MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động du lịch ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch giúp con người vừa được nghỉ ngơi, giảm áp lực trong cuộc sống và khám phá thêm những bí ẩn của tự nhiên. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch ngày càng có giá trị lớn khi du khách tiêu dùng các sản phẩm của du lịch. Bên cạnh việc tiêu dùng hàng hóa thông thường tại điểm du lịch, khách du lịch còn tiêu dùng các dịch vụ như: tìm tòi, khám phá, vãn cảnh, nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh… để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Vai trò của du lịch ngày càng rõ nét trong tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Năm 2018, Việt Nam đã đón 15,6 triệu lượt khách quốc tế và 80triệu lượt khách du lịch nội địa (Tổng cục Du lịch, 2019) tổng thu từ du lịch đạt trên 620.000 tỷ đồng, và đóng góp khoảng 5,9% vào GDP của Việt Nam. Bên cạnh đó sự phát triển của du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế khác của quốc gia. Với đóng góp tích cực mà phát triển du lịch đem lại, du lịch thực sự là ngành kinh tế đầy tiềm năng giúp nền kinh tế nước ta khởi sắc và vươn ra cùng thế giới. Cùng chung với tốc độ phát triển kinh tế cả nước, đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong những vùng có tốc độ phát triển ấn tượng, trong đó không thể không kể đến đóng góp của du lịch, tạo thu nhập, việc làm thường xuyên cho lao động, tăng ngân sách địa phương, cải thiện chất lượng cuộc sống. Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh là ba tỉnh trung tâm tạo thế kiềng 3 chân cho du lịch của ĐBSH và Duyên hải Đông Bắc nói riêng và Bắc Bộ nói chung. Theo Quyết định Số 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 11 năm 2013 về việc “phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ để tổ chức không gian du lịch bao gồm: “(1) Tiểu vùng Trung tâm gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam. (2) Tiểu vùng Duyên hải Đông Bắc: Gồm thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. (3) Tiểu vùng Nam sông Hồng: Gồm các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình”. Các tỉnh phía nam ĐBSH luận án nghiên cứu là 3 tỉnh thuộc tiểu vùng nam sông Hồng. Các tỉnh phía nam ĐBSH (gồm các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình) có vị trí địa lý thuận lợi chỉ mất hơn một giờ di chuyển từ thủ đô Hà Nội – trung tâm du lịch khu vực phía Bắc. Có diện tích khoảng 4.600 km2, dân số 4.6 triệu người, các tỉnh phía nam ĐBSH có 5 khu vực đa dạng sinh học được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là khu dự trữ sinh quyển 1 (DTSQ) thế giới châu thổ sông Hồng đầu tiên của Việt Nam vào năm 2004 (theo công ước Công ước về các vùng đất ngập nước (RAMSAR)) với những giá trị nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học và có ảnh hưởng lớn đến sự sống của nhân loại; cùng với đó là sự đa dạng loại địa hình: vùng đồng bằng thấp trũng, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi và bán sơn địa, bờ biển dài 142 km nên có nhiều giá trị về du lịch (bãi biển, di tích lịch sử, cảnh quan độc đáo). Tiêu biểu là quần thể danh thắng Tràng An được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, nam ĐBSH là vùng duy nhất ở Việt Nam có di sản kép (vừa là di sản thiên nhiên vừa là di sản văn hóa được UNESCO công nhận), đồng thời có khu DTSQ thế giới châu thổ sông Hồng (đa dạng sinh học và bảo tồn chim di cư có giá trị toàn cầu) - một tiềm năng du lịch nổi bật, hiếm có trên thế giới. Chính vì vậy đây được xem là điểm đến thu hút được sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước. Những năm qua, các tỉnh này đã bước đầu phát huy được lợi thế phát triển du lịch và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Năm 2018, các tỉnh phía nam ĐBSH đón 9,9 triệu lượt khách, với 900 nghìn lượt khách quốc tế, thu nhập du lịch đạt khoảng 4.486 tỷ đồng; tạo được hàng ngàn việc làm cho lao động. Tuy nhiên, khi phát triển, du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH chưa phát huy lợi thế để đóng góp tương xứng cho phát triển kinh tế những năm qua, chưa thực sự là nơi đầu tư hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư vào du lịch; thu nhập từ du lịch, chi tiêu của khách và ngày lưu trú thấp; sự gia tăng lượng khách nhanh nhưng cơ sở hạ tầng, cơ sở vui chơi giải trí không theo kịp; doanh nghiệp lữ hành còn thiếu; sự gia tăng số lượng lao động du lịch trực tiếp chưa gắn với chất lượng; đóng góp cho ngân sách và tạo việc làm cho lao động chưa tương xứng; môi trường bị ô nhiễm; chưa phát huy được giá trị DTSQ, di sản bị xâm hại thiếu sự phát triển bền vững (PTBV), nguồn lực cho bảo tồn còn thấp. Theo nhận định và tư vấn của các chuyên gia, du lịch các tỉnh thuộc các tỉnh phía nam ĐBSH còn có thể đóng góp lớn hơn nữa đến phát triển kinh tế địa phương. Nhưng nếu khai thác không phù hợp thì sẽ hủy hoại nguồn tài nguyên, do đó cần phải có các mô hình, giải pháp quản lý và khai thác hợp lý làm sao khai thác được lớn hơn nữa các tiềm lực kinh tế của tài nguyên, đồng thời không tác động xấu tới các giá trị về sinh thái. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để phát huy tiềm năng, lợi thế của du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, và trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các vùng khác ở nước ta cũng như các nước trong khu vực. Đồng thời, phải gắn phát triển du lịch theo hướng bền vững nhằm giúp phát triển kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội, bảo tồn các di sản, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống cho toàn vùng, nâng cao lợi ích cho cộng đồng và lan tỏa cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Phát triển du lịch cần được nghiên 2 cứu một cách khoa học, hệ thống nhằm tìm ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH là yêu cầu cần được xem xét và nghiên cứu sớm. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, tác giả chọn đề tài “Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển – Học viện khoa học và xã hội bao hàm cả ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn, nhằm có được những giải pháp phù hợp để giảm tối đa những tác động tiêu cực đến phát triển du lịch từ đó góp phần phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH góp phần đảm bảo các mục tiêu phát triển du lịch trong giai đoạn tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH theo hướng bền vững. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ: +Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch theo hướng bền vững. +Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH. +Phân tích các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH. Nêu lên những kết quả đạt được, nhận diện hạn chế và nguyên nhân trong phát triển du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH. +Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm giúp phát triển du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH theo hướng bền vững giai đoạn tới. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án -Đối tượng nghiên cứu: lý luận và thực trạng phát triển du lịch các tỉnh ở phía nam ĐBSH theo hướng bền vững. -Phạm vi nghiên cứu: +Phạm vi về không gian: Nghiên cứu phát triển du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH trên địa bàn 3 tỉnh là Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình. +Phạm vi về thời gian: nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch nam ĐBSH theo hướng bền vững giai đoạn 2005-2018, đề xuất các giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững đến năm 2030. 4.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp Nguồn tài liệu thông tin thứ cấp được thu thập phục vụ cho luận án là những tài liệu, số liệu đã đươc công bố. Đây là các tài liệu, số liệu được lựa chọn sử dụng 3 vào mục đích minh họa, phân tích, đánh giá phát triển du lịch. Nguồn tài liệu thứ cấp được đưa vào xử lý, phân tích nhằm rút ra những đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học phục vụ cho nội dung luận án. Nguồn này được lấy tại Sách, giáo trình, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu đã xuất bản, luận án tiến sĩ, niên giám thống kê, tài liệu trên internet; niên giám thống kê của Cục thống kê; các tài liệu của Sở du lịch tại các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình; các báo cáo, chương trình, đề án, kế hoạch, nghị quyết, quyết định, tư liệu, niên giám thống kê,… của Cục thống kê; Sở du lịch; Sở Công thương; Sở Thông tin và Truyền 4.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn một số cán bộ quản lý, dân cư địa phương, điều tra khảo sát đánh giá doanh nghiệp, khách du lịch. Nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình hồi quy trên phần mềm SPSS 20. Nghiên cứu sinh tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp qua khảo sát bằng phiếu và kết hợp với phỏng vấn. Lấy mẫu dựa trên tiêu chuẩn của Bollen (1989) [59](tức là để đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) tốt thì cần ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số quan sát không nên dưới 100), bảng câu hỏi khảo sát nghiên cứu sinh trích dẫn có tổng cộng 43 biến quan sát (các câu hỏi sử dụng thang đo Likert), do vậy mẫu tối thiểu sẽ là 43 x 5 = 215. Tuy nhiên trong nghiên cứu này có 3 tỉnh nên số phiếu sử dụng để phân tích là 670 phiếu hợp lệ. -Các đối tượng khảo sát gồm các cơ quan quản lý nhà nước; khách du lịch; các doanh nghiệp và cơ sở dịch vụ khác, dân cư địa phương trên địa bàn 3 tỉnh là Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. + Mục tiêu điều tra chọn mẫu: để thu thập ý kiến đánh giá của của cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, khách du lịch về chất lượng du lịch tại các địa điểm du lịch của địa phương. Do đó việc sử dụng phiếu điếu tra trên diện rộng sẽ giúp tác giả thu thập được những nhận định và đánh giá của các đối tượng điều tra là cần thiết như tiêu chí đánh giá các hoạt động du lịch theo hướng bền vững, mức độ thỏa mãn của khách du lịch, công tác tổ chức các hoạt động du lịch… + Xây dựng phiếu điều tra: Khảo sát được thực hiện ở 3 địa phương Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở lựa chọn nội dung tiêu chí đánh giá các hoạt động du lịch theo hướng bền vững đối với từng hoạt động. Sự đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, khách du lịch thông qua trả lời các câu hỏi xoay quanh các nội dung về tiêu chí tổ chức các hoạt động du lịch từ quy trình tổ chức, chỉ tiêu đánh giá bền vững, công tác quản lý nói chung, sự liên kết các hoạt động du lịch (phụ lục 2,3,4). + Đối với cán bộ quản lý nhà nước: nghiên cứu sinh tiến hành phát 200 phiếu 4 điều tra cho cơ quan quản lý nhà nước 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, chọn mẫu phân tầng bao gồm: Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh; phòng văn hóa, thông tin; ban quản lý các điểm khu du lịch… là hơn 1.600 cán bộ, (Ninh Bình 570, Thái Bình 500, Nam Định 559), (theo số liệu trong Quyết định giao tổng số người làm việc trong cơ quan hành chính sự nghiệp các tỉnh năm 2018); dự kiến một nửa làm chuyên môn trong ngành du lịch là 800 người. Thời gian khảo sát: từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2018, số phiếu thu về 150 phiếu, số phiếu hợp lệ 142 phiếu. Số phiếu được sử dụng trong phân tích phục vụ cho luận án là 142 phiếu. Do vậy với 142 mẫu đại diện là hợp lý (theo công thức n = 1/(a2 +1/N). +Doanh nghiệp: Cuộc khảo sát đối với các đội ngũ quản lý và lao động tại các nhà nghỉ, khách sạn và nhà hàng ăn uống, doanh nghiệp lữ hành, dịch vụ du lịch với 300 phiếu điều tra ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình. Căn cứ vào số lượng doanh nghiệp trên địa bàn ba tỉnh 23.100 (Ninh Bình 7.500, Thái Bình 5.600, Nam Định 10.000) (cục thống kê các tỉnh 2018). Trung bình số lượng doanh nghiệp dịch vụ chiếm 50% trong đó loại hình du lịch chiếm 10% (theo báo cáo Sở kế hoạch đầu tư các tỉnh, 2018). Số phiếu thu về 198 phiếu, số phiếu hợp lệ 193 phiếu. Số phiếu được sử dụng trong phân tích phục vụ cho luận án là 193 phiếu. Thời gian tổ chức điều tra từ ngày 1/4/2018 – 30/6/2018. Do vậy với 193 mẫu đại diện là hợp lý (theo công thức n = 1/(a2 +1/N). +Khách du lịch: Đối tượng khách lựa chọn gửi phiếu đảm bảo tính đại diện bao gồm đi theo đoàn sử dụng thuyết minh tại điểm, đi theo đoàn sử dụng hướng dẫn của đoàn, khách tự tham quan, khách đi lẻ, đại diện về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, mục đích tham quan. Phân theo nhóm khách nội địa và quốc tế (Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia,.. ). Số khách điều tra được phân theo nhóm khách và độ tuổi đi du lịch. Phương pháp thu thập thông tin từ khách du lịch là phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Lấy mẫu dựa trên tiêu chuẩn của Bollen (1989) [59] (tức là để đảm bảo phân tích dữ liệu (phân tích nhân tố khám phá EFA) tốt thì cần ít nhất 5 quan sát cho 1 biến đo lường và số quan sát không nên dưới 100). Phiếu khảo sát du khách có 15 biến quan vì thế kích thước mẫu tối thiểu phải đảm bảo lớn hơn 75 mẫu. Thời gian tổ chức điều tra từ ngày 1/4/2018 – 30/6/2018. Phát ra 300 phiếu điều tra du khách tại ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, số phiếu thu về 200 phiếu, số phiếu được sử dụng trong phân tích phục vụ cho luận án là 190 phiếu. +Dân cư địa phương: bao gồm những hộ dân sinh sống quanh các điểm du lịch. Nhóm điều tra đến gặp trực tiếp dân cư để điều tra theo bảng câu hỏi có sẵn và kết hợp phỏng vấn thêm. Lấy mẫu dựa trên tiêu chuẩn của Bollen (1989) [59]. Phiếu khảo sát du khách có 15 biến vì thế kích thước mẫu tối thiểu phải đảm bảo lớn hơn 75 mẫu. Thời gian tổ chức điều tra từ ngày 1/7/2018 – 31/8/2018. Phát ra 300 phiếu 5 điều tra du khách tại ba tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, số phiếu thu về 150 phiếu, số phiếu được sử dụng trong phân tích phục vụ cho luận án là 145 phiếu. - Phỏng vấn chuyên sâu: +Mục tiêu phỏng vấn sâu: để xem xét ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, doanh nghiệp, dân cư địa phương về thực hiện quy trình tổ chức các hoạt động du lịch tại địa điểm du lịch và việc phối hợp các bên trong tổ chức các hoạt động du lịch tại các địa điểm du lịch. +Đối tượng tham gia: phỏng vấn sâu cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý nhà nước, (Phụ lục 2), dân cư địa phương (Phụ lục 3). +Thu thập và xử lý thông tin: để đảm bảo chất lượng phỏng vấn và thu thập đầy đủ các nội dung liên quan, nội dung câu hỏi phỏng vấn cơ bản được xây dựng trên cơ sở nội dung quy trình tổ chức khảo sát, thiết kế, tổ chức các hoạt động du lịch tại các địa điểm du lịch và mối quan hệ phối hợp giữa các bên trong tổ chức hoạt động du lịch. Cuộc phỏng vấn diễn ra tại phòng làm việc, hộ gia đình. 4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Để trả lời câu hỏi nghiên cứu, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp định tính. Nghiên cứu định tính để tìm ra các mối quan hệ giữa phát triển du lịch với sự bền vững của các tỉnh nam ĐBSH, nghiên cứu tiềm năng du lịch của vùng, những yếu tố thúc đẩy, cản trở cho phát triển du lịch ở địa phương. Nghiên cứu định lượng để sử dụng mô hình tìm ra mối quan hệ tuyến tính sự tác động của các nhân tố đến phát triển du lịch theo hướng bền vững. Khi phân tích các nhân tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh nam ĐBSH, nghiên cứu sinh sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20. (1)- Phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích, nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (Factor Loading). Hệ số này cho biết được mỗi biến đo lường sẽ thuộc về những nhân tố nào. Trong phân tích nhân tố khám phá, yêu cầu cần thiết là hệ số thích hợp của nhân tố (KMO - Kaiser Meyer Olkin) phải có giá trị lớn. Khi 0,5