Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận - Theo các nghiên cứu trước (Vũ Quốc Thông, 2017; Le và cộng sự, 2020…) thì việc đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) chỉ dựa theo một thành phần/tiêu chí đơn nhất là chưa đủ để đánh giá tổng thể tính hữu hiệu của HTTTKT. Và do vậy, việc đưa thêm các tiêu chí để đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT là cần thiết. Trong nghiên cứu này, các tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT (chất lượng HTTTKT, sự hài lòng của người sử dụng, ảnh hưởng tích cực đến cá nhân và ảnh hưởng tích cực đến tổ chức) được bổ sung nhằm xác định những mục tiêu mà doanh nghiệp đạt được khi sử dụng HTTTKT một cách toàn diện, tổng quát hơn. - Luận án đã dựa trên các lý thuyết nền tảng và nghiên cứu trước (Ismail, 2009; Petter và cộng sự, 2013…) để thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT, xác định năm (05) nhân tố phù hợp với bối cảnh nghiên cứu gồm đặc điểm tổ chức, đặc điểm dự án, đặc điểm xã hội, đặc điểm người sử dụng, đặc điểm công việc. Trong đó, nhân tố đặc điểm xã hội chưa được các nghiên cứu trước kiểm định mối quan hệ với tính hữu hiệu của HTTTKT. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án - Luận án xác định các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất một số thang đo mới từ kết quả phỏng vấn chuyên gia chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu trước. Cụ thể là, hai nhân tố bậc 1 thuộc nhân tố đặc điểm người sử dụng là “kiến thức của nhà quản lý” được bổ sung thang đo “nhà quản lý của doanh nghiệp may biết cách sử dụng công nghệ trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh” và “kiến thức của người làm kế toán” được bổ sung thang đo “người làm kế toán nắm rõ phương thức và quy trình kinh doanh”. - Kết quả nghiên cứu cho thấy 05 nhân tố độc lập đều ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam với mức độ ảnh hưởng khác nhau, trong đó nhân tố đặc điểm tổ chức có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam theo quy mô doanh nghiệp. - Dựa trên kết quả nghiên cứu chính, luận án có một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp may Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp may Việt Nam cần tăng cường sự hỗ trợ của nhà quản lý; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; quan tâm, duy trì sự tham gia của người sử dụng; tăng cường sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống; chú trọng phát triển mối quan hệ xã hội trong doanh nghiệp; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và trau dồi kinh nghiệm cho người sử dụng HTTTKT; duy trì sự phù hợp, tương thích của hoạt động sản xuất kinh doanh và công việc kế toán với HTTTKT; nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng HTTTKT trong công việc.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-NGUYỄN THỊ HOÀI THU
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN
HÀ NỘI – 2022
Trang 2-NGUYỄN THỊ HOÀI THU
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích
Mã số: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRẦN MẠNH DŨNG
HÀ NỘI – 2022
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2022
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Hoài Thu
Trang 4Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS TS Trần Mạnh Dũng, thầy là người hướng dẫn khoa học của tôi Trong suốt thời gian qua, thầy luôn tận tâm, trách nhiệm, chỉ bảo và hướng dẫn tôi thực hiện luận án Không những vậy, thầy luôn động viên tôi trong những giai đoạn nghiên cứu khó khăn, những nhận xét, đánh giá chuyên môn của thầy là vô cùng quý báu, đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình tôi thực hiện luận án và giúp tôi đi đến kết quả cuối cùng như ngày hôm nay
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Trường ĐH Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Kế toán, tập thể cán bộ giảng viên Khoa Kế toán và đặc biệt là Bộ môn Kế toán tài chính, nơi tôi đang công tác Trong suốt thời gian nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của Ban Chủ nhiệm Khoa Kế toán, Bộ môn Kế toán tài chính và các thầy cô, anh chị em, bạn bè trong Khoa Những lời động viên, giúp đỡ ấy đã tiếp thêm động lực cho tôi, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khóa nghiên cứu này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn thân yêu nhất tới bạn bè của tôi, đặc biệt là gia đình của tôi Trong suốt năm tháng qua, gia đình và bạn bè luôn là nguồn cổ vũ và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án Con cảm ơn bố mẹ đã luôn bên cạnh con, giúp đỡ, chia sẻ với con và động viên con những lúc khó khăn nhất trong cuộc đời Cảm ơn chồng và con gái yêu đã luôn đồng hành với tôi trong chặng đường nghiên cứu này Cảm ơn bố mẹ, chồng và con gái đã luôn giúp đỡ con về mọi mặt để con có thể hoàn thành luận án một cách tốt nhất
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2022
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Hoài Thu
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT vi
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ix
DANH MỤC HÌNH x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Đóng góp của đề tài 5
1.7 Kết cấu của đề tài 6
Kết luận Chương 1 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
2.1 Tổng quan nghiên cứu 7
2.1.1 Tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán 7
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán 12
2.1.3 Đánh giá qua tổng hợp các nghiên cứu có liên quan 17
2.1.4 Khoảng trống nghiên cứu 19
2.2 Cơ sở lý thuyết 20
2.2.1 Hệ thống thông tin kế toán 20
2.2.2 Tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán 29
2.2.3 Lý thuyết nền tảng 35
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán 39
Kết luận Chương 2 45
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
3.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu 46
3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 48
3.2.1 Tổng hợp và phân tích lý thuyết 48
Trang 63.2.2 Phỏng vấn chuyên gia 48
3.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu 52
3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng 69
3.4.1 Thiết kế phiếu khảo sát 70
3.4.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng và xác định mẫu nghiên cứu 71
3.4.3 Thu thập dữ liệu 75
3.4.4 Phân tích dữ liệu 77
Kết luận Chương 3 79
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 80
4.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp may Việt Nam 80
4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp may Việt Nam 80
4.1.2 Đặc điểm về phương thức sản xuất của doanh nghiệp may Việt Nam 83
4.1.3 Đặc điểm hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam 84
4.1.4 Đặc điểm của doanh nghiệp may Việt Nam ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán 86
4.2 Thông tin về mẫu khảo sát và thống kê mô tả 87
4.2.1 Thông tin về mẫu khảo sát 87
4.2.2 Thống kê mô tả biến phụ thuộc 93
4.2.3 Thống kê mô tả các biến độc lập 96
4.3 Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo 101
4.3.1 Kiểm tra độ tin cậy tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán 101
4.3.2 Kiểm tra độ tin cậy các biến độc lập 103
4.4 Phân tích nhân tố khám phá 105
4.5 Phân tích nhân tố khẳng định 109
4.6 Mô hình phương trình cấu trúc 114
4.7 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán theo quy mô doanh nghiệp 121
Kết luận Chương 4 125
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ 126
5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu 126
5.1.1 Thảo luận về tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam 126
5.1.2 Thảo luận kết quả về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam 129
5.2 Khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam 134
Trang 7v
5.2.1 Khuyến nghị đối với đặc điểm tổ chức 134
5.2.2 Khuyến nghị đối với đặc điểm dự án 136
5.2.3 Khuyến nghị đối với đặc điểm người sử dụng 137
5.2.4 Khuyến nghị đối với đặc điểm công việc 139
5.2.5 Khuyến nghị đối với đặc điểm xã hội 140
5.3 Điều kiện thực hiện 141
5.3.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 141
5.3.2 Đối với các doanh nghiệp may Việt Nam 141
Kết luận Chương 5 142
KẾT LUẬN 143
DANH MỤC CÁC NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
1 CNSX Công nghệ sản xuất
2 CNTT Công nghệ thông tin
3 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
4 GTTB Giá trị trung bình
5 HTTT Hệ thống thông tin
6 HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán
7 KSNB Kiểm soát nội bộ
8 SXKD Sản xuất kinh doanh
Trang 9vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
TT Ký hiệu
viết tắt Nội dung Tiếng Anh Nội dung Tiếng Việt
1 AMOS Analysis of Moments Structure Phần mềm phân tích cấu trúc mô
men
2 AVE Average Variance Extracted Phương sai trung bình được trích
3 CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định
4 CR Composite Reliability Độ tin cậy tổng hợp
5 EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
6 ERP Enterprise Resource Planning
System
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
7 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8 KMO Kaiser - Meyer - Olkin Measure Kiểm định KMO
9 PLS Partial Least Squares Phương pháp bình phương tối thiểu
từng phần
10 SEM Structural Equation Model Mô hình phương trình cấu trúc
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các khái niệm về hệ thống thông tin 20
Bảng 2.2: Định nghĩa về các thành phần của hệ thống thông tin 21
Bảng 2.3: Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán 25
Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam 51
Bảng 3.2: Giải thích các thành phần tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam 53
Bảng 3.3: Giải thích và mô tả các biến trong mô hình 55
Bảng 3.4: Mã hóa các biến nghiên cứu 71
Bảng 3.5: Quy mô khảo sát doanh nghiệp may theo vùng miền 75
Bảng 3.6: Tổng hợp quá trình thu thập dữ liệu chính thức 76
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả biến quan sát về tính hữu hiệu của HTTTKT 93
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả về đặc điểm công việc 96
Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả về đặc điểm người sử dụng 97
Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả về đặc điểm xã hội 98
Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả về đặc điểm dự án 99
Bảng 4.6: Kết quả thống kê mô tả về đặc điểm tổ chức 100
Bảng 4.7: Kết quả độ tin cậy của “Tính hữu hiệu của HTTTKT” 102
Bảng 4.8: Kết quả độ tin cậy của thang đo của các biến độc lập 104
Bảng 4.9: Các thang đo của biến phụ thuộc sau chạy EFA 106
Bảng 4.10: Thang đo của các biến độc lập sau phân tích EFA 108
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả phân tích CFA của biến phụ thuộc 110
Bảng 4.12: Kết quả phân tích CFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng 112
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình SEM 115
Bảng 4.14: Tác động tổng hợp các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT 120
Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình theo quy mô doanh nghiệp 122
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết 124
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT 126
Bảng 5.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định lượng 130
Trang 11ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Chu kỳ phát triển của hệ thống thông tin kế toán 28
Sơ đồ 3.1: Thiết kế nghiên cứu 47
Sơ đồ 3.2: Thành phần của tính hữu hiệu của HTTTKT 52
Sơ đồ 3.3: Mô hình nghiên cứu 54
Sơ đồ 4.1: Mô hình CFA các thành phần đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT 111
Sơ đồ 4.2: Mô hình CFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng 113
Sơ đồ 4.3: Mô hình phương trình cấu trúc 114
Sơ đồ 4.4: Mô hình phương trình cấu trúc theo “Quy mô doanh nghiệp” 121
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các thành phần của hệ thống thông tin (Piccoli, 2012) 21
Hình 2.2: Quy trình xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin của HTTTKT 24
Hình 4.1: Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam năm 2019 và 2020 81
Hình 4.2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 82
Hình 4.3: Các phương thức sản xuất hàng may mặc 83
Hình 4.4: Loại hình doanh nghiệp may được khảo sát 88
Hình 4.5: Quy mô doanh nghiệp may được khảo sát 89
Hình 4.6: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp may được khảo sát 89
Hình 4.7: Trụ sở chính của các doanh nghiệp may được khảo sát 90
Hình 4.8: HTTTKT áp dụng tại các doanh nghiệp may được khảo sát 91
Hình 4.9: Bộ phận CNTT của các doanh nghiệp may được khảo sát 91
Hình 4.10: Thông tin về đối tượng khảo sát 92
Trang 13và các nhà nghiên cứu vấn đề làm sao để phát huy tối đa các tính năng ưu việt của HTTTKT và nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp
Ngành dệt may là ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam Theo nguồn tổng hợp từ Tổng Cục thống kê, tính đến cuối năm 2019, tổng doanh thu ước tính của ngành dệt may Việt Nam là 1.198.072 tỷ VND tương đương khoảng 52 tỷ USD (Ban Thị Trường thông minh SMIT, 2021) Ngành may Việt Nam ra đời từ cuối những năm của thập kỷ 1950 và hiện nay, là một trong những ngành công nghiệp tạo
ra chuyển biến trong cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam Các doanh nghiệp may Việt Nam đã tạo việc làm, tạo nguồn nhân lực chất lượng hơn, góp phần quan trọng vào công tác an sinh xã hội; tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp sản xuất khác (phụ kiện, bao bì, vận tải ) phát triển; mang lại cho ngân sách nhà nước một khoản thu lớn Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, thực hiện các hiệp định thương mại
tự do song phương, đa phương đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành may Nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn xuất nhập khẩu khắt khe của các nước, nhà quản lý doanh nghiệp may cần nguồn thông tin chất lượng cao để đưa ra những quyết định kinh tế đúng đắn
Là một bộ phận của HTTT quản lý, HTTTKT có vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp may HTTTKT đóng vai trò trong việc ghi lại các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp (Tóth, 2012); là nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp (Ali và cộng sự, 2012; Kharuddin và cộng sự, 2010); cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra quyết định của nhà quản trị (Pierre và cộng sự, 2013; Kharuddin và cộng sự, 2010); hỗ trợ tổ chức duy trì và gắn kết chiến lược (Ramazani và Allhyari,
Trang 142013) Trên thực tế, ban điều hành và các nhà quản lý của doanh nghiệp may luôn quan tâm và nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp Hiện tại, tổ chức kế toán tại một số doanh nghiệp may Việt Nam còn sơ sài; quy trình kế toán đơn giản; ứng dụng CNTT còn chưa sâu; hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT chưa được quan tâm; năng lực của người sử dụng trong HTTTKT chưa được chú trọng, thiếu những khóa đào tạo, hướng dẫn cập nhật chuyên môn, đặc biệt là đào tạo về sử dụng CNTT trong công việc kế toán; môi trường làm việc chưa thực sự tích cực, chưa có sự chia sẻ tri thức giữa các nhân viên; sự hỗ trợ của nhà quản lý chưa kịp thời Do đó, việc nâng cao HTTTKT hữu hiệu là rất cần thiết để tạo ra chất lượng thông tin tốt hơn, phù hợp hơn, tạo điều kiện cho KSNB của doanh nghiệp hoạt động hữu hiệu
Tính hữu hiệu của HTTTKT là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và việc đo lường về tính hữu hiệu của HTTTKT trong các nghiên cứu trước chưa thực sự nhất quán Theo Thong và Yap (1996), có nhiều khái niệm về tính hữu hiệu nên việc đo lường nó cũng rất đa dạng DeLone và McLean (1992) cho rằng tính hữu hiệu là một phần của sự thành công và có tính đa chiều Tính hữu hiệu của HTTTKT được các nghiên cứu trước đánh giá theo các quan điểm khác nhau, như: quan điểm dựa trên giá trị kinh tế mà hệ thống mang lại cho doanh nghiệp, quan điểm lấy sự hài lòng về thông tin của người sử dụng hệ thống hay quan điểm đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT đa tiêu chí/thành phần
Tại Việt Nam, nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp gắn với sự thay đổi mạnh mẽ của CNTT còn khiêm tốn Các nghiên cứu tập trung theo hướng hoàn thiện, tổ chức HTTTKT và tiếp cận HTTTKT theo đối tượng kế toán, chu trình kế toán, tổ chức công tác kế toán, và tổ chức bộ máy kế toán Việc thiết kế và vận hành một hệ thống đáp ứng yêu cầu của người sử dụng là một công việc không dễ dàng và có thể sẽ không đạt yêu cầu so với nguồn lực đã đầu tư (Iskandar, 2015) Vấn
đề quản lý là nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp may Việt Nam Vậy, để nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam cần phải trả lời câu hỏi làm thế nào để nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp này Theo đó, câu hỏi nghiên cứu cần có là các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào? Dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam, tác giả đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện và nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT
Trang 153
Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp các công trình trong và ngoài nước, mục tiêu tổng quát là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam; qua đó đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại chính các doanh nghiệp này
Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu hướng đến mục tiêu cụ thể sau: Thứ nhất, tổng hợp lý luận cơ bản về tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân
tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp;
Thứ hai, đo lường các nhân tố ảnh hưởng và tính hữu hiệu của HTTTKT tại các
doanh nghiệp may Việt Nam;
Thứ ba, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của
HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam;
Thứ tư, đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại
các doanh nghiệp may Việt Nam
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Tính hữu hiệu của HTTTKT bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp?
Câu hỏi 2: Đo lường các nhân tố ảnh hưởng và tính hữu hiệu của HTTTKT như
thế nào tại các doanh nghiệp may Việt Nam?
Câu hỏi 3: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT
gắn với nghiên cứu điển hình tại các doanh nghiệp may Việt Nam như thế nào?
Câu hỏi 4: Các khuyến nghị nào cần đưa ra nhằm nâng cao tính hữu hiệu của
HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam
Trang 161.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tập trung tại các doanh nghiệp may Việt Nam có trong Danh
bạ dệt may Việt Nam của Hiệp hội dệt may Việt Nam, không bao gồm các doanh nghiệp may có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) và các hợp tác xã tại Việt Nam
- Về thời gian: Dữ liệu thu thập trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2021;
- Về nội dung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam Đối tượng khảo sát là đối tượng bên trong doanh nghiệp may Việt Nam, gồm: nhà quản lý, kế toán viên, kế toán trưởng tại các doanh nghiệp may Việt Nam
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện áp dụng cả nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng, trong đó nghiên cứu định lượng là chủ yếu
Nghiên cứu định tính được thực hiện bởi hai phương pháp là phương pháp tổng
hợp, phân tích lý thuyết và phương pháp phỏng vấn chuyên gia Phương pháp tổng hợp
và phân tích lý thuyết bắt đầu bằng việc tổng hợp các nghiên cứu trước từ các nguồn
cơ sở dữ liệu khác nhau để tìm ra lý thuyết về tính hữu hiệu của HTTTKT và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT Từ quá trình tổng hợp các tài liệu nghiên cứu trước, tác giả phân tích để xác định khái niệm, tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT và đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiêp may Việt Nam Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structured interview) Đầu tiên, tác giả phỏng vấn chuyên gia để có được những đánh giá chung về chủ đề nghiên cứu Tiếp theo, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia để điều chỉnh thang đo/chỉ báo và hoàn thiện phiếu khảo sát chính thức
Nghiên cứu định lượng được thực hiện dựa trên bộ số liệu thu thập từ quá trình
khảo sát thông qua phiếu khảo sát được gửi đến các doanh nghiệp may Việt Nam Dữ liệu thu thập được xử lý và phân tích bởi phần mềm SPSS kết hợp AMOS nhằm đánh giá thực trạng tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam và kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này gồm dữ liệu thứ cấp và dữ
liệu sơ cấp Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm hệ thống chuẩn mực; các văn bản pháp quy
Trang 175
trong nước; các công trình khoa học được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước, các đề tài, luận án có liên quan đến chủ đề nghiên cứu; dữ liệu về doanh nghiệp trên các Website chính thức của các doanh nghiệp may Việt Nam và Hiệp hội dệt may Việt Nam Nguồn dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng phương pháp phỏng vấn thông qua phiếu phỏng vấn và phương pháp khảo sát thông qua phiếu khảo sát với các chuyên gia, đối tượng có liên quan
1.6 Đóng góp của đề tài
* Đóng góp về lý luận
Luận án xây dựng và kiểm định mô hình năm nhân tố (đặc điểm tổ chức, đặc
điểm dự án, đặc điểm xã hội, đặc điểm người sử dụng, đặc điểm công việc) ảnh hưởng
đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) tại các doanh nghiệp may Việt Nam dựa trên các nghiên cứu của DeLone và McLean (1992), Ismail (2009); và các lý thuyết về hệ thống, ngẫu nhiên, khuếch tán công nghệ Kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung các bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may trong ngữ cảnh của Việt Nam
* Đóng góp về thực tiễn
Bên cạnh những đóng góp mới về mặt lý luận, thông qua kết quả nghiên cứu
cho thấy năm (05) nhân tố gồm đặc điểm tổ chức, đặc điểm dự án, đặc điểm xã hội,
đặc điểm người sử dụng, đặc điểm công việc đều ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu
hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam với mức độ ảnh hưởng khác nhau, trong đó nhân tố đặc điểm tổ chức có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất Đây là phát hiện quan trọng, làm căn cứ cho những đóng góp thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam theo quy mô doanh nghiệp
Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm của nghiên cứu này, một số khuyến nghị được đưa ra giúp các doanh nghiệp may Việt Nam nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT, qua đó giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp may có được các thông tin
kế toán tài chính kịp thời, tin cậy; qua đó làm cơ sở đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn Theo đó, các doanh nghiệp may Việt Nam các tăng cường sự hỗ trợ của nhà quản lý; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT; quan tâm, duy trì sự tham gia của người sử dụng; tăng cường sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống; chú trọng phát triển mối quan
hệ xã hội trong doanh nghiệp; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và trau dồi kinh nghiệm
Trang 18cho người sử dụng HTTTKT; duy trì sự phù hợp, tương thích của hoạt động SXKD và công việc kế toán với HTTTKT; nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng HTTTKT trong công việc
1.7 Kết cấu của đề tài
Nghiên cứu này kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu: Lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, những đóng góp của đề tài
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết: Tác giả tiến hành tổng
quan các nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT; các lý thuyết chính; các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng và hạn chế của các nghiên cứu trước; từ đó đánh giá các nghiên cứu có liên quan nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả tổng hợp các lý thuyết nền tảng liên quan để từ đó xác định cơ sở lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Tác giả trình bày thiết kế nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Tác giả trình bày kết quả nghiên cứu định
lượng dựa trên số liệu thu thập được từ quá trình khảo sát
Chương 5: Thảo luận kết quả và khuyến nghị: Tác giả tiến hành thảo luận
các kết quả nghiên cứu đã đạt được và so sánh với kết quả nghiên cứu trước để giải thích cụ thể hơn lý do của sự giống nhau và khác nhau đó Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất khuyến nghị với các doanh nghiệp may Việt Nam và điều kiện thực hiện các khuyến nghị này đối với các cơ quan Nhà nước, đối với các doanh nghiệp may Việt Nam
Kết luận Chương 1
Chương 1 của nghiên cứu này đã đưa ra lý do về mặt lý luận và thực tiễn khi lựa chọn đề tài Mục tiêu của nghiên cứu này là tổng hợp cơ sở lý luận về tính hữu hiệu của HTTTKT, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam và đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã đưa ra 4 câu hỏi nghiên cứu và xác định phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
Trang 19các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT, trên thế
giới và tại Việt Nam, để xác định khoảng trống nghiên cứu (gap/room)
2.1.1 Tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán
Chủ đề về tính hữu hiệu của HTTT và HTTTKT được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm bởi nhu cầu về chất lượng thông tin nói chung và thông tin kế toán nói riêng của người ra quyết định ngày càng tăng lên Các nhà nghiên cứu cho rằng, tính hữu hiệu của HTTT, HTTTKT là sự hài lòng về thông tin được sử dụng hay nhận thức của người sử dụng hệ thống về mức độ mà hệ thống đáp ứng yêu cầu thông tin của họ (Ives và cộng sự, 1983; Marshall,1972; Barki và Hartwick, 1994) Tính hữu hiệu thể hiện ở khả năng hoàn thành mục tiêu của chính hệ thống (Hamilton và Chervany, 1981), đạt được mục tiêu của tổ chức (Raymond, 1990); hỗ trợ quá trình ra quyết định của nhà quản trị (Gordon và cộng sự, 1978; Pierre và cộng sự, 2013; Kharuddin và cộng sự, 2010; Thong và Yap, 1996; Sajady và cộng sự, 2008), làm tăng giá trị cho doanh nghiệp, tạo ra thay đổi tích cực trong hành vi của người sử dụng và năng suất được cải thiện (Gatian, 1994) Tại Việt Nam, những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã quan tâm hơn đến việc đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT nhưng các nghiên cứu chưa thực sự nhiều
HTTTKT là một thành phần quan trọng của HTTT Các nghiên cứu trước chủ yếu dựa trên nền tảng lý thuyết về HTTT để đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT Là một khái niệm có tính chất đa diện, “tính hữu hiệu” được các nhà nghiên cứu đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một số tiêu chí/thành phần/khía cạnh như: chất lượng HTTTKT, sự hài lòng của người sử dụng Do vậy, tác giả tiến hành lựa chọn các nghiên cứu có từ khóa tương đương như: tính hữu hiệu, chất lượng, sự thành công của HTTT và HTTTKT, để tổng hợp các nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTTTKT Các nhà nghiên cứu trước đã đưa ra quan điểm, cách tiếp cận khác nhau để lựa chọn các tiêu chí và phương pháp đánh giá tính hữu hiệu của HTTT và HTTTKT
* Đánh giá HTTTKT hữu hiệu dựa trên cách thức mà HTTTKT thực hiện để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, thể hiện giá trị kinh tế mà hệ thống mang lại cho doanh nghiệp
Trang 20Sajady và cộng sự (2008) đã đề xuất 5 giả thuyết cho rằng một HTTTKT hữu hiệu là một hệ thống nâng cao chất lượng báo cáo tài chính; KSNB hiệu quả; hỗ trợ ra quyết định của nhà quản lý; xử lý giao dịch tài chính thuận lợi hơn và cải thiện thước
đo hiệu quả hoạt động Với dữ liệu khảo sát được thu thập từ 347 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Tehran, nhóm tác giả sử dụng kiểm định Z, kiểm định Chi-square với độ tin cậy 95% để kiểm định các giả thuyết Kết quả cho thấy, HTTTKT hữu hiệu thể hiện ở việc KSNB hiệu quả; nâng cao chất lượng báo cáo tài chính; hỗ trợ ra quyết định của nhà quản lý; xử lý giao dịch tài chính thuận lợi hơn Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã bác bỏ giả thuyết cho rằng HTTTKT hữu hiệu làm cải thiện thước đo hiệu quả hoạt động
Kế thừa nghiên cứu của Sajady và cộng sự (2008), Le Ngoc My Hang và Hoang Giang (2012) thực hiện đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT tại các hợp tác xã ở Thừa Thiên Huế Nhóm tác giả đã đề xuất 6 biến quan sát đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT, gồm: KSNB; quá trình ra quyết định; chất lượng báo cáo tài chính; sự thỏa mãn của người sử dụng; quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh và chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động Kết quả nghiên cứu cho thấy, HTTTKT được thực hiện tại các hợp tác
xã ở Huế đã cải thiện KSNB, quá trình ra quyết định, cải thiện chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động, chất lượng báo cáo tài chính, thỏa mãn thông tin của người sử dụng và giúp quá trình xử lý nghiệp vụ phát sinh dễ dàng hơn Điều này thể hiện sự khác biệt
so với kết quả nghiên cứu của Sajady và cộng sự (2008) Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này chỉ xem xét HTTTKT hữu hiệu dưới góc độ phần mềm kế toán, nên chưa đánh giá được tính hữu hiệu của tổng thể HTTTKT
Cùng quan điểm, thông qua khảo sát các nhà quản lý, kế toán viên, kiểm toán viên tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Huỳnh Thị Kim Ngọc (2013) đã đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT dựa theo 7 tiêu chí được nhận diện từ các nghiên cứu trước và 1 tiêu chí bổ sung cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại DNNVV Thành phố Hồ Chí Minh Thực hiện phân tích dữ liệu khảo sát bởi phần mềm SPSS, kết quả cho thấy, có 7 nhóm tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT, gồm: quá trình xử lý nghiệp vụ dễ dàng hơn, tăng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động, thỏa mãn nhu cầu người sử dụng thông tin, nâng cao chất lượng báo cáo tài chính, cải thiện hệ thống KSNB, cải thiện quá trình ra quyết định và HTTTKT tích hợp Một phát hiện mới trong nghiên cứu này là tiêu chí quá trình xử lý nghiệp vụ dễ dàng hơn và làm tăng năng suất trung bình của doanh nghiệp (một chỉ tiêu trong đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp) có sự khác biệt giữa lĩnh vực nghề nghiệp của người được khảo sát và quy mô doanh nghiệp
Trang 219
Dựa trên lý thuyết nền tảng về tính hữu hiệu của HTTT, lý thuyết thẻ điểm cân bằng, lý thuyết của DeLone và McLean (1992) và nghiên cứu của Doll và Torkzadeh (1988), Vũ Quốc Thông (2017) đã đánh giá một HTTTKT hữu hiệu thông qua sự hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng lực kinh doanh và đáp ứng với thị trường Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT giúp nhà quản
lý nhận thức được mức độ hữu hiệu của HTTTKT với khả năng hỗ trợ doanh nghiệp (33,92%), nâng cao năng lực kinh doanh (33,76%) và đáp ứng với thị trường (32,32%) Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ đánh giá tính hữu hiệu với đơn vị phân tích là nhà quản lý doanh nghiệp, chưa xem xét đến tác động của chất lượng hệ thống
và của người sử dụng HTTTKT
* Đánh giá HTTTKT hữu hiệu dựa trên sự hài lòng của người sử dụng thông qua sự hỗ trợ của HTTTKT
Thong và Yap (1996) đã chỉ ra một số nguyên tắc khi lựa chọn sự hài lòng của
người sử dụng làm thang đo cho tính hữu hiệu của HTTT Thứ nhất, các nhà nghiên
cứu cần phải đưa ra lý thuyết rõ ràng về quan điểm lấy sự hài lòng của người sử dụng
làm thang đo cho tính hữu hiệu của hệ thống Thứ hai, các nhà nghiên cứu cần đưa ra
những giả thuyết cơ bản về đo lường tính hữu hiệu của HTTT Người được chọn để trả lời khảo sát phải phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, có thể là người sử dụng hệ thống,
nhà quản lý hay nhân viên bộ phận HTTT Thứ ba, cần tìm ra công cụ mới về sự hài
lòng của người sử dụng là thăm dò tâm lý (psychometrically-sound) và dựa trên những
lý thuyết tốt hơn những lý thuyết đang bị chỉ trích hiện tại Thứ tư, đánh giá tính hữu
hiệu của HTTT cần tiếp cận theo nhiều quan điểm đánh giá khác nhau, bao gồm cả đánh giá chủ quan và khách quan
Theo quan điểm này, Nicolaou (2000) đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT dựa theo “sự hài lòng của người sử dụng về thông tin” hay là nhận thức của người sử dụng
về mức độ mà HTTTKT đáp ứng yêu cầu thông tin của họ Nicolaou (2000) cho rằng tính hữu hiệu của HTTTKT thể hiện tính hữu ích của thông tin kế toán Vì vậy, với nghiên cứu thực nghiệm nhằm xem xét mối quan hệ giữa sự phù hợp của HTTTKT và nhận thức về tính hữu hiệu của HTTTKT, tác giả xác định tính hữu hiệu của HTTTKT dựa theo nhận thức của những người ra quyết định về những thông tin đầu ra có sẵn, thông qua hệ thống xử lý giao dịch, các báo cáo quản trị và hệ thống ngân sách có đáp ứng yêu cầu của họ trong việc sắp xếp và kiểm soát tổ chức không Tuy nhiên, cách tiếp cận tính hữu hiệu của HTTTKT trong nghiên cứu của Nicolaou (2000) dựa theo
sự hài lòng của người sử dụng thông tin là chưa đủ
Kế thừa thang đo sự hài lòng của người dùng của Doll và Torkzadeh (1988),
Trang 22Trương Thị Cẩm Tuyết (2016) đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT gồm 5 thành phần với 12 biến quan sát là nội dung, chính xác, định dạng, dễ sử dụng, kịp thời Các thành phần này thể hiện sự hài lòng của người sử dụng gắn với thông tin đầu ra của HTTTKT Kết quả phân tích cho thấy, 12 biến quan sát có tương quan với nhau và đại diện cho khái niệm nghiên cứu, thể hiện tính hữu hiệu của HTTTKT được đánh giá dựa theo sự hài lòng của người sử dụng là phù hợp với nghiên cứu
Sử dụng thang đo sự hài lòng của người sử dụng về chất lượng thông tin đầu ra của Doll và Torkzadeh (1991), Le và cộng sự (2020) đã đánh giá tính hữu hiệu của HTTT quản lý tại các DNNVV dựa theo chất lượng thông tin được quy định trong chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam, gồm: tính chất liên quan, tính trung thực, dễ hiểu, dễ sử dụng và tính bảo mật thông tin
* Đánh giá HTTTKT hữu hiệu dựa theo quan điểm tính hữu hiệu được đánh giá bởi nhiều thành phần/tiêu chí
Quan điểm này dựa theo nghiên cứu của DeLone và McLean (1992) cho rằng tính hữu hiệu của HTTTKT là một phần của sự thành công của HTTTKT và không thể được đánh giá theo thành phần riêng lẻ mà cần được đánh giá bởi nhiều thành phần/tiêu chí Năm 1992, DeLone và McLean (1992) đã dựa trên khung nghiên cứu của “Shannon và Weaver” và “Mason” để đưa ra mô hình HTTT thành công đầu tiên với 6 tiêu chí, gồm: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, sử dụng, sự hài lòng của người sử dụng, tác động đến cá nhân và tác động đến tổ chức Chất lượng hệ thống tập trung vào các đặc điểm kỹ thuật của chính HTTT như độ tin cậy của hệ thống, các tính năng và chức năng của hệ thống, thời gian phản hồi của hệ thống Chất lượng thông tin đề cập đến tính rõ ràng, đầy đủ, hữu ích và chính xác về thông tin đầu ra của
hệ thống Việc sử dụng hệ thống thể hiện mức độ sử dụng, số lượng yêu cầu, thời gian
sử dụng và tần suất yêu cầu báo cáo của người sử dụng đối với thông tin đầu ra của hệ thống Sự hài lòng của người sử dụng thể hiện phản ứng của họ với HTTT như sự hài lòng về tổng thể hệ thống, sự thích thú, sự khác biệt giữa thông tin cần và thông tin nhận được, sự hài lòng về phần mềm Tác động cá nhân là những ảnh hưởng của HTTT đối với thái độ và hành vi của cá nhân, chẳng hạn như tính hữu hiệu trong thiết
kế hệ thống, xác định các vấn đề cá nhân và cải thiện năng suất cá nhân Tác động đến
tổ chức là những ảnh hưởng của HTTT đối với hoạt động của tổ chức như góp phần đạt được mục tiêu tổ chức, tỷ lệ giữa chi phí và lợi ích, năng suất tổng thể… Các nghiên cứu sau đó đã sử dụng toàn bộ hoặc lựa chọn một số tiêu chí trong mô hình HTTT của DeLone và McLean để đánh giá tính hữu hiệu của HTTT và HTTTKT để
phù hợp với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của họ
Trang 2311
Tính hữu hiệu của HTTT là mức độ mà một HTTT đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu của tổ chức, Thong và cộng sự (1996) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tại 114 doanh nghiệp nhỏ và đánh giá tính hữu hiệu của HTTT gián tiếp thông qua sự hài lòng của người sử dụng, ảnh hưởng đến tổ chức và tính hữu hiệu của HTTT tổng thể Nhóm tác giả cho rằng sự hài lòng của người sử dụng là thang đo thể hiện thái độ sử dụng HTTT; ảnh hưởng đến tổ chức là thang đo nhận biết về những ảnh hưởng của HTTT đến hiệu quả hoạt động của tổ chức và đưa ra một thang đo về tổng thể HTTT hữu hiệu
Thực hiện nghiên cứu khả năng ứng dụng mô hình của Thong và cộng sự (1996) trong bối cảnh các doanh nghiệp nhỏ của Canada, De Guinea và cộng sự (2005)
đã đánh giá tính hữu hiệu của HTTT theo 3 thành phần: sự hài lòng của người sử dụng (gồm 7 chỉ báo), tác động đến tổ chức (gồm 6 chỉ báo) và tính hữu hiệu của HTTT tổng thể (gồm 2 chỉ báo) Sự hài lòng của người sử dụng thể hiện sự tin tưởng của người sử dụng về HTTT đáp ứng yêu cầu thông tin của họ Ảnh hưởng đến tổ chức đề cập đến những ảnh hưởng của HTTT tới hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ, HTTT chỉ hữu hiệu khi HTTT tạo nên giá trị hữu hiệu cho doanh nghiệp/tổ chức Tính hữu hiệu của HTTT tổng thể thể hiện nhận thức của người sử dụng về tính hữu hiệu tổng thể của HTTT trong doanh nghiệp Hạn chế về đo lường tính hữu hiệu của HTTT trong nghiên cứu này là thành phần “tính hữu hiệu của HTTT tổng thể” chỉ được đo lường bởi 2 chỉ báo và yếu tố “sự hài lòng của người sử dụng” chỉ được đo lường bởi
sự hài lòng về báo cáo có được từ HTTT của người sử dụng (tính kịp thời, độ tin cậy, mức độ liên quan, tính chính xác, đầy đủ và khả năng lưu hành của báo cáo)
Dựa theo nghiên cứu của DeLone và McLean (1992), Ismail (2009) với nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các DNNVV Malaysia, đã đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT thể hiện ở khả năng đạt được mức
độ cao về chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, sử dụng thông tin, sự hài lòng của người sử dụng, ảnh hưởng tích cực đến cá nhân và tổ chức của HTTTKT Theo đó, HTTTKT hữu hiệu được đánh giá theo tính tin cậy, đặc trưng, thời gian phản hồi; sự hài lòng về thông tin, sự hài lòng về phần mềm, sự hài lòng về tổng thể hệ thống; chất lượng thông tin rõ ràng đầy đủ, hữu ích, chính xác; cải thiện năng suất cá nhân, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu, cải thiện năng suất tổng thể… Đây là nghiên cứu đã đánh giá đầy đủ các thành phần của một HTTTKT hữu hiệu so với các nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTTTKT trước đó
Với phân tích nhân tố các bên liên quan đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các
cơ quan địa phương của Tanzania, Chalu (2012) đã đánh giá tính hữu hiệu của
Trang 24HTTTKT bởi 4 thành phần, gồm: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin kế toán, sự hài lòng của người sử dụng và hiệu quả hoạt động của tổ chức Không chỉ đánh giá về chất lượng thông tin và sự hài lòng của người sử dụng về thông tin đầu ra của hệ thống, tác giả còn xác định chất lượng hệ thống theo khía cạnh kỹ thuật như tính linh hoạt, khả năng bảo trì và đầu tư Ngoài ra, tác giả đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT dựa trên hiệu quả hoạt động của tổ chức: quản lý doanh thu và chi phí tốt hơn; cải thiện quá trình ra quyết định; đáp ứng thông tin hiện tại và tương lai của tổ chức Kết quả thống kê mô tả cho thấy, chất lượng thông tin kế toán là thành phần có đánh giá cao nhất, sau đó là chất lượng hệ thống, sự hài lòng của người sử dụng và cuối cùng là hiệu quả hoạt động của tổ chức
Nguyễn Phước Bảo Ấn (2018) với nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của HTTTKT trong doanh nghiệp Việt Nam, đã dựa trên các lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ của Davis (1989), mô hình thành công của HTTT của DeLone và McLean (1992, 2003), mô hình đo lường sự thành công của hệ thống quản trị doanh nghiệp của Gable và cộng sự (2003), mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của HTTT của Petter và cộng sự (2013) để đề xuất mô hình lý thuyết với
11 giả thuyết nghiên cứu Bằng việc sử dụng phương pháp định tính và định lượng, sử dụng PLS-SEM để điều chỉnh mô hình và kiểm định mô hình với dữ liệu điều tra thực nghiệm, tác giả đã cho thấy kết quả đo lường sự thành công của HTTTKT trong doanh nghiệp Việt Nam đảm bảo 82,8% ảnh hưởng tích cực đến cá nhân người kế toán, 90,9% ảnh hưởng tích cực đến chất lượng thông tin và 91,9% ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hệ thống
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán
Theo Chalu (2012), tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng để nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT là công việc quan trọng đối với tổ chức/doanh nghiệp HTTTKT là một phần của HTTT nên trong nội dung này tác giả tiếp cận các nghiên cứu trước có chủ
đề nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTT, hệ thống ERP
và HTTTKT Tính hữu hiệu của HTTTKT trong nghiên cứu này được đánh giá dựa theo mức độ mà HTTTKT góp phần đạt được mục tiêu của tổ chức về chất lượng HTTTKT, sự hài lòng của người sử dụng, ảnh hưởng tích cực đến cá nhân và tổ chức
và là một phần của sự thành công của HTTTKT Do vậy, các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, sự thành công của HTTTKT, sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT … cũng được tác giả tiếp cận
Nhằm xác định mối quan hệ giữa sự hỗ trợ của nhà quản lý, sự hỗ trợ của nhà
Trang 2513
cung cấp hệ thống và tính hữu hiệu của nhà tư vấn với tính hữu hiệu của HTTT tại các doanh nghiệp nhỏ, Thong và cộng sự (1996) đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm tại
114 doanh nghiệp nhỏ Singapore Các tác giả kiểm định mô hình phương trình cấu trúc
(SEM) dựa trên bình phương tối thiểu từng phần (PLS) Kết quả cho thấy, sự hỗ trợ
của nhà quản lý, sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống và tính hữu hiệu của nhà tư vấn
có ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của HTTT Theo nhóm tác giả, để triển khai một HTTT hữu hiệu (thể hiện ở sự hài lòng của người sử dụng, ảnh hưởng đến tổ chức
và tổng thể HTTT), mặc dù sự hỗ trợ của nhà quản lý là một yếu tố cần thiết nhưng không quan trọng bằng tính hữu hiệu của nhà tư vấn và sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống Trong quá trình triển khai HTTT, sự hỗ trợ của nhà quản lý có ảnh hưởng tới sự thực hiện HTTT nhưng sự hỗ trợ của chuyên gia bên ngoài (nhà tư vấn và nhà cung cấp hệ thống) còn quan trọng hơn đối với những doanh nghiệp nhỏ có nguồn lực thấp
Đến năm 2005, De Guinea và cộng sự (2005) đã tiến hành thử nghiệm mô hình của Thong và cộng sự (1996) ở bối cảnh Canada Với mẫu nghiên cứu gồm 105 người
sử dụng của doanh nghiệp nhỏ ở một thành phố miền tây Canada và sử dụng phương
pháp hồi quy bình phương tối thiểu từng phần (PLS), kết quả nghiên cứu cho thấy sự
hỗ trợ của nhà quản lý và sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống đều là những nhân tố
cần thiết và ảnh hưởng tích cực đến tính hữu hiệu của HTTT ở doanh nghiệp nhỏ Canada Mặc dù nghiên cứu ở hai bối cảnh khác nhau nhưng cả hai nghiên cứu đều cho thấy sự hỗ trợ của nhà quản lý và sự hỗ trợ của nhà cung cấp hệ thống ảnh hưởng tích cực tới tính hữu hiệu của HTTT Tuy nhiên, mối quan hệ tích cực giữa nhà tư vấn hữu hiệu và HTTT hữu hiệu không có ý nghĩa tại bối cảnh Canada, trái ngược với kết quả tại Singapore Do đó, cùng một mô hình nghiên cứu nhưng với bối cảnh và đối tượng khảo sát khác nhau đã có những kết quả nghiên cứu không giống nhau
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính hữu hiệu của HTTTKT tại các DNNVV Malaysia, kế thừa lý thuyết nền về sự khuếch tán của công nghệ và lý thuyết
về tổ chức của Wernerfelt (1995), Ismail (2009) đã xây dựng mô hình nghiên cứu và tiến hành khảo sát đối tượng nhà quản lý của các DNNVV Malaysia Kết quả nghiên
cứu cho thấy kiến thức của kế toán trưởng, tính hữu hiệu của nhà cung cấp và tính hữu
hiệu của công ty kế toán có ảnh hưởng thuận chiều đến tính hữu hiệu của HTTTKT
Tuy nhiên, nghiên cứu này không tìm thấy mối quan hệ ý nghĩa giữa sự tinh vi của HTTTKT, sự tham gia thực hiện HTTTKT của nhà quản lý, kiến thức của nhà quản lý, nhà tư vấn hữu hiệu và cơ quan chính phủ với tính hữu hiệu của HTTTKT Khác với nghiên cứu của De Guinea và cộng sự (2005), Ismail (2009) lại cho rằng không có mối quan hệ đáng kể giữa nhà tư vấn và tính hữu hiệu của HTTTKT trong các DNNVV
Trang 26Malaysia Nguyên nhân này theo Ismail (2009) có thể là do sự phát triển của CNTT của DNNVV Malaysia
Với quan điểm tính hữu hiệu của HTTTKT là yếu tố cần thiết để đạt được các mục tiêu của tổ chức và người sử dụng HTTTKT có vai trò quan trọng với tính hữu hiệu của HTTTKT, Dehghanzade và cộng sự (2011) nghiên cứu thực nghiệm về tác
động của đặc điểm người sử dụng đến tính hữu hiệu của HTTTKT Nhóm tác giả đã sử
dụng nguồn dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi gửi tới các văn phòng, tổ chức thuộc khu vực công và tư nhân có sử dụng HTTTKT dựa trên máy tính Các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định bởi phương pháp phân tích tương quan Spearman và kiểm
định Chi-square, đã chỉ ra rằng các đặc điểm tính cách của cá nhân bao gồm cởi mở,
dễ chịu, tận tâm, hài lòng với công việc và kinh nghiệm làm việc với phần mềm kế toán
của người sử dụng HTTTKT tác động tích cực đến tính hữu hiệu của HTTTKT
Nhằm xác định khả năng tương thích và tính linh hoạt của HTTTKT tại các doanh nghiệp sản xuất tại Zanjan ở Iran, Ramazani và Allahyari (2013) thực hiện kiểm định các giả thuyết bằng phân tích T-test và kiểm tra Kruskal-Wallis Kết quả cho
thấy, sự tương thích và tính linh hoạt của HTTTKT với các hoạt động của tổ chức là
yếu tố quan trọng để đảm bảo HTTTKT có khả năng xử lý hồ sơ kế toán và các thông tin kế toán hữu ích cần thiết cho nhà quản lý ra quyết định Một HTTTKT hữu hiệu là một hệ thống tương thích và có tính linh hoạt đáp ứng với mọi thay đổi trong hoạt động của tổ chức
Nghiên cứu ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng CNTT tới chất lượng HTTTKT tại các
doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn ở Croatia, Sacer và Oluic (2013) đã cho rằng cơ
sỏ hạ tầng CNTT phù hợp được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ kế toán mang lại
một số lợi ích, chẳng hạn như giảm chi phí, thông tin chất lượng cao hơn và nâng cao năng suất thông tin Cũng tập trung vào các nhân tố liên quan đến cơ sở hạ tầng
CNTT, Taber và cộng sự (2014) đã tìm thấy mối quan hệ ý nghĩa của cơ sở hạ tầng
CNTT gồm đặc điểm phần mềm, phần cứng, cơ sở dữ liệu và tính hữu hiệu của
HTTTKT tại các cơ sở giáo dục tư thục ở Jordanian Trong một nghiên cứu về chất lượng HTTTKT, Indahwati (2015) cũng đã cho thấy ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng CNTT đến chất lượng của HTTTKT Hiện nay, các doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT trong HTTTKT, nên việc lựa chọn một cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp sẽ dẫn đến một HTTTKT hữu hiệu Sự phát triển và cải thiện cơ sở hạ tầng CNTT là ưu tiên hàng đầu trong quản lý CNTT tổng thể (Byrd và Turner, 2000) Ramazani và Allahyari (2013) khẳng định rằng sự phù hợp của các thành phần liên quan đến HTTTKT là rất quan trọng với sự phát triển KSNB mạnh mẽ trong tổ chức KSNB mạnh mẽ là quan trọng,
Trang 27dụng Đặc điểm xã hội của người sử dụng là việc một cá nhân dự định sử dụng
HTTTKT khi họ nhận thấy xã hội, đồng nghiệp trong cùng tổ chức mong muốn họ sử dụng nó Trước đó, Myers và cộng sự (1997) đã cho thấy sự cần thiết của mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ của các nhân viên trong cùng tổ chức để đạt được hiệu quả tốt hơn Ifinedo và Nahar (2006) đề xuất tác động của sự hợp tác giữa các nhân viên là một trong những khía cạnh thành công của hệ thống ERP Trong nghiên cứu của Saleh (2013) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa sự hợp tác và hỗ trợ giữa các nhân viên trong tổ chức HTTTKT và ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của HTTTKT Lutfi và cộng sự (2016) với nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố công nghệ, tổ chức và môi trường đến HTTTKT ở các DNNVV Jordanian, đã tiến hành thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi khảo sát 187 DNNVV ở Jordan Kết quả nghiên cứu cho thấy
nhóm nhân tố về tổ chức, gồm: sự sẵn sàng của tổ chức, cam kết hay sự hỗ trợ của
nhà quản lý có tác động tích cực tới việc sử dụng HTTTKT Nghiên cứu cho thấy mức
độ tham gia của nhà quản lý và sự hiểu biết về tầm quan trọng của HTTTKT sẽ làm tăng khả năng sử dụng HTTTKT của doanh nghiệp Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ
rõ sự hỗ trợ của nhà quản lý là yếu tố quan trọng trong việc quyết định sử dụng HTTTKT Từ đó có thể thấy rằng nhân tố sự hỗ trợ của nhà quản lý có tầm quan trọng trong mối quan hệ với tính hữu hiệu của HTTTKT
Trong ngữ cảnh Việt Nam, một số công trình về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT như Nguyễn Anh Hiền và Trương Thị Cẩm Tuyết (2017) thực hiện phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến thông qua phần mềm
SPSS, đã cho thấy các nhân tố, gồm: sự tham gia của chuyên gia bên ngoài, sự tham
gia của người sử dụng, sự hỗ trợ của nhà quản lý, kiến thức của nhà quản lý, mức độ ứng dụng CNTT có tác động tích cực tới tính hữu hiệu của HTTTKT tại các DNVVV
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Trong đó, ảnh hưởng của sự tham gia của chuyên gia bên ngoài là quan trọng nhất Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ thực hiện trong phạm vi DNNVV tại Thành phố Hồ Chí Minh nên tính đại diện không cao và có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu ở một bối cảnh nghiên cứu khác Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT dựa trên sự hài lòng của người sử dụng HTTTKT với thông tin đầu ra và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng trong giai đoạn
Trang 28tác giả đã cho thấy các biến độc lập gồm tính chất người sử dụng và tính chất dự án
ảnh hưởng gián tiếp tới sự thành công của HTTTKT thông qua trung gian là nhận thức
về tính hữu ích, nhận thức về tính dễ sử dụng và sử dụng công nghệ Sự hỗ trợ của nhà
quản lý ảnh hưởng trực tiếp (16,8%) tới sự thành công của HTTTKT và ảnh hưởng
gián tiếp thông qua nhận thức về tính hữu ích (18,2%) tới sự thành công c1ủa HTTTKT Điều này cho thấy tầm quan trọng của sự hỗ trợ của nhà quản lý sẽ làm tăng nhận thức về tính hữu ích của HTTT và ảnh hưởng tới sự thành công của HTTTKT Lương Đức Thuận (2019) với nghiên cứu đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT - bằng chứng từ Việt Nam, đã dựa trên các quan điểm lý thuyết khác nhau về chất lượng HTTTKT để xác định các thuộc tính của chất lượng HTTTKT Tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT, gồm: sự tham gia của người sử dụng HTTTKT, chuyên gia bên ngoài và cơ cấu tổ chức Dựa theo phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, tác giả kiểm định giả
thuyết bằng phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy chỉ có nhân tố sự tham gia của
người sử dụng HTTTKT và cơ cấu của tổ chức có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT
và mức độ tác động gần như nhau Nghiên cứu này có hạn chế là chỉ khảo sát tại một thành phố duy nhất là thành phố Hồ Chí Minh, chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn,
cỡ mẫu chưa lớn và cần tìm kiếm thêm các nhân tố ảnh hưởng khác để kiểm định mối quan hệ với chất lượng HTTTKT tại thị trường Việt Nam
Trên cơ sở kế thừa mô hình nghiên cứu của Ismail (2009), Đồng Quang Chung
và cộng sự (2019) đã tiến hành thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát được gửi tới giám đốc
và nhân viên kế toán của 195 doanh nghiệp sản xuất Thành phố Hồ Chí Minh để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu thông qua phân tích hồi quy đa biến Kết quả cho thấy
các nhân tố, gồm: kiến thức của nhà quản lý về HTTTKT và kế toán, cam kết của nhà
quản lý, sự tham gia tư vấn của công ty kế toán và sự tham gia tư vấn của nhà cung cấp phần mềm có tác động tích cực đến tính hữu hiệu của HTTTKT Trong đó, ảnh
Trang 2917
hưởng mạnh nhất là nhân tố kiến thức của nhà quản lý về kế toán và yếu nhất là sự tham gia tư vấn của nhà cung cấp phần mềm Hạn chế của nghiên cứu là mức độ giải thích của mô hình chỉ là 51,7% và chỉ được thực hiện với 5 biến số, ít hơn so với mô hình nghiên cứu gốc của Ismail (2009) Cùng cách tiếp cận, Vũ Thị Thanh Bình (2020) với nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã đưa ra mô hình lý thuyết với 10 giả thuyết nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng được tác giả đề xuất là môi trường kinh doanh, CNTT, cấu trúc
doanh nghiệp, sự tham gia của nhà quản trị và đội ngũ kế toán Chất lượng HTTTKT
trong nghiên cứu này đo lường theo hai thuộc tính là chất lượng hệ thống và chất lượng thông tin Bằng việc sử dụng phương pháp định tính và sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định, mô hình
phương trình cấu trúc, tác giả đã cho thấy hai yếu tố đáng chú ý nhất là CNTT và sự
tham gia của nhà quản trị có ảnh hưởng ảnh mạnh nhất đến chất lượng HTTTKT
Với mục đích khám phá mối quan hệ giữa đặc điểm tổ chức, kiến thức của nhà quản lý, sự cam kết của nhà quản lý, sự tham gia của người sử dụng, chất lượng thông tin với tính hữu hiệu của HTTT quản lý trong các DNNVV ở Việt Nam, Le và cộng sự (2020) đã thực hiện phân tích tổng hợp mô hình phương trình cấu trúc (SEM) dựa theo nguồn dữ liệu được thu thập từ nhân viên và nhà quản lý các DNNVV thuộc 10 tỉnh,
thành phố của Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, đặc điểm tổ chức có tác động trực tiếp đến tính hữu hiệu của HTTT quản lý Ngoài ra, kiến thức của nhà quản lý, sự
tham gia của người sử dụng và chất lượng thông tin có vai trò quan trọng trong việc
tăng cường tính hữu hiệu của HTTT quản lý Tuy nhiên, sự cam kết của nhà quản lý không có vai trò tăng cường tính hữu hiệu của HTTT quản lý Nghiên cứu đã sử dụng kiểm định Bootstrap và cho thấy vai trò trung gian của chất lượng thông tin có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa sự tham gia của người sử dụng, đặc điểm tổ chức và tính hữu hiệu của HTTT quản lý, nhưng không có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa sự cam kết của nhà quản lý và tính hữu hiệu của HTTT quản lý
2.1.3 Đánh giá qua tổng hợp các nghiên cứu có liên quan
* Đối với các công trình về tính hữu hiệu của HTTTKT
Từ tổng hợp các nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTTTKT trên thế giới và tại Việt Nam, tác giả nhận thấy tính hữu hiệu của HTTTKT được các nhà nghiên cứu đánh giá theo những quan điểm khác nhau Tính hữu hiệu của HTTTKT được đánh giá dựa theo những giá trị kinh tế mà hệ thống mang lại cho tổ chức (Sajady và cộng sự, 2008; Le và Hoang, 2012; Huỳnh Thị Kim Ngọc, 2013; Vũ Quốc Thông, 2017); sự hài lòng của người sử dụng thông qua sự hỗ trợ của HTTTKT về nguồn lực thông tin cung
Trang 30cấp (Thong và Yap, 1996; Nicolaou, 2000; Trương Thị Cẩm Tuyết, 2016; Le và cộng
sự, 2020); đánh giá theo nhiều tiêu chí thể hiện cách thức mà HTTTKT thực hiện để đạt được mục tiêu của tổ chức (DeLone và McLean, 1992;Thong và cộng sự, 1996;
De Guinea và cộng sự, 2005; Ismail, 2009; Chalu, 2012; Nguyễn Phước Bảo Ấn, 2018) Các nhà nghiên cứu lựa chọn tiêu chí và phương pháp đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT phụ thuộc vào mục tiêu, phạm vi nghiên cứu Từ tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy chưa có mô hình đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT thống nhất ở các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam Các tiêu chí và phương pháp đánh giá khác nhau thể hiện sự đa chiều của khái niệm tính hữu hiệu của HTTTKT Việc đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT theo một thành phần/tiêu chí đơn nhất là chưa đủ để đánh giá tổng thể HTTTKT Tại Việt Nam, nghiên cứu lựa chọn đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT theo đa tiêu chí có gắn với các doanh nghiệp may Việt Nam còn ở mức độ khiêm tốn
* Đối với các công trình về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT
Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT trên thế giới đã có nhiều Theo trình tự thời gian, các nghiên cứu đã dần hoàn thiện về nội dung và kết quả nghiên cứu thuyết phục hơn Các nghiên cứu trước được tác giả tổng hợp đều nhấn mạnh sự cần thiết xác định các nhân tố ảnh hưởng nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại doanh nghiệp Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu lựa chọn bối cảnh nghiên cứu, đề xuất các nhân tố ảnh hưởng, sử dụng lý thuyết nền khác nhau để xây dựng mô hình nghiên cứu và sử dụng phương pháp khác nhau để kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố và tính hữu hiệu của HTTTKT Về phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu chủ yếu sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng (Ismail, 2009; Dehghanzade và cộng sự, 2011; Chalu, 2012; Ramazani và Allahyari, 2013; Lutfi và cộng sự, 2016; Nguyễn Anh Hiền và Trương Thị Cẩm Tuyết, 2017; Nguyễn Phước Bảo Ấn, 2018; Lương Đức Thuận, 2019; Đồng Quang Chung và cộng sự, 2019;
Vũ Thị Thanh Bình, 2020 ), nhưng có những nghiên cứu chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (Petter và cộng sự, 2013…) Bên cạnh đó, kết quả của các nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT cũng rất đa dạng Các nghiên cứu đo lường các nhân tố ảnh hưởng theo những thang đo khác nhau, bối cảnh nghiên cứu khác nhau hay sự khác biệt trong đối tượng khảo sát có thể
là những lý do tạo nên sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu Tại Việt Nam, đã xuất hiện các nghiên cứu về chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT, nhưng còn khiêm tốn Các nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT khác nhau, nên dẫn đến những kết quả nghiên
Trang 3119
cứu khác nhau Do vậy, sự cần thiết cần có thêm những nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT, đặc biệt là lựa chọn bối cảnh nghiên cứu theo ngành nghề đặc thù
2.1.4 Khoảng trống nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước trong các ngữ cảnh khác nhau, cả quốc tế và Việt Nam, tác giả nhận thấy rằng phương pháp nghiên cứu áp dụng rất đa dạng, có nghiên cứu chỉ áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, có nghiên cứu áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, có nghiên cứu áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Hơn nữa, các nhân tố cũng như các thang đo cũng rất đa dạng và mang sắc thái của đối tượng nghiên cứu, kết quả nghiên cứu cũng rất đa dạng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cũng rất khác nhau chưa kể có những kết quả nghiên cứu mâu thuẫn nhau Điều này cũng chỉ ra rằng, với các ngữ cảnh khác nhau; đối tượng khảo sát khác nhau; dữ liệu thu thập trong các thời kỳ khác nhau… thì dẫn đễn kết quả nghiên cứu khác nhau Những nghiên cứu trước về đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT chưa đầy đủ, đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT tại bối cảnh doanh nghiệp may Việt Nam
Trong ngữ cảnh Việt Nam, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế rất sâu rộng giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới; việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do
đa phương, song phương; sự phát triển của CNTT, phần mềm kế toán, phần mềm quản trị doanh nghiệp; môi trường cạnh tranh gay gắt… đã ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp may Trước những khó khăn và thách thức, nhà quản lý của doanh nghiệp may Việt Nam cần xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
và phù hợp nhất Vì vậy, cần thiết phải có một HTTTKT hữu hiệu, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, tin cậy… giúp cho nhà quản lý của doanh nghiệp may có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn Theo đó, nghiên cứu với chủ đề các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTTTKT gắn với doanh nghiệp may Việt Nam thực
sự cần thiết Trong hiểu biết của tác giả, chưa có nghiên cứu điển hình nào tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam Từ khoảng trống này, tác giả thực hiện nghiên cứu thực nghiệm, khảo sát các nhân tố ảnh hưởng và phân tích dữ liệu để đánh giá thực trạng về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến HTTTKT hữu hiệu tại các doanh nghiệp may Việt Nam
Tóm lại, các nghiên cứu trước còn tồn tại những khoảng trống nghiên cứu, các
nghiên cứu đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT chưa thống nhất về tiêu chí và phương pháp đánh giá; chưa thực sự có nhiều những nghiên cứu thực nghiệm về mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT, đặc biệt với bối cảnh
Trang 32doanh nghiệp may Việt Nam Do vậy, nghiên cứu này thực hiện mục tiêu nghiên cứu
là tổng hợp lý luận cơ bản về HTTTKT, tính hữu hiệu của HTTTKT và các nhân tố ảnh hưởng, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Hệ thống thông tin kế toán
2.2.1.1 Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
Hệ thống là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày như hệ thống truyền thông, hệ thống giáo dục, hệ thống giao thông… Hệ thống là một tập hợp gồm nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau để tạo thành một thể thống nhất nhằm thực hiện và đạt được mục tiêu (Rommey và Steinbart, 2017; Richard và cộng sự, 2012) Các hệ thống thực hiện mục tiêu cung cấp thông tin cho người sử dụng đều được gọi chung là HTTT Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khái niệm khác nhau về HTTT Gelinas và cộng sự (2012) cho rằng, HTTT là một hệ thống nhân tạo được thiết lập dựa trên sự tích hợp các thành phần trên máy tính và các thành phần thủ công để thu thập, lưu trữ và quản lý dữ liệu cũng như cung cấp thông tin đầu ra cho người sử dụng Theo Piccoli (2012), HTTT là
hệ thống được chính thức hóa, công nghệ hóa, tổ chức hóa và được thiết kế để thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin Với quan điểm của kế toán, nó là tập hợp các thủ tục chính thức theo đó dữ liệu được thu thập, xử lý thành thông tin và cung cấp cho người sử dụng (James, 2011)
Bảng 2.1: Tổng hợp các khái niệm về hệ thống thông tin
Trang 3321
Từ các khái niệm, tác giả nhận thấy mục tiêu chính của một HTTT là tạo ra các chức năng hoạt động và hỗ trợ việc ra quyết định quản lý một cách thuận tiện bằng việc cung cấp thông tin mà nhà quản lý có thể sử dụng để lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp Theo Piccoli (2012), một HTTT gồm 4 thành phần cơ bản: CNTT, con người, quy trình và cấu trúc hệ thống Những thành phần này có thể nhóm thành hai phân hệ: (i) phân hệ kỹ thuật, gồm: CNTT và quy trình; (ii) phân hệ xã hội, gồm: con người và cấu trúc hệ thống (Hình 2.1)
Hình 2.1: Các thành phần của hệ thống thông tin (Piccoli, 2012)
Các thành phần của HTTT có mối quan hệ chặt chẽ, có sự tương tác với nhau, cùng hướng đến mục tiêu của hệ thống Định nghĩa về các thành phần này được thể hiện ở Bảng 2.2
Bảng 2.2: Định nghĩa về các thành phần của hệ thống thông tin
1 Công nghệ thông tin Bao gồm phần cứng, phần mềm và thiết bị viễn thông
2 Quy trình Các bước cần thiết để hoàn thành một hoạt động, một
giao dịch hoặc một công việc
3 Con người Cá nhân hoặc nhóm cá nhân có liên quan trực tiếp đến
HTTT
4 Cấu trúc tổ chức Bao gồm thiết kế tổ chức, báo cáo và mối liên hệ trong
phạm vi HTTT
Nguồn: Piccoli (2012)
2.2.1.2 Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp
Các nghiên cứu về HTTTKT trên thế giới đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ 20 Từ năm 1970 đến năm 1980, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu phân tích
Trang 34đặc điểm của HTTTKT đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, phân tích và thiết kế HTTTKT nhằm phục vụ mục đích cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định (Gordon và Miller, 1976; Gordon và cộng sự, 1978); phân tích HTTTKT dưới góc độ của người sử dụng (Marshall, 1972)
Từ năm 1980 đến 1999, các nghiên cứu về HTTTKT trong thời gian này tập trung theo hướng kiểm định dữ liệu (data verification), trách nhiệm quản lý HTTT và đưa ra quyết định (Poston và Grabski, 2000), nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố người
sử dụng (sự tham gia, sự gắn bó, thái độ…) đến sự phát triển của HTTTKT (Barki và Hartwick, 1994; Choe, 1996; Choe, 1998), sự phát triển của HTTTKT và quyết định đầu tư (Mitchell và cộng sự, 1997), kiểm soát các vấn đề ngắn hạn như chi phí, dòng tiền (Ismail, 2009).… Trong những năm 1990, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã được triển khai rộng rãi trong các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới Trong thời gian này bắt đầu xuất hiện các nghiên cứu kết hợp giữa HTTT và HTTTKT thông qua nghiên cứu về ERP Phần lớn các nghiên cứu ban đầu về ERP chủ yếu là nghiên cứu mô tả tương đối đơn giản: các yếu tố thành công khi triển khai ERP, tác động tổ chức ERP, tác động kinh tế của hệ thống ERP… (Grabski và cộng sự, 2011)
Xu hướng lý thuyết về HTTTKT trong những năm này chủ yếu dựa trên lý thuyết về khoa học máy tính, lý thuyết về tổ chức và lý thuyết về tâm lý học Đến năm 1995, lý thuyết về HTTTKT đã bắt đầu dựa trên cả lý thuyết về kinh tế và thống kê Phương pháp nghiên cứu về HTTTKT trong giai đoạn này chủ yếu là xây dựng mô hình, khảo sát, nghiên cứu thực địa, nghiên cứu điển hình và nghiên cứu thử nghiệm (Poston và Grabski, 2000)
Giai đoạn từ năm 2000 đến 2009, nghiên cứu về HTTTKT tập trung chủ yếu vào các chủ đề liên quan đến tổ chức và quản trị HTTT, kiểm toán và KSNB, công cụ
hỗ trợ ra quyết định, trí tuệ nhân tạo (Ferguson và Seow, 2011, Sajady và cộng sự, 2008)… Xu hướng lý thuyết cũng có sự chuyển dịch rõ ràng từ lý thuyết khoa học máy tính sang lý thuyết kinh tế, tâm lý học nhận thức và thống kê Lý thuyết tâm lý học nhận thức và kinh tế chiếm gần một nửa trong số các nghiên cứu về HTTTKT (Ferguson và Seow, 2011) Trong giai đoạn này, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
và nghiên cứu điển hình tiếp tục được các nhà nghiên cứu sử dụng Từ năm 2010 đến nay, sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là sự ra đời Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã ảnh hưởng đáng kể tới việc ứng dụng CNTT vào HTTTKT Trong giai đoạn này, xu hướng nghiên cứu tập trung vào việc phát triển các mô hình nghiên cứu mới, các nghiên cứu về ERP và HTTTKT… (Chalu, 2012; Belfo và Trigo, 2013; Ferguson và Seow, 2011…) Xu hướng lý thuyết vẫn là lý thuyết khoa học máy tính
Trang 3523
nhưng phổ biến hơn là lý thuyết về hành vi, kinh tế, tâm lý học nhận thức
Các nghiên cứu về HTTTKT tại Việt Nam đã xuất hiện từ năm 2007 (Phạm Ngọc Toàn, 2007; Trần Phước, 2007) nhưng các nghiên cứu về tính hữu hiệu của HTTTKT chưa thực sự phổ biến Trên cơ sở dữ liệu công bố Khoa học và công nghệ Việt Nam tính đến tháng 5/2021 có 97 bản ghi là các bài báo khoa học với các nội dung nghiên cứu chủ yếu: xây dựng và tổ chức HTTTKT, hiệu quả hoạt động của HTTTKT, các giải pháp hoàn thiện HTTTKT quản trị, mối quan hệ giữa HTTTKT và quản trị doanh nghiệp…Cũng trên cơ sở dữ liệu HTTT khoa học và công nghệ, từ khóa “ERP” hay “Hệ thống quản trị nguồn lực” chỉ có 21 kết quả Tác giả tiếp tục sử dụng cơ sở dữ liệu từ Google Scholar với từ khóa “Hệ thống thông tin kế toán” trong giai đoạn từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2021 và nhận được 460 kết quả Các kết quả này chủ yếu là sách, giáo trình, các tài liệu học tập, luận văn, luận án, bài báo khoa học
và kỷ yếu hội thảo khoa học, cơ sở dữ liệu luận án tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2021 có 26 nội dung luận án tiến sĩ nghiên cứu chủ đề HTTTKT
Nhìn chung, các nghiên cứu về HTTTKT tại Việt Nam sử dụng cách tiếp cận HTTTKT khác nhau (Huỳnh Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Mạnh Toàn, 2013; Vũ Hữu Đức, 2009), trong đó phổ biến nhất là cách tiếp cận HTTTKT đến đối tượng kế toán, chu trình kế toán, tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán, như: hoàn thiện HTTTKT tại doanh nghiệp (Đặng Lan Anh, 2019; Trần Thị Quỳnh Giang, 2018); tổ chức HTTTKT (Bùi Quang Hùng, 2008; Hồ Mỹ Hạnh, 2013; Hoàng Thị Huyền, 2018); xây dựng HTTTKT (Lê Việt Hà, 2016), tổ chức HTTTKT theo chu trình (Nguyễn Mạnh Toàn, 2011; Nguyễn Thị Khánh Phương, 2012)… Bên cạnh đó, xu hướng nghiên cứu trong những năm gần đây là xác định các yếu tố cấu thành HTTTKT (Nguyễn Bích Liên, 2012; Tô Hồng Thiên, 2017); tiếp cận HTTTKT trong điều kiện tin học hóa (Vũ Quốc Thông, 2017; Lê Dân và Hoàng Thị Bích Ngọc, 2012); xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thành công, chất lượng, hiệu quả của HTTTKT… (Nguyễn Phước Bảo Ấn, 2018; Đoàn Thị Chuyên, 2020…) Tổng quan nghiên cứu cho thấy các chủ đề nghiên cứu về HTTTKT tại Việt Nam tiếp cận theo nhiều chiều khác nhau, phổ biến nhất là theo hướng hoàn thiện, tổ chức HTTTKT tại một đơn vị doanh nghiệp, tổ chức Đơn vị phân tích hầu hết là toàn doanh nghiệp, tổ chức và chỉ có một số ít nghiên cứu có đơn vị phân tích là cá nhân người sử dụng HTTTKT
* Khái niệm
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về HTTTKT Theo quan điểm HTTTKT là một chức năng của hệ thống, Wikinson (1997) cho rằng,
Trang 36HTTTKT là một cấu trúc thống nhất trong doanh nghiệp, dựa trên các nguồn lực vật chất của doanh nghiệp để chuyển đổi những dữ liệu kinh tế thành thông tin kế toán
Theo mục đích của HTTTKT, Rommey và Steinbart (2017) cho rằng, HTTTKT
là việc thu thập, ghi chép, lưu trữ và xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin cho người sử dụng ra quyết định
Theo quan điểm HTTTKT là một khía cạnh tổ chức hệ thống, Gelinas và cộng
sự (2018) cho rằng, HTTTKT là hệ thống con của HTTT quản lý trong doanh nghiệp, được thiết lập để thu thập, xử lý và báo cáo các thông tin tài chính
Nguyễn Hữu Ánh và Trần Trung Tuấn (2021, tr.38) nhận định rằng, “HTTTKT
là một HTTT được thiết kế nhằm thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính cho người sử dụng đưa ra quyết định trong hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm soát các hoạt động SXKD của doanh nghiệp”
Từ những nhận định trên, theo quan điểm tiếp cận của tác giả, HTTTKT là một thành phần quan trọng trong HTTT, được thiết lập để thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu và báo cáo thông tin tài chính và phi tài chính các nghiệp vụ, sự kiện kinh tế của doanh nghiệp; hỗ trợ người sử dụng thực hiện, kiểm soát các hoạt động SXKD và đưa ra các
quyết định kinh tế
Hình 2.2: Quy trình xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin của HTTTKT
Nguồn: Rommey và Steinbart (2017)
Theo Hall (2012), HTTTKT gồm 3 hệ thống con:
(i) Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction processing system – TPS) hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp với các báo cáo, tài liệu và thông điệp gửi tới người sử dụng trong toàn doanh nghiệp Hệ thống này gồm có ba chu trình: chu trình doanh thu, chu trình chi phí và chu trình chuyển đổi;
(ii) Hệ thống sổ tổng hợp, báo cáo tài chính (General ledger/financial reporting
Trang 3725
system – GL/FRS) tạo ra những báo cáo tài chính truyền thống như báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thuế… để sử dụng nội bộ tổ chức và sử dụng cho đối tượng bên ngoài (cơ quan thuế, cơ quan pháp luật…);
(iii) Hệ thống báo cáo quản trị (Management reporting system – MRS) cung cấp các thông tin tài chính nội bộ cần thiết cho nhà quản trị giúp lập kế hoạch, kiểm soát hoạt động và đưa ra các quyết định kịp thời, hiệu quả Báo cáo quản trị gồm báo cáo ngân sách, báo cáo sự thay đổi, phân tích chi phí - sản lượng - lợi nhuận
* Các thành phần của HTTTKT
HTTTKT đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý dữ liệu, cung cấp thông tin, hỗ trợ cho quá trình điều hành doanh nghiệp Các thành phần của HTTTKT là các yếu tố, bộ phận của hệ thống hoạt động kết hợp với nhau Các thành phần này giúp hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu để tạo ra thông tin kế toán phù hợp Piccoli (2012) và Rommey và Steinbart (2017) mô tả các thành phần của HTTTKT, gồm: con người; thủ tục và hướng dẫn; dữ liệu, thông tin; phần mềm; cơ sở hạ tầng CNTT; phương pháp KSNB và bảo mật
Bảng 2.3: Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán
2 Thủ tục và hướng dẫn
Các phương pháp kế toán, các chính sách, quy định, quy trình, thủ tục trong quá trình sử dụng, vận hành hệ thống, trong việc thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp dữ liệu, thông tin kế toán
3 Dữ liệu, thông tin
- Các dữ liệu về doanh nghiệp, nghiệp vụ và hoạt động SXKD của doanh nghiệp
- Các thông tin từ hệ thống báo cáo kế toán tài chính, báo cáo
kế toán quản trị theo định dạng bản mềm trên phần mềm hoặc bản cứng được in ra từ phần mềm
Trang 38TT Các thành phần của
4 Phần mềm Các ứng dụng tích hợp các nghiệp vụ, các phần mềm kế
toán, hệ thống ERP được sử dụng để xử lý dữ liệu
5 Cơ sở hạ tầng CNTT Các thiết bị xử lý trung tâm, máy tính, thiết bị kết nối thông
tin được sử dụng trong HTTTKT
6 Phương pháp KSNB Là thành phần giúp HTTTKT vận hành ổn định, bảo vệ dữ
liệu, thông tin của HTTTKT
Nguồn: Piccoli (2012); Rommey và Steinbart (2017)
HTTTKT được vận hành dựa trên sự kết hợp của con người; thủ tục và hướng dẫn; dữ liệu, thông tin; phần mềm; cơ sở hạ tầng CNTT; phương pháp KSNB Các thành phần này có mối quan hệ mật thiết với nhau, một HTTTKT hữu hiệu không chỉ cần thiết bị, cơ sở hạ tầng CNTT tốt mà còn cần phải có người sử dụng hệ thống đó tốt và HTTTKT cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố đặc điểm và điều kiện của doanh nghiệp
* Vai trò của HTTTKT trong doanh nghiệp
Là một hệ thống con của HTTT quản lý, HTTTKT có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp Rommey và Steinbart (2017) cho rằng, HTTTKT được thiết kế tốt
có thể làm tăng giá trị cho doanh nghiệp bằng cách cải thiện chất lượng; giảm chi phí của sản phẩm; nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh; chia sẻ kiến thức và chuyên môn giúp cải thiện hoạt động của doanh nghiệp; cải thiện và làm tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng; cải thiện cấu trúc KSNB để bảo vệ hệ thống khỏi những gian lận, lỗi hệ thống và cải thiện việc ra quyết định; giảm thiểu mức độ sai sót và gian lận có thể xảy ra trong doanh nghiệp Cụ thể là:
- HTTTKT giúp doanh nghiệp lưu trữ, quản lý thông tin tài chính và phi tài chính bài bản HTTTKT cung cấp các thông tin kế toán thông qua các báo cáo tài chính cho các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, giúp cải thiện chất lượng thông tin kế toán và báo cáo tài chính (Sajady và cộng sự, 2008); từ đó giúp người sử dụng đưa ra các quyết định phù hợp
- HTTTKT là công cụ giúp cho doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động, hiệu quả tài chính thông qua các chỉ tiêu ROA, ROE (Soudani, 2012) HTTTKT với ứng dụng CNTT hiện đại sẽ cung cấp một cách liên tục, kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và từng
bộ phận trong doanh nghiệp
Trang 3927
- HTTTKT được thiết kế tốt có thể làm tăng giá trị cho doanh nghiệp bằng cách cải thiện chất lượng; giảm chi phí của sản phẩm; nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp HTTTKT hoạt động hữu hiệu hỗ trợ giám sát các hoạt động của máy móc, thiết bị; cung cấp thông tin về định mức chi phí giúp doanh nghiệp đưa
ra những quyết định kịp thời để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí trong hoạt động SXKD (Nguyễn Hữu Ánh và Trần Trung Tuấn, 2021)
- HTTTKT giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống KSNB hiệu quả; kiểm soát việc tuân thủ quy trình SXKD; bảo vệ tài sản của doanh nghiệp; kiểm soát các thông tin liên quan đến doanh nghiệp nhằm đảm bảo các thông tin luôn được xử lý kịp thời
và chính xác; phát hiện và sửa chữa kịp thời những gian lận, sai sót, giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro tiềm tàng
- HTTTKT có vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp Là hệ thống cốt lõi trong HTTT của doanh nghiệp, HTTTKT tăng cường sự tương tác giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, các yếu tố của HTTTKT tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững (Moody và Walsh, 1999; Kuntjoro, 2016…)
- HTTTKT có vai trò tăng cường chia sẻ tri thức giữa các bộ phận trong mọi hoạt động của doanh nghiệp Đây chính là kênh trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến công việc giữa các nhân viên trong doanh nghiệp, giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp được hoạt động trơn tru, thông suốt và nhanh chóng
* Chu kỳ phát triển của HTTTKT
Theo Bagranoff và cộng sự (2009), quá trình phát triển của HTTT nói chung và HTTTKT nói riêng trong doanh nghiệp được chia thành bốn giai đoạn: (i) lập kế hoạch
và nghiên cứu hệ thống; (ii) phân tích hệ thống; (iii) thiết kế hệ thống; (iv) cài đặt, theo dõi và bảo trì hệ thống Các giai đoạn này diễn ra theo trình tự và lặp lại trong suốt quá trình sử dụng hệ thống
Trang 40Sơ đồ 2.1: Chu kỳ phát triển của hệ thống thông tin kế toán
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
(i) Lập kế hoạch và nghiên cứu HTTTKT: Giai đoạn này sẽ xác định cách thức, thời gian phát triển HTTTKT, các nguồn lực cho tổ chức nghiên cứu và phát triển HTTTKT dựa theo chiến lược phát triển doanh nghiệp Để lập kế hoạch và nghiên cứu HTTTKT thành công, doanh nghiệp cần có cái nhìn tổng quan về các vấn đề cụ thể của HTTTKT trong doanh nghiệp, đánh giá HTTTKT của doanh nghiệp dựa trên nhóm nghiên cứu liên ngành và các nhóm nghiên cứu liên ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong các giai đoạn của quá trình lập kế hoạch và nghiên cứu HTTTKT (Bagranoff và cộng sự, 2009) Vì vậy, đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển HTTTKT, giúp cho doanh nghiệp tránh được những sai lầm không đáng có như HTTTKT xây dựng không đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, HTTTKT khó triển khai thực hiện hoặc tốn kém chi phí để duy trì hệ thống
(ii) Phân tích HTTTKT: Giai đoạn này sẽ tiến hành kiểm tra HTTTKT hiện hành Cụ thể là, tìm hiểu đầy đủ về HTTTKT hiện hành, xác định điểm mạnh và điểm yếu của HTTTKT hiện hành đề từ đó đưa ra khuyến nghị cho các công việc tiếp theo Khi phân tích HTTTKT cần phải hiểu được mục tiêu của doanh nghiệp (gồm, mục tiêu chung của HTTTKT, mục tiêu của nhà quản lý cấp cao và mục tiêu của doanh nghiệp); tiến hành khảo sát sơ bộ HTTTKT; hiểu được vấn đề con người và các hành vi tiềm năng; thu thập và phân tích dữ liệu; xác định được tính khả thi của việc phát triển HTTTKT (Bagranoff và cộng sự, 2009)
(iii) Thiết kế HTTTKT: Giai đoạn này dựa trên việc phân tích HTTTKT ở giai