Hạn chế còn tồn tại về kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tà

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập kiểm toán pkf TSCĐ (1) (Trang 78 - 82)

cáo tài chính do công ty TNHH PKF Việt Nam thực hiện.

Dù đã khẳng định được thương hiệu của mình bằng việc ngày càng tạo được niềm tin nơi khách hàng bằng chất lượng của các cuộc kiểm toán nhưng PKF Việt

Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện khoản mục kiểm toán TSCĐ nói riêng cũng như quy trình kiểm toán BCTC nói chung:

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Về việc thu thập thông tin khách hàng: Tuân thủ theo đúng chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300, Công ty thực hiện tốt công tác tiếp cận khách hàng khi thực hiện kiểm toán năm đầu tiên. Nhưng do quỹ thời gian hạn hẹp phân bổ cho một khối lượng công việc lớn, nên việc tiếp cận và thu thập thông tin với khách hàng cũ, khách hàng thường niên lại chưa được chú trọng.

Việc cập nhật thông tin cơ sở về khách hàng thường niên được thực hiện chủ yếu qua quá trình phòng vấn Ban giám đốc và nhân viên của khách hàng. Khi thực hiện kiểm toán KTV không có đủ thời gian để quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nên tính khách quan do các thông tin thu thập được chưa cao.

Về việc sắp xếp nhân sự kiểm toán: Trong công tác tổ chức đoàn kiểm toán, Công ty thường ưu tiên chọn những KTV có kinh nghiệm và hiểu biết về tình hình của khách hàng, thông thường thì Trưởng nhóm đã kiểm toán khách hàng trong những năm trước ít khi thay đổi. Điều này đôi khi ảnh hưởng đến sự độc lập của KTV do mối quan hệ quen biết từ trước dễ dẫn đến sự thân thiết quá mức.

Về việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB: Công ty rất chú trọng việc đánh giá hệ thống KSNB, các Trưởng nhóm kiểm toán luôn thận trọng và đảm bảo thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết về khách hàng. Trong mỗi File “Hồ sơ thường trực”, KTV đều lưu giữ bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống KSNB ứng với mỗi phần hành.

Việc đánh giá hệ thống KSNB được thiết kế trên chương trình kiểm toán nhưng thực tế công việc này chỉ được thực hiện đối với những khách hàng lớn và có bên thứ ba soát xét chất lượng thực hiện kiểm toán. Trong khi tiến hành đánh giá, KTV đa phần chỉ dừng lại ở việc phản ánh quá trình ghi nhận, hạch toán TSCĐ của khách hàng mà không đi sâu đánh giá về thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với TSCĐ và quá trình hoạt động của toàn đơn vị.

Có ba phương pháp để thể hiện việc đánh giá hệ thống KSNB: Bảng câu hỏi, bảng tường thuật (ghi chép bằng lời) và thể hiện bằng lưu đồ nhưng Công ty hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp tường thuật với các diễn giải bằng lời. Phương pháp này rất dài dòng với những quy trình nghiệp vụ tại khách hàng phức tạp, dẫn đến việc người đọc khó có cái nhìn tổng quan về dòng luân chuyển của chứng từ và khó nhận diện được những điểm yếu trong hệ thống.

Thực tế, do hệ thống KSNB với phần TSCĐ ít thay đổi nên việc đánh giá nhiều khi mang tính chất khái quát, không chi tiết và thường không lưu lại trên giấy làm việc mà chủ yếu qua sự phán xét của KTV.

Về đánh giá rủi ro kiểm toán: Công ty đã xây dựng một tài liệu hướng dẫn đánh giá rủi ro kiểm toán, tuy nhiên tài liệu này chỉ mang tính chất tham khảo mà chưa có tính ứng dụng cao vào thực tế. Đánh giá rủi ro kiểm toán thường chỉ được trưởng nhóm kiểm toán đánh giá bằng kinh nghiệm bản thân và ý kiến của Chủ nhiệm kiểm toán.

Về xác định mức trọng yếu: Việc áp dụng chung mức trọng yếu không phân bổ mức độ trọng yếu cho phù hợp với từng khoản mục có thể làm tăng mức độ rủi ro kiểm toán do bỏ qua một số sai sót. Cụ thể:

Trong bước lập kế hoạch kiểm toán, đa phần trường hợp, Công ty chỉ xác lập mức trọng yếu chung cho toàn bộ BCTC và mức trọng yếu cho các khoản mục được xem là như nhau. Dẫn đến có những sai sót có giá trị nhỏ hơn ngưỡng sai sót có thể chấp nhận được nên bị bỏ qua, mặc dù thực tế thì đây là sai phạm trọng yếu, cần được điều chỉnh và giải trình.

Bên cạnh đó, việc đánh giá rủi ro cũng chưa được chú trọng, mới chỉ đánh giá ở mức cao hoặc thấp, chưa đi tìm hiểu kỹ càng từng mức rủi ro nên tiềm ẩn rủi ro không phát hiện được các sai phạm cao hơn.

Về chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán tuy được xây dựng hợp lý và logic nhưng đang được áp dụng chung cho tất cả khách hàng mà chưa xét đến sự riêng biệt của một số khách hàng riêng biệt, ví dụ công ty tài chính, quản lý quỹ... Bên cạnh đó, chương trình kiểm toán vẫn đánh giá cao việc kiểm tra chi tiết số liệu, sổ sách mà chưa chú trọng nhiều vào thủ tục phân tích.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thực hiện thủ tục phân tích: Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 (VSA 520) “Quy trình phân tích”: quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của BCTC.

Thủ tục phân tích đang thực hiện chưa thực sự hiệu quả, áp dụng chủ yếu là phân tích ngang, KTV đa phần chỉ so sánh tình hình kết quả hoạt động, so sánh số dư cuối kì của các chỉ tiêu TSCĐ trong năm tài chính hiện tại so với các năm trước để xem xét xu hướng biến động chứ chưa đi sâu vào phân tích các tỷ suất tài chính, các chỉ số chỉ tiêu trung bình ngành.

Bên cạnh đó, Công ty chưa áp dụng sâu thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch và kết thúc kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ mà thường tập trung vào các khoản mục trọng yếu hơn.

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Khi thực hiện, KTV phụ trách kiểm toán TSCĐ không chú trọng thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, và thậm chí có thể bỏ qua nhất là đối với các khách hàng đã kiểm toán năm trước.

Đối với khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, KTV đã hiện thử nghiệm kiểm soát, tuy nhiên quy mô, phạm vi thực hiện tùy thuộc vào rủi ro của khoản mục, tính chất của tài sản và chủ yếu là phán đoán của KTV. Thực tế, KTV thường phỏng vấn khách hàng, đối với khách hàng có quy mô TSCĐ nhỏ KTV thường tiến hành kiểm tra toàn bộ, còn với khách hàng có quy mô lớn KTV chỉ chọn một lượng từ khoảng 10 mẫu để kiểm tra chi tiết trong tổng số rất nhiều đầu sản tại khách hàng. Vì thế, mức độ đại diện của mẫu cho tổng thể rất thấp, khó đảm bảo cho các TSCĐ không được chọn.

KTV chủ yếu dừng lại ở việc tìm hiểu dòng luân chuyển nghiệp vụ, ít thực hiện đánh giá cụ thể chi tiết về kiểm soát với khoản mục TSCĐ.

Thực hiện kiểm tra chi tiết

Nhân sự tham gia chứng kiến kiểm kê: Sau khi ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng, Công ty thường sắp xếp nhân sự tham gia chứng kiến quá trình kiểm kê

của khách hàng nhằm thu thập bằng chứng về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như đánh giá về sự hiện hữu của các phần hành tài sản liên quan. Ở PKF Việt nam tồn tại hai vấn đề liên quan tới hoạt động này:

- Nhân viên tham gia chứng kiến kiểm kê thường là những trợ lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm về tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị dẫn đến chưa nắm bắt được hết quy trình, dẫn đến việc mô tả sót, đánh giá chưa phù hợp về quá trình chứng kiến kiểm kê và số liệu kiểm kê của khách hàng.

- Nhân viên chứng kiến kiểm kê không nằm trong nhóm kiểm toán đơn vị hoặc không đảm nhiệm kiểm toán phần hành TSCĐ, mặc dù tài liệu kiểm kê đã ghi chú rõ ràng nhưng điều này vẫn làm lãng phí nguồn lực và hạn chế về việc đánh giá thực trạng cũng như hiểu biết của KTV về tình trạng của TSCĐ tại khách hàng.

Sử dụng ý kiến của chuyên gia: Chuẩn mực kiểm toán số 620 (VSA 620) quy định “Kiểm toán viên phải xác định sự cần thiết của việc sử dụng công việc của chuyên gia nếu kinh nghiệm chuyên môn trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán, kiểm toán là cần thiết để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp” tuy nhiên thực tế hiện này, kiểm toán khoản mục TSCĐ mới chỉ sử dụng ý kiến của chuyên gia khi đo trắc địa Than và những trường hợp bắt buộc phải định giá lại giá trị TSCĐ, còn các trường hợp khác khi thực hiện kiểm toán BCTC chưa có kế hoạch sử dụng chuyên gia bên ngoài trợ giúp kiểm toán khoản mục TSCĐ.

Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Nội dung kết luận của khoản mục: Nội dung mục kết luận của giấy tờ làm việc các phần hành nói chúng và phần hành TSCĐ nói riêng chỉ hiện ý kiến của KTV thực hiện liên quan đến việc đảm bảo không có sai sót trọng yếu chứ rất ít khi nêu các ý kiến về những hạn chế của hệ thống KSNB đối với TSCĐ. Điều này gây khó khăn cho việc tổng hợp đánh giá trong quá trình kiểm toán, trong soát xét và trong quá trình tổng hợp thông tin để viết Thư quản lý.

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập kiểm toán pkf TSCĐ (1) (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w