Kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập kiểm toán pkf TSCĐ (1) (Trang 38)

Giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán là kết thúc kiểm toán. Khi thu thập đầy đủ các bằng chứng để đi tới kết luận với các khoản mục trên BCTC nói riêng cũng như khoản mục TSCĐ nói riêng. Trong giai đoạn này, KTV và công ty kiểm toán cần phải thực hiện những công việc cơ bản cần thiết cuối cùng trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, các công việc trong giai đoạn này bao gồm:

1.3.3.1. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ

Các cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Do đó, trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hoàn thành BCKT có thể phát sinh một số sự kiện có thể gây ảnh hưởng đến thông tin được trình bày trên BCTC, KTV có trách nhiệm xem xét các sự kiện này. Để thu thập bằng chứng về các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ, KTV thường áp dụng các thủ tục như :

- Rà soát lại các biên bản họp hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban giám đốc sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC;

- Xem xét các sổ kế toán sau ngày lập BCTC;

- Phỏng vấn, trao đổi với ban giám đốc đơn vị;

- Kiểm tra lại kết quả công nợ được đánh giá là trọng yếu;

- Xem xét những TSCĐ không sử dụng và được bán sau ngày khóa sổ với giá thấp hơn nguyên giá ghi trên sổ sách;

- Kiểm tra các đầu công nợ liên quan đến TSCĐ, xem xét xem khả năng thanh toán liên quan đến TSCĐ được thanh lý nhượng bán từ trong năm tài chính.

Bên cạnh đó, KTV sẽ tiến hành thu thập thư giải trình của ban giám đốc theo đúng yêu cầu của chuẩn mực. Trong thư giải trình, ban giám đốc công ty phải xác nhận trách nhiệm của mình trong việc trình bày trung thực và hợp lý các thông tin trên BCTC công ty đã lập.

Sau khi thực hiện các thủ tục trên, KTV sẽ tiến hành xem xét, đánh giá để đảm bảo rằng những sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán đều đã được xác định. Từ đó, rà soát xem các sự kiện nào có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC và cần phải điều chỉnh và các sự kiện nào không ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần phải công bố trên thuyết minh BCTC.

1.3.3.2. Đánh giá kết quả

Sau khi hoàn tất công việc tại các đơn vị, KTV sẽ kiểm tra, soát xét lại kết quả của các thủc tục kiểm toán đã thực hiện. Các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán sẽ được tập hợp, lượng hoá và so sánh với mức trọng yếu kế hoạch. Dựa trên những phát hiện của các thành viên trong nhóm, trưởng nhóm xem xét lại và tập hợp các vấn đề trong biên bản họp. Các vấn đề liên quan đến TSCĐ thường mang tính trọng yếu, do đó sẽ có bút toán điều chỉnh cho khách hàng. Việc thực hiện điều chỉnh của khách hàng theo ý kiến của KTV sẽ giảm khả năng KTV đưa ra ý kiến ngoại trừ về khoản mục, theo đó, BCTC sẽ đáng tin cậy hơn cho người sử dụng thông tin.

1.3.3.3. Công bố Báo cáo kiểm toán

Các bút toán điều chỉnh sẽ được gửi tới khách hàng, sau khi khách hàng cùng Công ty thống nhất các bút toán hai bên cùng thực hiện điều chỉnh. Với khoản mục TSCĐ, các bút toán điều chỉnh thường không nhiều nhưng giá trị lớn nên việc thực hiện bút toán điều chỉnh sẽ phản ánh đúng tình hình tài chính của DN. Sau cùng, BCKT sẽ được phát hành sau khi đã được soát xét bởi phòng kiểm soát chất lượng và Ban giám đốc.

Ngoài BCKT, công ty thường cung cấp thêm thư quản lý cho khách hàng nhằm giúp khách hàng hoàn thiện quy trình kế toán và cập nhật các văn bản pháp

luật liên quan. Những vấn đề liên quan đến TSCĐ nếu có trong thư quản lý sẽ là nguồn tham khảo hữu hiệu để doanh nghiệp quản lý và sử dụng hiệu quả hơn TSCĐ.

Đối với việc lưu trữ hồ sơ kiểm toán :

- Sau khi báo cáo kiểm toán được phát hành và giao cho khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán có trách nhiệm phối hợp cùng với phòng hành chính kế toán thu hồi báo cáo kiểm toán để đưa vào lưu trữ. Thời gian thu hồi để đưa vào lưu trữ chấm nhất là 30 ngày kể từ ngày giao báo cáo kiểm toán cho khách hàng.

- Hồ sơ kiểm toán phải được đưa vào lưu trữ trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày giao báo cáo cho khách hàng.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI

CHÍNH DO CÔNG TY TNHH PKF VIỆT NAM THỰC HIỆN

2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

2.1.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng

Công ty XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, vì vậy PKF Việt Nam cần đánh giá và tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi ra quyết định ký hợp đồng kiểm toán.

Dưới đây là một số thông tin khái quát về công ty XYZ:

Công ty XYZ có trụ sở tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, được thành lập vào ngày 20/09/2013 theo quyết định số 2366xx/QĐ - Vinacomin của Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Công ty đã được Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 5700100256-xxx, đăng ký lần đầu ngày 27/11/2013, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 15/01/2014.

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty bao gồm:

• Công nghiệp than: Khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, sàng tuyển, chế biến, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm và khoáng sản khác đi cùng với than.

• Công nghiệp khoáng sản (bao gồm công nghiệp bô xít - alumin - nhôm và các khoáng sản khác): Khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, làm giàu quặng, gia công, chế tác, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm alumin, nhôm, đồng, chì, kẽm, crôm, thiếc, đá quý, vàng, các kim loại đen, kim loại màu khác và khoáng sản khác.

• Công nghiệp điện: Đầu tư xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy thuỷ điện; bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

• Cơ khí: Đúc, cán thép; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí, xe vận tải, xe chuyên dùng, phương tiện vận tải đường sông, đường biển, thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực và các thiết bị công nghiệp khác.

• Vật liệu nổ công nghiệp: Đầu tư xây dựng, sản xuất, mua bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp; cung ứng dịch vụ khoan nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

• Cảng:Quản lý, khai thác cảng biển, bến thủy nội địa và vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ chuyên dùng, xếp dỡ, chuyển tải hàng hoá. • Vật liệu xây dựng: Khai thác đá, sét, cát, sỏi, các loại phụ gia; sản

xuất xi măng, gạch ngói và các loại vật liệu xây dựng khác.

• Xây lắp: Đường dây và trạm điện; xây dựng các công trình công nghiệp, luyện kim, nông nghiệp, giao thông và dân dụng.

• Ngành nghề khác:Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng và bất động sản. Công ty XYZ được thành lập nhằm mục đích phục vụ thị trường tiêu thụ

than với số lượng tầm trung và hướng đến mở rộng thị trường tiêu thụ than lẻ. Công việc chủ yếu của Công ty XYZ là nhập than từ Công ty Tuyển than Cửa Ông - TKV và Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả - TKV, tiến hành sàng tuyển để cung cấp vào thị trường.

Thông qua những buổi làm việc trực tiếp tìm hiểu khách hàng cũng như và tiếp cận với hồ sơ kiểm toán của công ty kiểm toán tiền nhiệm, PKF Việt Nam đã có hiểu biết nhất định về công ty XYZ, do đó hai bên đã tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán.

Tại công ty XYZ, công ty PKF tiến hành các bước trong khâu lập kế hoạch cho khoản mục TSCĐ cũng như là cho cuộc kiểm toán BCTC nói chung.

Tìm hiểu chính sách kế toán của Công ty XYZ

Chế độ kế toán

Công ty áp dụng Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn lập và trình bày BCTC và các thông tư khác hướng dẫn thực hiện chuẩn

mực kế toán của BTC trong việc lập và trình bày BCTC.

Hình thức kế toán

Công ty ghi sổ theo theo hình thức Nhật ký chung được thực hiện trên máy tính.

Niên độ kế toán

Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng hạch toán

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ)

Các chính sách kế toán liên quan đến TSCĐ

TSCĐ hữu hình

TSCĐ hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế. Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm toàn bộ các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí phát sinh không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.

TSCĐ khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Số năm khấu hao của các loại TSCĐ hữu hình như sau:

Bảng 2.1 Thời gian khấu hao của các loại tài sản hữu hình

Loại tài sản Số năm khấu hao

Nhà cửa, vật kiến trúc 5 - 30 Máy móc thiết bị 5 - 8 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 3 - 8 Thiết bị dụng cụ quản lý 3 - 4

2.1.2 Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Bảng 2.2 Phân tích trước kiểm toán – công ty XYZ- Trích giấy tờ làm việc KTV

PKF VIỆT NAM Ký tên Ngày Mã số

Khách hàng: Công ty

XYZ Thực hiện: Dd/mm

AP3

Nội dung: Phân tích

trước Kiểm toán Soát xét 1 NTT

Năm tài chính:

31/12/2017 Soát xét 2 NHQ

PHÂN TÍCH TRƯỚC KIỂM TOÁN Bảng cân đối kế toán

Chỉ tiêu

Cuối năm Đầu năm

Chênh lệch % ST Tỷ trọng ST Tỷ trọng TÀI SẢN DÀI HẠN 69.532.482.636 27% 46.520.713.475 18% 23.011.769.161 49% Tài sản cố định 38.514.423.541 15% 40.682.473.745 16% - 2.168.050.204 -6% 1 Tài sản cố định hữu hình 38.514.423.541 15% 40.682.473.745 15% - 2.168.050.204 -6% [5] Nguyên giá 65.713.132.872 64.637.012.243 25% 1.076.120.629 2%

Giá trị hao mòn lũy kế -27.198.709.331 -23.954.538.498 -9% 3.244.170.833 13% 2 Tài sản cố định thuê tài

chính - - -

3 Tài sản cố định vô

hình - - -

Chi phí xây dựng cơ

tăng 1,07 tỷ, trong kỳ đơn vị có thanh lý/ mua sắm tài sản. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng đột biến, nguyên nhân là do trong kỳ đơn vị đã bắt đầu quá trình xây dựng nhà xưởng, đấu thầu mua sắm máy móc để phát triển sản xuất, điều này phù hợp với chiến lược phát triển của đơn vị. Cần chú trọng kiểm tra việc phát sinh này.

Bảng 2.3. Phân tích sơ bộ tài sản cố định công ty XYZ

Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm

Chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối (%)

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 185.012.421.543 214.142.600.531 (29.130.178.988) (13)

B TÀI SẢN DÀI HẠN 69.532.482.636 46.520.713.475 23.011.769.161 49

1 Tài sản cố định 38.514.423.541 40.682.473.745 ( 2.168.050.204) -6% 1.1 TSCĐHH 38.514.423.541 40.682.473.745 - 2.168.050.204 -6% Nguyên giá 65.713.132.872 64.637.012.243 1.076.120.629 2% Giá trị hao mòn lũy kế (27.198.709.331) (23.954.538.498) 3.244.170.833 13%

2 Tài sản dở dang dài hạn 20.155.482.200 700.600.842 19.454.881.368 2777% 3 Tài sản dài hạn khác 10.862.576.895 5.137.638.888 2.910.752.649 56

Nhận xét : Tỷ lệ giá trị tài sản cố định trên tổng tài sản của công ty thấp, so với cùng thời điểm năm trước, cuối năm nay tỷ lệ này giảm 1% xuống còn 15%, bên cạnh đó, tỷ lệ TSCĐ so với tài sản dài hạn cũng giảm từ 72% xuống còn 55%. Đối với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ, tỷ lệ như vậy là thấp.

Công ty mới thành lập nên hoạt động thanh lý chỉ hướng đến một số ít tài sản nhận về từ các công ty Than khác trong lúc mới đi vào hoạt động, các tài sản này đa phần đã cũ và trích gần hết khấu hao.

Xét về giá trị, Nguyên giá TSCĐ năm nay tăng so với năm trước 1.076.120.629 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 2%, hao mòn lũy kế cũng tăng so với năm trước là 3.244.170.833 (tăng 13%). KTV nhận định trong năm có phát sinh mua sắm và thanh lý tài sản cố định, đây là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, cần chú trọng kiểm tra chi tiết việc tăng, giảm TSCĐ để khẳng định về những đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB cũng như chu trình kiểm soát của đơn vị.

2.1.3 Kiểm tra KSNB đối với chu trình kiểm TSCĐ

KTV sẽ tiến hành thực hiện kiểm tra thông qua các dạng câu hỏi

Bảng 2.4 Trích GLV của KTV về tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ công ty XYZ

Có/ Không

Giải thích 2. Tài sản hữu hình

2.1 Khách hàng có lập sổ chi tiết cho TSCĐ hữu hình không?

Có 2.2 Sổ chi tiết có được cập nhật thường xuyên

không?

Có Sổ chi tiết được cập nhật thường xuyên khi có nghiệp vụ phát sinh. 2.3 Các tài sản hư hỏng, không còn sử dụng có

được phê duyệt phù hợp và sổ chi tiết có được cập nhật kịp thời không?

2.4 Việc đối chiếu định kỳ có được thực hiện giữa các tài sản trong sổ chi tiết và kiểm kê thực tế không?

Sổ tổng cộng giữa sổ chi tiết và sổ cái không?

Có Kiểm kê vào cuối mỗi năm và đối chiếu với sổ kế toán.

2.5 Tất cả các tài sản có được ghi chép trong sổ cái và sổ chi tiết ngay khi nhận được và và được gắn thẻ để dễ nhận biết không?

2.6 Chính sách khấu hao có được áp dụng nhất quán và tỷ lệ khấu hao có phù hợp với thời gian hữu dụng ước tính không?

Có Chính sách khấu hao nhất quán và phù hợp với TT 45.

2.7 Có kiểm soát để đảm bảo tiền thu được từ việc bán TSCĐ là phù hợp với điều khoản của hợp đồng và được ghi chép vào sổ sách kế toán không?

Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Hội đồng thanh lý tài sản về việc này.

2.8 TSCĐ có được bảo vệ, đặc biệt ngoài giờ sản xuất không?

Có Đơn vị có người bảo vệ 24/24.

2.9 TSCĐ có mua bảo hiểm không? Có Đơn vị có mua bảo

hiểm cho một số tài sản: nhà xưởng, xe ô tô. 2.10 Giấy chứng minh quyền sử dụng tài sản có

được cất giữ an toàn không?

Có Các giấy chứng nhận sở hữu tài sản được cất trong két an toàn của Công ty.

(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán khách hàng XYZ năm 2017)

Nhận xét: Thông qua bảng câu hỏi trên, XYZ có quy định việc mua sắm, sửa chữa TSCĐ phải có sự phê duyệt của BGĐ, ngoài bộ phận kế toán, còn có bộ phận trực tiếp sử dụng theo dõi và quản lý TSCĐ, khi mua mới TSCĐ phải có biên bản bàn giao. Công ty cũng có văn bản cụ thể quy định trách nhiệm của người sử dụng TSCĐ và quá trình hạch toán đối với TSCĐ. Công ty không có TSCĐ thuê tài chính. KTV nhận thấy được quy trình quản lý TSCĐ của công ty được thực hiện khá tốt.

2.1.5 Dự kiến mức trọng yếu

Đánh giá rủi ro: Căn cứ vào mức độ đánh giá rủi ro, ma trận rủi ro, KTV

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập kiểm toán pkf TSCĐ (1) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w