1. Tính cấp thiết của đề tàiCuộc sống của con người ngày càng được nâng cao vì thế mà các nhu cầu mới không ngừng xuất hiện. Ngày nay, con người không chỉ có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thỏa mãn về tinh thần như: vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng. Đặc biệt là cùng với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.Bên cạnh đó, du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Nó góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu ngoại tệ, cân bằng cán cân thanh toán, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người dân. Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã nêu rõ quan điểm về phát triển du lịch là: Huy động mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng cả nước và của từng địa phương, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.Cửa Lò là một thị xã thuộc tỉnh Nghệ An. Kinh tế Cửa Lò phát triển chủ yếu là du lịch, dịch vụ. Lượng khách du lịch đến với Cửa Lò hàng năm đạt hàng triệu lượt. Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hàng trăm tỷ đồng.Tuy nhiên, trong thực tế phát triển du lịch Cửa Lò những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng. Ngành du lịch Cửa Lò đang phải đối mặt với vấn đề phát triển bền vững. Điều đó được thể hiện trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.Sự thiếu bền vững về kinh tế thể hiện qua thiếu đa dạng sản phẩm du lịch. Ngoài tắm biển và thưởng thức các hải sản quý, Cửa Lò có quá ít những sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương. Bên cạnh đó, các dịch vụ vui chơi giải trí còn quá ít nên thời gian lưu trú của du khách chưa cao. Về mặt xã hội, sự phát triển du lịch làm khoảng cách chênh lệch thu nhập có xu hướng tăng lên; Các tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc, ma túy, mại dâm… hoạt động ngày càng tinh vi. Về mặt môi trường, sau mỗi mùa du lịch rác thải trên bãi biển trở nên nhiều hơn, lượng rác thải sinh hoạt từ các khách sạn, nhà hàng cũng tăng lên. Điều này tạo sức ép rất lớn lên môi trường Thị xã, bởi nếu không sẽ gây ra hình ảnh phản cảm cho du khách, ảnh hưởng lớn đến thương hiệu, hình ảnh du lịch Cửa Lò.Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch Cửa Lò, tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ.
Trang 2-
-NGÔ THỊ HIỀN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỬA LÒ,
TỈNH NGHỆ AN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS VŨ CƯƠNG
Trang 4Để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm,giúp đỡ quý báu của quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Kếhoạch và Phát triển, Viện Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Kinh tế quốc dân,xin gửi tới quý Thầy, Cô lòng biết ơn chân thành và tình cảm quý mến nhất.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo TS Vũ Cương, người hướng dẫnkhoa học, Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân: UBND thị xã Cửa Lò,Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch thị xã Cửa Lò, Chi cục Thống kê thị xã Cửa
Lò, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ và cá nhân thuộc các nhómđiều tra tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện để tôihoàn thành đề tài này
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp
ý, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Học viên
Ngô Thị Hiền
Trang 5Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, tất cả nội dung tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ từ các nguồn tài liệu cụ thể Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Người cam đoan
Ngô Thị Hiền
Trang 6LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN i
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1.KHUNG PHÂN TÍCH VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 6
1.1 Khái quát về du lịch và du lịch bền vững 6
1.1.1 Khái niệm và phân loại du lịch 6
1.1.2 Khái niệm và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 13
1.2 Nội hàm và tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững 17
1.2.1 Nội hàm của phát triển du lịch bền vững 17
1.2.2 Tiêu chí đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch 18
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững 24
1.3.1 Các nhân tố về phía cầu du lịch 25
1.3.2 Các nhân tố về phía cung du lịch 27
1.3.3 Các nhân tố thuộc về điều hành chính sách nhà nước 29
1.4 Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương tại Việt Nam 31
1.4.1 Mô hình phát triển du lịch bền vững ở một số địa phương tại Việt Nam 31
1.4.2 Những bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững du lịch 33
CHƯƠNG 2.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỬA LÒ 34
2.1 Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch Cửa Lò 34
2.1.1 Giới thiệu chung về Cửa Lò 34
2.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch Cửa Lò 37
2.2 Thực trạng phát triển các loại hình du lịch Cửa Lò 38
2.3 Đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch Cửa Lò 40
2.3.1 Đánh giá tính bền vững về kinh tế 40
Trang 72.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững
tại Cửa Lò 53
2.4.1 Các nhân tố về phía cầu du lịch 53
2.4.2 Nhân tố cung du lịch 56
2.4.3 Các nhân tố thuộc về điều hành chính sách Nhà nước 64
2.5 Đánh giá chung về tính bền vững trong du lịch Cửa Lò 66
2.5.1 Các khía cạnh bền vững 66
2.5.2 Các khía cạnh chưa bền vững 67
2.5.3 Nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu bền vững trong phát triển du lịch Cửa Lò 68
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỬA LÒ, TỈNH NGHỆ AN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 69
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp phát triển du lịch Cửa Lò 69
3.1.1 Xu hướng phát triển của du lịch và tác động đến sự phát triển du lịch thị xã Cửa Lò theo hướng bền vững 69
3.1.2 Quan điểm, định hướng trong phát triển bền vững du lịch tại Thị xã Cửa Lò 71
3.2 Giải pháp phát triển du lịch Cửa Lò, tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững 75
3.2.1 Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 76
3.2.2 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 78
3.2.3 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch 79
3.2.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch nhằm thu hút du khách đến với Cửa Lò 82
3.2.5 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước 84
3.2.6 Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường du lịch 89
3.2.7 Bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch 90
3.2.8 Đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch 92
3.3 Kiến nghị 93
3.3.1 Đối với các cấp quản lý 93
3.3.2 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thị xã Cửa Lò 95
3.3.3 Đối với cộng đồng địa phương 95
Trang 8PHỤ LỤC
Trang 9Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm quốc nội
IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources) Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
PTDLBV Phát triển du lịch bền vững
UNWTO (The United Nations World Tourism Organization) Tổ chức
du lịch thế giớiWCED (World Commission on Environment and Development) Ủy
ban Thế giới về Môi trường và Phát triểnWSSD (World Summit on Sustainable Development) Hội nghị
thượng đỉnh về phát triển bền vữngWTTC (World Tourism anh Travel Council) Hội đồng Du lịch và Lữ
hành quốc tế
Trang 10Bảng 2.1 Tình hình dân số, lao động và việc làm Cửa Lò giai đoạn 2009 - 2013 37Bảng 2.2 Cơ cấu khách du lịch đến Cửa Lò giai đoạn 2009 - 2013 39Bảng 2.3 Tỷ trọng VA du lịch trong tổng GDP Cửa Lò giai đoạn 2009 - 2013 40Bảng 2.4 Tình hình lưu trú của khách du lịch đến Cửa Lò giai đoạn 2009 - 2013.41Bảng 2.5 Mức chi tiêu bình quân của du khách đến Cửa Lò giai đoạn 2009 - 2013 42Bảng 2.6 Mức độ hài lòng của khách du lịch đến Cửa Lò 43Bảng 2.7: Số việc làm ngành du lịch tạo ra cho Cửa Lò giai đoạn 2009 – 2013 46Bảng 2.8: Tỷ trọng thu nhập từ du lịch trong tổng thu nhập của người dân Cửa Lò47Bảng 2.9: GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 54Bảng 2.10: Cơ sở lưu trú tại Thị xã Cửa Lò giai đoạn 2009 - 2013 58Bảng 2.11 Xếp hạng cơ sở lưu trú Cửa Lò giai đoạn 2009 – 2013 59Bảng 2.12 Trình độ lao động trong ngành du lịch Cửa Lò giai đoạn 2009 – 2013 62Bảng 2.13 Vốn đầu tư vào ngành du lịch Cửa Lò giai đoạn 2009 – 2013 63
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế thị xã Cửa Lò giai đoạn 2009 - 2013 36Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ hộ nghèo tại Cửa Lò giai đoạn 2009 - 2013 47Biểu đồ 2.3 Dân số Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013 55
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Nội dung phát triển bền vững hiện nay 14Hình 2.1 Bản đồ thị xã Cửa Lò 34
Trang 12TÓM TẮT LUẬN VĂN
Cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, vì thế mà các nhu cầumới không ngừng xuất hiện, bao gồm cả nhu cầu vật chất và tinh thần Do đó, dulịch là một trong những ngành có triển vọng Đặc biệt là cùng với xu hướng toàncầu hóa kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế phổ biến trên thế giới Bêncạnh đó, du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội Nó gópphần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu ngoại tệ, cân bằng cán cânthanh toán, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo việc làm và nâng cao mức sống cho ngườidân Cửa Lò là một thị xã thuộc tỉnh Nghệ An, kinh tế Cửa Lò phát triển chủ yếu là
du lịch, dịch vụ Lượng khách du lịch đến với Cửa Lò đạt hàng triệu lượt mỗi năm.Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hàng trăm tỷ đồng Tuy nhiên, trong thực tế pháttriển du lịch Cửa Lò những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềmnăng, thế mạnh của vùng Ngành du lịch Cửa Lò đang phải đối mặt với vấn đề pháttriển thiếu bền vững Thể hiện trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội và môi trường
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch Cửa Lò, tỉnh
Nghệ An theo hướng bền vững” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ.
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận về pháttriển du lịch bền vững; Làm rõ thực trạng về phát triển du lịch ở Cửa Lò, chỉ ranhững tồn tại khiến du lịch phát triển nhưng có nguy cơ thiếu bền vững Từ đó, tìm
ra những giải pháp để phát triển du lịch Cửa Lò theo hướng bền vững Để hoànthành mục tiêu nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tạichỗ; thống kê, so sánh, phân tích, diễn giải; lấy ý kiến chuyên gia bằng phỏng vấnsâu; điều tra bằng bảng hỏi (với du khách và người dân địa phương)
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1 Khung phân tích về phát triển du lịch bền vững
Chương 2 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Cửa Lò
Chương 3 Giải pháp phát triển du lịch Cửa Lò, tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững
Trang 13Nội dung cụ thể của chương 1 về khung phân tích phát triển du lịch bền vững(PTDLBV) đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và PTDLBV Chođến nay, đã có rất nhiều khái niệm về du lịch cũng như du lịch bền vững (DLBV).
Có thể hiểu, du lịch là sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của
cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nâng caonhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị
tự nhiên, kinh tế, văn hóa, dịch vụ của các cơ sở cung ứng Đồng thời, du lịch là mộtngành kinh tế tổng hợp nhằm thỏa mãn những nhu cầu nảy sinh trong quá trình dichuyển và lưu trú của du khách DLBV là sự phát triển du lịch có quan tâm đến việcbảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch, đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhấtnhững tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, văn hóa – xã hội nhằm phục vụ nhu cầuhiện tại của du khách và điểm du lịch mà không làm phương hại đến nhu cầu củatương lai Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại du lịch như: mục đích chuyến
đi, phạm vi lãnh thổ chuyến đi, đặc điểm địa lý của điểm du lịch, thời gian của cuộchành trình,…
Nội hàm của PTDLBV bao gồm sự phát triển trên cả 3 mặt: PTDLBV vềkinh tế, PTDLBV về xã hội, PTDLBV về môi trường Do đó, để đánh giá được tínhbền vững của phát triển du lịch, luận văn sử dụng các chỉ tiêu thuộc 3 nhóm:
PTDLBV về kinh tế: Tỷ trọng giá trị gia tăng (GTGT) du lịch trong tổngGTGT địa phương; Chỉ số về mức chi tiêu; Số ngày lưu trú trung bình của khách dulịch; Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại; Mức độ hài lòng của du khách
PTDLBV về xã hội: Số việc làm ngành du lịch tạo ra cho cộng đồng địaphương trên tổng số việc làm của địa phương; Mức độ chia sẻ lợi ích từ du lịch chongười dân địa phương; Giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương
PTDLBV về môi trường: Số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch vàbảo vệ; Mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch gây ra; Mức độ thân thiệnvới môi trường của các sản phẩm du lịch
Du lịch chỉ được đánh giá là phát triển bền vững (PTBV) khi các chỉ tiêuxem xét trên đều đạt ở mức cao, tăng qua các năm Ngoài ra, quá trình PTDLBV
Trang 14chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố: các nhân tố về phía cầu du lịch, các nhân tố
về phía cung du lịch và các nhân tố thuộc về điều hành chính sách nhà nước
Đến nay, ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều địa phương quan tâm và xây dựngnhững mô hình phát triển du lịch hướng tới sự bền vững Ví dụ như mô hình du lịchsinh thái biển Hải Tiến, mô hình du lịch cộng đồng ở Cô Tô Thông qua một sốphân tích ví dụ về mô hình phát triển du lịch trên, có thể rút một số bài học trong quátrình PTDLBV: Cần có sự tham gia của cộng đồng trong thực hiện các quy hoạch, kếhoạch của điểm du lịch; Đảm bảo cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ phát triển du lịchmột cách công bằng; Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác khai thác, quản
lý hoạt động du lịch tạo ra sức mạnh tổng hợp để PTDLBV; Xã hội hóa quá trìnhPTDLBV nhằm huy động nguồn lực cho đầu tư PTDLBV cũng như phổ biến nộidung và sự cần thiết của PTDLBV
Chương 2 về thực trạng phát triển du lịch Cửa Lò đã đề cập những khái quátchung về Cửa Lò, tiềm năng du lịch Cửa Lò Thị xã Cửa Lò được thành lập ngày 29tháng 8 năm 1994 Tổng diện tích của Thị xã là 2.781,43 ha với 07 đơn vị hànhchính là 07 phường Từ năm 2009 đến nay, kinh tế - xã hội Cửa Lò đã có nhữngchuyển biến tích cực, trong đó khu vực dịch vụ luôn luôn đóng vai trò chủ đạo Cửa
Lò có đầy đủ các tiềm năng để phát triển du lịch Về tiềm năng du lịch tự nhiên, bêncạnh bãi biển đẹp, rất phù hợp cho tắm biển, Cửa Lò còn có hệ thống các đảo lớnnhỏ với phong cảnh hữu tình và hệ động thực vật phong phú như: đảo Mắt, đảoNgư, đảo Lan Châu,…Về tiềm năng du lịch nhân văn, Cửa Lò có hệ thống các ditích lịch sử - văn hoá, các đền chùa và các lễ hội hấp dẫn thể hiện truyền thống vănhoá con người nơi đây
Thực trạng phát triển cho thấy Cửa Lò có đầy đủ các tiềm năng để phát triểncác loại hình du lịch, tuy nhiên trong thời gian qua Cửa Lò chỉ mới thu hút đượckhách nội địa với loại hình du lịch biển, trong thời gian ngắn ngày
Xác định được ý nghĩa rộng lớn của ngành du lịch mang lại, cùng với tiềmnăng du lịch phong phú, đa dạng, nhất là ngành du lịch biển, trong những năm quahoạt động du lịch của Cửa Lò đã và đang có sự chuyển biến tích cực, ngày càng
Trang 15khẳng định vai trò, vị trí của nó Giai đoạn 2009 – 2013, du lịch Cửa Lò đã cónhững bước tiến và có những yếu tố thể hiện tính bền vững:
Thứ nhất, du lịch Cửa Lò luôn giữ vị trí là ngành kinh tế quan trọng Thực tế,
từ năm 2009 đến nay, số lượt khách đến với Cửa Lò, doanh thu du lịch, đóng gópvào ngân sách không ngừng tăng Đồng thời cùng với sự phát triển và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của đất nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Cửa Lòcũng đã xác định rõ vai trò của những ngành phi nông nghiệp
Thứ hai, du lịch phát triển góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần củangười dân Lượng khách đến với Cửa Lò tăng qua từng năm, dẫn đến nhu cầu vềcác sản phẩm du lịch tăng lên Qua đó tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho ngườilao động, đặc biệt là lao động địa phương Lực lượng lao động tham gia vào ngành
du lịch tăng lên nhanh chóng trong những năm qua Chất lượng nhân lực có đượccải thiện hơn, góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách Du lịch phát triểnkhông chỉ thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển mà còn tạo ra thu nhập cho ngườidân Từ đó góp phần nâng cao mức sống của họ
Thứ ba, du lịch phát triển đã gắn với việc bảo tồn các di tích lịch sử - vănhóa Các cấp, các ngành và địa phương đã luôn chú trọng phát triển du lịch gắn liềnvới bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa Từ việc xây dựng, xét duyệt các dự án, cácchương trình, các kế hoạch phát triển du lịch đảm bảo việc khai thác đi đôi với tôntạo, bảo vệ những nguồn tài nguyên phục vụ du lịch để bảo tồn những giá trị vănhóa lịch sử Trong thời gian qua, các khu di tích lịch sử - văn hóa được tôn tạo như:chùa Song Ngư, đền Lương Yên, đền Thu Lũng… Bên cạnh đó, các lễ hội truyềnthống được duy trì, tổ chức thường niên góp phần nâng cao đời sống tinh thần và ổnđịnh xã hội
Mặc dù du lịch Cửa Lò đã đạt được nhiều thành tích phấn đấu theo hướngbền vững trong thời qua nhưng du lịch Cửa Lò vẫn còn những yếu tố thiếu bền vững
Thứ nhất là thiếu bền vững về kinh tế thể hiện ở chỗ Cửa Lò chưa đáp ứnghết những nhu cầu của khách du lịch Ngoài ra, chỉ số về mức chi tiêu thấp; Mức độ
Trang 16hài lòng của du khách đối với hoạt động du lịch chưa cao Sản phẩm du lịch cònđơn điệu, hạn chế.
Thứ hai là thiếu bền vững về môi trường Mặc dù Thị xã đã xác định môitrường là yếu tố sống còn đối với một đô thị phát triển du lịch biển Ngay từ nhữngngày đầu thành lập Thị xã, Đảng ủy và chính quyền đã có chủ trương xây dựng mộtthị xã ngày càng sạch đẹp, giàu mạnh và văn minh Nhưng trong số các sản phẩm
du lịch nơi đây vẫn còn những sản phẩm chưa thân thiện với môi trường như: mùihôi thối từ nghề chế biến thủy – hải sản chưa có phương pháp xử lý, nước thải sinhhoạt chưa xử lý một cách triệt để
Sự thiếu bền vững trong phát triển du lịch Cửa Lò là do một số nguyên nhânsau: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa thỏa mãn du khách Cụ thể: chấtlượng khách sạn tại điểm du lịch thấp, nhất là những khách sạn 3 – 4 sao còn rấthiếm hoi; chưa có các khu vui chơi tầm cỡ; phương tiện vận chuyển chỉ mới pháttriển trên bộ còn phương tiện vận chuyển hành khách trên biển chưa đáp ứng đượctiêu chuẩn và chất lượng vận chuyển du khách; các dịch vụ vui chơi giải trí, thươngmại ở đây chưa phát triển, chưa khai thác hết tiềm năng du lịch địa phương dẫn đếnhạn chế về sản phẩm du lịch Do đó làm cho du khách cảm thấy nhàm chán vàkhông muốn lưu lại trong thời gian dài Điều này làm cho du lịch Cửa Lò bị ảnhhưởng bởi tính mùa vụ càng sâu sắc hơn Đội ngũ nhân lực trong ngành du lịch tăngnhanh về số lượng nhưng chất lượng chậm được cải thiện Ngoài ra, chất lượng sảnphẩm du lịch chưa cao để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách trong
và ngoài nước, chưa có nhiều sản phẩm du lịch độ đáo mang tính mũi nhọn tạođược dấu ấn riêng cho du lịch Cửa Lò Và một nguyên nhân nữa khiến du lịch Cửa
Lò chưa có được sức mạnh tổng hợp để phát triển một cách bền vững, đó là chấtlượng phối hợp giữa các sở ngành, các cấp chưa cao
Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển du lịch và những nguyên nhân dẫntới du lịch Cửa Lò còn những yếu tố thiếu bền vững, chương 3 đã tìm hiểu những
xu hướng phát triển du lịch Việt Nam và Nghệ An; quan điểm, định hướng, mụctiêu trong PTBV du lịch Cửa Lò Cùng với việc lấy ý kiến du khách, ý kiến người
Trang 17dân và trao đổi với những chuyên gia am hiểu về du lịch Cửa Lò tác giả đề xuất một
số giải pháp sau:
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.Trong đó chú trọng đầu tư hệ thống kênh mương dẫn nước thải sinh hoạt, xử lýnước thải sinh hoạt, các bãi đỗ xe cho du khách, các khu vui chơi giải trí; Nâng cấpxây dựng mới các khách sạn nhà nghỉ với trang thiết bị kỹ thuật theo hướng hiệnđại, phù hợp với xu hướng bảo vệ môi trường hiện nay
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Đối với đội ngũ quản lý và điều hànhkinh doanh: Tập trung vào các hình thức đào tạo dài hạn và tham quan, nghiên cứu
cả trong và ngoài nước Đối với đội ngũ hướng dẫn viên và lao động trực tiếp trongngành: Tập trung mở các khoá đào tạo nghề khách sạn - du lịch và ngoại ngữ Hìnhthức chủ yếu là đào tạo ngắn hạn Đối với các thành phần có liên quan khác và cộngđồng địa phương: Chủ yếu tập trung vào các hoạt động nâng cao nhận thức về cácvấn đề có liên quan tới các hoạt động du lịch
Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch: Khuyến khíchphát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch mới, mang tính đặc thù; Ưu tiên,khuyến khích đầu tư, hoàn thiện các khu du lịch cao cấp, cơ sở lưu trú du lịch từ 3đến 5 sao; Chú trọng phát triển du lịch sinh thái, các mô hình trang trại, các khunuôi trồng thuỷ hải sản; Thực hiện dự án Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bảotàng Hải dương học, Khu liên hiệp du lịch – thương mại – thể thao; Xây dựng một
số khu vui chơi giải trí tổng hợp với nhiều loại hình kết hợp giữa tính dân tộc và hiệnđại, phát triển loại hình dịch vụ hỗ trợ du lịch Đồng thời, không ngừng nâng cao chấtlượng các sản phẩm du lịch đang khai thác
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch nhằm thu hút du kháchđến với Cửa Lò Để thực hiện giải pháp này, cần thành lập đội ngũ tuyên truyền,quảng bá du lịch chuyên nghiệp với nguồn kinh phí ổn định; Thiết lập hệ thống vănphòng đại diện ở một số thị trường trọng điểm, có khả năng thu hút khách du lịchcao như Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh; Phối hợp với các cơ quan thôngtin đại chúng như: Internet, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình để hỗ trợ cho
Trang 18hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch; Thực hiện các chương trình thông tintuyên truyền, công bố các sự kiện văn hóa, thể thao, lễ hội lớn của địa phương trênphạm vi toàn quốc.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước: Thứ nhất, tăng cường hiệu quả quản lýcủa các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quanquản lý Nhà nước về du lịch bằng cách đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượngcông tác quy hoạch và quản lý các quy hoạch phát triển du lịch; lồng ghép nhiệm vụbảo vệ môi trường vào các hoạt động phát triển du lịch; tích cực triển khai Quy chếbảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch do Bộ Tài nguyên và Môi trường banhành Thứ hai, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và nghiên cứu bổ sung,hoàn thiện từng bước các cơ chế chính sách bảo vệ môi trường, bằng cách: Tổ chứccác hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân;Tăng cường tổ chức hoạt động “Tuần lễ du lịch xanh” tại trung tâm du lịch của Thịxã; Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về môi trường cho các cán bộ quản lý, cácdoanh nghiệp du lịch; Vận động nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện các quyđịnh bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn dân cư Thứ
ba, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển du lịch.Trước hết là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiêncứu khoa học Khuyến khích và ưu tiên hướng nghiên cứu và ứng dụng công nghệtrong lĩnh vực bảo vệ môi trường Chọn lọc, phân loại và ứng dụng những loại côngnghệ phù hợp để áp dụng vào ngành du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ conngười và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao
Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ môi trường thông qua tăng cườngcông tác tuyên truyền DLBV để nâng cao sự hiểu biết và ý thức, trách nhiệm bảo vệmôi trường trong du lịch; Di chuyển những nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm ra khỏikhu vực đô thị để tập trung vào các khu, cụm công nghiệp; Tăng cường công táckiểm tra và quản lý tốt quy hoạch và khai thác tài nguyên du lịch và phát triển chínhsách tiêu thụ xanh
Trang 19Bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch: Phát triển du lịch gắn vớicông tác bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị tài nguyên du lịch; Khuyến khích
sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn tài nguyên du lịch
Đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch: Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghịnhư liên kết phát triển sản phẩm du lịch, liên kết xây dựng thương hiệu du lịch; Tạođiều kiện để các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện liên kết một cách thuận lợi,hiệu quả,…
Luận văn đề xuất một số kiến nghị: Đối với các cấp quản lý: Nhà nước cầntăng cường hơn nữa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống vănbản pháp luật, triển khai hiệu quả Luật du lịch, Luật bảo vệ môi trường,… Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch cần tăng cường hiệu quả công tác quản lý hoạt động dulịch cũng như DLBV UBND Tỉnh cần nghiên cứu, ban hành các văn bản quy chế,quy định để người dân, khách du lịch chấp hành và có hình thức xử phạt nghiêmminh, có tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm ảnh hưởng đến môi trườngkinh doanh du lịch và văn minh đô thị Bản thân Thị xã cần khuyến khích các thànhphần kinh tế đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch địa phươngnhằm mục đích giải quyết việc làm, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thị xã: Cần thựchiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước cũng như chính quyền địa phương vềhoạt động kinh doanh du lịch và bảo vệ môi trường Tích cực hưởng ứng các chủtrương Thị xã đưa ra nhằm xây dựng đô thị du lịch biển văn minh, giàu đẹp Cầnđầu tư chiều sâu theo chủ đề phù hợp với truyền thuyết và đặc thù của từng khu dulịch nhằm tạo các sản phẩm đặc trưng tại mỗi điểm tham quan Chủ động nghiên cứuđưa sản phẩm mới vào kinh doanh góp phần đa dạng hóa sự lựa chọn cho du khách
Đối với cộng đồng địa phương: Cần nhận thức được những lợi ích du lịchmang lại từ đó tích cực tham gia hoạt động du lịch, có thái độ giao tiếp phù hợp với
du khách Người dân cần hiểu rõ lịch sử, những nét đặc sắc văn hóa cũng như cáctruyền thuyết ở địa phương để có thể giới thiệu cho du khách Đồng thời, bản thân
Trang 20mỗi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch góp phầnPTDLBV.
Trong thời gian qua, du lịch Cửa Lò đã đạt được những thành tựu nhất định.Đặc biệt, Cửa Lò vươn mình đi lên, thoát khỏi đói nghèo từ du lịch Tuy nhiên, quátrình phát triển du lịch Cửa Lò vẫn còn bộc lộ hạn chế, phát triển chưa tương xứngvới tiềm năng của vùng, xuất hiện những yếu tố đe doạ đến môi trường Bên cạnh
đó, cùng với xu hướng hội nhập và cạnh tranh ngày càng cao, Cửa Lò đang đứng trướcnhững cơ hội phát triển nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, bài luận văn đã tập trung làm rõ cơ sở
lý luận về du lịch và PTDLBV; Phân tích thực tiễn phát triển du lịch Cửa Lò; Đánhgiá tính bền vững trong phát triển du lịch Cửa Lò; Phân tích những nhân tố ảnhhưởng đến PTDLBV Cửa Lò, tỉnh Nghệ An Từ đó đề ra các giải pháp, đưa ra một
số kiến nghị đề xuất nhằm đảm bảo PTDLBV Cửa Lò
Tuy nhiên, do giới hạn thời gian nghiên cứu nên luận văn chỉ tập trung thuthập, phân tích các tài liệu, số liệu từ năm 2009 đến 2013 Thực tế, thị xã Cửa Lòđược thành lập và phát triển hoạt động du lịch từ năm 1994, bài luận văn chưa cóđược những phân tích cho giai đoạn này Ngoài ra, PTDLBV là một lĩnh vực rấtrộng và có nhiều rất tiêu chí xem xét, đánh giá mà bài luận văn chưa đề cập đến Hivọng vấn đề này sẽ được đề cập và nghiên cứu tiếp ở các đề tài, công trình nghiêncứu sau này
Trang 21-
-NGÔ THỊ HIỀN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỬA LÒ,
TỈNH NGHỆ AN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS VŨ CƯƠNG
Trang 23MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao vì thế mà các nhu cầumới không ngừng xuất hiện Ngày nay, con người không chỉ có nhu cầu đầy đủ vềvật chất mà còn có nhu cầu được thỏa mãn về tinh thần như: vui chơi, giải trí và dulịch Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng Đặc biệt là cùng với xuhướng toàn cầu hóa kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế phổ biến khôngchỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam
Bên cạnh đó, du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xãhội Nó góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu ngoại tệ, cânbằng cán cân thanh toán, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo việc làm và nâng cao mứcsống cho người dân Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã nêu rõ quan điểm về phát triển dulịch là: Huy động mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng cả nước và của từng địaphương, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn
Cửa Lò là một thị xã thuộc tỉnh Nghệ An Kinh tế Cửa Lò phát triển chủ yếu
là du lịch, dịch vụ Lượng khách du lịch đến với Cửa Lò hàng năm đạt hàng triệulượt Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt hàng trăm tỷ đồng
Tuy nhiên, trong thực tế phát triển du lịch Cửa Lò những năm qua còn nhiềuhạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng Ngành du lịch Cửa Lòđang phải đối mặt với vấn đề phát triển bền vững Điều đó được thể hiện trên cácmặt kinh tế, xã hội và môi trường
Sự thiếu bền vững về kinh tế thể hiện qua thiếu đa dạng sản phẩm du lịch.Ngoài tắm biển và thưởng thức các hải sản quý, Cửa Lò có quá ít những sản phẩmmang tính đặc trưng của địa phương Bên cạnh đó, các dịch vụ vui chơi giải trí cònquá ít nên thời gian lưu trú của du khách chưa cao Về mặt xã hội, sự phát triển du
Trang 24lịch làm khoảng cách chênh lệch thu nhập có xu hướng tăng lên; Các tệ nạn xã hộinhư lô đề, cờ bạc, ma túy, mại dâm… hoạt động ngày càng tinh vi Về mặt môitrường, sau mỗi mùa du lịch rác thải trên bãi biển trở nên nhiều hơn, lượng rác thảisinh hoạt từ các khách sạn, nhà hàng cũng tăng lên Điều này tạo sức ép rất lớn lênmôi trường Thị xã, bởi nếu không sẽ gây ra hình ảnh phản cảm cho du khách, ảnhhưởng lớn đến thương hiệu, hình ảnh du lịch Cửa Lò.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch Cửa Lò,
tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ.
2 Tổng quan nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững
Cho đến nay đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch bềnvững Những nghiên cứu này đã đưa ra khái niệm “phát triển du lịch bền vững”, chỉ
ra sự cần thiết phải phát triển du lịch một cách bền vững, tức là phát triển du lịchtrên cả ba nội dung: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường
Trong “Giáo trình Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch bền vững” (Lưuhành nội bộ trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội – năm 2007), TS.Nguyễn Bá Lâm đã chỉ ra tác động của du lịch đến kinh tế, văn hóa, xã hội và môitrường Và đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh phát triển du lịch bền vững về môi trường.Trong giáo trình, tác giả cũng khẳng định Cửa Lò là một trong những khu du lịchnghỉ dưỡng ven biển và đảo nổi tiếng từ xa xưa
Với “Phát triển du lịch bền vững – Đâu là giải pháp cho Việt Nam” (Báo Thểthao & Văn hóa, số ra ngày 26/6/2013), tác giả Đỗ Hồng Thuận cũng nêu lên quanđiểm về phát triển du lịch bền vững ở nước ta Trong bài báo, tác giả phân tíchnhững giải pháp mà Việt Nam đã thực hiện nhằm phát triển du lịch một cách bềnvững nhưng chưa thực sự hiệu quả
Hiện nay đã có một số luận văn về phát triển du lịch bền vững như: “Pháttriển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh” tác giả Vương Minh Hoài, “Pháttriển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình” tác giả Lâm Thị Hồng Loancũng nêu rất rõ về phát triển du lịch bền vững, sự cần thiết phải phát triển du lịch
Trang 25theo hướng bền vững và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch địa phươngtheo hướng bền vững.
Phân tích tiềm năng phát triển du lịch Cửa Lò và những công việc mà Cửa
Lò phải theo đuổi nếu muốn phát triển du lịch bền vững cũng đã được đề cập trênbài “Để phát triển bền vững khu du lịch Cửa Lò” (PGS Ninh Viết Giao)
Những nghiên cứu trên góp phần cung cấp khung lý thuyết về phát triển dulịch bền vững, gợi mở những phương hướng xây dựng giải pháp trong luận văn.Tuy nhiên, những nghiên cứu ấy chưa đi sâu phân tích, đánh giá thực tế phát triển
du lịch Cửa Lò những năm qua có thể hiện tính bền vững hay không? Thời gian tớiCửa Lò cần phát triển du lịch như thế nào? Những vấn đề này sẽ được đi sâu nghiêncứu, làm rõ trong luận văn
3 Mục tiêu nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phát triển du lịch bền vững
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi lãnh thổ: Luận văn tiến hành nghiên cứu, điều tra số liệu vàphân tích hiện trạng phát triển du lịch tại địa bàn Thị xã Cửa Lò, Nghệ An
Trang 26- Về thời gian: Thời gian thu thập số liệu, cơ sở dữ liệu sử dụng phục vụnghiên cứu từ năm 2009 - 2013.
5 Phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu cụthể thứ nhất: Xây dựng cơ
sở lý luận về phát triển dulịch bền vững làm khungphân tích cho đề tài
Mục tiêu cụ thể thứ hai:Làm rõ thực trạng về pháttriển du lịch ở Cửa Lò, chỉ
ra những tồn tại khiếndịch vụ du lịch phát triểnnhưng có nguy cơ thiếubền vững
về phát triển du lịch bền vững Cửa
Lò, các cán bộ lãnh đạo Thị xã,người dân và các hộ kinh doanhphục vụ du lịch tại Cửa Lò) vềnhững mặt ưu thế cũng như hạn chế
và khó khăn trong phát triển du lịchCửa Lò một cách bền vững làm cơ
Trên cơ sở kết quả giảiquyết mục tiêu thứ haicùng với những nhận địnhcủa bản thân tác giả vàtham khảo ý kiến chuyêngia để hoàn thành mục tiêu
cụ thể thứ ba: Đề xuấtđược các giải pháp phùhợp nhằm phát triển dulịch một cách bền vữngcho thị xã Cửa Lò
Trang 27sở cho việc đề xuất giải pháp pháttriển du lịch bền vững tại thị xã CửaLò.
4 Điều tra bằng
bảng hỏi
- Điều tra đánh giá của người dânđịa phương về tác động của pháttriển du lịch để thấy rõ phát triển dulịch Cửa Lò trong những năm quamang lại những lợi ích cũng nhưnhững tác động tiêu cực gì đếnngười dân Cỡ mẫu 100 Cách thứctiến hành: Đến ngẫu nhiên từngnhà, phát phiếu điều tra
- Điều tra mức độ hài lòng của dukhách về dịch vụ du lịch Cửa Lòqua đó nắm bắt được điều gì hấpdẫn họ đến với Cửa Lò, nhữngđiểm họ chưa hài lòng với dịch vụ
du lịch ở đây cũng như nhữngmong muốn về dịch vụ du lịch Cỡmẫu: 100 Cách thức tiến hành: Gặpngẫu nhiên từng du khách, phátphiếu điều tra
Mục tiêu cụ thể thứ hai:Thông qua tổng hợp dữliệu từ bảng hỏi, đánh giáđược du lịch Cửa Lò cóbền vững hay không? Bềnvững ở khía cạnh nào?Chưa bền vững ở khíacạnh nào?
Trên cơ sở tìm hiểu mongmuốn của du khách vềdịch vụ du lịch, đề xuấtnhững giải pháp phát triểnbền vững du lịch phù hợpvới nhu cầu thị trường
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu theo 3 chương sau:
Chương 1 Khung phân tích về phát triển du lịch bền vững
Chương 2 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Cửa Lò
Chương 3 Giải pháp phát triển du lịch Cửa Lò, tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững
Trang 28Cho đến nay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất Do hoàncảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cáchhiểu về du lịch khác nhau Do vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về du lịch,đúng như nhận định của giáo sư Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trênthế giới: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Từ trước thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, du lịch được xem là một hiệntượng Bởi vào thời gian này, du lịch hầu như được coi là đặc quyền của tầng lớpgiàu có, quý tộc Và người ta chỉ coi đây như một hiện tượng cá biệt trong đời sốngkinh tế - xã hội Trong thời kỳ này, người ta đi du lịch như một hiện tượng xã hộigóp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức của con người Đó là hiệntượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đến một nơi xa lạ vìnhiều mục đích khác nhau, ngoại trừ mục đích kiếm tiền, kiếm việc làm; ở đó họphải tiêu tiền mà họ đã kiếm được từ nơi khác
Trang 29Vào năm 1941, Walter Hunziker và Kurt Krapf1 đưa ra khái niệm du lịch nhưsau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hànhtrình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơilàm việc thường xuyên của họ” (http://voer.edu.vn, 2013)
Với quan niệm này, du lịch chỉ mới được giải thích ở hiện tượng đi du lịch.Tuy nhiên, đây cũng là một khái niệm làm cơ sở để xác định người đi du lịch và là
cơ sở để hình thành cầu về du lịch sau này Vậy nên về sau, khái niệm này đã đượcHiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận
Có những học giả đưa ra khái niệm về du lịch rất ngắn gọn Theo Ausher –một học giả người Áo: “Du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân” Còn theoviện sĩ Nguyễn Khắc Viện: “Du lịch là mở rộng không gian văn hóa của conngười”(Nguyễn Khắc Viện, trích trong Đại học Phan Châu Trinh,2012)
Và đến năm 1994, Tổ chức du lịch thế giới (The United Nations WorldTourism Organization - UNWTO) cho rằng: “Du lịch là một tập hợp các hoạt động
và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi
ở thường xuyên của họ nhằm mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hóa, dưỡng sức…
và nhìn chung là vì những lí do không phải để kiếm sống” (Nguyễn Đình Hoè, Vũ
Văn Hiếu, 2001)
Các nhà kinh tế cho rằng du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơnthuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Theo Kalfiotis: “Du lịch là sự dichuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thỏa mãnnhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế” (Tô Thị BìnhNhung, 2009) Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về mọimặt, góp phần phát triển kinh tế của đất nước thông qua thực hiện “xuất khẩu hànghóa và dịch vụ tại chỗ” thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, thực hiệnphân phối lại nguồn thu nhập giữa các tầng lớp tầng lớp dân cư và giữa các vùngtrong một quốc gia
1 Walter Huziker và Kurt Krapf người Thụy Sĩ, là hai nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về du lịch.
Trang 30Và theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đếnchuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứngnhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhấtđịnh” (Quốc hội, 2005).
Qua các định nghĩa trên có thể hình dung được sự biến đổi trong nhận thức
về nội dung thuật ngữ du lịch Để hiểu một cách đầy đủ về du lịch, ta có thể táchthành hai phần để định nghĩa như sau:
Thứ nhất, du lịch là sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗicủa cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nângcao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một sốgiá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa, dịch vụ của các cơ sở cung ứng
Thứ hai, du lịch là một là một ngành kinh tế tổng hợp nhằm thỏa mãn nhữngnhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú của du khách
Với cách hiểu trên, việc phân tích thực trạng phát triển du lịch, tác động của
du lịch đến sự phát triển địa phương – điểm đến của khách du lịch, cũng như cuộcsống của người dân địa phương trong nghiên cứu của luận văn đầy đủ và chính xác.1.1.1.2 Phân loại du lịch
Việc phân loại các loại hình du lịch có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển
du lịch Nó cho phép chúng ta xác định được những đóng góp về kinh tế cũng nhưhạn chế của từng loại hình du lịch, trên cơ sở đó các tổ chức quản lý du lịch sẽhoạch định những chính sách phù hợp để khuyến khích hoặc hạn chế đối với từngthể loại du lịch tùy theo mục tiêu và chính sách phát triển chung của vùng, địaphương, quốc gia Ngoài ra, phân loại các loại hình du lịch là cơ sở cho hoạt độngmarketing của các điểm đến và các tổ chức kinh doanh du lịch Mỗi loại hình dulịch có những đặc trưng riêng của nhóm khách du lịch Thông qua việc phân tíchcác loại hình du lịch, mỗi vùng, địa phương, quốc gia có thể xác định được điểmmạnh, điểm yếu của mình để lựa chọn khách hàng mục tiêu phù hợp
Trang 31Hoạt động du lịch có tính đa dạng và phong phú Vậy nên có rất nhiều cách
để phân loại các loại hình du lịch, ở những góc độ khác nhau ta có những tiêu chíkhác nhau để phân loại Dưới đây là một số tiêu chí được các học giả trong nước vàquốc tế chấp nhận rộng rãi
Phân loại theo mục đích chuyến đi
Du lịch tham quan: Tham quan là hành vi quan trọng của con người để nâng
cao hiểu biết về thế giới xung quanh Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên
du lịch tự nhiên như một phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhânvăn như một di tích, một công trình đương đại hay một cơ sở nghiên cứu khoa học,
cơ sở sản xuất…Như vậy, mục đích của du lịch tham quan là nâng cao hiểu biết vềvăn hóa, lịch sử, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, đời sống xã hội,… ở mộtvùng đất khác
Du lịch giải trí: Những người đi du lịch theo loại hình này nhằm mục đích
tách khỏi sự căng thẳng, đơn điệu của công việc hàng ngày, tìm kiếm sự thư giãnthoải mái thông qua các hoạt động giải trí ở điểm đến du lịch Có thể có nhu cầutham quan hoặc các nhu cầu khác, song mục tiêu đó không phải là cơ bản
Du lịch kinh doanh: Mục đích chính của chuyến đi là tìm kiếm cơ hội đầu tư,
cơ hội kinh doanh, tìm đối tác làm ăn…Đối với ngành du lịch Việt Nam trong thờigian qua, khách du lịch thương gia chiếm tỷ trọng khá lớn về số lượng (trên 20%)
và đặc biệt, tỷ trọng chi tiêu của nhóm người này so với toàn bộ chi tiêu của khách
du lịch luôn giữ ở mức cao nhất (Trần Thị Mai, 2006)
Du lịch công vụ: Khách du lịch công vụ đến một nơi nào đó với mục đích
chính là nhằm thực hiện một nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó Tham giavào loại hình này là khách đi dự hội nghị, hội thảo, hội chợ hoặc tăng cường quan
hệ ngoại giao, trao đổi văn hóa…
Du lịch thể thao: Đây là loại hình xuất hiện để đáp ứng lòng đam mê các
hoạt động thể thao của con người Để kinh doanh loại hình này yêu cầu điểm du lịchphải có điều kiện tự nhiên thích hợp và có sở trang thiết bị phù hợp cho từng loại
Trang 32hình cụ thể Loại hình này có thể được phân thành hai nhóm nhỏ, đó là du lịch thểthao chủ động và du lịch thể thao thụ động Du lịch thể thao chủ động là loại hình
du lịch mà khách du lịch tham gia trực tiếp vào một hay nhiều môn thể thao, trong
đó có cả những môn thể thao mạo hiểm, nhằm mục đích thể hiện bản thân, rènluyện sức khỏe như leo núi, lướt ván, trượt tuyết… Du lịch thể thao thụ động là cácchuyến đi để xem các cuộc thi đấu thể thao mà khách du lịch ưa thích
Du lịch nghỉ dưỡng: Là việc kết hợp giữa du lịch với bồi bổ sức khỏe hoặc
chữa bệnh Địa chỉ cho các chuyến nghỉ dưỡng thường là những nơi có không khítrong lành, khí hậu dễ chịu, phong cảnh ngoạn mục như các bãi biển, hồ, sông, suối,suối nước nóng, vùng nông thôn, vùng núi…Đây là loại hình du lịch giúp con ngườiphục hồi sức khỏe và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, nhữngcăng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống
Du lịch lễ hội: Mục đích du lịch lễ hội là tham gia vào các lễ hội được tổ
chức ở một địa danh nổi tiếng nào đó, qua đó nâng cao hiểu biết về văn hóa và tăngcường mở rộng quan hệ giao tiếp Lễ hội có thể là: lễ hội truyền thống, festivalchuyên đề, liên hoan phim, âm nhạc…
Du lịch tôn giáo: Là một loại hình du lịch hình thành từ rất sớm và khá phổ
biến Đó là các chuyến đi với mục đích tôn giáo như truyền giáo của các tu sĩ, thựchiện lễ nghi tôn giáo của các tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo…Ngày nay, du lịch tôn giáo được hiểu là các chuyến đi của khách du lịch chủ yếu đểthỏa mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn giáo của tín đồ hay tìm hiểu, nghiên cứutôn giáo của người dị giáo Điểm đến của các luồng khách du lịch này là chùa chiền,nhà thờ, thánh địa…
Du lịch mạo hiểm: Là loại hình du lịch liên quan đến hoạt động khám phá
những nơi mạo hiểm, những vùng đất xa xôi hẻo lánh, hứa hẹn những cuộc phiêulưu và những điều bất ngờ Ngày nay, loại hình này đang được phát triển rộng trênthế giới, đặc biệt là các nước Phương Tây Tuy nhiên, du lịch mạo hiểm cũng rấtkén du khách, nó đòi hỏi ở du khách khả năng chịu đựng và một mức độ dũng cảmnào đó vì nó có thể nguy hiểm đến tính mạng của du khách
Trang 33Du lịch nghiên cứu, học tập: Loại hình du lịch này ngày càng trở nên phổ
biến do nhu kết hợp học tập lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành,củng cố, nâng cao kiến thức đã học hoặc tìm hiểu sâu về các vấn đề văn hóa, kinh
tế, chính trị, xã hội, môi trường… ở điểm đến du lịch Du lịch học tập, nghiên cứukhông đòi hỏi cao về các dịch vụ ngay tại địa bàn nghiên cứu, học tập
Du lịch thăm thân: Mục đích chính của chuyến du lịch theo loại hình này
nhằm thăm viếng gia đình, bà con, bạn bè… trong quá trình đó, họ kết hợp thamquan, tìm hiểu thêm về đặc trưng văn hóa, điều kiện tự nhiên của khu vực đó và sựthay đổi theo năm tháng mà họ muốn khám phá, trải nghiệm
Phân loại theo phạm vi lãnh thổ chuyến đi
Du lịch quốc tế: Là hình thức du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và nơi
đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau, khách du lịch đi qua biên giới và tiêungoại tệ ở nơi đến du lịch Du lịch quốc tế bao gồm:
Du lịch quốc tế đến (du lịch quốc tế nhận khách hay du lịch quốc tế chủđộng): Là hình thức du lịch của khách du lịch ngoại quốc đến một nước nào đó vàtiêu ngoại tệ ở đó Quốc gia nhận khách du lịch nhận được ngoại tệ do khách mangđến nên được coi là quốc gia xuất khẩu du lịch
Du lịch ra nước ngoài (du lịch quốc tế gửi khách hay du lịch quốc tế thụđộng): Là chuyến đi của một cư dân trong một nước đến một nước khác và tiêu tiềnkiếm được ở đất nước của mình Quốc gia gửi khách được gọi là quốc gia nhậpkhẩu du lịch
Du lịch nội địa: Là khách du lịch thực hiện chuyến đi du lịch trong phạm vi
quốc gia của mình Ví dụ: người Việt Nam đi du lịch đến các điểm du lịch trongnước như: Hạ Long, Huế, Nha Trang, … Phát triển du lịch nội địa có ý nghĩa rấtlớn về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội Về chính trị, đây là một phương tiệngiáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào với truyền thống lịch sử, văn hoácủa dân tộc đối với mọi công dân trong nước Về kinh tế, du lịch nội địa thực hiệnviệc tái phân chia nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, tái phân chia nguồn thu
Trang 34nhập giữa các vùng và địa phương trong nước Khách có thu nhập cao tại các thànhphố lớn và khu công nghiệp sẽ chi tiêu tại các vùng, các tỉnh phát triển du lịch Vềmặt xã hội, du lịch nội địa sẽ tạo ra nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp phục vụ dulịch, tạo ra sự giao lưu giữa người dân trong nước Về văn hoá, du lịch nội địa sẽgóp phần vào việc bảo tồn, duy tu và khôi phục các di tích lịch sử, các công trìnhkiến trúc, các loại hình nghệ thuật và làng nghề truyền thống Đây là tiền đề choviệc thu hút khách du lịch quốc tế.
Phân loại theo địa điểm địa lý của điểm du lịch
Du lịch miền biển: Là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc
tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao biển (bóng chuyền bãi biển, lướt ván ).Loại hình du lịch này có tính mùa vụ rất rõ nên nó thường được tổ chức vào mùanóng với nhiệt độ nước biển và không khí trên 20oC Nếu bờ biển ít dốc, môi trườngsạch đẹp thì khả năng thu hút du khách càng lớn
Du lịch miền núi: Đây là loại hình du lịch có thể phát triển quanh năm, thuận
lợi để tổ chức nghỉ mát vào mùa hè ở các nước xứ nóng và nghỉ đông ở các cácnước xứ lạnh với các hoạt động thể thao mùa đông (trượt tuyết, trượt băng)
Du lịch đô thị: Điểm đến du lịch là các thành phố, các trung tâm đô thị có
các công trình kiến trúc lớn, các khu thương mại, các đầu mối giao thông, các côngviên giải trí Du khách không chỉ là người sống ở nông thôn mà cả ở các thành phốkhác cũng đến để chiêm ngưỡng, mua sắm
Du lịch thôn quê: Thôn quê là nơi có môi trường trong lành, cảnh vật thanh
bình và không gian thoáng đãng Vì vậy, sự hấp dẫn của nó đối với người dân ở đôthị, nhất là các đô thị lớn ngày càng tăng Về với thôn quê, du khách sẽ cảm nhậnđược những tình cảm chân thành, mến khách, được thư giãn, tìm thấy cội nguồn củamình, được thưởng thức các món ăn dân dã đầy hương vị
Phân loại theo thời gian của cuộc hành trình
Trang 35Du lịch ngắn ngày: Du lịch ngắn ngày là loại hình thường kéo dài 1 - 3 ngày
(dưới một tuần) tập trung vào những ngày cuối tuần, phát triển nhiều nhất ở Mỹ,Anh, Pháp hoặc xen kẽ giữa các ngày làm việc, họ đi đến nơi ở gần chỗ cư trú của mình
Du lịch dài ngày: Loại hình du lịch dài ngày thường gắn liền với các kỳ nghỉ phép hoặc nghỉ đông, nghỉ hè và kéo dài vài tuần đến một năm tới những nơi cách
xa nơi ở của khách, kể cả trong nước và ngoài nước Du lịch dài ngày thường là cácchuyến đi thám hiểm của các nhà nghiên cứu, các chuyến đi nghỉ dưỡng, chữa bệnhtại các khu điều dưỡng, …
Nhìn chung, du lịch ngắn ngày chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với du lịch dàingày bởi vì du khách ngày càng muốn nghỉ ngơi nhiều lần trong năm hơn là nghỉmột lần
Ngoài các tiêu chí phân loại điển hình trên còn rất nhiều các tiêu chí khác đểphân loại du lịch như: Phân loại theo việc sử dụng các phương tiện giao thông (dulịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch máy bay, du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy); Phânloại theo hình thức tổ chức (du lịch theo đoàn, du lịch cá nhân, du lịch gia đình);Phân loại theo môi trường tài nguyên du lịch (du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn);Phân loại theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói, du lịch từng phần);…
1.1.2 Khái niệm và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
1.1.2.1 Khái niệm phát triển bền vững
Cùng với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cộng đồng dân cư,hoạt động phát triển đã và đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ranhững tác động tiêu cực làm suy thoái môi trường sinh thái Với sự khai thác nhanhnguồn tài nguyên không tái tạo được nhằm tìm kiếm lợi nhuận khổng lồ trong thờigian ngắn, sự gia tăng dân số mạnh mẽ dẫn đến phá hủy môi trường tự nhiên, đóinghèo và gia tăng khác biệt xã hội Điều này đe dọa tới sự phát triển của xã hội loàingười trong tương lai Thực tế này đòi hỏi phải có một sự điều chỉnh hành vi củacon người Xuất phát từ thực tế này, một khái niệm mới về phát triển ra đời và xuthế phát triển này được cả thế giới quan tâm, đó là “phát triển bền vững” (PTBV)
Trang 36Năm 2002, quan niệm đầy đủ về PTBV được Liên hiệp quốc đưa ra tại Hội nghịthượng đỉnh về PTBV (WSSD) họp tại Johannesburg (Nam Phi) như sau: PTBV làquá trình phát triển “bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong mối quan hệ vớithực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tàinguyên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống” (Ngô Thắng Lợi, PhanThị Nhiệm (2009)).
Nguồn: PGS.TS Ngô Thắng Lợi, TS Phan Thị Nhiệm (2009)
Hình 1.1 Nội dung phát triển bền vững hiện nay
Theo quan điểm này, PTBV là sự tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhaugiữa ba thành tố: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môitrường Trong đó “bền vững kinh tế là lựa chọn một tốc độ tăng trưởng hợp lý trên
cơ sở một cơ cấu kinh tế phù hợp và có hiệu quả nhất; bền vững về xã hội tập trungvào việc thực hiện từng bước các nội dung về tiến bộ xã hội và phát triển con người;bền vững về môi trường bao gồm khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ và chống ônhiễm môi trường, thực hiện tốt quá trình tái sinh tài nguyên môi trường” (NgôThắng Lợi, Phan Thị Nhiệm (2009))
1.1.2.2 Khái niệm phát triển du lịch bền vững
Sự phát triển nhanh và mạnh của ngành du lịch trong những năm qua đã vàđang mang lại nguồn thu quan trọng cho các nền kinh tế Hơn nữa, với tiềm năng
Phát triển bền vữngKinh tế
Trang 37hết sức to lớn của mình, du lịch ngày càng được xem là một trong những ngànhkinh tế lớn của thế giới Và cũng như những ngành kinh tế khác, sự phát triển củangành du lịch cũng phải đặt trong mục tiêu bền vững Khái niệm PTDLBV đã đượcnhiều học giả nêu lên như sau:
Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 cho rằng: PTDLBV là
“việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảonhững khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai” (Nguyễn ĐìnhHoè, Vũ Văn Hiếu (2001))
Hay Luật Du lịch Việt Nam, 2005 nêu rõ: PTDLBV là “sự phát triển du lịchđáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhucầu về du lịch của tương lai” (Quốc hội (2005))
Từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu: PTDLBV là sự phát triển du lịch cóquan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch, đồng thời giảm thiểuđến mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, văn hóa – xã hộinhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách và điểm du lịch mà không làm phươnghại đến nhu cầu của tương lai
Như vậy, PTDLBV là phát triển du lịch trong điều kiện bảo tồn và cải thiệncác mặt môi trường, kinh tế, văn hóa – xã hội
1.1.2.3 Những nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững
Nếu du lịch muốn phát triển lâu dài, không gây hại cho môi trường và tự pháhủy mình trong quá trình hoạt động thì ngành du lịch cũng như những ngành kinhdoanh khác phải nhận biết được trách nhiệm của mình đối với môi trường, kinh tế,
xã hội; phải biết làm thế nào để PTDLBV Chính vì lẽ đó, PTDLBV đòi hỏi phảituân thủ những nguyên tắc nhất định
Theo IUCN, để đạt mục tiêu PTDLBV chúng ta phải tuân thủ mười nguyêntắc sau (Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001)):
Trang 38Nguyên tắc 1: Sử dụng tài nguyên một cách bền vững Tài nguyên ở đây baogồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hóa Việc sử dụng bền vững tàinguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài.
Nguyên tắc 2: Giảm sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm xả thải nhằmgiảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường đồng thời nâng cao chất lượng dulịch Bởi việc khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát đượclượng chất thải từ hoạt động du lịch sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường màhậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng, của kinh tế xãhội nói chung
Nguyên tắc 3: Duy trì tính đa dạng Duy trì và phát triển tính đa dạng của tựnhiên, xã hội và văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, tăng khảnăng cạnh tranh và thu hút du khách Ngoài ra, nguyên tắc này còn phù hợp vớiquan điểm phát triển du lịch phải gắn liền với việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyềnthống, bảo vệ cảnh quan, môi trường vốn đa dạng và phong phú của Việt Nam Nhưvậy, việc duy trì tính đa dạng là rất quan trọng đối với DLBV, tạo ra sức bật chongành du lịch
Nguyên tắc 4: Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương
và quốc gia Điều này đảm bảo cho sự PTBV của du lịch đồng bộ với các ngànhkinh tế khác
Nguyên tắc 5: Hỗ trợ nền kinh tế địa phương Du lịch phải hỗ trợ các hoạtđộng kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh
tế bản địa vừa tránh gây hại cho môi trường
Nguyên tắc 6: Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương Việc tham giacủa cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ đem lại lợi ích cho cộngđồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách.Khi cộng đồng địa phương có lợi ích từ hoạt động du lịch sẽ làm tăng ý thức tráchnhiệm của họ đối với sự phát triển du lịch Họ sẽ có trách nhiệm hơn với tài nguyênmôi trường du lịch, chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Trang 39Nguyên tắc 7: Sự tư vấn của nhóm quyền lợi và công chúng Việc trao đổi,thảo luận giữa ngành du lịch với cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan liênquan khác là rất cần thiết, đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyếtnhững xung đột có thể nảy sinh.
Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực Việc đào tạo cán
bộ kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp DLBV, cải thiệnchất lượng sản phẩm du lịch
Nguyên tắc 9: Marketing du lịch một cách có trách nhiệm Phải cung cấp cho
du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của
du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phầnthỏa mãn nhu cầu của du khách
Nguyên tắc 10: Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề,mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách Đểđảm bảo cho sự PTDLBV cần có những căn cứ khoa học vững chắc dựa trên việcnghiên cứu các vấn đề có liên quan Hơn nữa, trong quá trình phát triển, nhiều yếu
tố chủ quan và khách quan nảy sinh sẽ có những tác động cần phải nghiên cứu để cónhững giải pháp điều chỉnh phù hợp Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác nghiêncứu, ứng dụng khoa học công nghệ còn nhằm sáng tạo mới các sản phẩm du lịch,phát triển các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường
1.2 Nội hàm và tiêu chí đánh giá phát triển du lịch bền vững
1.2.1 Nội hàm của phát triển du lịch bền vững
Từ khái niệm PTDLBV, có thể thấy rõ nội hàm của PTDLBV là sự PTBVtrên cả ba mặt:
Thứ nhất là sự PTDLBV về kinh tế: Bảo đảm những hoạt động kinh tế sốngđộng lâu dài, tạo nên sự thịnh vượng cho tất cả mọi tầng lớp xã hội và đạt được hiệuquả giá trị cho tất cả mọi hoạt động kinh tế
Trang 40Thứ hai là sự PTDLBV về xã hội: Tôn trọng bản sắc văn hóa – xã hội củacác cộng đồng ở các điểm đến; bảo tồn di sản văn hóa và những giá trị truyền thốngtrong cuộc sống của họ; tham gia vào quá trình hiểu biết và chấp thuận các nền vănhóa khác; đem lại lợi ích xã hội cho tất cả mọi thành viên, bao gồm những côngnhân viên chức có thu nhập cao hay những người có thu nhập thấp và góp phần vàoviệc xóa đói giảm nghèo.
Thứ ba là sự PTDLBV về môi trường: Sử dụng tài nguyên môi trường mộtcách tối ưu để những tài nguyên này trở thành một yếu tố quan trọng trong pháttriển du lịch, duy trì những quá trình sinh thái thiết yếu và hỗ trợ cho việc bảo tồn tàinguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học
1.2.2 Tiêu chí đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch
Tiêu chuẩn DLBV toàn cầu hướng tới bốn mục tiêu chính: hoạch định PTBV
và hiệu quả, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương, gìn giữ disản văn hóa và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường Chính vìvậy, để đánh giá được hoạt động du lịch phát triển có bền vững hay không, chúng tađánh giá trên ba nội dung chính: phát triển du lịch bền vững về kinh tế, phát triển dulịch bền vững về xã hội và phát triển du lịch bền vững về môi trường
1.2.2.1 Phát triển du lịch bền vững về kinh tế
Tỷ trọng giá trị gia tăng du lịch trong tổng giá trị gia tăng địa phương tăng
Không phải là yếu tố duy nhất quyết định nhưng sự tăng trưởng trong đónggóp vào tổng giá trị gia tăng (GTGT) địa phương vẫn là dấu hiệu đầu tiên và quantrọng nhất để nhận biết sự phát triển của một ngành kinh tế Vậy nên, du lịch cũngnhư tất cả các ngành kinh tế khác cần được đánh giá thông qua sự gia tăng về giá trịđóng góp cho nền kinh tế quốc dân
Tỷ trọng GTGT du lịch trong tổng GTGT của địa phương được tính theocông thức sau: