộng sự, Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu, đánh giá dinh dưỡng", trong sách "Sáchgiáo khoa Nhi khoa (Extbook of pediatrics)
Tác giả: Nguyễn Xuân Ninh
Nhà XB: Nhà Xuất bản Y học
Năm: 2016

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w