Chính vì vậy, để phát triển nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiên đã đề ra thì một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu phải thực hiện là củng cố và lành mạnh hoá hoạt động của hệ th
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường, nền kinh tế hàng hoá phát triển rất đa dạng và phong phú, ngành Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng đặc biệt là các NHTM Chính vì vậy, để phát triển nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiên
đã đề ra thì một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu phải thực hiện là củng
cố và lành mạnh hoá hoạt động của hệ thống tài chính tiền tệ nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng Trong đó, đảm bảo hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng vừa an toàn vừa có hiệu quả cao, có khả năng thích ứng được với những biến chuyển của nền kinh tế là những điều kiện tiên quyết góp phần xây dựng một hệ thống NHTM vững mạnh và ổn định
Trong những năm qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã từng bươc đổi mới
và ngày càng khẳng định tầm quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động tín dụng của các NHTM Hoạt động tín dụng
là hoạt động cơ bản của các NHTM, nó chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản Hoạt động tín dụng được hiểu là hoạt động trong đó ngân hàng thực hiện tài trợ cho các nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế và dựa trên nguyên tắc hoàn trả, có thời hạn và có lãi Hoạt động tín dụng đem lại thu nhập chính cho NHTM nhưng cũng có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng nếu các khoản tín dụng mà ngân hàng cung cấp không hiệu quả, hoặc bị rủi ro Để tín dụng có hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn nhưng cũng hết sức quan trọng đối với các NHTM nói chung và đối với ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội nói riêng Với mong muốn được tiếp xúc với thực tế hoạt động kinh doanh Ngân hang và từ
đó tìm hiểu và phân tích được các rủi ro này, được sự giới thiệu của khoa Toán Kinh Tế và sự chấp thuận của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội,
em đã được thực tập tại phòng kế toán của Ngân hang Qua thời gian đầu thực tập,
em đã được tìm hiểu sơ bộ về Ngân hàng và đưa ra báo cáo tổng hợp với những nội dung cơ bản về Ngân hàng và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Trang 21 Giới thiệu chung về ngân hàng Sài Gòn- Hà Nội
1.1 Giới thiệu về SHB
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000085 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Cần Thơ cấp ngày 10/12/1993 và giấy phép số 0041/NN/GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 13/11/1993 SHB chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/12/1993
Những ngày đầu đi vào hoạt động, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước, SHB với vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng chỉ có trụ sở chính đặt tại số 341- Ấp Nhơn Lộc 2 - Thị tứ Phong Điền - Huyện Châu Thành - Tỉnh Cần Thơ nay
là Huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ, với tổng số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ là 8 người, trong đó chỉ có một người có trình độ đại học, với địa bàn bao gồm vài xã thuộc huyện Châu Thành, đối tượng khách hàng chủ yếu
là các hộ nông dân với mục đích vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp
Trải qua 14 năm hoạt động, đến nay vốn điều lệ của SHB đã đạt 500
tỷ đồng, mạng lưới hoạt động kinh doanh đã có mặt tại các địa bàn TP Cần Thơ, TP Hồ chí minh, TP Hà nội, TP Đà nẵng, TP Quảng Ninh và ở Tỉnh Hậu Giang, với nhiều sản phẩm dịch vụ mới tiện ích Đối tượng khách hàng của SHB đã đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế và hoạt động trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau Hoạt động kinh doanh những năm qua, SHB luôn giữ được tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với chính sách tín dụng thận trọng và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng và tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan Vì vậy, kết quả kinh doanh của SHB năm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kết hoạch đề ra, tạo tiền đề thuận lợi để ngân hàng phát triển bền vững
Ngày 20/1/2006 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 93/QĐ-NHNN chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình từ Ngân hàng
Trang 3TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB, từ đó đã tạo thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Và cho đến ngày 14/1/2008 đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng Với việc tăng vốn này, SHB có khả năng đáp ứng những khách hàng lớn cùng với hạn mức tín dụng lớn, đây là thuận lợi lớn của ngân hàng khi
mà nhu cầu về vốn của nền kinh tế đang tăng cao như hiện nay
1.2 Nguyên tắc hoạt động
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay đặc biết là quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước và sự ra đời của các tổ chức tài chính, tín dụng để tăng khả năng cạnh tranh và đạt được những yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của ngân hàng, SHB đã đặt cho mình những nguyên tắc hoạt động riêng, đây cũng thể coi là những “bí kíp” dẫn đến thành công của mỗi ngân hàng 5 nguyên tắc của SHB là:
Một là áp dụng nhất quán các thông lệ quốc tế trong công tác điều hành ngân hàng;
Hai làp hát triển và đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo lập danh tiếng về chất lượng phục vụ khách hàng, độ tin cậy, và mức giá cả cạnh tranh;
Ba là đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, lấy công nghệ thông tin làm cơ sở để phát triển mô hình ngân hàng hiện đại;
Bốn là hoạt động trên cơ sở thận trọng về tài chính và luôn nhận thức được tầm quan trọng của quản lý rủi ro, bảo toàn tài sản và duy trì khả năng thanh toán là tối cần thiết cho sự thành công của Ngân hàng; Phát huy tối đa nguồn lực tài chính trên nguyên tắc đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao khả năng sinh lời;
Trang 4 Năm là đầu tư vào con người, phát triển năng lực của cán bộ, nhân viên, khuyến khích sự cống hiến xuất sắc, thưởng công xứng đáng với thành tích và tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển toàn diện
1.3 Mục tiêu thời kỳ 2007 - 2010
- Phát triển mạng lưới
Phấn đấu đến cuối năm 2010 mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của SHB sẽ có mặt ở 43 tỉnh thành phố trong cả nước
- Sản phẩm dịch vụ mới
Từng bước phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin phù hợp với nhu cầu khách hàng và yêu cầu hội nhập
- Phát triển thương hiệu
Phát triển thương hiệu và thực hiện xây dựng văn hoá doanh nghiệp của SHB, từng bước đưa SHB trở thành “Ngân hàng thân thuộc” đối với khách hàng tại các địa bàn hoat động
- Đổi mới hiện đại hoá công nghệ thông tin ngân hàng
Đẩy nhanh tiến độ áp dụng công nghệ thông tin, đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống ngân hàng cốt lõi phù hợp, thực hiện công tác quản lý tập trung theo mô hình ngân hàng hiện đại
- Nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý vốn
Đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh cải tiến công tác quản trị rủi ro bằng cách xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện theo chuẩn quốc tế
- Tái cơ cấu tổ chức
Cải cách cơ cấu tổ chức và điều hành nhằm đưa SHB trở thành một ngân hàng hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế, lấy phục vụ khách hàng làm mục tiêu hoạt động
- Nâng cao cải tiến công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ
Trang 5Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quả trị ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra - kiểm toán nội bộ
1.4 Mạng lưới hoạt động
SHB trong các năm vừa qua đã tăng mạng lưới hoạt động của mình rộng khắp đất nước Trụ sở chính đặt tại 77 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Email: shbank@shb.com.vn
Website: http:// shb.com.vn
Chi nhánh Cần Thơ:
138 đường 3/2, P Hưng Lợi, Q Ninh Kiều, Cần Thơ
Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh:
41-43-45 Pasteur, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP HCM
Chi nhánh Hà Nội:
86 Bà Triệu, Q Hoàn Kiếm, TP Hà Nội
Chi nhánh Kiên Giang:
Số 02 Trần Phú, Thị xã Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
Chi nhánh Đà Nẵng:
Số 89 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Chi nhánh Hạ Long:
488 Trần Phú-Cẩm Phả-Quảng Ninh
Chi nhánh Bình Dương:
302, khu 01, Phường Phú Hòa, Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Và hơn 40 phòng giao dịch trên khắp đất nước
Trang 61.5 Cơ cấu tổ chức
1.5.1 Ban điều hành
Hiện nay ban điều hành của ngân hàng SHB như sau: + Hội đồng quản trị:
Ông Trần Ngọc Linh -Chủ tịch hội đồng quản trị Ông Đỗ Quang Hiển- Phó Chủ tịch hội đồng quản trị Ông Nguyễn Văn Lê- Thành viên hội đồng quản trị +Ban kiểm soát:
Ông Nguyễn Văn Xuân- Trưởng Ban Kiểm Soát
Bà Hoàng Thị Kim Anh- Kiểm soát viên
Bà Nguyễn Thị Thế Phượng- Kiểm soát viên +Ban điều hành:
Ông Nguyễn Văn Lê- Tổng giám đốc Ông Nguyễn Nhật Tính- Phó Tổng giám đốc Ông Bùi Thế Hoạt- Phó Tổng giám đốc
Bà Đặng Tố Loan- Phó Tổng giám đốc Ông Đặng Trung Dũng- Phó Tổng giám đốc
1.5.2 Bộ máy tổ chức:
Trang 71.5.3 Chức năng các phòng ban:
1.5.3.1 Phòng hành chính nhân sự
- Tuyển nhân viên
-Theo dõi toàn bộ cán bộ công nhân viên bằng chương trình quản trị nhân sự
- Theo dõi chấm công lên bảng lương
- Soạn thảo các thông báo qui định
-Xây dựng công tác của ban giám đốc trong tuần
-Xây dựng phương án và thực hiện nghiêm ngặt công tác bảo vệ an toàn cơ quan và khách hàng đến giao dịch,… và một số nghiệp vụ liên quan chức năng
1.5.3.2 Phòng tín dụng và thanh toán quốc tế
Trang 8-Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp và tiêu dùng
-Thu hồi vốn lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ khó đòi
-Phối hợp các phòng ban chức năng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng
-Hướng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn
-Một số nghiệp vụ liên quan khác
1.5.3.3 Phòng giao dịch ngân quỹ
-Kiểm tra thực thu thực chi theo chứng từ kế toán
-Cân đối thanh khoản, điều chỉnh vốn
-Kinh doanh vàng bạc đá quý và thu hồi ngoại tệ
-Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng vay
-Đào tạo, huấn luyện các giao dịch viên trong nghiệp vụ ngân quỹ và phục
vụ khách hàng
-Một số nghiệp vụ có liên quan khác
1.5.3.4 Phòng kế toán
-Kiểm tra, lập phiếu thu, chi đối với hổ sơ cho vay phục vụ sản xuất, nông công thương nghiệp, tiêu dung
-Thực hiện thanh toán liên ngân hàng
-Lập báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm
-Một số nghiệp vụ liên quan khác
1.5.3.5 Phòng công nghệ thông tin
-Quản lý mạng vi tính, chương trình phần mền ứng dụng của chi nhánh
-Quản lý các giao dịch và các dịch vụ liên quan đến tài khoản của khách hàng
-Tạo ra các phần mền tiện ích qua mạng và qua SMS
-Một số nghiệp vụ liên quan khác
Trang 91.6 Hoạt động kinh doanh chính
Theo quyết định cấp giấy phép hoạt động số 214/QĐ-NH5 ngày
13/11/1993 của thống đốc Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn- Hà Nội được thực hiện các nghiệp vụ sau:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dại hạn của các thành phần kinh
tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; phát hành kỳ phiếu có mục đích sau khi được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép
Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Ngân Hàng Nhà Nước cho phép
Vay vốn Ngân Hàng Nhà Nước và các tổ chức tín dụng khác
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đối với các tổ chức và các cá nhân sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư và chế biến sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tùy theo tính chất và khả năng của nguồn vốn
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị
Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành
Thực hiện dịch vụ giữa các khách hàng
Thực hiện các dịch vụ ngoại hối theo Quyết định số 194/QĐ- NHNN của thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam ngày 09/10/2006
1.7 Các sản phẩm dịch vụ
Sản phẩm tiền gửi:
• Tiền gửi thanh toán cá nhân và doanh nghiêp là loại tiền gửi được hưởng lãi suất không kỳ hạn được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng, bao gồm các loại tiền gửi bằng VNĐ, USD, EUR
• Tiền gửi có kỳ hạn là loại tài khoản tiền gửi được sử dụng với mục đích chủ yếu để hưởng lãi căn cứ vào kỳ hạn gửi, gồm các loại tiết kiệm VNĐ, USD, EUR
Trang 10• Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi được sử dụng với mục đích để gửi hoặc rút tiền mặt bất cứ lúc nào, gồm các loại hình tiết kiệm VNĐ, USD, EUR
• Các chứng chỉ tiền gửi có liên quan là các loại hình tiết kiệm khác mà ngân hàng cung cấp tạo điều kiện tiện ích nhất cho khác hàng
Sản phẩm dịch vụ cho vay:
• Cho vay sản xuất kinh doanh cá nhân và doanh nghiệp là tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ
• Cho vay đầu tư khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư dự án
• Cho vay tiêu dùng là tài trợ vốn cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng
• Cho vay mua bất động sản là tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt trong xây dựng, sửa chữa nhà cửa, vật kiến trúc, thanh toán tiền mua bất động sản
• Cho vay du học là tài trợ vốn cho tổ chức cá nhân để cho một hay nhiều cá nhân khác có nhu cầu du học tại chỗ hoặc du học ở nước ngoài
• Cho vay sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do SHB phát hành là tài trợ vốn cho khách hàng có số dư tiết kiệm, số tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại ngân hàng nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng hợp pháp
• Cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp là tài trợ cho khách hàng ở khu vực nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nông nghiệp
• Cho vay thấu chi là tài trợ vốn cho khách hàng nhằm bổ sung phần vốn thiếu hụt khi tài khoản của khách hàng mở tại SHB không đủ số
dư cần thiết để thanh toán
Trang 11 Sản phẩm bảo lãnh:
Là việc Ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng với nhiều loại hình sau:
• Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
• Bảo lãnh thanh toán
• Bảo lãnh vay vốn
• Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu
• Bảo lãnh nước ngoài
• Bảo lãnh phát hành chứng từ có giá
Dịch vụ thẻ Solid
Cùng với tăng nhanh của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngân hàng cũng đã phát triển các dịch vụ như phát hành thẻ Ngày 7/12/2007 vừa qua ngân hàng chính thức ra mắt thẻ Solid, Với sự ra đời của thẻ Solid, SHB đang từng bước hoàn thiện các dịch vụ của mình để trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam theo lộ trình phát triển đến năm 2010 Tuy ra đời muộn so các các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác song thẻ Solid lại có những tính năng vượt trội thẻ Solid của SHB đã tham gia vào liên minh thẻ của Vietcombank, vì vậy các khách hàng của SHB có thể rút tiền mặt tại 3000 máy ATM hoạt động 24/24h, đồng thời cũng có thể mua hàng hóa tại 20.000 đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn quốc Đặc biệt, tài khoản thẻ Solid của SHB có thể được thấu chi lên đến 200 triệu đồng
Cổ phiếu
Ngân hàng SHB được sự cho phép của UBCK đã chào bán 150 triệu
cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng để tăng vốn điều lệ từ 500 tỉ đồng lên 2000
tỉ đồng và theo đó, SHB sẽ phát hành 70 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
Trang 12theo tỉ lệ 1:1,4 với giá 10.000 đồng/ cổ phiếu; chào bán 80 triệu cổ phiếu cho
cổ đông chiến lược và cán bộ công nhân viên voéi giá 10.600 đồng/ cổ
phiếu, cụ thể bán cho Tập đoàn Than khoán sản Việt Nam và tập đoàn Công nghiệpcao su Việt Nam, mỗi đơn vị 30 triệu cổ phiếu, Tập đoàn Hạ Long 16 triệu cổ phiếu….; riêng đối tác chiến lược và cán bộ công nhân viên của SHB không chuyển nhượng cổ phiếu trong 3 năm
Và SHB sẽ trở thành ngân hàng thứ ba lên sàn giao dịch chứng khoán đây là bước phát triển lớn nâng cao khả năng huy động vốn và cạnh tranh trong quá trình hội nhập
Ngân hàng trực tuyến
Sự ra đời của sản ngân hàng trực tuyến (iBanking) cũng giúp cho ngân hàng và khách hàng thuận lợi trong việc quản lý các khoản tiền vay và cho vay một cách hiệu quả mà bảo mật tránh những rủi ro cho khách hàng và ngân hàng, tiết kiệm được thời gian và công sứcvới chức năng mã hóa mật khẩu bằng MD5 và chức năng nhập dữ liệu bằng bàn phím ảo mật khẩu đăng nhập của khách hàng trên đường truyền từ phía khách hàng về SHB đã được
mã hóa, tránh được việc hacker đột nhập đường truyền và lấy đi mật khẩu của khách hàng Ngoài ra, để hạn chế việc các chương trình virus trong máy tính ghi lại thao tác gõ phím nhằm lấy cắp mật khẩu khách hàng, điều này sẽ giúp cho thông tin đăng nhập của khách hàng được bảo vệ tốt hơn Quý khách có thể truy vấn tài khoản cũng như các dịch vụ liên quan đến ngân hàng như tỷ giá, lãi suất trên SMS bằng cách soạn tin nhắn rồi gửi đến 997, ngay lập tức sẽ nhận được tin nhắn phản hồi Đây cũng là tính năng vượt trội của iBanking so với các ngân hàng khác
1.8 Các hoạt động khác của SHB
Ngoài chức năng của một ngân hàng chủ động và năng động trong kinh doanh SHB còn tích cực tham gia các hoạt động của xã hội như :