1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI tập lớn môn học KINH tế CHÍNH TRỊ mác LÊNIN đề tài HÀNG hóa và sự PHÁT TRIỂN của NGÀNH sản XUẤT CAO SU ở VIỆT NAM HIỆN NAY

31 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 516,64 KB

Nội dung

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Thứ nhất, phân tích khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa, tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN

ĐỀ TÀI:

HÀNG HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CAO SU Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY

GHI CHÚ

Trang 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

STT Mã số SV Họ và tên Nhiệm vụ được phân công

% Điểm BTL

Điểm BTL Ký tên

1 2014629 Trần Lê Trí Thông

Mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kiểm tra nội dung, tổng hợp, viết báo cáo

100%

2 2013616 Chề Ngọc Linh 1.1 ; 1.3.1 100%

3 2011761 Nguyễn Thị Yến

4 2014306 Võ Đình Quốc 1.2 ; 1.3.2 100%

5 2014476 Nguyễn Quốc Thái 2.1 ; 2.3 100%

Họ và tên nhóm trưởng: Trần Lê Trí Thông

Số ĐT: 0908782209 Email: thong.tran2014629@hcmut.edu.vn

Nhận xét của GV:

GIẢNG VIÊN

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Nguyễn Trung Hiếu

NHÓM TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Trần Lê Trí Thông

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Trang

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu đề tài 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HÓA 3

1.1 Khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Hai thuộc tính của hàng hóa 3

1.1.2.1 Giá trị sử dụng 3

1.1.2.2 Giá trị 4

1.1.2.3 Mỗi quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa 5

1.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa 6

1.2.1 Lao động cụ thể 6

1.2.2 Lao động trù tượng 7

1.2.3 Mối quan hệ giữa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa 8

1.3 Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa 8

1.3.1 Lượng giá trị hàng hóa 8

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa 9

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CAO SU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 11

2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành sản xuất cao su hiện nay 11

Trang 4

2.2 Thực trạng phát triển của ngành sản xuất cao su ở Việt Nam 13

2.2.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân của nó 13

2.2.1.1 Những thành tựu đạt được 13

2.2.1.2 Nguyên nhân của những thành tựu 16

2.2.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó 17

2.2.2.1 Những hạn chế, tồn tại 17

2.2.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại 18

2.3 Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất cao su trong giai đoạn tiếp theo 20

2.3.1 Định hướng thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất cao su trong giai đoạn tiếp theo 20

2.3.2 Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất cao su trong giai đoạn tiếp theo 21

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường ở Việt Nam đã tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau của kinh tế xã hội, trong đó có ngành trồng trọt nói chung, ngành sản xuất cao su nói riêng Nhà nước đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển từ cây lương thực sang cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su vì người dân Việt Nam đã tích lũy được kinh nghiệm và kỹ thuật trồng cây cao su từ thời Pháp thuộc Ngành sản xuất và chế biến cao su hiện nay là một trong những ngành sản xuất nông lâm nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam, trong cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường Diện tích cao su Việt Nam hiện nay đứng thứ năm trên toàn thế giới (chiếm khoảng 5.6% tổng diện tích toàn cầu) và sản lượng xếp thứ ba (chiếm khoảng 7.7% tổng lượng cao

su tự nhiên thế giới) chỉ sau Indonesia và Thái Lan.1

Trong xu hướng hội nhập kinh tế hiện nay, sản xuất và chế biến sản phẩm cao su xuất khẩu là một trong những ngành sản xuất quan trọng của Việt Nam Hội nhập kinh

tế đã mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành cao su như: mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành, Tuy nhiên, hội nhập cũng tạo ra những khó khăn và thách thức lớn cho ngành như: cạnh tranh về giá, chất lượng, thương hiệu sản phẩm, 2 Ngành cao su của Việt Nam có sản lượng xuất khẩu cao trên thế giới, nhưng hầu hết đều xuất khẩu dưới dạng chế biến thô Công nghệ chế biến cao su của nước ta còn hạn chế so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng được nguyên liệu cho ngành công nghiệp trong nước Chất lượng cao su của Việt Nam chưa thực sự đồng đều, thương hiệu chưa mạnh Một số lô hàng của tiểu điền chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế đã ảnh hưởng đến uy tín của toàn ngành Cao su Việt Nam, kéo giá trị xuất khẩu giảm vì giá thấp hơn thị trường quốc tế

1 Nguyễn Huyền (24/09/2021) Kim ngạch xuất khẩu cao su tăng mạnh nhờ giá Truy cập từ :

https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/kim-ngach-xuat-khau-cao-su-tang-manh-nho-gia-post3090783.html

2 Phan Thị Xuân Huệ (26/02/2020) Thực trạng ngành Cao su sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định CPTPP Truy

cập từ: 69098.htm

Trang 6

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-nganh-cao-su-sau-khi-viet-nam-ky-ket-hiep-dinh-cptpp-2

Những vấn đề còn tồn tại trong ngành cao su đã được nêu trên cần được khắc phục

để thúc đẩy sự phát triển của ngành cao su, cho nên nhóm đã quyết định chọn đề tài

“Hàng hóa và sự phát triển của ngành sản xuất cao su ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của môn kinh tế chính trị Mác – Lênin

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Lý luận của C Mác về hàng hóa, sự phát triển của ngành sản xuất cao su và liên hệ đến sự phát triển của ngành sản xuất cao su,

Phạm vi nghiên cứu của chủ đề: sản xuất cao su ở Việt Nam, giai đoạn từ 2011 –

2022

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, phân tích khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa, tính hai mặt của lao

động sản xuất hàng hóa, lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

Thứ hai, khái quát lịch sử hình thành và phát triển của ngành sản xuất cao su ở Việt

Nam hiện nay

Thứ ba, phân tích thực trạng và nguyên nhân phát triển của ngành sản xuất cao su ở

Việt Nam

Thứ tư, đề xuất định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành sản

xuất cao su ở Việt Nam hiện nay

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả

5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương:

➢ CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HÓA

➢ CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CAO SU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 7

Ví dụ: Hàng hóa ở dạng vật thể như: bánh kẹo, quần áo, giày dép ; hàng hóa ở

dạng phi vật thể như: những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ vui chơi, giải trí, thể dục thể thao…

1.1.2 Hai thuộc tính của hàng hóa

+ Nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, nhu cầu cho sản xuất như: laptop để học tập

và làm việc, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất,

• Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, theo C.Mác chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng, thì giá trị sử dụng mới được thể hiện Nếu trường hợp hàng hóa chưa được tiêu dùng thì giá trị sử dụng của nó chỉ ở dạng tiềm năng Do đó, để giá trị sử dụng ở dạng tiềm năng biến thành giá trị sử dụng hiện thực thì hàng hóa đó cần được tiêu dùng Giá trị sử dụng của hàng hóa là do thuộc tính

Trang 8

4

tự nhiên (cơ - lý - hóa) của vật thể hàng hoá đó quyết định Với ý nghĩa như vậy, giá trị

sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn

• Mỗi một vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, chính

vì thế nó có nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau Khoa học kỹ thuật ngày càng khám phá ra nhiều thuộc tính mới của nó

Ví dụ: Tre có thể dùng làm đũa và các dụng cụ gia đình; nhưng tre cũng có thể

dùng làm nguyên liệu trong ngành dược hay chiết triacidaceticxelulosether từ tre, chất này được dùng trong công nghệ chế tạo phim ảnh, sợi nhân tạo, đầu lọc thuốc lá, màng phản thấm, chất dẻo, sơn, chất cách điện, chất phụ trợ thuốc trừ sâu Tuy nhiên, việc phát hiện ra và vận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích đó lại phụ thuộc vào quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật, của xã hội

• Không phải bất kì vật nào có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa Nhưng một khi vật đã là hàng hóa thì chắc chắn nó phải có giá trị sử dụng

Ví dụ: Con người rất cần không khí để hít thở, không khí chính là yếu tố quyết

định sự sống của nhân loại nhưng không khí không phải là hàng hóa; quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng cũng không phải là hàng hóa Vậy thì, trước hết để một vật trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của vật đó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi Trong kinh tế hàng hóa, ta nhận định rằng giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi

• “Giá trị sử dụng của hàng hoá là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua.”3 Chính vì thế, đòi hỏi người sản xuất hàng hóa cần phải chú ý đến nhu cầu của thị trường, hoàn thiện và cải tiến giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra sao cho sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khó tính của người tiêu dùng Đánh dấu là sau khi Việt Nam gia nhập WTO các doanh nghiệp trong nước ngày càng cạnh tranh hết sức mạnh mẽ

1.1.2.2 Giá trị

Giá trị của hàng hoá là gì?

3 Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

tr.23

Trang 9

Vấn đề kiến người đọc suy nghĩ là, tại sao vải và gạo là hai hàng hóa có giá trị

sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định ?

Khi đó thì phải có một cơ sở chung nào đó đã làm cho hai hàng hóa khác nhau

là vải và gạo có thể trao đổi được với nhau: Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng

vì hai loại hàng hóa này có công dụng hoàn toàn khác nhau (vải để mặc, gạo để ăn), nhưng dù sao chính sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi xảy ra vì không ai đem trao đổi những vật phẩm giống hệt nhau về giá trị sử dụng Mặt khác, cái chung đó phải nằm ở cả hai vải và gạo đều là sản phẩm của lao động Để sản xuất ra vải và gạo, người thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động để sản xuất ra chúng Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải với gạo, để trao đổi giữa chúng với nhau Người ta nhận định rằng lao động hao phí sản xuất ra lm vải bằng lao động hao phí để sản xuất ra 5kg gạo nên mới trao đổi theo

tỷ lệ (1m vải = 5kg gạo) Vậy, thực chất người ta trao đổi hàng hóa với nhau chẳng qua

là trao đổi lao động của mình ẩn dấu trong trong những hàng hóa đó Dựa vào sự phân tích trên, chúng ta đưa ra kết luận cuối cùng: Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi

1.1.2.3 Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

Hai thuộc tính của hàng hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau

Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hóa, một vật phải có đầy đủ hai thuộc tính này mới là hàng hóa Nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó vật phẩm sẽ không phải là hàng hóa Chẳng hạn, một vật

Trang 10

6

có ích (tức có giá trị sử dụng), nhưng không do lao động tạo ra (tức không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hóa

Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về

chất Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều

là "những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi", tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá

Thứ hai, tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa, nhưng

quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian: giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, còn giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng Do đó nếu giá trị của hàng hoá không được thực hiện thì sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất

1.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị là do lao động của người sản xuất ra hàng hóa có tính hai mặt C Mác chính là người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Đó là mặt cụ thể (lao động cụ thể) và mặt trừu tượng của lao động (lao động trừu tượng)

1.2.1 Lao động cụ thể

Lao động cụ thể là lao động của người sản xuất hàng hóa có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể được phân biệt dựa vào 5 tiêu chí như: mục đích riêng, đối tượng riêng, phương pháp riêng, công cụ lao động riêng, kết quả lao động riêng

Ví dụ: Lao động cụ thể của người đầu bếp; mục đích là chế biến món ăn, bánh

ngọt ; đối tượng lao động là cá, thịt, rau củ, bột ; phương pháp của người đó là các thao tác về cắt, thái, chiên, xào phương tiện được sử dụng là dao, thớt, nồi, chảo…; kết quả lao động là tạo ra những món ăn, bánh ngọt thật ngon miệng và đẹp mắt

Mỗi giá trị sử dụng sẽ được tạo ra từ một lao động cụ thể và đồng thời càng nhiều loại lao động cụ thể sẽ càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau Chính vì vậy, các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội Nếu phân công lao

Trang 11

xã hội ngày nay

Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa

1.2.2 Lao động trừu tượng

Lao động trừu tượng: Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc

Ví dụ: Người thợ thủ công phải bỏ ra sức lao động chân tay thì người thiết kế ra

sản phẩm máy tính Dell thì phải bỏ ra trí tuệ, tiêu hao chất xám để tạo ra sản phẩm

Lao động bao giờ cũng là sự hao phí sức lực của con người xét về mặt sinh lý, nhưng không phải sự hao phí sức lao động nào về mặt sinh lý cũng là lao động trừu tượng

Lao động trừu tượng chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa, do mục đích của sản xuất là để trao đổi Từ đó làm xuất hiện sự cần thiết phải quy các lao động cụ thể vốn rất khác nhau, không thể so sánh được với nhau thành một thứ lao động đồng nhất có thể trao đổi với nhau, tức lao động trừu tượng

Nếu không có sản xuất hàng hóa, không có trao đổi thì cũng không cần phải quy các lao động cụ thể về lao động trừu tượng Chính vì thế, lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử riêng có của sản xuất hàng hóa

Lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa

Trang 12

8

1.2.3 Mối quan hệ giữa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của người sản xuất hàng hóa Là những người sản xuất độc lập, riêng

lẻ, họ sẽ tự quyết định sản xuất “cái gì, như thế nào, cho ai” nên lao động cụ thể của họ mang tính tư nhân; đồng thời lao động của họ lại là một bộ phận của hệ thống phân công lao động xã hội, nên tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau, thông qua trao đổi mà trở nên

có ích Vì thế, lao động trừu tượng mang tính chất xã hội

Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội gọi là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa Mâu thuẫn này biểu hiện ở chỗ: sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể không ăn khớp hoặc không phù hợp với nhu cầu của xã hội; hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà

xã hội chấp nhận; mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khả năng sản xuất thừa là mầm mống của mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản

Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hóa vận động và phát triển

1.3 Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

1.3.1 Lượng giá trị hàng hóa

Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa Theo C Mác chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy

Như vậy, thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động

xã hội cần thiết Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình Trong thực tiễn khi sản xuất, người sản xuất hàng hóa phải nỗ lực cải tiến, đổi mới thiết bị, kỹ thuật để giảm thời

Trang 13

9

gian hao phí lao động cá biệt tại cơ sở sản xuất của mình xuống mức thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết, để có thể nâng cao ưu thế trong cạnh tranh

Ví dụ: Các công ty may dệt hiện nay thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản

xuất ra một cái quần là 5 giờ; các công ty về bánh kẹo, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hộp bánh là 2 giờ

Khi xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao gồm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó) và hao phí lao động mới kết tinh thêm

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

Thứ nhất, năng suất lao động

Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm

Ví dụ: 25 hàng hóa/10 phút hay 10 phút/ 25 hàng hóa

Khi tất cả các yếu tố khác không đổi: Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít Ngược lại, năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều Như vậy là đại lượng giá trị của một hàng hóa thay đổi tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và tỉ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động Do đó, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội

Ví dụ: Một nhà máy lúc trước sản xuất ra một sản phẩm mất 30 phút Lúc sau khi

tăng năng suất lao động thì thời gian sản xuất ra cùng một sản phẩm chỉ còn lại 15 phút

Năng suất lao động phụ thuộc vào các yếu tố như: Trình độ khéo léo (trung bình) của người lao động; mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ; sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất; quy mô và hiệu suất của

tư liệu sản xuất; các điều kiện tự nhiên

Trang 14

10

Ví dụ: Một nhà máy sản xuất kẹo, một ngày sản xuất ra 10000 bịch kẹo đã đóng

bịt hoàn chỉnh, sau đó một thời gian nhà máy này thay đổi toàn bộ máy móc, thiết bị làm kẹo và đóng gói bằng máy móc, thiết bị tiên tiến hơn làm cho năng suất lao động tăng lên, do đó xí nghiệp sản xuất ra 20000 bịch kẹo/ ngày

Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên

Thứ hai, tính chất phức tạp của lao động

Tính chất của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa Theo tính chất của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp

Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được

Ví dụ: Lao động của người giúp việc, lao động của người tưới cây

Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định

Ví dụ: Lao động của kỹ sư, lao động của cảnh sát hình sự, lao động của giáo

Trang 15

ấy, nhiều công nhân cao-su đã không tiếc máu xương cùng với quân dân cả nước tạo nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30-4-1975 Ghi nhận những đóng góp to lớn của công nhân ngành cao-su, Nhà nước đã công nhận ngày 28-10 hằng năm là Ngày truyền thống ngành cao-su Việt Nam Sau ngày đất nước thống nhất, Tổng cục Cao su Việt Nam (trước đây, nay là VRG) bắt tay vào công cuộc khôi phục vườn cây tiếp quản bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, mặt khác thu tuyển thêm lao động để mở rộng diện tích trồng mới Năm 1984, thực hiện phương châm “gà mẹ đẻ gà con”, lãnh đạo Tổng cục Cao su quyết định thực hiện chương trình phát triển cao su lên Tây nguyên với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn Tây nguyên

Cây cao su được đưa đến Việt Nam trồng từ năm 1897, chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh Đến cuối năm 1960, tổng diện tích cao su tại Việt Nam đạt khoảng 142.000 ha với sản lượng khoảng 79.650 tấn Giai đoạn từ năm 1958 đến 1963, cây cao su được mở rộng trồng ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, chủ yếu bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích canh tác đạt khoảng 6.000 ha Năm 1975, diện tích cao su của cả nước còn khoảng 75.200 ha, trong đó Tổng công ty Cao su Việt Nam quản lý 55.790 ha, còn lại 19.410 ha do chính quyền địa phương và tư nhân quản lý Đến năm 1892, 2.000 hạt cao su từ Indonesia nhập vào Việt Nam và đến 1907 được đánh dấu sự hiện diện cây cao su ở Việt Nam Cây cao su được trồng nhiều ở miền Đông Nam Bộ (46,4%), chủ yếu là Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu Được thiên nhiên ưu đãi những

Ngày đăng: 13/04/2022, 12:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo. (2019). Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Tác giả: Bộ Giáo dục & Đào tạo
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2019
2. Báo điện tử chính phủ. (07/11/2019). Phát triển bền vững cao su Việt Nam: ‘Đừng thấy khó mà bỏ’. Truy cập từ: https://baochinhphu.vn/print/phat-trien-ben-vung-cao-su-viet-nam-dung-thay-kho-ma-bo-102263747.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững cao su Việt Nam: ‘Đừng thấy khó mà bỏ’
3. Bộ Công Thương. (09/03/2014). Xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2013: Vẫn tăng trưởng mặc dù giá xuất khẩu giảm. Truy cập từ: https://moit.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2013: Vẫn tăng trưởng mặc dù giá xuất khẩu giảm
4. Báo công thương. (16/02/2017). Xuất khẩu năm 2017: Kỳ vọng từ các hiệp định thương mại tự do. Truy cập từ: https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/xuat-khau-nam-2017-ky-vong-tu-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-117643.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất khẩu năm 2017: Kỳ vọng từ các hiệp định thương mại tự do
5. Hiệp hội cao su Việt Nam. (19/9/2018). Đại hội hiệp hội cao su Việt Nam nhiệm kỳ V (2018 – 2021). Truy cập từ: https://www.vra.com.vn/tin-tuc/tin-cao-su-trong-nuoc/dai-hoi-hiep-hoi-cao-su-viet-nam-nhiem-ky-v-2018-2021.10868.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp hội cao su Việt Nam. (19/9/2018). "Đại hội hiệp hội cao su Việt Nam nhiệm kỳ V (2018 – 2021)
6. Tạp chí tài chính. (7/2019). Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao su Việt Nam. Truy cập từ: https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nang-cao-nang-luc-canh-tranh-cua-san-pham-cao-su-viet-nam-311158.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao su Việt Nam
7. Viện pháp luật ứng dụng Việt Nam. (16/06/2021). Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Truy cập từ: https://vienphapluatungdung.vn/tinh-hai-mat-cua-lao-dong-san-xuat-hang-hoa.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
8. Admin. (11/08/2020). Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam những năm gần đây. Truy cập từ: https://tindoanhnghiep.net/chi-tiet-tin/thuc-trang-xuat-khau-cao-su-cua-viet-nam-nhung-nam-gan-day-381/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam những năm gần đây
9. N.Cương. (29/10/2015). Ngành cao su tìm hướng thoát khó khăn. Truy cập từ: https://baotintuc.vn/chinh-sach-va-cuoc-song/nganh-cao-su-tim-huong-thoat-kho-khan-20151028163349358.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành cao su tìm hướng thoát khó khăn
11. Phương Hà. (13/02/2011). Năm “hoàng kim” của cao su. Truy cập từ: https://baobinhphuoc.com.vn/news/200/95498/nam-hoang-kim-cua-cao-su Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm “hoàng kim” của cao su
12. Trần Thị Thúy Hoa, Tô Xuân Phúc, Nguyễn Tôn Quyền, Cao Thị Cẩm. (09/2018). Ngành cao su Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển bền vững. Truy cập từ:https://tailieu.vn/doc/bao-cao-nganh-cao-su-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-ben-vung-2208233.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành cao su Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển bền vững
13. Phan Thị Xuân Huệ. (26/02/2020). Thực trạng ngành Cao su sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định CPTPP. Truy cập từ: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-nganh-cao-su-sau-khi-viet-nam-ky-ket-hiep-dinh-cptpp-69098.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng ngành Cao su sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định CPTPP
14. Nguyễn Thị Huyền. (15/11/2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa. Truy cập từ: https://luathoangphi.vn/cac-nhan-to-anh-huong-den-luong-gia-tri-hang-hoa/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
15. Nguyễn Huyền. (24/09/2021). Kim ngạch xuất khẩu cao su tăng mạnh nhờ giá. Truy cập từ : https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/kim-ngach-xuat-khau-cao-su-tang-manh-nho-gia-post3090783.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kim ngạch xuất khẩu cao su tăng mạnh nhờ giá
16. Thiên Hương, Minh Tân. (2019). Hiệp định CPTPP tác động đến ngành cao su: Cơ hội và thách thức. Truy cập từ: https://www.vietdata.vn/hiep-dinh-cptpp-tac-dong-den-nganh-cao-su-co-hoi-thach-thuc-389822047 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định CPTPP tác động đến ngành cao su: "Cơ hội và thách thức
Tác giả: Thiên Hương, Minh Tân
Năm: 2019
17. Đình Nguyên. (28/10/2021). VRG kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống ngành cao su Việt Nam. Truy cập từ: https://thanhnien.vn/vrg-ky-niem-92-nam-ngay-truyen-thong-nganh-cao-su-viet-nam-post1395614.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: VRG kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống ngành cao su Việt Nam
18. Nguyễn Vinh Quang, Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm, Nguyễn Tôn Quyền và Huỳnh Văn Hạnh. (2018). Chuỗi cung gỗ cao su Việt Nam: Thực trạng và chính sách, VIFORES, VRA, BIFA, FPA Bình Định, HAWA và Forest Trends.Truy cập từ: https://123docz.net/document/8391758-bao-cao-chuoi-cung-go-cao-su-viet-nam-thuc-trang-va-chinh-sach.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuỗi cung gỗ cao su Việt Nam: Thực trạng và chính sách, VIFORES, VRA, BIFA, FPA Bình Định, HAWA và Forest Trends
Tác giả: Nguyễn Vinh Quang, Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm, Nguyễn Tôn Quyền và Huỳnh Văn Hạnh
Năm: 2018

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng: Diện tích gieo trồng cây caosu ở nước ta từ năm 2012 đến năm 2019 (chia theo diện tích và chỉ số phát triển)( Nguồn: Tổng cục Thống kê)  - BÀI tập lớn môn học KINH tế CHÍNH TRỊ mác LÊNIN đề tài HÀNG hóa và sự PHÁT TRIỂN của NGÀNH sản XUẤT CAO SU ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ng Diện tích gieo trồng cây caosu ở nước ta từ năm 2012 đến năm 2019 (chia theo diện tích và chỉ số phát triển)( Nguồn: Tổng cục Thống kê) (Trang 17)
Bảng: Diện tích thu hoạch của cây caosu ở nước ta từ năm 2012 đến năm 2019 (chia theo diện tích và chỉ số phát triển) (Nguồn: Tổng cục Thống kê) - BÀI tập lớn môn học KINH tế CHÍNH TRỊ mác LÊNIN đề tài HÀNG hóa và sự PHÁT TRIỂN của NGÀNH sản XUẤT CAO SU ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ng Diện tích thu hoạch của cây caosu ở nước ta từ năm 2012 đến năm 2019 (chia theo diện tích và chỉ số phát triển) (Nguồn: Tổng cục Thống kê) (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w