Kích thước ảnh hưởng đến chiều sâu Độ mở của ống kính kiểm soát độ sâu trường ảnh rõ – vùng có độ nét chi tiết chấp nhận được nằm ở trước và sau đối tượng lấy nét.. Độ phóng đại làm giảm
Trang 1Kích thước ảnh hưởng đến chiều sâu
Độ mở của ống kính kiểm soát độ sâu trường ảnh rõ – vùng có độ nét chi tiết chấp nhận được nằm ở trước và sau đối tượng lấy nét Với độ mở lớn (trị số f-stop nhỏ) thì DOF sẽ nông trong khi độ mở nhỏ (f-stop lớn) sẽ cho trường ảnh rõ sâu, ghi lại
rõ ràng các chi tiết cảnh
Độ phóng đại làm giảm độ sâu trường ảnh và ngược lại nên có thể tăng hoặc giảm
độ phóng đại bằng cách di chuyển đến gần hoặc xa chủ thể chụp Sử dụng ống kính tele cho phép giới hạn DOF bằng cách tăng độ phóng đại, còn ống kính góc rộng thì tăng DOF lên Một điều nữa là các cảm biến cỡ nhỏ trên máy ảnh ngắm-chụp cho DOF thay đổi khá rộng, trong khi DSLR cho độ sâu này ở các giá trị giới hạn hơn
Do đó, nếu sử dụng lấy nét tay trên máy ảnh ngắm-chụp, có thể giảm DOF bằng cách lấy nét từ xa về gần đến đối tượng cần lấy nét Ngay khi đối tượng ra khỏi vùng đủ nét thì quay ngược lại để đưa nó trở về vùng đủ nét
Khẩu độ nhỏ không cho ảnh luôn nét
Thông thường, ống kính luôn đạt độ nét cao nhất tại khẩu độ trung bình, chứ không phải nhỏ nhất Điều này ngược với cảm nhận là khẩu nhỏ cho DOF sâu thì
sẽ cho độ nét tối đa Tuy nhiên, khi chụp tại khẩu độ nhỏ nhất sẽ có xu hướng làm giảm chất lượng ảnh, nghĩa là, khi so sánh ảnh chụp ở 2 khẩu khác nhau, ảnh chụp
ở khẩu nhỏ sẽ sâu hơn, nhưng ngay tại vùng lấy nét sẽ có đôi chút kém nét hơn so với ảnh chụp ở khẩu lớn
Vì vậy nếu muốn độ nét tối đa, nên tránh chụp ở khẩu độ nhỏ nhất Thông thường ảnh chụp sẽ nét tối đa ở khẩu độ nhỏ hơn khẩu độ lớn nhất của ống kính từ 2 đến 3
Trang 2stops, ví dụ, ở ống kính có khẩu tối đa là f/2.8 thì ảnh sẽ nét nhất khi chụp ở f/5.6 hoặc f/8
Gợi ý, khi chụp, bạn nên sử dụng bảng SQF để kiểm tra độ mở phù hợp cho ảnh nét nhất đối với mỗi ống kính
Đến gần chủ thể hơn bằng kỹ thuật macro
Có rất nhiều thiết bị có thể hỗ trợ ống kính máy ảnh lấy nét ở khoảng cách cực cận, nhưng không gì bằng một ống kính macro thiết kế riêng cho nhiệm vụ này
Khoảng cách lấy nét tối thiểu của ống kính không phải là cách tính khả năng chụp macro (ví dụ, ống 100mm có thể lấy nét ở 10cm sẽ phóng to chủ thể lên hơn nhiều
so với ống 50mm chỉ lấy nét được tối thiểu ở khoảng 8cm) Thay vào đó, ống kính macro được đánh giá dựa theo khả năng phóng đại đối tượng, tính bằng độ dài tiêu
cự chia cho khoảng cách lấy nét tối thiểu của ống kính Theo đó, ống kính 100mm
có thể lấy nét tại tối thiểu 10cm tức 100mm sẽ có độ phóng đại tương đương 1x hay 1:1, tức kích thước thật của đối tượng
Vì đó, khi lấy nét với độ phóng đại lớn, tốt hơn hết nên di chuyển máy theo chiều trục ống kính hơn là sử dụng vòng xoay lấy nét Sử dụng thanh ray lấy nét để tăng
độ chuẩn xác
Không có ống kính hoàn hảo
Không có ống kính nào hoàn hảo mà chỉ có ống kính chất lượng thấp hơn ống kính khác Trong các yếu tố đánh giá chất lượng ống kính, méo tuyến tính là dễ nhận ra và gây nhiều bực bội nhất vì nó có xu hướng bẻ cong đường thẳng theo hướng đi vào (méo lồi) hoặc ra khỏi (méo lõm) khuôn hình Tất nhiên, ngày nay các lỗi này có thể dễ dàng loại bỏ nhờ các phần mềm chỉnh sửa ảnh
Trang 3Cũng vì khả năng định hướng lại các tia sáng nên ống kính còn có tác dụng như một thấu kính, chia ánh sáng trắng theo thành phần phổ tạo nên lỗi viền tím (chromatic aberration – CA) tạo ra viền màu và giảm độ nét, nhất là ở vùng rìa ảnh Người chụp có thể giảm hiện tượng này bằng cách khép khẩu nhỏ hơn
Lỗi tối góc của ảnh là hiện tượng ảnh chụp bị tối ở góc, nhất là ở độ mở lớn vì vậy
có thể khắc phục bằng cách khép bớt khẩu và dùng phần mềm xử lý
Lỗi bóng mờ khi chụp trực tiếp về nguồn sáng mạnh, gây hiện tượng mờ ảnh và tạo bóng quang phổ (hay bóng ma – ghosting) trên ảnh Khắc phục bằng cách sử dụng loa che sáng và đôi khi bằng cách khép bớt khẩu
Chú ý, hiện tượng méo ảnh thường gặp ở vùng rìa ảnh Nếu ống kính gây méo ảnh thì nên thay đổi bố cục ảnh hoặc đi lùi lại để đưa các đường thẳng ra khỏi vùng rìa này