Về phía kiểm toán viên

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập kiểm toán pkf TSCĐ (1) (Trang 87 - 93)

KTV là yếu tố quan trọng nhất trong việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC nói chung và khoản mục tài sản cố định nói riêng, ngoài những yếu tố tác động từ bên ngoài như: pháp luật của nhà nước, quy định của hiệp hội nghề nghiệp, quy chế của công ty, thì bản thân KTV cần tự mình trau dồi, nâng cao kiến thức cũng như yếu tố đạo đức nghề nghiệp, thông qua việc:

Tích cực, chủ động tham gia các khóa đào tạo, các lớp học liên quan đến chuyên nghành để nâng cao trình độ chuyên môn, bên cạnh đó, cần thường xuyên cập nhật tình hình biến động về kinh tế, xã hội và định hướng kinh tế của Nhà nước, nhằm nâng cao khả năng phân tích, liên kết giữa bối cảnh kinh tế và kế hoạch mua sắm TSCĐ của khách hàng.

Cuối cùng, yếu tố rất quan trọng cần được chú trọng đó là tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, KTV là nghề đặc biệt, nghề cung cấp sự đảm bảo thông tin. Vì vậy, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đạo đức nghề nghiệp, để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, góp phần minh bạch hóa xã hội.

KẾT LUẬN

Tài sản cố định là một khoản mục quan trọng trên BCTC của một doanh nghiệp. Do đó, việc thực hiện kiểm toán khoản mục này một cách hợp lý sẽ góp phần làm tăng thêm giá trị của Báo cáo kiểm toán, cung cấp thông tin cần thiết cho những người sử dụng để họ đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế đối với các doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó, Công ty TNHH PKF Việt Nam luôn quan tâm đến việc hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế đặt ra, trong quá trình làm việc và nghiên cứu tại công ty, chuyên đề: “Vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện” em đã đặt ra và đạt được một số kết quả sau:

 Tập trung nghiên cứu hệ thống hóa những lý luận về kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính.

 Phân tích, đánh giá thực trạng kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH PKF Việt Nam, trên cơ sở đó chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại.

 Trên cơ sở phân tích thực trạng, chuyên đề đưa ra một số giải pháp nhằmHoàn thiện kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty.

Với kết quả trên, em hi vọng sẽ đóng góp một phần kiến thức của mình vào hoàn thiện kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính ở công ty TNHH PKF Việt Nam nói riêng và ở các công ty kiểm toán nói chung.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều và khả năng còn hạn chế nên chắc chắn chuyên đề sẽ không tránh khỏi những tồn tại nhất định. Với sự mong muốn hoàn thiện hơn, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô và các bạn đọc quan tâm đến vấn đề này để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Chuyên đề này được hoàn thành với sự giúp đỡ của Ban giám đốc công ty, các anh chị đồng nghiệp và đặc biệt là ThS. Lê Quang Dũng đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành chuyên đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Website: http://www.a-c.com.vn/

2. Website: http://www.vneconomy.com/

3. Chương trình kiểm toán mẫu VACPA

4. Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính về chế độ kế toán doanh nghiệp.

5. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

6. GS.TS Nguyễn Quang Quynh, PGS. TS Ngô Trí Tuệ (2015) - Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

7. Nguồn tài liệu từ Công ty TNHH PKF Việt Nam: File hồ sơ kiểm toán công ty 31/12/2017

PHỤ LỤC

Phụ Lục 01- Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ.

PKF VIỆT

NAM Tên Ngày

số

Khách hàng: Công ty… Thực hiện

A1

Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2017 Soát xét 1

Nội dung: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH - CHƯƠNG

TRÌNH KIỂM TOÁN Soát xét 2

A. MỤC TIÊU

TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, thuộc quyền sở hữu của DN, tài sản thuê tài chính thuộc quyền sử dụng của DN; nguyên giá và khấu hao được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng niên độ, phù hợp; và trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

B. THỦ TỤC KIỂM

STT Thủ tục Người Tham Đảm bảo mục tiêu (Y/N) Ghi chú thực hiện chiếu I Thủ tục chung

Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

II Thủ tục phân tích

So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dư TSCĐ năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn/ hoặc bất thường (phân tích đến tận nhóm/ loại tài sản nếu cần thiết)

III Thủ tục kiểm tra chi tiết

1.

Lập Bảng số liệu tổng hợp tình hình tăng giảm,

Đối chiếu các số dư trên Bảng số liệu tổng hợp với BCTC, Sổ Cái, sổ chi tiết,… năm nay; và BCTC, giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước.

2. Kiểm tra chi tiết nguyên giá TSCĐ HH/ Vô hình

a Kiểm tra tăng, giảm nguyên giá TSCĐ HH/ VH/ Thuê TC

- Kiểm tra các nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ bao gồm:

Phê duyệt, và các bước tiến hành theo đúng quy chế của đơn vị, và các quy định hiện hành

Kiểm tra việc ghi nhận đầy đủ, phù hợp

-

Đối với tài sản giảm do tháo dỡ. Xem xét bản chất của sự việc và thu thập hồ sơ liên quan

-

Đối với nghiệp vụ mua/bán TSCĐ với bên liên quan:Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giá cả, khối lượng giao dịch…

b. Kiểm tra sự phân loại, trình bày TSCĐ HH/ VH

-

Rà soát danh mục TSCĐ/BĐS đầu tư (chi tiết theo từng tài sản) để đảm bảo việc phân loại giữa TSCĐ HH với BĐS đầu tư, giữa TSCĐ HH với chi phí SXKD hoặc HTK, giữa TSCĐ VH với chi phí trả trước dài hạn là phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng - Thu thập danh mục TSCĐ dùng để cầm cố, thế chấp, hạn chế sử dụng,…(kết hợp với phần hành “Vay và nợ ngắn/dài hạn”) và danh mục TSCĐ đã dừng hoạt động, tạm dừng để sửa chữa, không cần dùng chờ thanh lý, đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng,…(thông qua phỏng vấn

KH, kết hợp với thủ tục quan sát thực tế).

3. Quan sát thực tế TSCĐ

a.

Tham gia chứng kiến kiểm kê thực tế TSCĐ cuối kỳ, đảm bảo các thủ tục kiểm kê được thực hiện phù hợp và chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế và số liệu sổ kế toán (nếu có) đã được xử lý. Đánh giá tình trạng sử dụng của từng TSCĐ tại thời điểm kiểm kê.

b.

Nếu DN có TSCĐ do bên thứ ba giữ: Lấy xác nhận của bên thứ ba hoặc trực tiếp quan sát (nếu trọng yếu).

4 Kiểm tra khấu hao tài sản cố định

a.

Thu thập Bảng tính khấu hao TSCĐ/BĐS đầu tư trong kỳ (chi tiết đến từng TSCĐ). Kiểm tra tính chính xác số học và đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết, BCĐPS, BCTC)

b. Kiểm tra chi tiết chi phí khấu hao tài sản cố định (tính toán)

c. Kiểm tra thời gian trích khấu hao có phù hợp

d. Kiểm tra phân bổ chi phí cho các bộ phận sử dụng

e.

Kiểm tra việc ghi nhận giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.

f.

Xem xét chênh lệch giữa phương pháp phân bổ cho mục đích kế toán và mục đích thuế (nếu có) và tính toán thuế thu nhập hoãn lại phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

IV

Thủ tục kiểm toán khác (bổ sung trong quá trình kiểm toán thực tê)

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập kiểm toán pkf TSCĐ (1) (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w