Thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập kiểm toán pkf TSCĐ (1) (Trang 31 - 38)

1.3.2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, KTV mới chỉ tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về hệ thống KSNB của đơn vị. Đó mới chỉ là căn cứ để KTV nhận định khái quát về hệ thống KSNB chứ chưa thể đưa ra kết luận chính xác về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB đối với từng khoản mục hay từng chu trình, do vậy KTV phải tiến hành các thử nghiệm kiểm soát, bao gồm :

- Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

- Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với Bảng Cân đối phát sinh và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

Bảng 1.5. Một số kiểm soát nội bộ chủ yếu và thử nghiệm kiểm soát Mục

tiêu Quá trình KSNB chủ yếu

Các thử

nghiệm kiểm soát phổ biến

Tính hiệu lực

- TSCĐ ghi trong sổ sách hiện do DN quản lý, sử dụng. Tách biệt trách nhiệm giữa bộ phận quản lý TSCĐ với bộ phận ghi sổ.

- Sự có thật của yêu cầu mua, phê duyệt mua, hợp đồng mua, biên bản bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng và thẻ TSCĐ.

- Các chứng từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ được huỷ bỏ, tránh việc sử

- Quan sát TSCĐ ở đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa các chức năng quản lý và ghi sổ với bộ phận bảo quản TSCĐ.

- Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ và dấu hiệu của KSNB.

- Kiểm tra dấu hiệu của sự huỷ bỏ.

Mục

tiêu Quá trình KSNB chủ yếu

Các thử

nghiệm kiểm soát phổ biến

dụng lại. Tính

đầy đủ

Mỗi TSCĐ có một bộ hồ sơ theo dõi. Việc ghi chép, tính nguyên giá TSCĐ đều dựa trên cơ sở chứng từ hợp lệ.

Kiểm tra tính đầy đủ của chứng từ có liên quan đến TSCĐ.

Quyền và nghĩa vụ

TSCĐ được ghi nhận thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, được doanh nghiệp quản lý và sử dụng.

Kiểm kê TSCĐ kết hợp với việc kiểm tra chứng từ, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu của tài sản.

Sự phê chuẩn

Phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảm, trích khấu hao TSCĐ được phân cấp đối với các nhà quản lý doanh nghiệp.

- Phỏng vấn những người có liên quan.

- Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn.

Tính kịp thời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc ghi sổ và cộng sổ TSCĐ được thực hiện kịp thời ngay khi có nghiệp vụ phát sinh và đáp ứng yêu cầu lập BCTC của doanh nghiệp

Kiểm tra tính đầy đủ và kịp thời của việc ghi chép.

Tính chính xác

- Tất cả các chứng từ liên quan tới việc mua sắm, thanh lý… TSCĐ ở doanh nghiệp đều được phòng kế toán tập hợp và tính toán đúng đắn. - Việc cộng sổ chi tiết và sổ tổng hợp TSCĐ là chính xác và được kiểm tra đầy đủ.

- Xem xét dấu hiệu kiểm tra của hệ thống KSNB.

- Kiểm tra cộng dọc,cộng ngang trên sổ kế toán..

Phân loại và trình bày

- Doanh nghiệp có quy định về việc phân loại chi tiết TSCĐ phù hợp với yêu cầu quản lý.

- Quy định về trình tự ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh của TSCĐ.

- Phỏng vấn người có trách nhiệm để tìm hiểu quy định về phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp.

- Kiểm tra việc sử dụng hệ thống tài khoản và sự phân loại sổ sách kế toán.

- Xem xét trình tự ghi sổ và dấu hiệu kiểm tra của hệ thống KSNB.

1.3.2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích

Trong kiểm toán, phân tích được đánh giá là một thủ tục kiểm toán có hiệu quả vì tốn ít thời gian và chi phí thấp mà lại có thể cung cấp những bằng chứng về tính hợp lý chung của các số liệu kế toán, đồng thời phát hiện khả năng có các sai lệch trọng yếu. Trước khi kiểm tra chi tiết số dư, tình hình tăng hay giảm trong năm, KTV cần đảm bảo rằng số liệu trên các sổ sách khớp đúng. Muốn vậy, KTV so sánh, đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết với sổ cái, bảng cân đối kế toán. Tiếp đó, KTV thu thập hoặc lập bảng tổng hợp số liệu TSCĐ gồm có số dư đầu kỳ, phát sinh tăng và giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ của nguyên giá, khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ. Với số dư đầu năm sẽ được KTV đối chiếu với BCKT năm trước để đảm bảo tính trung thực, hợp lý; với số phát sinh tăng, giảm trong kỳ sẽ được kiểm tra chi tiết được thể hiện ở giai đoạn sau.

Trong giai đoạn này, thủ tục phân tích đối với khoản mục TSCĐ thường được KTV phần hành đi sâu vào so sánh số dư về nguyên giá, khấu hao TSCĐ năm nay so với năm trước, tỷ trọng giữa tổng giá trị TSCĐ và tổng tài sản năm nay với năm trước. Các chênh lệch bất thường sẽ được KTV chú ý và tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết để làm sáng tỏ.

1.3.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết

Thủ tục kiểm tra chi tiết có thể chia làm hai loại chính là kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và kiểm tra chi tiết số dư.

Với kiểm tra chi tiết nghiệp vụ :

Việc thực hiện kiểm tra chi tiết nghiệp vụ nhằm tìm ra những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ, sai số trong hạch toán và những sai sót do thực hiện nghiệp vụ không theo nguyên tắc.

Bảng 1.6 Các kiểm tra chi tiết nghiệp vụ TSCĐ Mục tiêu kiểm toán Khảo sát nghiệp vụ thông thường

1.Mục tiêu hiệu lực

Số liệu phản ánh giá trị TSCĐ hữu hình, vô hình và số khấu hao của những TSCĐ là có thật

- Xem xét các chứng từ gốc, Sổ Nhật ký và Sổ cái các TK 211, TK 213 đối với những TSCĐ có giá trị lớn và phát sinh không theo dự toán TSCĐ của đơn vị.

- Đối chiếu giữa chứng từ gốc và các sổ nêu trên.

- Đối chiếu giữa các sổ TSCĐ với các sổ kế toán có liên quan.

2. Mục tiêu đầy đủ

Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ đều được ghi sổ đầy đủ

- Đối chiếu hợp đồng, biên bản và các chứng từ liên quan khác với Sổ Nhật ký.

- Đối chiếu giữa Sổ Nhật ký với Sổ cái TSCĐ

3. Quyền và nghĩa vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các TSCĐ ghi sổ đều thuộc quyền sở hữu của đơn vị

Xem xét các hợp đồng, các biên bản bàn giao tài sản.

4. Sự phê chuẩn

Việc mua sắm, điều chuyển, thanh lý đều được phê chuẩn

- Xem xét việc phê chuẩn có phù hợp với chính sách của đơn vị hay không.

- Kiểm tra tính đúng đắn của chứng từ phê chuẩn

5. Tính chính xác cơ học

Nguyên giá TSCĐ hữu hình, việc trích khấu hao TSCĐ đều được tính toán chính xác

- Xem xét các chứng từ gốc liên quan đến việc mua sắm, nhượng bán… và trích khấu hao TSCĐ

- Đối chiếu chứng từ với Sổ cái TK có liên quan

6. Tính kịp thời

Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ được ghi sổ kịp thời đúng lúc

So sánh hợp đồng, biên bản và các chứng từ khác với ngày tháng ghi nghiệp vụ vào sổ kế toán

7. Phân loại và trình bày - Đối chiếu chứng từ gốc với Sổ cái của từng TK TSCĐ

- Xem xét tính chính xác trong công việc ghi sổ chi tiết, so sánh với các sổ tổng hợp TSCĐ

nhất trong quá trình kiểm toán TSCĐ. Thủ tục kiểm tra chi tiết trong giai đoạn này chủ yếu là kiểm tra chi phí khấu hao và các phát sinh tăng, giảm TSCĐ.

Kiểm tra nghiệp vụ tăng TSCĐ : TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn. Số tiền đầu tư mua sắm hình thành tài sản thường không hề nhỏ. Vì vậy, việc kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ là không thể thiếu nếu đơn vị có phát sinh. Việc kiểm tra chi tiết số dư TSCĐ tăng trong kỳ được trình bày theo bảng sau :

Bảng 1.7. Kiểm tra chi tiết số dư TSCĐ tăng.

Mục tiêu Các khảo sát chi tiết Ghi chú

Tính hợp lý chung

- So sánh tỉ trọng của TSCĐ trên tổng tài sản để đánh giá tính hợp lý trong việc đầu tư vào TSCĐ.

- So sánh nguyên giá, số phát sinh tăng TSCĐ năm nay so với năm trước.

KTV phải có những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc công việc sản xuất của doanh nghiệp.

Tính hiện hữu - Kiểm tra sự đầy đủ cũng như tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các bộ hồ sơ có liên quan đến TSCĐ tăng trong kỳ. - Kiểm tra vật chất, kiểm kê TSCĐ hiện có và TSCĐ tăng trong kỳ.

- Kiểm tra nguồn hình thành TSCĐ và những khoản thực chi trả để có được TSCĐ.

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của kiểm toán TSCĐ, thực hiện thông qua hoạt động chứng kiến kiểm kê của KTV.

Tính trọn vẹn

- So sánh giá trị ghi sổ với kết quả kiểm kê để phát hiện những tài sản bị bỏ sót. - Đối chiếu hoá đơn của người bán, các chứng từ tăng TSCĐ, các chi phí sửa chữa TSCĐ với sổ sách kế toán để phát hiện các trường hợp quên ghi sổ hoặc ghi TSCĐ thành chi phí sản xuất kinh doanh.

Mục tiêu Các khảo sát chi tiết Ghi chú

Tính giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra hoá đơn của người bán và chứng từ gốc liên quan đến tăng TSCĐ. - Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê tài chính liên quan đến xác định nguyên giá TSCĐ đi thuê.

- Đối chiếu từng trường hợp tăng với sổ chi tiết TSCĐ.

- Cần nắm vững các nguyên tắc quy định hiện hành về xác định nguyên giá TSCĐ. - Số lượng kiểm tra tuỳ thuộc vào mức rủi ro kiểm soát của khoản mục TSCĐ trong BCTC.

Quyền và nghĩa vụ

- Kiểm tra các hoá đơn, các chứng từ gốc có liên quan.

- Kiểm tra các điều khoản của hợp đồng thuê TSCĐ

- Kiểm tra nguồn hình thành TSCĐ.

- Khi cần chú ý nhiều đến máy móc, thiết bị sản xuất. - Kiểm tra thường xuyên đối với đất đai, nhà xưởng và TSCĐ vô hình.

Chính xác cơ học

- Cộng bảng liệt kê mua sắm, đầu tư, cấp phát…

- Đối chiếu số tổng cộng trong Sổ Cái tổng hợp.

Mức độ và phạm vi kiểm tra phụ thuộc vào tính hiệu lực của hệ thống KSNB.

Phân loại, trình bày

Kiểm tra các chứng từ tăng TSCĐ và các bút toán trong sổ kế toán căn cứ vào các quy định hiện hành.

Tính kip thời Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ vào gần ngày lập BCTC để kiểm tra việc ghi sổ có đúng kỳ không.

Kết hợp với việc ghi sổ đầy đủ các nghiệp vụ tăng TSCĐ và cách tính giá TSCĐ. Chú ý thời gian ghi sổ.

Kiểm tra chi tiết số dư TSCĐ giảm :

TSCĐ ghi giảm thường xảy ra sai phạm trong việc ghi giảm giá trị, việc thanh lý hay nhượng bán chưa có cơ sở hợp lý. Vì vậy, khi kiểm tra KTV cần tiến hành các công việc sau:

- Kiểm tra kế hoạch, dự kiến thanh lý tài sản;

- Kiểm tra trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán;

- Kiểm tra việc tính khấu hao liên quan đến TS thanh lý, tính toán lại những thu nhập và chi phí để thấy được những điểm bất hợp lý của nghiệp vụ thanh lý;

- Kiểm tra những TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn chưa thanh lý và đang còn sử dụng;

- Kiểm tra DN đã giảm TSCĐ theo quy định của phát luật hiện hành. Kiểm tra chi tiết chi phí khấu hao :

Chi phí khấu hao là một khoản ước tính kế toán, mục tiêu của kiểm toán khấu hao TSCĐ là đảm bảo việc đánh giá, phân bổ khấu hao của khách hàng là hợp lý và theo đúng quy định hiện hành. Do đó, KTV phần hành sẽ xem xét phương pháp khấu hao và mức phân bổ khấu hao để xác định phương pháp và thời gian khấu hao có tuân theo quy định hiện hành không (hiện tại cần tuân theo TT45/2013/TT-BTC), thời gian trích khấu hao đã đăng ký có được nhất quán không, việc phân bổ khấu hao trong năm có chính xác không. Muốn vậy, KTV tiến hành các công việc sau:

Kiểm tra các chính sách khấu hao TSCĐ mà đơn vị khách hàng hiện đang áp dụng có phù hợp với quy định không;

Xem xét phương pháp khấu hao, thời gian khấu hao đã phù hợp với các quy định chưa;

So sánh, đối chiếu số liệu trên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ với sổ chi tiết, sổ cái xem số liệu đã khớp chưa;

Tính toán lại mức khấu hao phân bổ trong năm và so sánh với số liệu kế toán, chú ý các trường hợp tài sản đã khấu hao hết những vẫn tiếp tục trích khấu hao;

Xem xét việc phân bổ chi phí khấu hao cho các bộ phận sử dụng TSCĐ đã hợp lý chưa.

Ngoài ra KTV cũng cần lưu ý kiểm tra chi tiết các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhằm xác định các khoản chi phí nào sẽ đủ điều kiện ghi tăng vào nguyên giá TSCĐ, chi phí nào sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh, KTV xem xét đến chi phí sửa chữa lớn phát sinh, gồm hai hình thức sau:

Sửa chữa lớn phát sinh nhằm cải tạo, nâng cấp kéo dài tuối thọ của TSCĐ. Chi phí này sẽ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ.

Sửa chữa lớn nhằm phục hồi khả năng hoạt động của TSCĐ bao gồm sửa chữa lớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch. Chi phí này phát sinh sẽ được tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Trên cơ sở đó, KTV kiểm tra xem kế toán đã hạch toán đúng chưa.

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập kiểm toán pkf TSCĐ (1) (Trang 31 - 38)