PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế và là trụ đỡ của nền kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Trong “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020” một trong những định hướng phát triển nền kinh tế xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế là: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả,bền vững. Tính đến năm 2016 tỉ trọng lĩnh vực trồng trọt chiếm 73% GDP cơ cấu trong nông nghiệp. Đặc biệt sản xuất cây có múi hiện nay vẫn tăng do giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao. Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, những năm gần đây, diện tích và sản lượng cây có múi (cam, quýt, bưởi) của cả nước tăng khá nhanh, đặc biệt là cây cam. Diện tích cây cam tăng đáng kể, từ 53.800ha lên đến 90.700ha (2013-2018). Cao Phong là một trong số các huyện vùng cao của tỉnh Hoà Bình, có địa hình, nguồn tài nguyên đất đai mầu mỡ và khí hậu ôn hòa là kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi với nhiều hình thức canh tác hoặc mô hình chăn nuôi khác nhau. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015, huyện xác định cây ăn quả là một trong những loại cây trồng chủ lực và có tiềm năng lớn. Trong đó cây cam là một cây trồng chủ lực của huyện Cao Phong, là cây góp phần mang lại thu nhập cao, ổn định cho người dân trên địa bàn huyện. Theo thông báo của UBND huyện Cao Phong, vụ sản xuất cam, quýt năm 2018-2019 toàn huyện Cao Phong có 3954 ha cam, quýt các loại, trong đó cam, quýt thời kỳ kinh doanh trên 1.344,6 ha, sản lượng đạt trên 35.000 tấn heo thống kê, hiện tại bình quân 1 ha cam, quýt có tổng giá trị thu nhập gần 600 triệu đồng, trừ chi phí người nông dân thu lãi ròng đạt 2/3. Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình trong những năm gần đây chưa thực sự bền vững và gặp nhiều vấn đề hạn chế. Điều này được thể hiện trên các khía cạnh: Về mặt kinh tế: tăng trưởng không ổn định, đầu ra của sản phẩm chưa ổn định. Diện tích trồng cam và sản lượng đang tăng lên nhanh chóng qua mỗi năm nhưng không chủ động điều tiết được sản lượng cam hợp lý theo mức cầu của thị trường, trong vụ thu hoạch thường xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu; Thu nhập của người dân không ổn định, nguyên nhân: một phần do nội lực của người dân còn hạn chế; một phần do sự quan tâm đầu tư của Chính phủ đối với nhân dân như: Công tác đào tạo; ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ; hỗ trợ về SX, thương mại…còn hạn chế; Về môi trường, sản xuất chưa gắn với bảo vệ môi trường do khả năng tiếp cận khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng còn hạn chế, dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, xử lý rác thải của thuốc bảo vệ thực vật thiếu khoa học, gây ảnh hưởng không tốt đến vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan nghiên cứu Có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển sản xuất cây nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong đó, tác giả kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Từ Thái Giang (2012) với Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Luận án đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất cà phê bền vững. Luận án đã đưa ra được nội dung phát triển sản xuất cà phê bền vững bao gồm: Tính bền vững về kinh tế, tính bền vững về môi trường và tính bền vững về xã hội. Đây là quan điểm quan trọng để đánh giá tính bền vững trong sản xuất của cây cà phê nói riêng và cây công nghiệp, nông nghiệp nói chung. Tác giả kế thừa quan điểm về phát triển sản xuất bền vững, nội dung phát triển sản xuất bền vững trong nghiên cứu của mình. Ngô Phương Lan (2015) với bài viết “Vấn đề sản xuất bền vững lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long” được đăng trên tạp chí khoa học xã hội số 2 (198) 2015. Trong bài viết, tác giả đã tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng sản xuất lúa gạo ở Việt Nam và Đồng bằng Sông Cửu Long. Tiến hành phân tích những tiềm năng của truyền thống lúa gạo như một động lực của sự phát triển. Bên cạnh đó, bài viết đã tiến hành nhận diện những thách thức hiện nay và trong tương lai của nguồn lực phát triển này, qua việc phân tích những vấn đề xung quanh “Sản xuất bền vững”. Điểm nhấn của bài viết là việc phân tích được những thách thức trong tương lai đối với sản xuất bền vững đối với cây nông nghiệp. Đây là góc nhìn quan trọng để có những giải pháp, cơ chế đưa ra đối với sản xuất bền vững lúa gạo nói riêng và các cây nông nghiệp nói chung. Nguyễn Thị Phương Loan, Trần Thị Tuyết Thu, Đặng Thanh An (2016), “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 260-266. Nghiên cứu trên đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cam theo phương thức thâm canh truyền thống và theo VietGAP để làm cơ sở cho việc phát triển bền vững cây cam ở Cao Phong. Bài viết đã nhấn mạnh được rằng, việc trồng cam Cao Phong theo hướng VietGap là rất cần thiết và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình trồng cam VietGap là rất lớn, đây là rào cản trong việc thúc đẩy người dân chuyển sang mô hình trồng cam VietGAP. Do đó, nhà nước cần phải có những giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ cho người nông dân trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả kinh tế của hai mô hình cam truyền thống và VietGAP mà chưa xem xét đến hiệu quả về môi trường, xã hội. Bùi Phương Thùy (2016) với luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình” của trường học viện nông nghiệp Việt Nam. Luận văn đã đưa ra được bức tranh tổng thể về chuỗi giá trị cam Cao Phong. Đánh giá được vai trò của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị. Đồng thời nhấn mạnh được những lợi ích, hiệu quả của chuỗi giá trị khi các hộ nông dân trồng cam tham gia vào các hoạt động liên kết dọc, liên kết ngang. Đây là một trong những gợi ý quan trọng trong việc đưa ra được các giải pháp về sản xuất cam Cao Phong bền vững trong việc thúc đẩy các hộ dân tham gia vào liên kết trong quá trình sản xuất cam. Nguyễn Mạnh Hà (2017), “Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện lục ngạn tỉnh Bắc Giang”, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. Tác giả đã phân tích thực trạng sản xuất, phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Lục Ngạn từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Đánh giá chung, luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững và đánh giá được tính bền vững trong phát triển cây ăn quả theo 3 khía cạnh: Bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội. Nghiên cứu là cơ sở quan trọng để học viên kế thừa quan điểm về phát triển sản xuất bền vững đối với cây cam và các tiêu chí đánh giá tính bền vững trong phát triển sản xuất cam trong nghiên cứu luận văn của mình. Lê Hồng Vân (2018) với Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình” của trường Học viện Nông nghiệp. Nội dung của Luận án đã hệ thống hóa được các quan điểm về phát triển sản xuất bền vững đối với cây nông nghiệp. Theo đó, phát triển sản xuất bền vững cây nông nghiệp được xét trên 3 khía cạnh: Phát triển sản xuất bền vững về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Đây cũng là quan điểm xuyên suốt trong các nghiên cứu về phát triển sản xuất bền vững đối với cây nông nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khẳng định được vai trò của liên kết trong sản xuất giữa các hộ nông dân với hộ nông dân, giữa hộ nông dân với các đối tác khác là rất quan trọng trong việc phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về phát triển sản xuất bền vững các cây nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là những cây nông nghiệp dài ngày. Trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu đã phân tích thực trạng sản xuất cây nông nghiệp theo hướng bền vững thông qua 3 tiêu chí: Kinh tế, xã hội và môi trường. Tiếp đó, các công trình nghiên cứu cũng đã đưa ra được các giải pháp nhằm phát triển bền sản xuất theo hướng bền vững đối với các cây nông nghiệp. Đã có một số công trình nghiên cứu về cây cam nhưng mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu phát triển sản xuất cam và chuỗi giá trị cam. Hiện nay chưa có công trình nghiên cứ nào về phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Cao Phong. Do đó, đề tài nghiên cứu vẫn đảm bảo được tính mới cũng như tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất được các giải pháp giúp cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra như sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững, xây dựng được nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững. - Phân tích thực trạng phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở đó đánh giá được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. - Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thực trạng phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. - Đối tượng khảo sát: Là các hộ trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, có vườn cam cho ít nhất 1 vụ thu hoạch. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi thời gian: + Nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất cam theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn từ 2015 -2019. + Các giải pháp đưa ra cho giai đoạn 2020 – 2025 + Thời gian tiến hành khảo sát các hộ gia đình trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình trong khoảng thời gian từ tháng 6/2020 đến hết tháng 7/2020. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm: + Tình hình sản xuất, tiêu thụ cam trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Phong. + Số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số lao động, tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu từ UBND huyện Cao Phong, Cục thống kê tỉnh Hòa Bình. + Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển sản xuất Cam theo hướng bền vững từ các Sách báo, luận văn, luận án, tạp chí khoa học, Báo cáo, Internet. Thu thập dữ liệu sơ cấp: - Dữ liệu sơ cấp bao gồm toàn bộ các số liệu điều tra, khảo sát thực tế các hộ sản xuất, tư thương thu gom, người chế biến, cán bộ... tại địa bàn. Số liệu mới được thu thập từ quá trình điều tra trực tiếp các đối tượng nghiên cứu bao gồm các thông tin liên quan đến tình hình sản xuất cam và những vấn đề khó khăn với một số các câu hỏi mở về nhận thức, quan điểm, yêu cầu kiến nghị của nông dân. - Đối tượng tham gia khảo sát: Để đánh giá được hiệu quả kinh tế, tác giả đã tiến hành khảo sát 100 hộ gia đình trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong, có vườn cam đã có ít nhất 1 năm cho thu hoạch (Trong đó có 30 hộ gia đình trồng cam theo mô hình VietGap và 70 hộ gia đình trồng cam theo mô hình truyền thống). Số lượng phiếu khảo sát thu về hợp lệ là 92 phiếu (trong đó có 27 hộ trồng cam theo mô hình VietGap và 65 hộ gia đình trồng cam theo mô hình truyền thống). Các phiếu thu về hợp lệ được mã hóa và nhập vào phần mềm để thực hiện thống kê các chỉ số kinh tế và hiệu quả kinh tế của hộ gia đình. - Chọn điểm nghiên cứu: Để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, tác giả chọn 4 xã là xã Bắc Phong, xã Tây Phong, xã Hợp Phong, xã Dũng Phong có diện tích trồng cam chiếm tỷ lệ 60% diện tích cam của cả huyện Cao Phong. Mỗi xã tác giả lựa chọn 25 hộ trồng cam theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. - Phương pháp khảo sát: Khảo sát trực tiếp các hộ gia đình. 5.2. Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài. Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu thống kê mô tả như: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển... để phân tích tình hình phát triển và mức độ bền vững của sản xuất cam trên địa bàn huyện Cao Phong. Phương pháp so sánh: Trên cơ sở các chỉ tiêu thống kê mô tả, tác giả so sánh sản xuất giữa các năm để đánh giá sự phát triển sản xuất cam bền vững của huyện Cao Phong qua các mốc thời gian và từ đó có thể suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích kinh tế: Phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững là một phạm trù kinh tế tổng hợp nên khi nghiên cứu tác giải đã sử dụng phương pháp phân tích kinh tế để phân tích hệ thống từ đầu vào, đầu ra, các biến động về giá cung, cầu trên thị trường và hiệu quả kinh tế sản xuất cam Cao Phong. 6. Kết cấu Luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục có kết cấu bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững Chương 2: Thực trạng phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
Trang 1NGUYỄN VÂN ANH
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG
Trang 2- -NGUYỄN VÂN ANH
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG
TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Môi trường
Mã ngành: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN CÔNG THÀNH
HÀ NỘI, NĂM 2020
Trang 3cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện vàkhông vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên
Nguyễn Vân Anh
Trang 4người đã tận tình hướng dẫn tôi về mặt khoa học để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế quốc dân
về những ý kiến đóng góp thẳng thắn, sâu sắc và giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thànhbài luận văn thạc sỹ của mình
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các chuyên gia nông nghiệp, hộ giađình trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bìnhđã cung cấp thông tinphục vụ cho việc phân tích cũng như những lời góp ý để tôi hoàn thành bài luậnvăn
Tôi xin tỏ lòng biết ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đãthường xuyên động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi những lúc khó khăn nhất để tôivượt qua và hoàn thành khóa học đào tạo thạc sỹ
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên
Nguyễn Vân Anh
Trang 6Từ viết tắt Giải nghĩa
KT - XH Kinh tế xã hội
WCED Ủy ban Môi trường và Phát
triển thế giới
Trang 8BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- -NGUYỄN VÂN ANH
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG
TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Môi trường
Mã ngành: 8340410
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 10TÓM TẮT LUẬN VĂN
Cao Phong là một trong số các huyện vùng cao của tỉnh Hoà Bình Với địahình, nguồn tài nguyên đất đai mầu mỡ và khí hậu trên, huyện Cao Phong có điềukiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi với nhiều hình thứccanh tác hoặc mô hình chăn nuôi khác nhau Theo thông báo của UBND huyện CaoPhong, vụ sản xuất cam, quýt năm 2018-2019 toàn huyện Cao Phong có 3.015,6 hacam, quýt các loại, trong đó cam, quýt thời kỳ kinh doanh trên 1.344,6 ha, sảnlượng đạt trên 35.000 tấn heo thống kê, hiện tại bình quân 1 ha cam, quýt có tổnggiá trị thu nhập gần 600 triệu đồng, trừ chi phí người nông dân thu lãi ròng đạt 2/3.Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnhHòa Bình trong những năm gần đây chưa thực sự bền vững và gặp nhiều vấn đề hạnchế Điều này được thể hiện trên các khía cạnh: Về mặt kinh tế: tăng trưởng không
ổn định, đầu ra của sản phẩm chưa ổn định Diện tích trồng cam và sản lượng đangtăng lên nhanh chóng qua mỗi năm nhưng không chủ động điều tiết được sản lượngcam hợp lý theo mức cầu của thị trường, trong vụ thu hoạch thường xảy ra tình trạngcung vượt quá cầu; Thu nhập của người dân không ổn định, nguyên nhân: một phần donội lực của người dân còn hạn chế; một phần do sự quan tâm đầu tư của Chính phủ đốivới nhân dân như: Công tác đào tạo; ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ; hỗ trợ
về SX, thương mại…còn hạn chế; Về môi trường, sản xuất chưa gắn với bảo vệ môitrường do khả năng tiếp cận khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và vai trò tráchnhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng còn hạn chế, dẫn đến tình trạng sử dụngthuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, xử lý rác thải của thuốc bảo vệ thực vật thiếu khoa học,gây ảnh hưởng không tốt đến vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe con người và môitrường sinh thái
Từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển sản xuất cam
theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”làm luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình
Luận văn được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững,
Trang 11xây dựng được nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất cam theo hướng bềnvững.
- Phân tích thực trạng phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững trên địabàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình Trên cơ sở đó đánh giá được những kết quảđạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế
- Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững trên địabàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Nội dung chương 1, luận văn hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát triển sảnxuất cam theo hướng bền vững thông qua các nội dung về khái niệm, nội dung pháttriển và các nhân tố ảnh hưởng
Từ các quan điểm về phát triển theo hướng bền vững, phát triển nông nghiệpbền vững và khái niệm về sản xuất, quan điểm của tác giả về phát triển sản xuất
cam theo hướng bền vững cụ thể như sau: “Phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững là quá trình thực hiện các nội dung như quy mô, tổ chức, đầu tư, kỹ thuật, liên kết để tạo ra sản phẩm cam ngày càng tăng về lượng, tiến bộ về chất, đồng thời có
sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa mục tiêu kinh tế với việc thực hiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường trong hiện tại cũng như tương lai”
Phát triển sản xuất cam bền vững bao gồm các nội dung cụ thể như sau: (1)Phát triển quy mô sản xuất cam; Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cam; Pháttriển đầu tư cho sản xuất cam; Phát triển kỹ thuật trong sản xuất cam; Phát triển liênkết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Nội hàm của phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững phải đảm bảo đồngthời 3 mục tiêu: Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả xã hội và Hiệu quả môi trường Do đó,trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, để đánh giá được mức độ phát triển sảnxuất cam theo hướng bền vững, tác giả sử dụng 3 nhóm chỉ tiêu để đánh giá 3 mụctiêu trên Cụ thể, (1) Kết quả và hiệu quả kinh tế bao gồm: Tỷ suất doanh thu theochi phí; Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí; Tỷ suất thu nhập thuần theo chi phí (2)
Trang 12Kết quả và hiệu quả xã hội: Số hộ, số lao động trồng cam; Tuổi bình quân lao độngtrồng cam; Trình độ giáo dục lao động trồng cam; Tỷ lệ lao động, hộ trồng camđược đào tạo, tập huấn; Số hộ, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa; Tìnhhình phụ nữ tham gia trồng cam; Số hộ trồng cam thoát nghèo qua các năm (3) Kếtquả và hiệu quả môi trường: Tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trườngđất, nước và không khí; Tác động của thuốc trừ sâu đến môi trường đất, nước vàkhông khí; Tác động của việc phát triển sản xuất cam đến tài nguyên đất; Tác độngcủa việc phát triển sản xuất cam đến cảnh quanh môi trường.
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững baogồm: (1) Quy hoạch cho phát triển sản xuất cam; (2) Năng lực trình độ của cán bộ;(3) Nhận thức, hiểu biết của người sản xuất cam; (4) Sự hỗ trợ, trợ giúp của các cấp,các ngành và các tác nhân; (5) Thị trường, giá cả
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH
Nội dung chương 2 tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển sản xuấtcam trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình qua các nội dung: (1) Thực trạngphát triển quy mô sản xuất cam; (2) Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sảnxuất cam; (3) Phát triển đầu tư cho sản xuất cam; (4) Thực trạng phát triển kỹ thuậttrong sản xuất cam; (5) Phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Trên cơ sở
đó đánh giá những kết quả và hiệu quả kinh tế:
Về hiệu quả kinh tế: Sản xuất cam Cao Phong đã mang lại thu nhập khá tốtcho các hộ nông dân trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong Theo đó, giá trị giatăng trong hoạt động sản xuất cam tính trên 1.000 m2 cam đạt được 32.502 nghìnđồng đối với nhóm hộ trồng cam theo mô hình truyền thống Trong khi đó, giá trịgia tăng của nhóm hộ nông dân trồng cam theo mô hình VietGap đạt 51.892 nghìnđồng Thu nhập thuần từ hoạt động sản xuất cam là 26.116 nghìn đồng thấp hơnnhiều so với con số 42.968 nghìn đồng Điều đó có nghĩa là vụ cam năm 2018 –
2019 đã mang lại cho các hộ nông dân trồng cao thu nhập thuần đạt 26.116 nghìnđồng tính cho 1.000 m2 đối với nhóm hộ trồng cam theo mô hình truyền thống và42.968 nghìn đồng cho 1.000 m2 đối với nhóm hộ trồng cam theo mô hình VietGap
Trang 13Điều đó cho thấy rằng mô hình VietGap mang lại thu nhập cao hơn nhiều cho các
hộ nông dân trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong
Đánh giá hiệu quả xã hội: Năm 2017, số việc làm được tạo ra 4.791 việc làm
từ hoạt động sản xuất cam Đến năm 2019, số việc làm tạo ra tiếp tục gia tăng và đạt6.011 việc làm, tốc độ tăng trưởng đạt 12,41%; Theo số liệu của UBND huyện CaoPhong cho thấy, năm 2017, số lượng hộ gia đình trồng cam thuộc diện nghèo đói là
21 hộ, chiếm tỷ lệ 1,75% Nhưng đến năm 2019, số hộ thuộc diện nghèo đói chỉ cònlại 4 hộ, chiếm tỷ lệ 0,30% Tỷ lệ hộ trồng cam đạt gia đình văn hóa cao hơn so vớimức trung bình chung của toàn huyện
Đánh giá hiệu quả môi trường: Kết quả khảo sát cho thấy, việc trồng cam hiệnnay cũng có tác động đáng kể đến môi trường xung quanh, đặc biệt là đối với các hộgia đình trồng cam theo phương pháp truyền thống Tổng hợp từ kết quả khảo sátcho thấy, việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV của các hộ gia đình trồng cam theo
mô hình VietGap an toàn hơn so với các hộ gia đình truyền thống Đặc biệt, các hộgia đình trồng cam theo mô hình VietGap quan tâm nhiều hơn đến công tác cải tạođất theo từng vụ để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên đất
Từ những kết quả phân tích thực trạng nói trên, một số kết quả đạt được nhưsau: Thứ nhất, về quy mô sản xuất cam: Quy mô sản xuất cam có sự gia tăng nhanhchóng qua các năm cả về diện tích sản xuất và số hộ gia đình tham gia sản xuấtcam
Thứ hai, hiện nay các hộ gia đình đã liên kết tham gia vào HTX; Thứ ba, Nhànước đã rất quan tâm để đầu tư phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện CaoPhong; Thứ tư, các cây giống được lựa chọn phù hợp với đặc điểm tự nhiên, khí hậutại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình; Thứ năm, các hình thức liên kết trong hoạtđộng sản xuất cam rất phong phú, đa dạng; Thứ sáu, các tiêu chí đánh giá phát triểnsản xuất cam theo hướng bền vững cho thấy, cây cam mang lại hiệu quả kinh tế caocho các hộ dân trồng cam, giúp cho nhiều hộ dân thoát nghèo
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác phát triển sản xuất cam trên địabàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình vẫn còn nhiều hạn chế Các hạn chế cụ thể
Trang 14như sau: Thứ nhất, về phát triển quy mô sản xuất cho thấy vẫn còn nhiều hộ sảnxuất cam với diện tích rất nhỏ, việc phát triển các hộ trồng cam mới chưa có quyhoạch cụ thể, nhiều hộ trồng cam tự phát; Thứ hai, số lượng các doanh nghiệp đầu
tư vào sản xuất cam trên địa bàn huyện Cao Phong còn hạn chế; Thứ ba, cácphương thức liên kết thỏa thuận miệng giữa các hộ sản xuất với nhau hoặc giữa hộsản xuất với thương lái, hợp tác xã với thương lái vẫn thường xuyên xảy ra; Thứ tư,kết quả phân tích các chỉ tiêu đánh giá cho thấy, hiệu quả kinh tế của các hộ giađình sản xuất cam là khá cao; Thứ năm, kiến thức về kỹ thuật xử lý rác thải củathuốc bảo vệ thực vật trong mỗi hộ dân đa phần còn hạn chế
Các hạn chế trên xuất phát từ các nguyên nhân sau: Việc giao khoán sử dụngđất tại các công ty còn một số hạn chế như: diện tích giao khoán còn manh mún,nhỏ lẻ nên khó hình thành vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn; Cây camcủa huyện được phát triển với một tốc độ nhanh và diện tích lớn, ngành chăn nuôikhông kịp phát triển tương xứng, nên không đáp ứng được đủ nguồn phân hữu cơcho cây ăn quả, người dân chủ yếu dựa vào phân vô cơ; HTX đang gặp khó khăn vềvốn, các hộ dân chưa tiếp cận được nhiều với nguồn vốn tín dụng dành cho các hộnông dân; phương thức tổ chức quản lý sản xuất như hiện nay, đương nhiên tồn tạiviệc "mạnh ai người ấy làm"; Hiện nay nhận thức của người trồng cam đối với pháttriển sản xuất cam bền vững vẫn còn nhiều hạn chế
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CAM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG
Từ những hạn chế và nguyên nhân hạn chế, các giải pháp được đưa ra để sản xuấtcam theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Cao Phong, cụ thể như sau:
- Giải pháp về quy hoạch đất đai và chính sách: Các xã, thị trấn cũng quán triệt
nghiêm túc chủ trương này để đôn đốc, vận động nhân dân thực hiện tốt, hạn chế tối
đa tình trạng gia tăng diện tích dẫn tới phá vỡ quy hoạch, phát triển nóng cây ăn quả
có múi trên địa bàn huyện; Hỗ trợ xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới; Ứng
Trang 15dụng hệ thống tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Tăng cường ứng dụng các mô hình sản xuất cam theo hướng bền vững: Pháttriển mô hình VietGap; phát triển mô hình ứng dụng công nghệ cao
- Các giải pháp về liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cam: Thứ nhất, kết nối thịtrường giữa các nhà cung cấp vật tư nông nghiệp với tổ chức nông dân; Thứ hai,thành lập, củng cố các tổ chức nông dân; Thứ ba, tăng cường liên kết hỗ trợ vốn chocác tác nhân trong chuỗi giá trị cam Cao Phong
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cam: Xác định cơ cấu chủngloại cây có múi nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, nâng cao năng suất,phẩm chất và có khả năng rải vụ là những định hướng quan trọng mà tỉnh Hòa Bình
đã đặt ra; Tổng kết và phổ biến các mô hình thiết kế vườn cây cam thích hợp sinhthái của từng vùng, kết hợp với cây ngắn ngày
KẾT LUẬN
Là một huyện miền núi nhưng Cao Phong lại là một trong những địa phương
đi đầu trong phát triển kinh tế – xã hội cũng như công tác xóa đói giảm nghèo củatỉnh Hòa Bình Đóng góp cho thành quả này không thể không nhắc đến việc pháttriển thành công cây cam đặc sản Cam Cao Phong không chỉ thơm ngon mà cònthay đổi diện mạo của một huyện vùng cao của núi rừng Tây Bắc Việc phát triểnthương hiệu Cam Cao Phong đang là vấn đề được các cấp chính quyền tình HòaBình hết sức quan tâm Tuy nhiên, việc sản xuất cam Cao Phong vẫn còn hiện tượng
tự phát, chưa ổn định đầu ra cũng như chưa thực sự bảo vệ môi trường Do đó, cầnthiết phải nghiên cứu về phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững là rất cầnthiết
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát triển sản xuất cam bền vữngnhư khái niệm, vai trò, nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất cam bênvững Luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển sản xuất cam bền vữngtrên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2017 – 2019 Đánhgiá những kết quả đạt được, những hạn chế vàn guyên nhân hạn chế Kết quảnghiên cứu cho thấy, mô hình sản xuất cam Cao Phong hiện nay là khá tốt khi mang
Trang 16lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ dân đồng thời tạo ra nhiều công ăn việc làm chongười lao động cũng như các hộ dân đã có ý thức hơn trong việc sử dụng phân bón,thuốc BVTV để đảm bảo chất lượng của quả cam và đảm bảo môi trường Kết quảnghiên cứu cũng cho thấy, mô hình trồng cam VietGap trên địa bàn huyện CaoPhong, tỉnh Hòa Bình đã mang lại lợi ích kinh tế cao hơn, bảo vệ môi trường tốthơn so với mô hình trồng cam Điều này đòi hỏi cần phải thúc đẩy phát triển môhình trồng cam theo VietGap để gia tăng tính bền vững trong việc phát triển sảnxuất cam cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện Cao Phong Trên cơ sở kết quảphân tích của chương 2, tác giả đã xây dựng 4 nhóm giải pháp để phát triển sản xuấtcam theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Cao Phong Đồng thời đưa ra một sốkiến nghị đối với Đảng và nhà nước, các cấp chính quyền địa phương.
Mặc dù tác giả đã cố gắng nghiên cứu tuy nhiên luận văn vẫn còn tồn tại một
số hạn chế như: (i) Về năng suất: Tác giả tính toán trung bình cho tất cả các loạicam mà chưa tính năng suất cụ thể cho từng giống cam; (ii) Về doanh thu: Tác giảlấy giá bán trung bình nhân với năng suất để xác định doanh thu Nhưng trên thực tế
có thể hộ nông dân không bán hết cam Cao Phong được sản xuất ra; (iii) Về kíchthước mẫu là 100 hộ nông dân được khảo sát vẫn còn khá bé so với tổng thể mẫunghiên cứu; Do đó, hướng nghiên cưu tiếp theo là mở rộng mẫu nghiên cứu, phântích hiệu quả kinh tế đối với từng giống cam và chỉ tính toán doanh thu của các hộtrồng cam trên sản lượng cam thực tế bán được
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- -NGUYỄN VÂN ANH
Trang 17NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAO PHONG
TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Môi trường
Mã ngành: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN CÔNG THÀNH
HÀ NỘI, NĂM 2020
Trang 18PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò lớn trong việc pháttriển kinh tế và là trụ đỡ của nền kinh tế không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nướctrên thế giới Trong “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020” một trongnhững định hướng phát triển nền kinh tế xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ
cấu lại nền kinh tế là: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả,bền vững Tính đến năm 2016 tỉ trọng lĩnh vực trồng trọt chiếm 73% GDP cơ
cấu trong nông nghiệp Đặc biệt sản xuất cây có múi hiện nay vẫn tăng do giá trịkinh tế, giá trị dinh dưỡng cao Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, những nămgần đây, diện tích và sản lượng cây có múi (cam, quýt, bưởi) của cả nước tăng khánhanh, đặc biệt là cây cam Diện tích cây cam tăng đáng kể, từ 53.800ha lên đến90.700ha (2013-2018)
Cao Phong là một trong số các huyện vùng cao của tỉnh Hoà Bình, có địa hình,nguồn tài nguyên đất đai mầu mỡ và khí hậu ôn hòa là kiện thuận lợi cho việc pháttriển nhiều loại cây trồng, vật nuôi với nhiều hình thức canh tác hoặc mô hình chănnuôi khác nhau Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứXXVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015, huyện xác định cây ăn quả là một trong những loạicây trồng chủ lực và có tiềm năng lớn Trong đó cây cam là một cây trồng chủ lựccủa huyện Cao Phong, là cây góp phần mang lại thu nhập cao, ổn định cho ngườidân trên địa bàn huyện Theo thông báo của UBND huyện Cao Phong, vụ sản xuấtcam, quýt năm 2018-2019 toàn huyện Cao Phong có 3954 ha cam, quýt các loại,trong đó cam, quýt thời kỳ kinh doanh trên 1.344,6 ha, sản lượng đạt trên 35.000 tấnheo thống kê, hiện tại bình quân 1 ha cam, quýt có tổng giá trị thu nhập gần 600triệu đồng, trừ chi phí người nông dân thu lãi ròng đạt 2/3
Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất cam trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnhHòa Bình trong những năm gần đây chưa thực sự bền vững và gặp nhiều vấn đề hạnchế Điều này được thể hiện trên các khía cạnh: Về mặt kinh tế: tăng trưởng không
ổn định, đầu ra của sản phẩm chưa ổn định Diện tích trồng cam và sản lượng đang
Trang 19tăng lên nhanh chóng qua mỗi năm nhưng không chủ động điều tiết được sản lượngcam hợp lý theo mức cầu của thị trường, trong vụ thu hoạch thường xảy ra tìnhtrạng cung vượt quá cầu; Thu nhập của người dân không ổn định, nguyên nhân: mộtphần do nội lực của người dân còn hạn chế; một phần do sự quan tâm đầu tư củaChính phủ đối với nhân dân như: Công tác đào tạo; ứng dụng chuyển giao khoa họccông nghệ; hỗ trợ về SX, thương mại…còn hạn chế; Về môi trường, sản xuất chưagắn với bảo vệ môi trường do khả năng tiếp cận khoa học công nghệ phục vụ sảnxuất và vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng còn hạn chế, dẫn đếntình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, xử lý rác thải của thuốc bảo vệthực vật thiếu khoa học, gây ảnh hưởng không tốt đến vệ sinh an toàn thực phẩm,sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
Từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển sản xuất cam
theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”làm luận
văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình
2 Tổng quan nghiên cứu
Có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển sản xuất cây nông nghiệp theohướng bền vững Trong đó, tác giả kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểunhư sau:
Từ Thái Giang (2012) với Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu phát triển sản xuất cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Luận án đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển sảnxuất cà phê bền vững Luận án đã đưa ra được nội dung phát triển sản xuất cà phêbền vững bao gồm: Tính bền vững về kinh tế, tính bền vững về môi trường và tínhbền vững về xã hội Đây là quan điểm quan trọng để đánh giá tính bền vững trongsản xuất của cây cà phê nói riêng và cây công nghiệp, nông nghiệp nói chung Tácgiả kế thừa quan điểm về phát triển sản xuất bền vững, nội dung phát triển sản xuấtbền vững trong nghiên cứu của mình
Ngô Phương Lan (2015) với bài viết “Vấn đề sản xuất bền vững lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long” được đăng trên tạp chí khoa học xã hội số 2 (198)
Trang 202015 Trong bài viết, tác giả đã tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng sản xuấtlúa gạo ở Việt Nam và Đồng bằng Sông Cửu Long Tiến hành phân tích những tiềmnăng của truyền thống lúa gạo như một động lực của sự phát triển Bên cạnh đó,bài viết đã tiến hành nhận diện những thách thức hiện nay và trong tương lai củanguồn lực phát triển này, qua việc phân tích những vấn đề xung quanh “Sản xuấtbền vững” Điểm nhấn của bài viết là việc phân tích được những thách thứctrong tương lai đối với sản xuất bền vững đối với cây nông nghiệp Đây là gócnhìn quan trọng để có những giải pháp, cơ chế đưa ra đối với sản xuất bền vữnglúa gạo nói riêng và các cây nông nghiệp nói chung
Nguyễn Thị Phương Loan, Trần Thị Tuyết Thu, Đặng Thanh An (2016),
“Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi
trường, Tập 32, Số 1S (2016) 260-266 Nghiên cứu trên đã tiến hành đánh giá hiệuquả kinh tế của việc trồng cam theo phương thức thâm canh truyền thống và theoVietGAP để làm cơ sở cho việc phát triển bền vững cây cam ở Cao Phong Bài viết
đã nhấn mạnh được rằng, việc trồng cam Cao Phong theo hướng VietGap là rất cầnthiết và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân Tuy nhiên, chi phí đầu tưban đầu cho mô hình trồng cam VietGap là rất lớn, đây là rào cản trong việc thúcđẩy người dân chuyển sang mô hình trồng cam VietGAP Do đó, nhà nước cần phải
có những giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ cho người nông dân trong việc tiếpcận nguồn vốn vay ưu đãi Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giáhiệu quả kinh tế của hai mô hình cam truyền thống và VietGAP mà chưa xem xétđến hiệu quả về môi trường, xã hội
Bùi Phương Thùy (2016) với luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình” của trường học viện
nông nghiệp Việt Nam Luận văn đã đưa ra được bức tranh tổng thể về chuỗi giá trịcam Cao Phong Đánh giá được vai trò của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị.Đồng thời nhấn mạnh được những lợi ích, hiệu quả của chuỗi giá trị khi các hộnông dân trồng cam tham gia vào các hoạt động liên kết dọc, liên kết ngang Đây là
Trang 21một trong những gợi ý quan trọng trong việc đưa ra được các giải pháp về sản xuấtcam Cao Phong bền vững trong việc thúc đẩy các hộ dân tham gia vào liên kết trongquá trình sản xuất cam.
Nguyễn Mạnh Hà (2017), “Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện lục ngạn tỉnh Bắc Giang”, luận
văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên.Tác giả đã phân tích thực trạng sản xuất, phát triển cây ăn quả theo hướng bền vữngtrên địa bàn huyện Lục Ngạn từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển cây ănquả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Lục Ngạn Đánh giá chung, luận văn
đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững
và đánh giá được tính bền vững trong phát triển cây ăn quả theo 3 khía cạnh: Bềnvững về kinh tế, môi trường và xã hội Nghiên cứu là cơ sở quan trọng để học viên
kế thừa quan điểm về phát triển sản xuất bền vững đối với cây cam và các tiêu chíđánh giá tính bền vững trong phát triển sản xuất cam trong nghiên cứu luận văn củamình
Lê Hồng Vân (2018) với Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu phát triển sản xuất dâu tằm bền vững tại tỉnh Thái Bình” của trường Học viện Nông nghiệp Nội dung của
Luận án đã hệ thống hóa được các quan điểm về phát triển sản xuất bền vững đốivới cây nông nghiệp Theo đó, phát triển sản xuất bền vững cây nông nghiệp đượcxét trên 3 khía cạnh: Phát triển sản xuất bền vững về mặt kinh tế, môi trường và xãhội Đây cũng là quan điểm xuyên suốt trong các nghiên cứu về phát triển sản xuấtbền vững đối với cây nông nghiệp Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khẳng định đượcvai trò của liên kết trong sản xuất giữa các hộ nông dân với hộ nông dân, giữa hộnông dân với các đối tác khác là rất quan trọng trong việc phát triển sản xuất dâutằm bền vững tại tỉnh Thái Bình
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu chothấy, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về phát triểnsản xuất bền vững các cây nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là những cây nôngnghiệp dài ngày Trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu đã phân tích thực trạng
Trang 22sản xuất cây nông nghiệp theo hướng bền vững thông qua 3 tiêu chí: Kinh tế, xã hội
và môi trường Tiếp đó, các công trình nghiên cứu cũng đã đưa ra được các giảipháp nhằm phát triển bền sản xuất theo hướng bền vững đối với các cây nôngnghiệp Đã có một số công trình nghiên cứu về cây cam nhưng mới chỉ dừng lại ởmức nghiên cứu phát triển sản xuất cam và chuỗi giá trị cam Hiện nay chưa cócông trình nghiên cứ nào về phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững trên địabàn huyện Cao Phong Do đó, đề tài nghiên cứu vẫn đảm bảo được tính mới cũngnhư tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất được các giải pháp giúp cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện CaoPhong, tỉnh Hòa Bình phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững,xây dựng được nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển sản xuất cam theo hướng bềnvững
- Phân tích thực trạng phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững trên địabàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình Trên cơ sở đó đánh giá được những kết quảđạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế
- Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững trên địabàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thực trạng phát triển sản xuất camtheo hướng bền vững trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
- Đối tượng khảo sát: Là các hộ trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnhHòa Bình, có vườn cam cho ít nhất 1 vụ thu hoạch
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 23- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện CaoPhong, tỉnh Hòa Bình
- Phạm vi thời gian:
+ Nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất cam theo hướng bền vững trên địabàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn từ 2015 -2019
+ Các giải pháp đưa ra cho giai đoạn 2020 – 2025
+ Thời gian tiến hành khảo sát các hộ gia đình trồng cam trên địa bàn huyệnCao Phong, tỉnh Hòa Bình trong khoảng thời gian từ tháng 6/2020 đến hết tháng7/2020
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp:
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm:
+ Tình hình sản xuất, tiêu thụ cam trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh HòaBình từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Phong
+ Số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số lao động, tình hìnhphát triển kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu từ UBND huyện Cao Phong, Cụcthống kê tỉnh Hòa Bình
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển sản xuất Cam theo hướngbền vững từ các Sách báo, luận văn, luận án, tạp chí khoa học, Báo cáo, Internet
Thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Dữ liệu sơ cấp bao gồm toàn bộ các số liệu điều tra, khảo sát thực tế các hộsản xuất, tư thương thu gom, người chế biến, cán bộ tại địa bàn Số liệu mới đượcthu thập từ quá trình điều tra trực tiếp các đối tượng nghiên cứu bao gồm các thôngtin liên quan đến tình hình sản xuất cam và những vấn đề khó khăn với một số cáccâu hỏi mở về nhận thức, quan điểm, yêu cầu kiến nghị của nông dân
- Đối tượng tham gia khảo sát: Để đánh giá được hiệu quả kinh tế, tác giả đãtiến hành khảo sát 100 hộ gia đình trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong, cóvườn cam đã có ít nhất 1 năm cho thu hoạch (Trong đó có 30 hộ gia đình trồng cam
Trang 24theo mô hình VietGap và 70 hộ gia đình trồng cam theo mô hình truyền thống) Sốlượng phiếu khảo sát thu về hợp lệ là 92 phiếu (trong đó có 27 hộ trồng cam theo
mô hình VietGap và 65 hộ gia đình trồng cam theo mô hình truyền thống) Cácphiếu thu về hợp lệ được mã hóa và nhập vào phần mềm để thực hiện thống kê cácchỉ số kinh tế và hiệu quả kinh tế của hộ gia đình
- Chọn điểm nghiên cứu: Để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, tácgiả chọn 4 xã là xã Bắc Phong, xã Tây Phong, xã Hợp Phong, xã Dũng Phong códiện tích trồng cam chiếm tỷ lệ 60% diện tích cam của cả huyện Cao Phong Mỗi xãtác giả lựa chọn 25 hộ trồng cam theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát trực tiếp các hộ gia đình
5.2 Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp phân tích chủ yếu được sử
dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu thống kê
mô tả như: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển để phân tíchtình hình phát triển và mức độ bền vững của sản xuất cam trên địa bàn huyện CaoPhong
Phương pháp so sánh: Trên cơ sở các chỉ tiêu thống kê mô tả, tác giả so sánh
sản xuất giữa các năm để đánh giá sự phát triển sản xuất cam bền vững của huyện CaoPhong qua các mốc thời gian và từ đó có thể suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu
Phương pháp phân tích kinh tế: Phát triển sản xuất cam theo hướng bền
vững là một phạm trù kinh tế tổng hợp nên khi nghiên cứu tác giải đã sử dụngphương pháp phân tích kinh tế để phân tích hệ thống từ đầu vào, đầu ra, các biếnđộng về giá cung, cầu trên thị trường và hiệu quả kinh tế sản xuất cam Cao Phong
6 Kết cấu Luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục có kết cấubao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phát triển sản xuất cam theo hướng bền vữngChương 2: Thực trạng phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững trên địabàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình
Trang 25Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất cam theo hướng bền vữngtrên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
Trang 26CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CAM THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1 Khái niệm phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững
1.1.1 Khái niệm phát triển bền vững
Khái niệm phát triển
Phát triển được định nghĩa trong từ điển Đại học Oxfort (2008) là “Sự giatăng dần của sự vật theo hướng rộng hơn, tiến bộ hơn, mạnh hơn…” Trong từđiển bách khoa Việt Nam (2001), phát triển được định nghĩa là “Phạm trù triết họcchỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới” Triết học siêuhình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng Triết họcduy vật biện chứng cho rằng phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đếncao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
Mọi quốc gia, mọi dân tộc đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển Đã có nhiềunghiên cứu liên quan đến phát triển dưới các góc độ khác nhau của nhiều tác giảtrong và ngoài nước như: Raaman Weitz (1995), Lưu Đức Hải (2001), Vũ Thị NgọcPhùng (2006)… Qua thời gian, khái niệm về phát triển cũng đã đi đến thống nhất:
“Phát triển được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt trong một thời kỳ nhất định.Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấukinh tế xã hội, đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn Phát triểnđược xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về chất, nó là sự kết hợp chặt chẽquá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội”
Khái niệm phát triển bền vững
Vào những năm cuối của thế kỷ XX do sự bùng nổ về dân số, sự phát triểnvượt bậc về kinh tế, nên con người khai thác và sử dụng quá mức làm cạn kiệtnguồn lực, hủy hoại môi trường đến mức báo động Trước bối cảnh đó thuật ngữ
“Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong “Chiến lược bảotồn Thế giới” công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiênQuốc tế (IUCN) Sau này được phổ biến rộng rãi nhờ báo cáo “Tương lai chung củachúng ta” của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới – WCED (còn gọi là báo
Trang 27cáo Brundtland): “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được nhữngnhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầucủa các thế hệ tương lai” (WCED, 1987).
Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định tại hội nghị Rio DeJaneiro, Brasil - 1992 và được bổ sung hoàn chỉnh tại Hội nghị Johannesburg, Cộng
hoà Nam Phi - 2002: “Phát triển theo hướng bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh
tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường” Sự phát triển đó đòi hỏi phải
đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khảnăng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai
1.1.2 Phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững
Theo Viện Ngôn ngữ học (2010) nêu trong từ điển tiếng Việt thì sản xuất làhoạt động tạo ra của cải vật chất nói chung Sản xuất phản ánh quá trình conngười cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra điều kiện cần thiết cho sự sinhtồn của mình Sản xuất là hoạt động cơ bản, tự nhiên và vĩnh hằng của con người
và trong thực tế bao giờ cũng tồn tại một phương thức sản xuất nhất định phùhợp với từng giai đoạn lịch sử
Quesnay, nhà kinh tế Pháp theo trường phái Trọng nông là người đầu tiên đưa
ra khái niệm sản xuất dựa trên nguồn gốc tạo ra của cải Ông cho rằng chỉ có laođộng nông nghiệp mới là lao động sản xuất vì chỉ có ruộng đất mới có thể đem lạithu nhập ròng Adam Smith cho rằng: “công nghiệp chế biến cũng là ngành sản xuất
và hoạt động chế biến thuộc khái niệm sản xuất” (dẫn theo Học viện Chính trị Hành chính khu vực 1, 2001) Các nhà thống kê đưa ra khái niệm sản xuất để cốgắng đánh giá đúng, đầy đủ kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất trong nền kinh
-tế (Liên Hợp Quốc, 1993) Các nhà kinh doanh thì cho rằng sản xuất là một quátrình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, rất cần thiết cho phát triển kinh
tế “Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên, hoặccác yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra)” (Học việnchính trị - Hành chính khu vực 1, 2001)
Trang 28Hiện nay, có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về phát triển nông nghiệp bềnvững ở những góc độ khác nhau Theo FAO (1992), phát triển nông nghiệp bềnvững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế chonông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của conngười về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau Theo Đỗ KimChung và cộng sự (2009), phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình đảm bảo hàihòa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nôngnghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai Tácgiả Phạm Doãn (2005) cho rằng phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình đachiều, bao gồm: (1) tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêuthụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); (2) tính bềnvững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và thời gian; (3) khả năngtương tác thương mại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn để đảmbảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng
Từ các quan điểm về phát triển theo hướng bền vững, phát triển nông nghiệpbền vững và khái niệm về sản xuất, quan điểm của tác giả về phát triển sản xuất
cam theo hướng bền vững cụ thể như sau: “Phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững là quá trình thực hiện các nội dung như quy mô, tổ chức, đầu tư, kỹ thuật, liên kết để tạo ra sản phẩm cam ngày càng tăng về lượng, tiến bộ về chất, đồng thời có
sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa mục tiêu kinh tế với việc thực hiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường trong hiện tại cũng như tương lai”.
Phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững phải đảm bảo được các nguyên tắc:
Thứ nhất, phải có sự kết hợp giữa các yếu tố sản xuất đầu vào để đảm bảo
năng suất tối đa với an toàn chất lượng tốt nhất cho cây cam
Thứ hai, việc khai thác sản xuất cây cam phải hợp lý để không tổn hại đến môi
trường đất, môi trường nước, môi trường không khí Điều này đảm bảo nguồn tàinguyên không bị tổn hại trong tương lai
Thứ ba, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, cần phải đảm
bảo đầu ra bền vững
Trang 29Phát triển sản xuất cam bền vững đóng vai trò quan trọng đối với người nôngdân, các doanh nghiệp, hợp tác xã và tư thương hoạt động trong lĩnh vực Vai tròcủa phát triển sản xuất cam bền vững thể hiện trên các khía cạnh:
Thứ nhất, giúp cho sản xuất cam phát triển ổn định
Việc phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững có nghĩa là quá trình kếthợp các yếu tố trong sản xuất để tạo ra các sản phẩm cam gia tăng về số lượng vàchất lượng Sản xuất cam có phát triển bền vững thì mới đem lại thu nhập ngàycàng tăng, hiệu quả kinh tế ngày càng cao cho các tác nhân tham gia, để từ đó ổnđịnh và phát triển sản xuất, đóng góp vào phát triển kinh tế chung của địa phương
và đất nước
Thứ hai, khai thác tốt các nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế
Theo Hoàng Ngọc Lĩnh (2007), nguồn lực có vai trò quan trọng đối với quátrình phát triển Sản xuất cam đòi hỏi khai thác, sử dụng tốt nhiều nguồn lực.Trong đó, đất đai, lao động, tiền vốn và công nghệ là những nguồn lực quan trọngnhất Nghiên cứu phát triển sản xuất cam bền vững sẽ giúp nâng tầm hiểu biết,đánh giá đúng và có các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực nhằm thúc đẩyquá trình phát triển sản xuất cam trên địa bàn Mục đích cuối cùng là đem lại hiệuquả kinh tế cao nhất, trong khi đó quá trình sản xuất kinh doanh chịu sự tác độngcủa nhiều yếu tố Do đó, nghiên cứu phát triển sản xuất cam ổn định và bền vững
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất cam
Thứ ba, gắn kết các tác nhân, giúp họ có thu nhập ổn định
Giá trị tạo ra từ cây cam là nguồn thu nhập của các hộ nông dân tham gia sảnxuất Do đó, phát triển sản xuất cam bền vững sẽ gắn kết các tác nhân trong chuỗi và cóvai trò tạo nguồn thu nhập ổn định cho các hộ sản xuất, các cá nhân và các doanhnghiệp này Hơn nữa, nền kinh tế của các địa phương phụ thuộc vào các ngành sản xuấttrong vùng và lẽ dĩ nhiên sự phát triển sản xuất cam bền vững cũng ảnh hưởng trực tiếpđến sự phát triển bền vững nền kinh tế xã hội trong vùng (Trương Quốc Hưng,2006)
Thứ tư, tạo công ăn việc làm ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo bền
Trang 30Một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu ở Việt Nam là phát triển câytrồng, vật nuôi có lợi thế, tạo và giải quyết việc làm cho người lao động không chỉtrên địa bàn mà còn ở các vùng lân cận, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xoáđói giảm nghèo Thực tế phát triển sản xuất cam không những tạo việc làm ổn địnhcho lao động trực tiếp sản xuất cam, mà còn giải quyết việc làm cho hàng loạt laođộng không chỉ ở trong địa bàn mà còn cả các vùng lân cận khác Tuy nhiên, một sốnơi cây cam đã không mang lại kết quả như mong muốn Người sản xuất không đủvốn và kỹ thuật chăm sóc nên đã không cho năng suất, kết quả và hiệu quả như mụctiêu đề ra Vì vậy, phát triển sản xuất cam bền vững sẽ tạo ra và ổn định công ănviệc làm cho lao động nông nghiệp và góp phần xoá đói giảm nghèo một cách bềnvững
Thứ năm, góp phần cải thiện môi trường
Một yếu tố hết sức quan trọng và là điều kiện cần thiết trong phát triển sảnxuất cam theo hướng bền vững là phải đảm bảo được cả yếu tố môi trường Theo
đó, với việc hạn chế sử dụng hóa chất cũng như phân bón hóa học, phương pháp xử
lý rác thải từ thuốc bảo vệ thực vật sẽ giúp cho các hộ gia đình giữ được một môitrường xanh, sạch, đẹp, và nâng cao sức khỏe
1.2 Một số mô hình sản xuất cam theo hướng bền vững
1.2.1 Mô hình sản xuất cam theo quy trình Vietgap
Đối với sản phẩm trồng trọt, từ năm 2008 đến nay Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn đã ban hành các Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt(VietGAP) cho rau, quả tươi; chè búp tươi, lúa và cà phê
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhânsản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sảnphẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo
vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm (Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Việt Nam, 2008)
VietGAP là một tiêu chuẩn tự nguyện nhằm hướng dẫn nhà sản xuất nâng caochất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm trên cơ sở kiểm soát các mối nguy
Trang 31VIETGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) cónghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam trên cơ sở 4 nhóm tiêu chí:(1) Đảm bảo an toàn thực phẩm; (2) Bảo vệ môi trường; (3) Bảo đảm sức khỏe chongười lao động và phúc lợi xã hội; (3) Bảo đảm chất lượng sản phẩm.
Đặc điểm kỹ thuật sản xuất cam theo mô hình VietGAP
- Làm cỏ, xới xáo và tủ gốc giữ ẩm: Hàng năm, cần làm sạch cỏ, xới xáo, tủgốc giữ ẩm cho vườn cam đặc biệt là thời kỳ cây ra hoa và nuôi quả
- Thời kỳ bón: Đối với cam bước vào giai đoạn kinh doanh cho quả hàng nămcần bón 4 lần vào các thời kỳ: sau khi thu hoạch 7 - 10 ngày để hồi phục cây; trướckhi ra hoa 20 ngày đến 1 tháng để thúc cành xuân và đón hoa; sau khi rụng quả sinh
lý chống rụng quả và nuôi quả non và bón thúc quả lớn Việc bón phân cần kết thúctrước khi thu hoạch từ 1,5 - 2 tháng
Cắt tỉa tạo tán: Chọn lọc kịp thời các cành lộc mùa xuân lộc hè sinh trưởngquá dày, giao nhau, những cành vượt, cành sâu bệnh Sau thu hoạch tiến hành cắt bỏ1- 2 cành lớn ở phía trên để tăng cường ánh sáng cho các cành phía trong và cànhbên dưới Cắt tỉa theo nguyên tắc cắt mạnh phía trên, nhẹ ở phía dưới
Phòng, trừ sâu, bệnh hại: Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
để phòng trừ sâu bệnh trên cây ăn quả nói chung và trên cam nói riêng là biện pháptốt nhất hiện nay cho sản xuất quả an toàn theo VietGAP
Thu hoạch và bảo quản cam: Khi vỏ quả bắt đầu chuyển đổi từ màu xanh sangmàu vàng (khoảng 1/3 quả) và độ Brix trong quả đo ở 2 hoặc 3 lần đo cuối cùngkhông đổi, thường đối với cam từ 12 -14% là thời điểm thu hoạch thích hợp Dùngkéo cắt cả cuống quả cho vào rổ nhựa hoặc sọt tre, tránh để đất dính vào quả nấmbệnh dễ tấn công, sau đó chuyển quả tới nơi thoáng mát hoặc nhà xưởng để phânloại, đóng gói bảo quản hoặc đưa tới thị trường tiêu thụ (Bộ Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam, 2008)
Đặc điểm kinh tế
Thời điểm chăm sóc và bón phân là rất quan trọng, do đó trong quá trình sảnxuất cần chú ý tới việc đầu tư các yếu tố đầu vào và chăm sóc, bón phân đảm bảotheo đúng quy trình kỹ thuật, đúng thời điểm để đạt năng suất cao nhất (Bộ Nông
Trang 32nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2008).
1.2.2 Mô hình sản xuất cam ứng dụng công nghệ cao
Công nghệ cao (CNC) là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiệnđại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thânthiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất,dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có Hiện nay, Nhà nướcđang tập trung đầu tư phát triển CNC trong 4 lĩnh vực chủ yếu là: 1) Công nghệthông tin; 2) Công nghệ sinh học; 3) Công nghệ vật liệu mới và 4) Công nghệ tựđộng hóa
Mô hình sản xuất cam ứng dụng công nghệ cao là mô hình sản xuất cam ứngdụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả,tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu ngày càngcao của xã hội và bảo đảm sự phát triển sản xuất cam bền vững (Vụ Khoa học Côngnghệ, 2011) Đó là quá trình thực hiện trồng cam trong nhà kính, sử dụng các hệthống tưới tiêu tự động Việc sản xuất cam ứng dụng công nghệ cao thường manglại năng suất và chất lượng cao hơn so với trồng cam theo mô hình truyền thống.Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu là khá lớn đặc biệt là đầu tư vào hệ thống nhàkinh và hệ thống tưới tiêu tự động
1.3 Nội dung và cách tiếp cận đánh giá phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững
1.3.1 Nội dung phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững
Nội dung cụ thể của phát triển sản xuất cam bền vững bao gồm các vấn đề, nộidung sản xuất cam (về kinh tế: phát triển quy mô, các hình thức tổ chức sản xuất,đầu tư vốn, giống, chăm sóc, áp dụng kỹ thuật mới, phòng trừ sâu bệnh, liên kết sảnxuất và tiêu thụ, kết quả và hiệu quả; về xã hội: lao động việc làm, xóa đối giảmnghèo, bình đẳng giới; và về môi trường: khai thác hợp lý tài nguyên, ô nhiễm môitrường) Các nội dung đó cần được phân tích dưới góc độ phát triển (về chiều rộng,chiều sâu) và đáp ứng yêu cầu bền vững (cả về kinh tế, xã hội và môi trường) trong
Trang 33hiện tại cũng như cho tương lai.
1.3.1.1 Phát triển quy mô sản xuất cam
Mối quan hệ giữa quy mô sản xuất và hiệu quả sản xuất đã được các nhà kinh
tế quan tâm nghiên cứu từ lâu Nhiều khái niệm xung quanh vấn đề này đã đượcđưa ra, trong đó đáng lưu ý là lợi thế kinh tế nhờ quy mô (economies of scale) vàhiệu suất thay đổi theo quy mô (returns to scale) Các khái niệm kinh tế học nàyxuất phát từ Adam Smith với ý tưởng mong muốn thu được lợi nhuận sản xuất lớnhơn từ việc phân công lao động (Samuelson and Nordhalls, 2007)
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô được hoạch định và sử dụng triệt để trong sản xuấtkinh doanh Nội dung chính là nếu sản xuất với quy mô càng lớn thì chi phí và giáthành trên một đơn vị sản phẩm sẽ càng giảm, làm gia tăng lợi nhuận và khả năngcạnh tranh Trong kinh tế vi mô, lợi thế có được nhờ vào quy mô sản xuất, với chiphí trên mỗi đơn vị đầu ra thường giảm đi với quy mô ngày càng tăng khi chi phí cốđịnh được chia đều trên mỗi đơn vị đầu ra Vì vậy, phát triển quy mô sản xuất làmột hướng quan trọng để hạ được chi phí bình quân dài hạn, tăng sản lượng cam vàtăng thu nhập cho nông hộ
1.3.1.2 Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cam
Theo Nguyễn Thế Trường (2003), “Hình thức tổ chức sản xuất là những chủthể sản xuất hàng hóa tự chủ, tự quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả và hiệuquả trong kinh doanh cũng như sự tồn tại của mình trong cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước” Các hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệphiện nay là: kinh tế hộ nông dân, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp.Theo Hà Kim Truyền (2015) thì các hình thức tổ chức sản xuất trong nôngnghiệp có mối liên hệ và xu hướng vận động từ các hộ tự cấp, tự túc sẽ dần chuyểnthành các hộ sản xuất hàng hóa, đến những giai đoạn nhất định hình thành trang trạigia đình Nhờ sự tác động có hiệu quả của bản thân các trang trại và chủ thể của nó,thông qua các hình thức hợp tác hình thành dần các trang trại sản xuất hàng hóatổng hợp và chuyên môn hóa Khi sản xuất hàng hóa phát triển, tất yếu có sự tácđộng có hiệu quả ngày càng tăng của các ngành dịch vụ và công nghiệp, từ đó hình
Trang 34thành sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, các hìnhthức hợp tác (có và không có pháp nhân) phát triển nhanh tất yếu hình thành cácloại công ty cổ phần nhiều thành phần nhiều ngành tham gia thúc đẩy công nghiệphóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Trang 351.3.1.3 Phát triển đầu tư cho sản xuất cam
Theo học thuyết Keynes (1936) muốn tăng thu nhập quốc dân (sản lượng quốcgia) thì phải gia tăng đầu tư Ở đây, ông đã nghiên cứu mối quan hệ giữa gia tăngđầu tư với gia tăng sản lượng và đưa ra khái niệm "số nhân đầu tư" Số nhân đầu tư(k) thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư với gia tăng thu nhập Nó cho biếtrằng khi có một lượng thêm về đầu tư tổng hợp, thì thu nhập sẽ tăng thêm mộtlượng bằng k lần mức gia tăng đầu tư Mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo cầu
bổ sung về nhân công và tư liệu sản xuất, có nghĩa là việc làm gia tăng, thu nhập giatăng Thu nhập tăng sẽ là tiền đề cho tăng đầu tư mới Như vậy, số nhân đầu tư cótác động dây chuyền, nó khuếch đại thu nhập quốc dân
Vốn sản xuất là yếu tố vật chất quan trọng tác động trực tiếp đến tăng trưởngkinh tế Vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô có liên quan trực tiếp đến tăng trưởngđược xem xét dưới dạng vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền tệ (Vũ ThịNgọc Phùng, 2006) Vốn vật chất cho trồng cam bao gồm: Giống, phân bón, cáccông cụ sản xuất, cơ sở hạ tầng…Trong điều kiện năng suất lao động không thayđổi thì tăng tổng nguồn vốn đầu tư sẽ tăng được sản lượng sản phẩm hàng hóa(Nguyễn Cảnh Hoan, 2012)
1.3.1.4 Phát triển kỹ thuật trong sản xuất cam
Giống cam: Việc lựa chọn giống cam tối ưu và phù hợp với điều kiện tự nhiên
và cho năng suất chất lượng tốt cũng cần được quan tâm để phát triển sản xuất theohướng bền vững
Thực hiện chăm sóc: Các khâu trong sản xuất cam là những công việc người
sản xuất thường xuyên phải thực hiện, bao gồm: trồng, chăm sóc, thu hoạch cam vàbảo quản từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,phòng trừ dịch bệnh; thu hoạch và bảo quản Các nội dung này giữ vị trí quantrọng trong quá trình sản xuất Việc thực hiện các nội dung sản xuất đó một cáchphù hợp, hợp lý sẽ góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả, cũng như đáp ứng yêucầu cho phát triển sản xuất cam bền vững
Trang 36Áp dụng kỹ thuật mới: Khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng nhất đối
với tăng trưởng kinh tế Khoa học công nghệ có thể làm thay đổi cơ sở vật chất kỹthuật của nền sản xuất, chuyển sản xuất tăng trưởng từ chiều rộng sang phát triểntheo chiều sâu và khắc phục được sự thiếu hụt của các nhân tố khác (Trần Văn Chử,2000) Khoa học công nghệ được xem như động lực cho sự phát triển của bất cứmột nước nào, một ngành kinh tế nào Ngày nay, hàm lượng khoa học công nghệngày càng cao trong sản phẩm sản xuất ra Kỹ thuật mới trở thành một yếu tố quantrọng hàng đầu trong sản xuất, quyết định sự thay đổi năng suất lao động và chấtlượng sản phẩm
Phòng trừ sâu bệnh: Dịch bệnh là một yếu tố gây thiệt hại cho sản xuất, làm
tăng chi phí sản xuất, giảm khối lượng cũng như chất lượng sản phẩm sản xuất ra.Sản xuất cam đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất cao Do đó, việc phòng trừsâu bệnh cần phải được thực hiện đúng kỹ thuật, đúng liều lượng để đảm bảo đượcphát triển bền vững
1.3.1.5 Phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Nguyễn Tất Thắng (2011) cho rằng: “Liên kết kinh tế là quá trình xâm nhập,phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế dưới hình thức
tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuônkhổ pháp luật” Liên kết kinh tế có thể trong nội bộ ngành hoặc giữa các ngành,trong một nước hay nhiều quốc gia, trên phạm vi khu vực và quốc tế Có hai loạiliên kết là liên kết theo chiều dọc (liên kết dọc) hoặc theo chiều ngang (liên kếtngang) Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân dọc theo chuỗi Đây là mối liênkết quan trọng quyết định đến sự hình thành chuỗi sản xuất và cung ứng cam Liênkết ngang là liên kết giữa những người trong từng tác nhân Mối liên kết này quyếtđịnh đến hiệu quả sản xuất, khả năng cạnh tranh của từng thành viên Trong các mốiliên kết ngang thì liên kết giữa các hộ trồng cam là để tạo ra vùng nguyên liệu lớn,thu hoạch đồng loạt, sản phẩm có độ đồng đều cao Mối liên kết này đặc biệt có ýnghĩa trong việc phối hợp phòng chống dịch bệnh bởi vì từng cá nhân thực hiệnriêng rẽ sẽ không có hiệu lực Liên kết ngang hình thành nên những tổ chức liên kết
Trang 37như Hợp tác xã, liên minh, hiệp hội và dễ dẫn đến độc quyền trong một thị trườngnhất định.
Liên kết trong sản xuất nông nghiệp bao gồm hai hình thức chủ yếu là liên kếtbằng hợp đồng văn bản (chính thống) và liên kết dưới dạng thỏa thuận miệng (phichính thống) Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lậpgiữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm Hợp đồng là “sựthỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm về việc sảnxuất và cung ứng nông sản dựa trên thỏa thuận giao hàng trong tương lai, và thườngtại mức giá xác định trước” (Eaton and Shepherd, 2001) Đây là hình thức kinh tếhợp tác trực tiếp, quan hệ giữa hai bên bị ràng buộc bởi hợp đồng, do đó nó có tính
ổn định hơn Liên kết dưới dạng thỏa thuận miệng là hình thức liên kết lỏng lẻo, các
cá nhân tham gia ngầm hiểu với nhau và không được thể hiện bằng văn bản Hìnhthức liên kết này tương đối phổ biến ở nước ta Thực tế cho thấy, việc giao dịchthương mại trong nông nghiệp diễn ra rất đa dạng và phong phú Vì vậy không dễ gì
có thể xác định tất cả các hình thức giao dịch Ở Việt Nam, chủ yếu tồn tại 4 hìnhthức giao dịch mua bán phổ biến là: Mua bán tự do thông qua mạng lưới thươngnhân nhỏ; Mua bán theo hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và hộ nôngdân; Mua bán thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã, tổ, nhóm,chủ hợp đồng là tổ chức và cá nhân đại diện cho nông dân; và mua bán giao dịch tạicác chợ đầu mối buôn bán nông sản (Dương Ngọc Thí, 2006)
Liên kết trong sản xuất nông nghiệp bao gồm ba nội dung chủ yếu là: liên kếttrong cung ứng nguyên liệu đầu vào (giống, vốn, thức ăn, phân bón, thuốc trừ sâubệnh); liên kết trong quá trình sản xuất (trong chuyển giao khoa học kỹ thuật, trongphòng trừ dịch bệnh); và liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
1.3.2 Cách tiếp cận đánh giá phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững
Nội hàm của phát triển sản xuất cam theo hướng bền vững phải đảm bảo đồngthời 3 mục tiêu: Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả xã hội và Hiệu quả môi trường Do đó,trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, để đánh giá được mức độ phát triển sảnxuất cam theo hướng bền vững, tác giả sử dụng 3 nhóm chỉ tiêu để đánh giá 3 mục
Trang 38tiêu trên Cụ thể như sau:
Trang 39a Kết quả và hiệu quả kinh tế
Theo các nhà kinh tế học, kết quả sản xuất là số tuyệt đối phản ánh quy môđầu ra của hoạt động sản xuất sau mỗi thời kỳ Kết quả có thể được biểu hiện bằngchỉ tiêu định lượng như số lượng sản phẩm, giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận
và cũng có thể phản ánh bằng chỉ tiêu định tính như uy tín, chất lượng sản phẩm.Hiệu quả sản xuất là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác và sử dụngcác nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu mà người sản xuất đề ra Hiệu quả sản xuấtđược xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó Xét về bản chất, kết quả phản ánh quy mô (chiều rộng), còn hiệu quả phản ánh
sự so sánh giữa các khoản bỏ ra và các khoản thu về (chiều sâu) Kết quả chỉ cho tathấy quy mô đạt được là lớn hay nhỏ (lượng) và hiệu quả phản ánh chất lượng sảnxuất là tốt hay xấu (chất) Hiệu quả là thước đo ngày càng quan trọng của sự tăngtrưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu trong từngthời kỳ Hiệu quả sản xuất càng cao, càng có điều kiện mở mang và phát triển sảnxuất, nâng cao đời sống người lao động, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Theo đó,các tiêu chí cụ thể đánh giá về hiệu quả kinh tế như sau:
- Doanh thu (DT): Cho biết tổng số tiền thu được ở cùng với mức sản lượng
và mức giá bán một đơn vị sản phẩm
- Chi phí vật chất (TC - Total Costs):Chi phí là toàn bộ các khoản chi phí vật
chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh củatừng tác nhân Chi phí được thể hiện bằng công thức:
TC =
Trong đó:
n: có giá trị từ 1 đến k
k: là số lượng đầu vào được sử dụng
Qn: Số lượng đầu tư yếu tố đầu vào thứ n
Pn : đơn giá đầu vào thứ n
- Giá trị gia tăng (VA - Value Added Tax): là phần giá trị tăng thêm của một
quá trình sản xuất kinh doanh VA được thể hiện bằng công thức:
Trang 40VA = DT – TC.
Thu nhập thuần (GPr): là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất được
xác định bằng giá trị gia tăng trừ đi công lao động
GPr = VA – W (Trong đó, W là công lao động)
+ Tỷ suất doanh thu theo chi phí (TDT): là tỷ số giữa giá trị sản xuất thu được
và chi phí tiêu tốn của quá trình sản xuất đó
TDT = DT/TC (lần)
Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất theogóc độ chi phí Qua chỉ tiêu này cho thấy cứ bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu được baonhiêu đồng giá trị sản phẩm Theo công thức trên, nếu DT/TC càng lớn thì sản xuấtcàng đạt hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa làm rõ được chất lượngđầu tư
+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí (TVA): tỷ suất GTGT theo chi phí là chỉ
tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong sản xuất kinh doanh, TVA được thể hiệnbằng công thức:
T GPr =GPr/TC (lần)
Qua chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhậpthuần
b Kết quả và hiệu quả xã hội
Phát triển sản xuất cam đem lại công ăn, việc làm thường xuyên, ổn định chongười dân, , điều kiện đất đai còn hạn chế cả về diện tích và độ màu mỡ Phát triển