Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất caosu

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn môn học KINH tế CHÍNH TRỊ mác LÊNIN đề tài HÀNG hóa và sự PHÁT TRIỂN của NGÀNH sản XUẤT CAO SU ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 - 31)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2. Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất caosu

su trong giai đoạn tiếp theo

Đầu tiên, cần mở rộng quy mô và diện tích trồng cây cao su , đồng thời tăng cường thành lập các phòng nghiên cứu, thí nghiệm và chế biến cao su do nhà nước quản lý để đảm bảo chất lượng của các giống cây trồng. Mặt khác cũng do công tác quy hoạch chưa chuẩn kỹ lưỡng, một số diện tích cây cao su không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng hay việc đặt nhà máy chế biến chưa thích hợp, chưa gần nguồn nguyên liệu cũng là một vấn đề cần giải quyết. Ngoài ra, việc thâm canh chưa đúng quy trình cũng kéo dài thời gian nuôi trồng và khiến cho các cây đạt đủ tiêu chuẩn cho mũ đạt tỉ lệ thấp. Cho nên nhà nước cũng nên có văn bản chỉ đạo công tác quy hoạch, một cách chính xác, rõ ràng cũng như việc các doanh nghiệp tự đặt ra lộ trình thúc đẩy sản xuất cao su hiệu quả nhất có thể.

Thứ hai, nhà nước cần hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp trong việc tăng cường các trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật chế biến cùng với việc đưa ra những chỉ đạo hợp lý, kịp thời. Hiện nay, nguồn hàng xuất khẩu của Việt Nam được tạo từ hai nguồn: sản xuất trong nước và tạm nhập khẩu để tái xuất (chủ yếu là ở Campuchia và Lào). Vậy vấn đề đặt ra là nguồn hàng sản xuất trong nước còn nhiều yếu kém, từ khâu trồng trọt, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm rút ngắn thời gian thiết kế cơ bản, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm đến công nghiệp chế biến cao su nguyên liệu. Thực tế, năng suất cao su Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực, công nghệ thiết bị lạc hậu, thiếu các thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại nên cơ cấu chủng loại cao su còn hạn chế, chất lượng thấp, vì vậy xuất khẩu với giá thấp hơn so với các nước khác. Vì vậy, Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ

22

cho công nghệ chế biến. Bên cạnh đó, Nhà nước cần thành lập các phòng thí nghiệm cao su do Nhà nước quản lý để đảm bảo chất lượng cao su theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi cây cao su cho sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường quốc tế thì công tác mở rộng thị trường sẽ đạt hiệu quả hơn.

Thứ ba, Kinh nghiệm của một số nước thành công trong lĩnh vực xuất khẩu cao su cho thấy cần thiết phải có những tổ chức chuyên trách trong việc nghiên cứu thị trường ngoài nước. Xúc tiến xuất khẩu bao gồm các hoạt động:

+ Nghiên cứu các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, tập quán sinh hoạt, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành, thu thập thông tin về cung cầu, giá cả, điều kiện thâm nhập thị trường của từng nhóm hàng, mặt hàng ở từng khu vực thị trường.

+ Xử lý các thông tin, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường cụ thể về các mặt: chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả.

+ Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đã được xử lý một cách nhanh nhất cho các cấp lãnh đạo làm cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo điều hành kinh doanh. Cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức khuyến nông, các cấp chính quyền, … tới người sản xuất để họ có căn cứ xác định phương hướng sản xuất lâu dài, ổn định và phù hợp với nhu cầu khách hàng.

+ Cung cấp các thông tin về những ưu thế của sản phẩm trong nước tới khách hàng thông qua các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm. Giúp cho các nhà nhập khẩu hiểu rõ về sản phẩm của Việt Nam, nhằm tạo ra nhu cầu tiêu thụ và tìm đối tác cho doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ ngành cao su mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia với các hoạt động dài hạn, mang tính chất chuyên sâu chứ không chỉ dừng lại ở các dự án nhỏ mang tính khảo sát thị trường nước ngoài. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong xuất khẩu cao su, cần coi trọng công tác nghiên cứu và thông tin thị trường vì thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội thị trường. Nhưng để thực hiện tốt công tác này, một mặt cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa

23

Bộ Công Thương và Bộ quản lý chuyên ngành. Mặt khác, các cơ quan nhà nước cần nâng cao vai trò và hiệu quả trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động đàm phán ký kết thoả thuận song phương và đa phương, định hướng cho các doanh nghiệp những hướng xuất khẩu mới có hiệu quả hơn.

Tiếp theo, cần phải khuyến khích thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài. Trên thực tế, thu hút đầu tư nước ngoài mà đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài vào sản xuất các sản phẩm cao su xuất khẩu là giải pháp có tính lâu dài. Nhà nước cần hoàn thiện chính sách rõ ràng nhất quán với ngành cao su và các ngành liên quan. Bởi vì theo một số chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến việc các công ty Hoa Kỳ chưa đầu tư vào Việt Nam là do môi trường đầu tư thiếu ổn định trong chính sách thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu. Với tình hình này, Nhà nước cần có những chính sách rõ ràng, nhất quán đối với ngành công nghiệp cao su và chiến lược phát triển sản xuất để thay đổi cơ cấu sản phẩm và chính sách công nghiệp nhằm phát triển các mặt hàng mới hướng về xuất khẩu với quy mô lớn đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, có nghĩa là cần hoàn thiện chính sách không chỉ trong phạm vi ngành cao su mà còn cả chính sách liên quan đến ngành sản xuất ô tô. Do bảo hộ cao đối với ngành sản xuất ô tô nên nhu cầu săm lốp ô tô tăng chậm, các doanh nghiệp chưa sẵn sàng đầu tư vào ngành sản xuất săm lốp ô tô ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi nhập khẩu đối với các nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm cao su mà trong nước chưa sản xuất được như hoá chất, thiết bị… để kích thích sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Sản phẩm công nghiệp cao su không những có giá trị gia tăng cao hơn cao su nguyên liệu mà còn có cơ hội và khả năng để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, điều này lại vượt quá khỏi tầm giải quyết của các cơ sở sản xuất do đó Nhà nước cần tập trung thu hút đầu tư để phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến phục vụ xuất khẩu, đầu tư cho khâu chế biến để tăng giá trị xuất khẩu. Mặt khác, Nhà nước cần đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc ngành cao su và có chính sách vay vốn ưu đãi đối với người sản xuất, các nhà đầu tư để phát triển sản xuất, chế biến cao su.

24

Cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội cao su. Kinh nghiệm của các nước xuất khẩu cao su chủ yếu trên thế giới cho thấy, họ có một tổ chức có chức năng quản lý thống nhất toàn ngành và tổ chức này thực hiện các chức năng quản lý, điều tiết, phổ biến chính sách của nhà nước đối với ngành cao su. Do vậy, để nâng cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội và phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam, Hiệp hội cao su Việt Nam cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

+ Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc rà soát lại chiến lược và quy hoạch phát triển, theo dõi và giám sát việc thực hiện quy hoạch đất trồng cao su, góp phần thực hiện tốt mục tiêu nâng cao giá trị và điều chỉnh hợp lý cơ cấu các mặt hàng cao su xuất khẩu.

+ Mở rộng mạng lưới hội viên đến các doanh nghiệp mạnh để làm chỗ dựa phát triển cao su tiểu điền và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Thiết lập các chương trình xúc tiến thương mại trong Chương trình xúc tiến trọng điểm quốc gia, tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu cao su Việt Nam.

+ Tăng cường công tác thông tin và dự báo thị trường, cần tập trung vào các thông tin và dự báo chiến lược về tình hình thị trường và giá cả cao su trên thế giới để các doanh nghiệp có các giải pháp chiến lược cho phù hợp

+ Tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, đấu tranh bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến, xuất khẩu cao su Việt Nam.

25

KẾT LUẬN

Ngành cao su có những đóng góp to lớn vào công cuộc khôi phục, đổi mới và phát triển đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặt ra nhiều cơ hội cũng như là thách thức trong tương lai.

Nhìn chung ngành sản xuất cao su ở Việt Nam vẫn đang trên đường phát triển, với những hỗ trợ đến từ chính phủ, các ban ngành có liên quan, đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm từ cây cao su. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, từ cơ sở vật chất đến nhu cầu sử dụng, đã đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn ngành sản xuất cao su của nước ta. Yêu cầu đặc ra một phương hướng hay một chiến lược phát triển bền vững về lâu, về dài đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với ngành sản xuất cao su nếu muốn khai thác bền vững tiềm năng của ” vàng trắng”.

Với những thành tựu đã đạt được và những nỗ lực hiện tại của chính phủ cùng người dân, chúng ta hy vọng một cánh cửa mới sẽ mở ra với ngành sản xuất cao su, góp phần đẩy mạnh phát triển đất nước, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân, và đồng thời, duy trì và phát huy các giá trị, thương hiệu, bề dày truyền thống của ngành cao-su, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững.

26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo. (2019). Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.23.

2. Báo điện tử chính phủ. (07/11/2019). Phát triển bền vững cao su Việt Nam: ‘Đừng thấy khó mà bỏ’. Truy cập từ: https://baochinhphu.vn/print/phat-trien-ben-vung- cao-su-viet-nam-dung-thay-kho-ma-bo-102263747.htm

3. Bộ Công Thương. (09/03/2014). Xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2013: Vẫn tăng

trưởng mặc dù giá xuất khẩu giảm. Truy cập từ: https://moit.gov.vn.

4. Báo công thương. (16/02/2017). Xuất khẩu năm 2017: Kỳ vọng từ các hiệp định

thương mại tự do. Truy cập từ: https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/xuat-

khau-nam-2017-ky-vong-tu-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-117643.html

5. Hiệp hội cao su Việt Nam. (19/9/2018). Đại hội hiệp hội cao su Việt Nam nhiệm

kỳ V (2018 – 2021). Truy cập từ: https://www.vra.com.vn/tin-tuc/tin-cao-su-trong-

nuoc/dai-hoi-hiep-hoi-cao-su-viet-nam-nhiem-ky-v-2018-2021.10868.html

6. Tạp chí tài chính. (7/2019). Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao su

Việt Nam. Truy cập từ: https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nang-cao-

nang-luc-canh-tranh-cua-san-pham-cao-su-viet-nam-311158.html

7. Viện pháp luật ứng dụng Việt Nam. (16/06/2021). Tính hai mặt của lao động sản

xuất hàng hóa. Truy cập từ: https://vienphapluatungdung.vn/tinh-hai-mat-cua-lao-

dong-san-xuat-hang-hoa.html

8. Admin. (11/08/2020). Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt Nam những năm gần đây. Truy cập từ: https://tindoanhnghiep.net/chi-tiet-tin/thuc-trang-xuat-khau-cao- su-cua-viet-nam-nhung-nam-gan-day-381/

9. N.Cương. (29/10/2015). Ngành cao su tìm hướng thoát khó khăn. Truy cập từ: https://baotintuc.vn/chinh-sach-va-cuoc-song/nganh-cao-su-tim-huong-thoat-kho- khan-20151028163349358.htm

27

Truy cập từ: https://ndh.vn/nguyen-lieu/thach-thuc-lon-voi-cao-su-viet-nam- 1001223.html

11. Phương Hà. (13/02/2011). Năm “hoàng kim” của cao su. Truy cập từ: https://baobinhphuoc.com.vn/news/200/95498/nam-hoang-kim-cua-cao-su

12. Trần Thị Thúy Hoa, Tô Xuân Phúc, Nguyễn Tôn Quyền, Cao Thị Cẩm. (09/2018).

Ngành cao su Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển bền vững. Truy cập từ:

https://tailieu.vn/doc/bao-cao-nganh-cao-su-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap- phat-trien-ben-vung-2208233.html

13. Phan Thị Xuân Huệ. (26/02/2020). Thực trạng ngành Cao su sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định CPTPP. Truy cập từ: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc- trang-nganh-cao-su-sau-khi-viet-nam-ky-ket-hiep-dinh-cptpp-69098.htm

14. Nguyễn Thị Huyền. (15/11/2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa. Truy cập từ: https://luathoangphi.vn/cac-nhan-to-anh-huong-den-luong-gia- tri-hang-hoa/

15. Nguyễn Huyền. (24/09/2021). Kim ngạch xuất khẩu cao su tăng mạnh nhờ giá. Truy cập từ : https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/kim-ngach-xuat- khau-cao-su-tang-manh-nho-gia-post3090783.html

16. Thiên Hương, Minh Tân. (2019). Hiệp định CPTPP tác động đến ngành cao su: Cơ hội và thách thức. Truy cập từ: https://www.vietdata.vn/hiep-dinh-cptpp-tac- dong-den-nganh-cao-su-co-hoi-thach-thuc-389822047

17. Đình Nguyên. (28/10/2021). VRG kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống ngành cao su

Việt Nam. Truy cập từ: https://thanhnien.vn/vrg-ky-niem-92-nam-ngay-truyen-

thong-nganh-cao-su-viet-nam-post1395614.html

18. Nguyễn Vinh Quang, Tô Xuân Phúc, Trần Lê Huy, Cao Thị Cẩm, Nguyễn Tôn Quyền và Huỳnh Văn Hạnh. (2018). Chuỗi cung gỗ cao su Việt Nam: Thực trạng

và chính sách, VIFORES, VRA, BIFA, FPA Bình Định, HAWA và Forest Trends.

Truy cập từ: https://123docz.net/document/8391758-bao-cao-chuoi-cung-go-cao- su-viet-nam-thuc-trang-va-chinh-sach.html

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn môn học KINH tế CHÍNH TRỊ mác LÊNIN đề tài HÀNG hóa và sự PHÁT TRIỂN của NGÀNH sản XUẤT CAO SU ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 25 - 31)