1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.

240 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 240
Dung lượng 13,13 MB

Nội dung

Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Hồ Thị Vân Anh

TIỂU THUYẾT WILLIAM FAULKNER TỪ GÓC

NHÌN NHÂN HỌC VĂN HOÁ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI, 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Hồ Thị Vân Anh

TIỂU THUYẾT WILLIAM FAULKNER TỪ GÓC

NHÌN NHÂN HỌC VĂN HOÁ

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Mã số: 9 22 02 42

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS LÊ HUY BẮC

HÀ NỘI, 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cáckết quả nêu trong luận án là kết quả của quá trình làm việc nghiêmtúc, trung thực Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2022

Tác giả

Hồ Thị Vân Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ngườihướng dẫn khoa học, GS TS Lê Huy Bắc, người thầy đã tận tìnhchỉ dạy, định hướng, khích lệ và đặt niềm tin vào nghiên cứu củatôi

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngữvăn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy cô và các nhàkhoa học thuộc các đơn vị công tác khác đã nhiệt tình giảng dạy,chỉ dẫn, sẵn lòng chia sẻ các tri thức và tư liệu quý giá trong quátrình học tập của tôi

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạoSau đại học, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã

hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận án

Xin bày tỏ sự tri ân tới Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Vinh,nơi các thầy cô, anh chị đồng nghiệp luôn dành cho tôi niềm tinyêu và nhiều ưu ái

Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới gia đình,những người thân, những người bạn đã luôn yêu thương, đồnghành và tiếp sức cho tôi trong quãng đường thử thách và giàu ýnghĩa này

Hồ Thị Vân Anh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp của luận án 4

6 Cấu trúc của luận án 4

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ………5

1.1 Nhân học văn hóa và nghiên cứu văn chương từ nhân học văn hóa 5

1.1.1 Giới thuyết về nhân học, nhân học văn hóa 5

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân học và văn chương 9

1.1.3 Những đặc thù trong việc tiếp cận văn chương từ nhân học văn hóa16 1.2 Nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hóa 20

1.2.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner 21

1.2.2 Những nghiên cứu về tiểu thuyết Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa 28 1.2.3 Hướng nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hóa của luận án 43

Tiểu kết 45

Chương 2 SỰ “MÔ TẢ SÂU” CĂN TÍNH MIỀN NAM NƯỚC MĨ 46

2.1 Vấn đề căn tính và quan điểm tiếp cận 46

2.2 Miền Nam và kí ức 51

2.2.1 Quá khứ - gánh nặng 51

2.2.2 Quá khứ - cái đẹp đã mất 55

2.2.3 Quá khứ - tội lỗi và lời nguyền 60

2.3 Miền Nam và những nan đề hiện tại 64

2.3.1 Cốt cách nông nghiệp và lối sống công nghiệp 64

2.3.2 Bất chấp định mệnh 70

Trang 6

2.3.3 Tự trị và hoà nhập 73

Tiểu kết 78

Chương 3 SỰ DIỄN GIẢI VỀ CÁC PHẠM TRÙ CỦA NHÂN TÍNH 79

3.1 Vấn đề nhân tính và quan điểm tiếp cận 79

3.2 Truy vấn đường biên nhị nguyên: chủng tộc và giới 83

3.2.1 Tự sự về màu da và “tâm thức kép” 83

3.2.2 Khủng hoảng bản sắc giới và sự trở về thiên tính nữ 92

3.3 Thách thức cái bình thường: khuyết tật và cái ác 100

3.3.1 Tự sự của cái thiếu khuyết: viết từ vai kẻ khác 100

3.3.2 Sự tầm thường của cái ác: đám đông phi nhân 107

Tiểu kết 114

Chương 4 HUYỀN THOẠI - NGHI LỄ NHƯ MỘT PHẨM TÍNH NHÂN HỌC TRONG TIỂU THUYẾT FAULKNER 115

4.1 Dưới bóng Cành vàng: cuộc “gặp gỡ” giữa Faulkner và Frazer 115

4.2 Cổ mẫu cái chết - sự tái sinh: ý niệm trung tâm trong xây dựng hình tượng ……….118

4.2.1 Trạng thái suy tàn của thế giới nhân sinh 119

4.2.2 Quá khứ phục sinh và cái đẹp vĩnh hằng 121

4.2.3 Sự bất khả hồi sinh: phản đề của cổ mẫu 129

4.3 Cổ mẫu hàm oan - một cách cắt nghĩa lối viết gothic 136

4.3.1 “Kẻ hàm oan” như một khởi nguyên của nhân vật gothic 137

4.3.2 Nghi lễ trút tội và lối viết gothic: ứng xử với “cái khác quái dị” 141

Tiểu kết 146

KẾT LUẬN 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

Trang 7

MỞ ĐẦU

1.Lí do chọn đề tài

1.1 William Faulkner (1897-1962) là một tên tuổi lớn của văn

chương Mĩ và văn chương hiện đại thế giới Các tác phẩm thử thách sựthông tuệ và lòng kiên nhẫn của ông, ra đời đã gần một thế kỉ, vẫn chưabao giờ ngưng vẫy gọi độc giả, nhà nghiên cứu luận bàn về chúng trongmối liên hệ đa dạng với đời sống văn hoá, hối thúc việc huy động mộtmạng lưới những tri thức liên ngành phong phú Bức tranh nghiên cứuphê bình Faulkner trong suốt gần một thế kỉ qua cho ta một hình dung

về sự gắn bó bền chặt và linh động giữa văn chương Faulkner với đờisống văn hóa trong lịch sử và đương đại Trong nhận thức bước đầu củachúng tôi, văn chương Faulkner là một hiện tượng thú vị, đòi hỏi cách

tư duy bao quát khi tiếp cận, nhận diện và đánh giá

1.2 Nhân học văn hóa (cultural anthropology), với nỗ lực nhìn

nhận con người bằng cái nhìn đa chiều và toàn vẹn trong những mối liên

hệ với văn hóa, đã đáp ứng tham vọng tiếp cận bao quát nói trên đối vớivăn chương Faulkner Lối đi này có thể dẫn tới cơ hội khám phá nhữngcâu chuyện thường gặp trong tiểu thuyết Faulkner, chủng tộc, giới tính,thân tộc, bệnh tật, chết chóc, tội phạm… Từ đó, chúng tôi đưa ra giảthiết rằng, phải chăng văn chương Faulkner nói chung, tiểu thuyết củaông nói riêng, là đối tượng nghiên cứu thích hợp với cách tiếp cận nhânhọc văn hóa?

1.3 Giả thiết này được kiểm chứng khi chúng tôi tiến hành khảo

cứu lịch sử nghiên cứu, phê bình Faulkner trong suốt gần một thế kỉqua, đặc biệt trong vài thập niên gần đây Khảo cứu cho thấy hướng tiếpcận liên ngành và gắn kết với các bình diện văn hóa, xã hội là xu hướngtriển vọng đối với tiếp nhận Faulkner Thực tế, chỉ cần làm một phépthử xác suất, lướt qua các chủ đề của hội thảo thường niên về Faulkner

Trang 8

do Đại học Mississippi (Hoa Kì) tổ chức trong gần nửa thế kỉ qua, cóthể thấy bên cạnh những cách tiếp cận được cho là thuần túy vănchương, hàng loạt các khía cạnh nhân học văn hoá được dùng để soichiếu tác phẩm của ông: địa lí, kinh tế, môi trường, tôn giáo, dân tộc,lịch sử, giới tính… Điều này, theo chúng tôi, xuất phát từ bản chất củakhoa học nhân học, cụ thể hơn là nhân học văn hóa, và từ xu hướng vậnđộng của các lí thuyết phê bình văn chương hiện nay Hai lí do trên dẫnđến thực tế rằng dễ thấy hàng loạt những ứng dụng nghiên cứu về mộthiện tượng cụ thể như văn chương Faulkner có những gặp gỡ, gần gũivới nhân học văn hóa

Trong bối cảnh đó, với khả năng nhận thức và nghiên cứu của mình,chúng tôi mong đợi xác định được một khung lí thuyết nhân học vănhóa cụ thể, từ lựa chọn và quan điểm của người nghiên cứu, để phântích, xử lí hiện tượng cụ thể là tiểu thuyết Faulkner Đề xuất một cáchđọc Faulkner, dưới ánh sáng của nhân học văn hóa, trên tinh thần họchỏi, kế thừa từ một phông nền lịch sử nghiên cứu dày dặn đã có, thiếtnghĩ là một hành trình đáng theo đuổi

Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Tiểu thuyết

William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa.

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Lựa chọn đề tài này, luận án đặt ra những mục đích sau:

Được khích lệ từ những ứng dụng nghiên cứu văn chương từ nhânhọc rất ý nghĩa và thú vị trên thế giới, và đặc biệt là ở Việt Nam, luận ánhướng tới việc góp thêm tiếng nói luận bàn về mối quan hệ liên ngànhgiữa văn chương và nhân học, trên cả bình diện lí thuyết và thực hành.Cũng kế thừa thành quả nghiên cứu vô cùng đồ sộ về Faulkner trênthế giới và lịch sử đọc về Faulkner hơn nửa thế kỉ qua ở Việt Nam,trong phạm vi tư liệu bao quát được, luận án cố gắng hình dung một bứctranh tổng quan về lịch sử nghiên cứu Faulkner, chọn lọc một số đóng

Trang 9

Có thể coi đây là một nghiên cứu trường hợp, thực hành việc tìmhiểu và vận dụng nhân học văn hóa, một lí thuyết liên ngành và nhiềutiềm năng trong nghiên cứu văn chương.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích trên, luận án xác định các nhiệm vụnghiên cứu:

Giới thuyết về nhân học văn hóa với tư cách là một lí thuyết có tínhứng dụng cao trong nghiên cứu văn chương Việc giới thiệu được tiếnhành trên tinh thần không đi vào mô tả các diễn biến chi tiết của tiếntrình lí thuyết, mà nhằm tổng thuật những đặc trưng cốt lõi của nó Cũng

ở chương đầu tiên, luận án phác thảo những nét chính trong một bứctranh về lịch sử tiếp nhận Faulkner, trong đó, đặt trọng tâmvào hướngnghiên cứu từ góc nhìn nhân học văn hóa Từ cái nhìn tổng quan đó,luận án lựa chọn một khung lí thuyết nhân học văn hoá phù hợp và vừasức với việc tiếp cận tiểu thuyết Faulkner

Nhiệm vụ trọng tâm của luận án, được triển khai trong ba chươngtiếp theo, là khảo sát, phân tích, diễn dịch những tri thức, quan niệmcũng như lối viết nhân học trong tiểu thuyết Faulkner Trong đó, chươnghai và chương ba đọc Faulkner như một nhà nhân học “mô tả sâu” vàdiễn giải hai khái niệm trụ cột: căn tính cộng đồng và nhân tính Chương

Trang 10

cuối thực hiện nhiệm vụ phân tích những dấu tích huyền thoại

- nghi lễ như trong tiểu thuyết Faulkner

3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết William Faulknerđược nhìn từ lí thuyết nhân học văn hoá

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi khảo sát chính của luận án là 04 tiểu thuyết: Âm thanh và

cuồng nộ (Nxb Văn học, 2008), Khi tôi nằm chết (Nxb Hội nhà văn,

2012), Nắng tháng tám (Nxb Hội nhà văn, 2013), Absalom, Absalom! (Vintage, 1990) Bốn tiểu thuyết trên được xem là “tứ đại kì thư”, những

điển phạm trong sự nghiệp Faulkner Chúng ra mắt độc giả lần lượt vàocác năm 1929, 1930, 1932, 1936 Những thập niên 1920- 1930 này làgiai đoạn đầy biến động và phong phú về mặt văn hoá trong lịch sử Hoa

Kì, điều hứa hẹn những chất liệu hiện thực giàu có cho hướng tiếp cậnnhân học

Một phần nội dung nghiên cứu của luận án là nhân học văn hóa, với

tư cách là một điểm tựa lí thuyết để tiếp cận tiểu thuyết Faulkner Đâyvốn là một lí thuyết dày rộng, khá mới mẻ và đầy thử thách, nên chúngtôi lựa chọn tập trung vào một bộ khung các khái niệm, vấn đề quantrọng và phù hợp Vì thế, các tư liệu nhân học văn hóa được khai tháctrong luận án, tuy chưa toàn diện nhưng mang tính chọn lọc chủ quan,chủ yếu từ hai nguồn: các công trình dẫn nhập về ngành học và các côngtrình liên quan tới các vấn đề cụ thể được khảo cứu, bao gồm các vấn đề

về căn tính văn hoá, nhân tính và huyền thoại - nghi lễ

4.Phương pháp nghiên cứu

Luận án tiếp cận tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân họcvăn hoá, cụ thể là theo tinh thần của nhân học diễn giải Ý nghĩa phươngpháp luận cốt yếu của nhân học diễn giải là ở sự chuyển dịch từ tư duynhân quả sang tư duy diễn giải: thực hành nhân học, về bản chất, không

Trang 11

phải là khoa học tìm kiếm quy luật, mà là một hành trình diễn giảinhững mạng lưới ý nghĩa bất tận của văn hoá Tinh thầnnày, theo chúngtôi, gần gũi với công việc phê bình, nghiên cứu văn chương

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp liên ngành: được sử dụng xuyên suốt luận án, chophép chúng tôi huy động những nguồn tri thức khoa học xã hội khácnhau, theo đúng tinh thần của nhân học văn hoá, để đọc tác phẩm củaFaulkner

- Phương pháp lịch sử: dùng chủ yếu trong chương đầu nhằm mô tả,giới thuyết tổng quan về lịch sử mối quan hệ liên ngành giữa nhân học

và văn chương, về lịch sử nghiên cứu Faulkner Đồng thời, phươngpháp này được dùng nhằm xác định những nét cơ bản về bối cảnh vănhoá, thời đại của tiểu thuyết Faulkner

- Phương pháp hệ thống: những so sánh, đối chiếu trong luận ánđược tiến hành trên cơ sở xem xét tiểu thuyết Faulkner trong tiến trìnhvăn học Mĩ cũng như trong văn chương nhân học, để nhận diện nhữngđóng góp và vị trí của nhà văn

Xuyên suốt luận án, các thao tác chính được sử dụng phối hợp baogồm: thao tác phân tích - tổng hợp, thao tác so sánh - đối chiếu và thaotác thống kê - phân loại

5.Đóng góp của luận án

Trong bối cảnh lịch sử lí thuyết nhân học và lịch sử nghiên cứu vềFaulkner vốn đã rất dày dặn, bộn bề, đóng góp của luận án là đã lựachọn những phạm trù công cụ của lí thuyết nhân học văn hoá có tínhkhả thi và khoa học để ứng dụng vào phân tích, xử lí một hiện tượng cụthể là tiểu thuyết Faulkner Trong đó, trọng tâm nghiên cứu gồm các vấn

đề căn tính văn hoá cộng đồng, các phạm trù nhân tính, đặc trưng huyềnthoại - nghi lễ đã đem đến một diễn giải riêng về giá trị tiểu thuyếtFaulkner Bằng quá trình làm việc trung thành và cẩn trọng, chúng tôitin rằng, trong toàn cảnh nghiên cứu mà chúng tôi có khả năng lĩnh hội,

Trang 12

những kết quả rút ra có thể đóng góp vào lịch sử nghiên cứu chưa baogiờ ngưng nghỉ về nhà văn được xem là một trong những tên tuổi lớncủa văn chương hiện đại này

6.Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài

Chương 2: Sự “mô tả sâu” căn tính miền Nam

nước Mĩ Chương 3: Sự diễn giải về các phạm trù

của nhân tính

Chương 4: Huyền thoại - nghi lễ như một phẩm tính nhân học trong tiểu thuyết Faulkner

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ở chương này, những nhiệm vụ được đặt ra gồm:

Giới thuyết về nhân học văn hóa trong tư cách một lí thuyết có tínhứng dụng cao trong nghiên cứu văn chương Những khía cạnh đượctrình bày gồm: sự giao thoa giữa nhân học và văn chương; sự xuất hiệncủa nhân học văn hóa trên hành trình đọc văn chương; những ưu thế,đóng góp và đặc thù của cách tiếp cận văn chương từ nhân học văn hóa;điểm qua một số thực hành nghiên cứu văn chương từ nhân học văn hóatiêu biểu

Tổng thuật tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner Chúng tôi cốgắng tóm lược các xu hướng chính trong lịch sử nghiên cứu đồ sộ vềnhà văn, đặt trọng tâm vào hướng đọc tiểu thuyết Faulkner từ nhân họcvăn hoá Những công trình đó gợi mở khoảng không rộng rãi để suy tư

về tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hóa

Xác định quan điểm và phương hướng tiếp cận của luận án Luận án

nỗ lực lí giải, phân tích những căn nền trong bản thân tiểu thuyếtFaulkner khiến chúng trở nên thích hợp với các khả năng đọc từ nhânhọc văn hóa Từ đó, một khung lí thuyết nhân học văn hóa, cùng cácphạm trù và phạm vi, được đề xuất để ứng dụng xuyên suốt quá trìnhđọc tiểu thuyết Faulkner trong luận án

1.1 Nhân học văn hóa và nghiên cứu văn chương từ nhân học

văn hóa

Ở phần này, luận án đưa ra một giới thuyết ngắn về nhân học vànhân học văn hóa trong mối liên hệ với văn chương Từ việc điểm lạihành trình nhận thức và xác lập lí thuyết về sự ảnh hưởng lẫn nhau giữanhân học và văn chương, luận án đưa ra những diễn giải, trên những nét

Trang 14

lớn, về mối quan hệ này ở hai bình diện: một là, định vị nhân học nhưmột lí thuyết được ứng dụng trên hành trình đọc văn chương; hai là, xácđịnh những nét đặc thù trong mối quan hệ này Dĩ nhiên, không thể phủnhận và bỏ qua tính hai chiều trong sự tương tác giữa nhân học và vănchương Nhưng để đảm bảo đích đến của luận án, chúng tôi đặt trọngtâm ở góc nhìn tiếp cận văn chương từ nhân học văn hóa, từ đó thấyđược những cơ sở cũng như các đặc tính, trên bình diện lí thuyết, về sựcan dự của nhân học văn hóa vào văn chương.

1.1.1 Giới thuyết về nhân học, nhân học văn hóa

Nhân học văn hóa (Cultural Anthropolgy) là một chuyên ngànhchính của khoa học Nhân học (Anthropology) Nhân học nổi lên nhưmột lĩnh vực học thuật chuyên biệt vào giữa thế kỉ XIX, và định hìnhnhư một khoa học độc lập, hoàn chỉnh vào nửa cuối thế kỉ này Theo

nghĩa từ nguyên, anthropology có nguồn gốc từtiếng Hy Lạp cổ:

anthropos, nghĩa là “con người”, ghép với logos, nghĩa là “tư duy” hoặc

“khoa học” Nhân học, vì thế, có thể nói một cách ngắn gọn là khoa họcnghiên cứu về con người Đây cũng là cốt lõi xuyên suốt các định nghĩa

về nhân học Theo Claude Lévi-Strauss, “Nhân học lấy con người làmmục đích nghiên cứu của nó, nhưng không giống như các khoa học khác

về con người, nó cố gắng hiểu được đối tượng của nó qua các biểu hiện

đa dạng nhất” [1,10] Conrad Phillip Kottak diễn giải: “Nhân học khámphá tính đa dạng của con người trong thời gian và không gian; nghiêncứu tổng hợp sự hiện hữu của con người, từ quá khứ, hiện tại tới tươnglai; cả phần sinh học, xã hội, ngôn ngữ và văn hóa của nó” [2,4]

Tuy vậy, để đưa ra một khái niệm thuyết phục về nhân học lại

không hề dễ dàng Thực tế, thuật ngữ nhân học thuộc vào dạng những

thuật ngữ khoa học khó diễn giải, định nghĩa nhất hiện nay Khó khăn

trong việc định nghĩa nhân học trước hết đến từ đặc thù linh hoạt của nó

trong việc dung chứa, giao thoa với một loạt các lĩnh vực khoa học và

Trang 15

nghệ thuật khác, và bởi vậy, việc định nghĩa nó luôn chịu sự bồi đắp,cộng hưởng từ những dịch chuyển trong lòng các lĩnh vực mà nó liênquan Bản thân Boas, trong những phát biểu sớm của mình nhằm xác lập

hình hài cho khoa học nhân học, trên tờ Science năm 1899, cũng đã

cảnh báo: tuy rằng có thể nói một cách lí thuyết rằng nhân học là khoahọc về con người, vẫn cần xác định rõ những lĩnh vực cụ thể nào mànhân học có thể đóng góp vào các khoảng trống trong khoa học, mà theoBoas lúc bấy giờ, bao gồm ba yếu tố chính: “thể chất, ngôn ngữ vàphong tục, tập quán” [3,94] Nói vậy để thấy rằng, tính co giãn của nhânhọc mang lại cho nó khả năng ứng dụng liên ngành với các lĩnh vựckhác, trong đó có văn chương Nhưng nhìn ở chiều ngược lại, khôngphải hễ lĩnh vực nào liên quan tới con người thì đều trở nên thiết thânnhư nhất với nhân học; cần xác định rõ các lĩnh vực gần gũi và nhữngphạm vi, đặc thù trong mối liên hệ của nó với nhân học

Nhân học nói chung, nhân học văn hóa nói riêng ra đời dựa trênnhững cội nguồn triết học và khoa học phôi thai từ rất sớm của nhânloại Tuy vậy, chỉ tới giữa thế kỉ XIX, nhờ sự thôi thúc của thời kì pháttriển chủ nghĩa tư bản ở châu Âu, nhân học hiện đại mới bắt đầu đượckhai sinh Thế kỉ XIX nhanh chóng chứng kiến sự hồi sinh của mối ưu

tư về nguồn gốc con người, tính đa dạng của các chủng tộc người, sosánh những đặc tính của giải phẫu người, về xã hội nguyên thủy, lịch sửphát triển của kinh tế và công nghiệp loài người… Do đó, khoa họcnhân học ra đời như kết quả tự nhiên của những nghiên cứu đương thời

về các đặc điểm sinh học và quá trình tiến hóa của nhân loại Nói cáchkhác, nhân học, trong những bước đi ban đầu, mang hình hài của cái

mà sau này được gọi là Nhân học sinh học (BiologicalAnthropology)hay Nhân học thể chất (Physical Anthropology)

Tuy nhiên, không lâu sau đó, các nhà nhân học nhận ra nhân họcbấy giờ, đặt trọng tâm vào con người tự nhiên, đã chứng tỏ tính phiến

Trang 16

diện trước nhu cầu phân tích tính đa dạng của con người xét ở khía cạnhvăn hóa, xã hội Nhân học văn hóa (Cultural Anthropology) xuất hiệnnhư sự bù đắp những thiếu khuyết của Nhân học sinh học, và cùng vớiNhân học sinh học, trở thành hai lĩnh vực quan trọng, cơ bản nhất củaNhân học Theo Conrad Phillip Kottak, “nhân học văn hóa nghiên cứu

xã hội và văn hóa loài người, là chuyên ngành mô tả, phân tích, diễngiải và giải thích những điểm tương đồng và khác biệt về xã hội và vănhóa” [4,12] Sự xuất hiện của nhân học văn hóa làm hoàn thiện khoa họcnhân học, định hình đặc thù của nhân học trong tương quan với nhữngngành khoa học về con người khác: nhân học nghiên cứu con ngườitrong tính toàn diện bằng cái nhìn so sánh, đối chiếu

Thuật ngữ “nhân học văn hóa” là thuật ngữ chỉ một chuyên ngànhcủa nhân học, nhưng cách phân chia các chuyên ngành nhân học và hệthuật ngữ nhân học có sự khác biệt giữa các quốc gia, khu vực [5] Vềphân ngành nhân học, ở Bắc Mĩ, nhân học văn hóa là một trong bốnchuyên ngành hẹp của nhân học, cùng với nhân học sinh học (biologicalanthropology), khảo cổ học (archaeology), ngôn ngữ học nhân học(anthropological linguistics) Trong khi đó, ở châu Âu, nhân học vănhóa, theo nghĩa hẹp, tương đương với chuyên ngành hẹp “nhân học vănhóa” theo cách tiếp cận bốn chuyên ngành ở Bắc Mĩ nói trên; nhưngtheo nghĩa rộng, nhân học văn hóa còn bao gồm thêm cả hai lĩnh vựckhảo cổ học (archaeology) và ngôn ngữ học nhân học (anthropologicallinguistics) [6,61] Trong luận án, thuật ngữ “nhân học văn hóa” đượcdùng với cách hiểu là một chuyên ngành theo cách tiếp cận bốn chuyênngành nhân học của khu vực Bắc Mĩ

Về hệ thuật ngữ, lĩnh vực này có tên gọi khác nhau tùy vào quanniệm của các trường phái Mĩ sử dụng thuật ngữ “nhân học văn hóa” với

sự quan tâm nhiều hơn đến khái niệm văn hóa trong khi Anh đặt tên chochuyên ngành này là “nhân học xã hội” do sự nhấn mạnh tới cấu trúc xãhội [6,61] Đòi hỏi phân định rạch ròi giữa “nhân học văn hóa” và “nhân

Trang 17

học xã hội” xuất hiện nghiêm túc từ sau những năm 1930 và trở thànhđỉnh điểm tranh cãi, nhất là giữa các nhà nhân học Anh và Mĩ, vàonhững năm đầu thập niên 50 của thế kỉ XX Cuộc luận chiến giữa

George Peter Murdock và Raymond Firth tại tờ Nhà nhân học Mĩ năm

1951 [7,IX], được tiếp sức bởi Radcliffe-Brown năm 1952, đã khơi màocho loạt tranh luận rộng rãi về việc liệu có nên chia tách hay hợp nhấthai khái niệm “nhân học văn hóa” và “nhân học xã hội” Hầu hết nhữngngười trong cuộc đều thống nhất rằng nếu như nhân học vănhóa tậptrung nghiên cứu sự khác biệt của các dạng thức văn hóa và đưa tới cáinhìn toàn cầu về những đức tin, phong tục và thể chế của một dân tộcthì nhân học xã hội cố gắng phân định những mối quan hệ xã hội nhưđời sống, luật lệ, chính trị, kinh tế…, chú ý nhiều hơn tới cơ sở tổ chứccủa đời sống xã hội Quyết định lựa chọn gọi tên nền nhân học khôngchỉ dừng lại ở việc xác định bản sắc cho nền nhân học mỗi dân tộc Việctranh cãi này, theo kì vọng của những người đương thời, là công việc có

ý nghĩa triết học hơn: nó tìm kiếm rốt ráo bản chất, cội nguồn của nhânhọc Rút cục lĩnh vực nhân học này nên là câu chuyện về xã hội, hay nótrước hết cần là câu chuyện văn hóa? Nếu như lĩnh vực này thực chất làcâu chuyện văn hóa, liệu cái gọi là “nhân học xã hội” có nên tồn tại khi

nó chỉ còn lại chức năng của xã hội học?

Sự truy nguồn này dẫn tới bàn thảo về định nghĩa và mối quan hệgiữa hai khái niệm “văn hóa” và “xã hội” Đối với Firth và những ngườiủng hộ, “khái niệm “xã hội” chỉ ra các thành tố của nhân sinh, con người

và mối quan hệ giữa chúng; khái niệm “văn hóa” chỉ những tài nguyênđược tích lũy mà con người đạt được, chuyển giao và điều chỉnh thôngqua học hỏi xã hội” [7,x-xi] Bởi vậy, nhân học cần phải là xã hội trướckhi nó là văn hóa, bởi vì cuộc sống xã hội là điều kiện cho việc học hỏi,chuyển giao các tài nguyên văn hóa Trong khi đó, Murdock lại nhìnnhận tính xã hội của con người, cùng với trí tuệ, tập quán và ngôn ngữ,chỉ là một công cụ chuyên chở văn hóa Nói cách khác, “trong khi đối

Trang 18

với Firth, văn hóa chỉ là một khía cạnh của đời sống xã hội, thì đối vớiMurdock, có một trật tự trong đó văn hóa là thứ ưu việt hơn so với đờisống sinh học và xã hội” [7,xi] Việc phân biệt hai khái niệm “văn hóa”

và “xã hội” này đưa tới việc một số nhà nhân học, tiêu biểu nhưMurdock, Radcliffe- Brown, kiên định với quan điểm cần phân địnhrạch ròi giữa nhân học văn hóa và nhân học xã hội Về đại thể, ở Anh vàPháp, các nhà ủng hộ cho nhân học xã hội vẫn thắng thế, trong khi Mĩlại lựa chọn truyền thống nhân học văn hóa

Bên cạnh đó, sự phân biệt có thể không nằm ở hai tính ngữ “vănhóa” hay “xã hội” mà từ góc độ phương pháp luận Lévi-Strauss là mộttrong những người làm dịu đi cuộc luận chiến này Ông cho rằng nhânhọc văn hóa khởi đầu từ việc nghiên cứu các kĩ thuật vật chất (materialtechniques) rồi sau đó chuyển sang nghiên cứu các mối quan hệ xã hội.Nhân học xã hội thì lại đi theo hướng ngược lại: nó xuất phát từ các mốiliên hệ xã hội để soi rọi tới các công cụ vật chất mà đời sống xã hội indấu “Đây chỉ là sự khác biệt về góc nhìn, và bởi vậy nên không có sựkhác biệt lớn nào giữa nhân học xã hội và nhân học văn hóa” [7,xvi].Nói như vậy, nếu như nhân học xã hội coi trọng hướng tiếp cận thựcchứng luận (xuất phát từ các giá trị chung để diễn giải hành vi, trảinghiệm của cá nhân trong xã hội) thì nhân học vănhóa chủ trươnghướng tiếp cận phản thực chứng luận (xuất phát từ hành vi cá nhân đểtìm hiểu nền văn hóa, trật tự xã hội mang tính quy ước của các chủ thể)

Từ nhận thức về hai tiêu chí phân biệt trên (dựa trên hai khái niệm

“văn hóa”, “xã hội” và hai xu hướng phương pháp luận đối nghịch),chúng tôi lựa chọn quan điểm không phân tách gắt gao hai thuật ngữ

“nhân học văn hóa” và “nhân học xã hội” Thuật ngữ “nhân học vănhóa” được sử dụng trong luận án tương đương với thuật ngữ “nhân học

xã hội” với tư cách là một trong bốn chuyên ngành của nhân học Sựphân biệt giữa nhân học văn hóa và nhân học xã hội không nhằm đưa tớiviệc coi chúng như hai nhánh đối lập, mà như đã nói ở trên, mang ý

Trang 19

nghĩa phương pháp nhiều hơn Việc lựa chọn nhân học văn hóa haynhân học xã hội là nhằm mang tới một bộ khung phù hợp để các nhànhân học thu thập, sắp xếp, xử lí các tư liệu dân tộc học Trong luận án,văn chương, cụ thể hơn là tiểu thuyết, là đối tượng được nghiên cứudưới lăng kính nhân học Văn chương có lẽ chủ yếu không xem việcphân tích, mổ xẻ cơ cấu tổ chức đời sống xã hội như cuộc sống gia đình,kinh tế, luật pháp, chính trị, tôn giáo như một đích đến mà nó trăn trởnhiều hơn tới những trái nghiệm cá nhân trước đời sống xã hội đó, nhằmthâu nhận một cái nhìn trọn vẹn về tri thức, tập quán và thiết chế củamột dân tộc Đặc biệt, tiểu thuyết vốn là câu chuyện đời tư, nó đòi hỏimột hành trình đọc từ những trải nghiệm riêng tây về các hành vi cánhân để mang tới những cái nhìn về những giá trị quy ước của văn hóa,

xã hội Bởi vậy, thuật ngữ “nhân học văn hóa” được chọn trong luận án

để mang đến một bộ khung gần gũi hơn với bối cảnh nhân học - vănchương

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân học và văn chương

Nhân học nói chung, nhân học văn hóa nói riêng, với quan điểmnghiên cứu con người trong tính toàn diện của nó, có tham vọng tíchhợp thành tựu nghiên cứu của các lĩnh vực khác để kết hợp với dữ kiệncủa riêng mình Văn chương không phải là lĩnh vực gần gũi số một vớinhân học văn hóa và cũng không phải ngay từ đầu các nhà nhân học đãlưu tâm tới mối quan hệ giữa nhân học và văn chương Thế nhưng mộtkhi được ý thức, nó lại tạo nên những thay đổi mang tính “bước ngoặt”trong cả nhân học và văn chương Phần sau đây là nỗ lực phác thảonhững bước đi quan trọng trong hành trình của xu hướng nghiên cứuliên ngành nhân học - văn chương, chủ yếu ở khu vực châu Âu và HoaKì

1.1.2.1 Từ trường phái “nghi lễ” trong nhân học đến phê bình

Trang 20

huyền thoại trong văn chương

Ban đầu, sự chú ý của giới học thuật về mối quan hệ giữa nhân học

và văn chương được khơi lên từ chủ yếu từ những thực hành nhân họcmang phẩm tính văn

Trang 21

chương và những nghiên cứu văn chương từ tri thức nhân học vào cuốithế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Điểm gặp gỡ đầu tiên, kết nối hai lĩnh vựcnày với nhau lúc bấy giờ chính là mối bận tâm về huyền thoại (myth) và

sự ra đời của phê bình huyền thoại (myth criticism) hiện đại

Đầu thế kỉ XX, thành tựu nhân học đã xâm nhập vào lãnh địa phêbình văn chương, góp phần tạo nên một dịch chuyển đáng kể trong lòngnó: sự ra đời của phê bình huyền thoại Người tiên phong trong cuộckhai phá này chính là nhà nhân loại học vĩ đại James George Frazer,linh hồn của trường phái “nghi lễ” (ritual school) Kho bách khoa toàn

thư về văn hóa nguyên thủy, Cành vàng, trong dáng vẻ uy nghi và mê

hoặc của nó, đã truyền cảm hứng cho những kẻ kế nhiệm ứng dụng líthuyết của ông để phê bình văn chương Trường phái Cambridge, gồmnhững nhà phê bình nghi lễ theo tinh thần Frazer, đã tiên phong tạo diệnmạo cho phê bình huyền thoại hiện đại Những công trình trong hai thập

niên đầu của thế kỉ XX như Diễn đài trung đại (E Chambers), Nghệ

thuật cổ và nghi lễ (J Harrison), Nguồn gốc hài kịch Athens (F.

Cornford), Từ nghi lễ đến tiểu thuyết (J Weston), Truyền thống cổ điển

trong thi ca (H Murray) đều là những thực hành phê bình mà ở đó, mọi

bình diện căn bản trong tác phẩm đều được miệt mài soi rọi dưới lăngkính của phương pháp phê bình nghi lễ [theo 8,366]

Tới thập niên tiếp theo, T.S Eliot khẳng định và dự báo sự hiện diệncủa phương pháp huyền thoại, không chỉ ở hoạt động phê bình, mà còn ởngay cả quá trình sáng tạo văn chương Trong lời chú thích về bản trường

ca Đất hoang, Eliot thừa nhận đã vận dụng những tri thức về huyền thoại, nghi lễ từ hai công trình Cành vàng của Frazer và Từ nghi lễ tới tiểu

thuyết của Jessie L Weston [9,2] Khi đọc Ulysses của James Joyce, ông

viết: “Ngài Joyce đang theo đuổi một phương pháp mà đời sau sẽ còn kếtục ông (…) Đó là một phương pháp mà tương lai của nó đầy điềm lành

Trang 22

(…) Thay vì phương pháp tự sự (narrative method), giờ đây chúng tadùng phương pháp huyền thoại (mythical method)” [9,2] Trong trườnghợp này, Eliot là nhà tiên tri tài ba Quả vậy, thế kỉ XX chứng kiến sức táisinh đầy uy lực của huyền thoại Ở bình diện sáng tác, những điển phạmvăn chương thế giới như D H Lawrence, J Joyce, T Mann, F Kafka,Faulkner… đều là những người viết nên huyền thoại văn chương hiện đại.

Ở bình diện nghiên cứu, phê bình huyền thoại dần trở thành “một khuynhhướng có thanh thế trong nghiên cứu văn học Anh, Mĩ thế kỉ XX”[8,357]

Frazer không phải là nhà nhân loại học duy nhất có công trong sựhình thành và phát triển của phê bình huyền thoại Những công trình củaBronislaw Malinowski, Lévi-Strauss cũng được xem như ngọn nguồncủa các “nhánh” xuấthiện muộn hơn như trường phái chức năng haytrường phái cấu trúc trong phê bình huyền thoại Nhưng sự xuất hiện vàảnh hưởng của Frazer lúc bấy giờ có ý nghĩa đánh dấu mốc cho nhữngthực hành liên ngành có ý thức đầu tiên giữa nhân học và sáng tác/ phêbình văn học Nó là chứng nhân cho điểm hẹn đầu giữa nhân học và vănchương - điểm hẹn “huyền thoại” Những thực hành như vậy chính lànền tảng, là cú hích cho những bàn thảo lí thuyết mang tính tổng quansau này về nhân học - văn chương

Ở chiều ngược lại, có thể thấy mặc dù câu hỏi văn chương đem lạithay đổi gì cho nhân học chưa được đặt ra, nhưng bản thân thực hànhnhân học của Frazer đã dự báo một lối viết nhân học mang phẩm tínhvăn chương Bản thân những người kế nhiệm Frazer bị quyến rũ không

chỉ bởi kho tri thức mênh mông đến choáng ngợp trong Cành vàng, mà

còn bởi lối diễn giải những tri thức nhân học đẹp như tiểu thuyết Saunày, Clifford Geertz, Lévi-Strauss… là những người kế tục xuất sắc củaông nếu xét ở bình diện này, khi những trang viết của họ không khỏilàm ngạc nhiên giới nhân học vì nó mạnh dạn đem lại cho các thực hànhkhoa học một phẩm tính thi ca Nhân học mang tính văn chương, hay sự

Trang 23

tồn tại của thể loại văn chương nhân học, là những vấn đề lí thuyết sẽđược đặt ra ở những giai đoạn sau.

Từ giữa thế kỉ XX, vấn đề lí thuyết về mối quan hệ giữa văn chương

- nhân học được bàn thảo một cách nghiêm túc Theo nguồn tư liệuchúng tôi thu thập được, công trình quan trọng có tính chất đặt vấn đề là

tiểu luận Nhân học văn hóa và phê bình văn chương đương đại (1951)

của Haskell M Block Ý nghĩa của công trình này nằm ở chỗ nó đã nhìnthấy tính xu hướng trong những diễn biến nhân học và văn chương đầuthế kỉ XX, nhận diện một hướng tiếp cận phê bình mới - phê bình nhânhọc [10,54], đặt nền móng cho những thảo luận sau này: “Nhân học vănhóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong phê bình văn chương đương đại,không chỉ bởi cái cách mà nó tác động tới những giá trị phê bình, mà ởchỗ nhân học mang tới chỉ dấu cho những mối ưu tư của những nhà tưtưởng vĩ đại nhất thời đại” [10,46]

Sự can dự của nhân học vào văn chương đã được diễn giải ở haikhía cạnh chính: căn nền, cơ sở của việc tiếp cận văn chương từ nhânhọc và cách thức đọc văn chương từ nhân học Ở khía cạnh đầu tiên, cơ

sở cho sự giao thoa giữa nhân học và văn chương chính là xu hướng liênngành của phê bình văn học đương đại “Nhà phê bình văn chươngkhông nên là một kẻ giam mình trong phòng tối với nỗi rối bời hoanghoải, mãi thì thầm với riêng mình Anh ta sao tránh khỏi bị dịch đẩy bởinhững ý tưởng đang khuấy động, xô lấn xung quanh mình, bởi nỗi thôithúc được trải nghiệm diễn giải và đánh giá cuộc sống nhân sinh”[10,46] Sứ mệnh của anh ta,giờ đây, là tìm ra “những diễn giải mới vềphong tục (customs) và đức tín (beliefs)” [10,46]; và muốn vậy, anh tacần tìm về cội rễ là huyền thoại và nghi lễ, giải mã văn chương từ nghĩsuy và hành vi của cộng đồng nguyên thủy Có thể thấy, tới đây, giớihọc giả đã nhìn thấy tính hợp lí và tất yếu của việc áp dụng nhân họcvào văn chương Nhưng căn nền cho việc áp dụng ấy vẫn chưa đi xahơn nhiều mối bận tâm về vấn đề huyền thoại Điều này dễ lí giải khi

Trang 24

tiểu luận này ra đời trong bối cảnh phê bình huyền thoại đang ở thời kìhưng thịnh vào nửa đầu thế kỉ XX.

Khía cạnh thứ hai được đặt ra trong tiểu luận là: Nhân học đã bướcvào lãnh địa của diễn giải văn chương theo con đường nào? Câu trả lờilà: khi nhà phê bình lần theo những vết tích của huyền thoại và nghi lễtrong tác phẩm, thì đó là lúc anh ta đang thực hiện một trải nghiệm nhânhọc Tri thức nhân học được nhìn nhận như nguồn chất liệu tạo nên tácphẩm văn học Cho dù được nhà văn ý thức hay không, kho tri thức tiênnghiệm của nhân loại được mã hóa trong não trạng của cá nhân nhà vănvẫn ghi dấu trong tác phẩm Có thể nói, dù chưa bàn tới các vấn đềphương pháp luận của khoa học nhân học, tiểu luận này có ý nghĩa đem

ra những gợi dẫn để người đọc đi tìm tri thức nhân học trong tác phẩmvăn chương

Như vậy, tới giữa thế kỉ XX, vấn đề lí thuyết về mối quan hệ nhânhọc - văn chương đã được đặt ra nghiêm túc trong giới học giả Xuhướng liên ngành của phê bình văn chương được ý thức như căn nềnchính cho sự giao thoa này Vùng giao thoa nhân học - văn chương vẫnchưa đi ra khỏi quỹ đạo của huyền thoại Lúc bấy giờ, mối quan hệ nàymới chỉ được nhìn nhận ở một chiều: sự ảnh hưởng của nhân học đốivới phê bình văn chương; phê bình văn chương theo lối nhân học chủyếu được hiểu là sự truy tìm những dấu tích nhân học (huyền thoại, nghilễ) trong tác phẩm Sự truy vấn theo chiều ngược lại - liệu văn chươngđem tới những ngã rẽ nào trong nhân học? - lại là câu chuyện của giớihọc giả nửa thập kỉ sau

1.1.2.2 Mối bận tâm về “viết” và những chuyển động trong lòng

nhân học

Ở nửa sau thế kỉ XX, nhất là vào những thập niên cuối, bừng nởnhững thảo luận sôi nổi và phong phú về vấn đề nhân học và vănchương Không khó để tìm thấy những nhan đề bài viết/ sách đặt sánh

đôi hai lĩnh vực này Có thể kể tới các công trình như Dân tộc chí như

Trang 25

là văn bản (George Marcus và Dick Cushman, 1982), Những ánh xạ: Nàng thơ nhân học (J Iain Prattis, 1985), Nhân học như là phê bình văn hóa: Một khoảnh khắc thể nghiệm trong khoa học nhân văn (George

Marcus và Michael Fischer, 1986), Về biểu tượng dân tộc chí (James Clifford, 1986), Nhân học như một thực hành viết (Jonathan Spencer, 1989), Văn hóa/ Bối cảnh - Những khám phá trong nhân học và nghiên

cứu văn học (E Valentine Danielvà Jeffrey M Peck biên tập, 1996)…

Thêm vào đó, những cách diễn đạt dường như đã trở thành “xu hướng”lúc bấy giờ, như “bước ngoặt nhân học”, “bước ngoặt văn chương”, “sựtái tạo nhân học”, đủ cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ mà hai lĩnh vực thâunhận từ nhau Mượn tiêu đề của hai công trình có ý nghĩa lúc bấy giờ,người ta không chỉ bàn về “bước ngoặt nhân học trong nghiên cứu vănchương” (Jurgen Schlaeger biên tập, 1996) mà còn phải đặt vấn đề

“bước ngoặt văn chương trong nhân học đương đại” (Bob Scholte,1986)

Trước hết, xin được bàn về những chuyển động trong lòng nhânhọc Văn chương có thể xâm nhập vào nhân học và gây xáo trộn mạnh

mẽ vào cuối thế kỉ XX một phần là bởi ngay từ khoảng trước sau thậpniên 70 của thế kỉ này, bản thân nhân học cũng đang tự chuyển mình.Tuyển tập tiểu luận của các tiếng nói hàng đầu về nhân chủng học ở Mĩ,xuất bản năm 1972, do Dell Hymes biên tập, đã cất lên tiếng nói khẩn

thiết như đúng tinh thần của nhan đề sách: Tái tạo nhân học [11]! Họ

báo động tình trạng lay chuyển tận gốc của những trụ cột cố vị trongnhân học Hoa Kì và đòi hỏi thiết lập ý thức phản tư (reflexive) trongnhân học Thời kì này được F Weber gọi là “sự thắng lợi của dân tộcchí phản tư” [12,280] Theo đó, họ đòi hỏi một nền nhân học hòa quyệnchặt chẽ với những lĩnh vực xã hội khác, một nền nhân học tôn trọngtính chủ quan không thể chối cãi của người nghiên cứu, một nền nhânhọc hướng tới những giá trị tự do Ý thức phản tư, được khơi gợi từ thậpniên 1960, 1970, trở thành một giá trị được chấp nhận rộng rãi trong 2

Trang 26

thập niên sau [13,805], đã mở đường cho cái nhìn cởi mở và linh hoạthơn về thẩm quyền và tính hợp thức của các lĩnh vực khác xuất hiệntrong nhân học, trong đó có văn chương.

Theo quỹ đạo đó, năm 1986, James Clifford cùng với George E.Marcus tập hợp các bài viết của hai ông và những tác giả khác, xuất bản

Văn hoá viết: Thi học và chính trị học trong dân tộc chí [14] Cuốn sách

ra đời dựa trên những kết quả của seminar hai năm trước đó giữa cácnhà nhân học, sử học và nghiên cứu văn học, trên một mối bận tâmchung: “việc tạo lập các văn bản nhân học” [15,267] Ngay trong phầnđầu bản đề dẫn, Marcus và Clifford đã khẳng định ảnh hưởng của líthuyết văn học đối với sự đổi mới nhân học lúc bấy giờ “Những chuyểnđộng gần đây trong lòng lí thuyết văn học đã khuyến khích xu hướng

“văn bản” (“textual” trend) trong nhân học, nó gợi mở khả năng các tácphẩm nhân học có thể được hiểu theo những phương cách vượt ra khỏinhững giới hạn chuyên ngành” [15,267]

Trong lời giới thiệu sách, Clifford đề cập tới lối đánh đồng nhân họcvới thực hành khoa học khô cứng: “Viết chỉ còn được quy giản thànhcác thao tác: ghi chép điền dã chỉnh tề, phác thảo lộ trình chuẩn xác,trình bày kết quả trên giấy” [14,2] vàtuyên bố “Tập tiểu luận này sẽ bẻvụn cái lề lối ấy” [14,2] Họ đả phá lối nghĩ cố hữu về thẩm quyền củanhân học Đối với họ, nhân học văn hóa “là cái nằm bên trong, chứkhông phải vượt thoát lên trên, các tiến trình lịch sử và ngôn ngữ”[14,2] Không phải ngẫu nhiên mà sau khi tập tiểu luận ra đời, Bob

Scholte đã viết bài review với nhan đề: Bước ngoặt văn chương trong

nhân học đương đại [16] Tập hợp các bài viết, tuy dựa trên dữ liệu cụ

thể khác nhau, nhưng đều khai thác các khảo tả văn hóa từ một khíacạnh: hành động viết Có thể nói, “bước ngoặt văn chương” trong nhânhọc ở đây tập trung ở tiêu điểm: các nhà nhân học tự ý thức về hànhđộng “viết” của mình Viết nhân học, ở một số khía cạnh, cũng giao cắtvới con đường viết văn chương Viết là sáng tạo, chứ không phải là sự

Trang 27

sắp chữ các kết luận khoa học đơn thuần Viết nên văn hóa, viết trongvăn hóa, viết bằng văn hóa, chứ không phải là dùng một thứ thẩm quyền

bề trên để viết “về” văn hóa

Có thể thấy, mối bận tâm chính của lí thuyết về mối quan hệ vănchương - nhân học tới nửa sau thế kỉ XX đã dịch chuyển từ quỹ đạo của

“huyền thoại” tới hành động “viết” Xoay quanh tiêu điểm “viết”, cácnhà nghiên cứu có điều kiện khai mở thêm nhiều khía cạnh đa diệntrong chính hai địa hạt này Văn hoá viết, gọi theo tên gọi tắt thườngdùng của cuốn sách, đã trở thành hiện tượng lúc bấy giờ trong làng nhânhọc Những thảo luận về “bước ngoặt văn chương” góp phần khiến nótrở thành một hòn đá tảng trong dòng mạch lí thuyết về nhân học vănhóa, chất vấn những khả năng và giới hạn của nhân học, để các thậpniên sau đó, giới nhân học vẫn thường bàn thảo về lịch sử nhân học sau

cột mốc Văn hoá viết [17].

Nhìn từ góc độ ảnh hưởng của nhân học đối với văn chương, giớihọc giả lúc bấy giờ đã thừa nhận “bước ngoặt nhân học” trong nghiên

cứu văn chương Sự xuất hiện của Bước ngoặt nhân học trong nghiên

cứu văn chương tại Đức, do Jürgen Schlaeger biên tập, chỉ một thập

niên sau Văn hóa viết, là minh chứng cho điều này [18] Cuốn niên san năm 1996 của tổng tập Nghiên cứu văn học Anh - Mĩ đã bàn thảo các

vấn đề lí thuyết cũng như ứng dụng nhân học vào việc đọc từng tác giả,tác phẩm cụ thể (như E A Poe, T Fontane, R Musil, Hardenberg ).Tuy nhiên, cuốn sách chưa gây được tiếng vang trong giới học giả Chỉ

tới đầu thế kỉ XXI, đối trọng của Văn hoá viết trong giới văn chương

mới thực sự xuất hiện

Bước sang đầu thế kỉ XXI, mối quan hệ nhân học - văn chương vẫntiếp tục được nhìn nhận trong bối cảnh mới Đáng chú ý là tiểu luận củaClifford Geertz, có ý nghĩa như một bản đúc kết cho lối viết nhân họcmang phẩm tính văn chương mà ông là một đại diện tiêu biểu, và

chuyên đề trên tập san Teksty Drugie của giới hàn lâm Ba Lan, được coi

Trang 28

như một đối trọng của Văn hóa viết của giới văn chương.

Trang 29

Năm 2002, nhà nhân loại học Clifford Geertz, sau nửa thế kỉ dấnthân để hiểu đất và người Java, Bali, Morocco , trình bày những chiêm

nghiệm của mình trong tiểu luận Một mối kì duyên: Nhân học và văn

chương [19] Nhất quán với sứ mệnh nhà nhân học - kẻ “đọc văn bản từ

vai kẻ khác” [19,30], Geertz nhìn lại nỗ lực nhẫn nại và kiên định củamình trong hành trình diễn giải văn hóa, mà ở đó, mối duyên nợ với vănchương, ông khẳng định, đóng vai trò “thiết yếu” [19,30] Chỉ với niềmyêu và sự thông tuệ với văn hóa, văn chương, Geertz mới nhìn thấytrong những trận chọi gà phấn khích, cuồng nộ ở Bali sự chuyển điệucủa những xúc cảm Macbeth Bất chấp những định kiến cao ngạo về vănminh và man dã, Geertz đã nhìn thấy trong cái trò chơi “sơ khai”, “lạchậu” ở vùng đất Indonesia “một kiểu hình tượng, một câu chuyện, mộtkiểu mẫu, một phép ẩn dụ” [1,201], cho những giá trị văn hóa có thểđược tìm thấy ở phương Tây văn minh và khắp địa cầu Sự “bạo gan”

ấy, như ông thú nhận, bởi lẽ “sự gắn kết của tôi với nhân học, tự thân

nó, đã mang tính văn chương” [19,28], hay nói cách khác, xuất phát tự

“mối duyên” giữa văn chương và nhân học Những đúc kết này, đượcviết bởi chính Geertz, như một lời đáp chắc nịch và rốt ráo cho nhữngnghi ngờ, định kiến bấy lâu về nhân học: “Nó [Nhân học] rời xa khỏinhững nguyên tắc phương pháp khoa học lỗi thời, nhằm hướng đến chủnghĩa trực giác linh động; tách xa khỏi viễn tượng về một thứ Khoa học

về Con người đúng sự thật, có hệ thống, phi góc nhìn, dựa trên dự đoán,lập kế hoạch Nó thế chỗ những tri nhận vô cớ và những cả quyết thẳngtưng, để đem đến một bản hòa âm của ý tưởng Giống như văn chương,thực tình” [19,29]

Năm 2012, chuyên đề Nhân học trong nghiên cứu văn chương được công bố trên tạp chí Ba Lan Teksty Drugie Đóng góp của giới chuyên

môn trong lĩnh vực vốn không còn quá mới mẻ này, theo như lời đề dẫn,

Trang 30

chính là ở những dịch chuyển trong cách tiếp cận Thay vì những ýtưởng biệt lập, manh mún như trước đây, cách tiếp cận ưu trội lúc này

“ít khác biệt”, và hướng tới một “phạm vi” và “sức lan tỏa” rộng lớnhơn [20,8] Những ứng dụng mang tính địa phương, ngắn hạn của bộcông cụ nhân học chỉ còn là vấn đề thứ yếu Điều cốt yếu thuộc về “sựtái định hướng hoàn toàn lại bộ môn này, xét trên khía cạnh những tiền

đề lí thuyết chung cho tới những chiến lược cụ thể cũng như những địnhnghĩa/ tham chiếu của nó” [20,8] Trên tinh thần đó, phần đầu tiên củachuyên san như một “phép trắc địa” [20,13] đối với khoa học nhân vănđương đại; nó nỗ lực phác thảo phối cảnh giữa các bộ môn chuyênngành, những cái được - mất của việc phân lập các bộ môn chuyênngành và triển vọng của xu hướng liên ngành Phần còn lại dành chonhững khảo sát sâu các vấn đề văn chương từ góc nhìn nhân học Có thểnói, tới lúc này, vấn đề mối quanhệ giữa nhân học - văn chương đã đượcthừa nhận rộng rãi; sự can dự lẫn nhau của chúng, vốn từng gây ranhững chấn động đáng kể, nay đã đi vào trạng thái ổn định Mối bậntâm của giới học giả vào đầu thế kỉ XXI hứa hẹn một viễn cảnh tốt lànhtrong tương lai gần cho những thực hành liên ngành giữa nhân học vàvăn chương

Như vậy, nhìn lại hành trình gắn kết giữa nhân học và văn chương,

có thể thấy, điểm gặp gỡ đầu tiên chính là mối bận tâm về huyền thoại

và cộng đồng nguyên thủy, được kết trái trong sự hưng thịnh của phêbình huyền thoại vào nửa đầu thế kỉ XX Sang nửa sau thế kỉ XX, cùngvới quá trình tự “tái tạo” trong lòng nhân học, vùng giao thoa giữa nhânhọc và văn chương được truy tìm ở vấn đề lối viết, tính chất biểu tượng

và diễn giải của văn hóa Cho tới nay, giới nhân học cũng như giớinghiên cứu văn chương, tuy không tránh khỏi những chất vấn và hồnghi ở những vấn đề cụ thể, nhưng đều đồng thuận ở việc khẳng định sựthâm nhập, can dự lẫn nhau, với một mức độ đáng kể, giữa văn chương

và nhân học

Trang 31

1.1.3 Những đặc thù trong việc tiếp cận văn chương từ nhân học văn hóa

Cách đây hơn nửa thế kỉ, trong Chiếc gương và ngọn đèn: Lí thuyết

lãng mạn và truyền thống phê bình (1953), M H Abrams đã đề xuất

cách phân loại lí thuyết văn học theo mô hình bốn “tọa độ” - một trongnhiều nỗ lực nhằm khái quát bức tranh lí luận phê bình vốn đương rấtphức tạp Abrams gọi tên bốn “tọa độ” của phê bình văn học - tác phẩm,nhà văn, độc giả và thế giới - và thiết lập mô hình tam giác, với tácphẩm là nhân tố trung tâm [21,6] Theo đó, hầu hết các lí thuyết đều tỏ

rõ thiên hướng tới một tọa độ duy nhất Nó nỗ lực lí giải tác phẩm nghệthuật chủ yếu dựa trên mối quan hệ của tác phẩm với thế giới, độc giả,tác giả hoặc chỉ với bản thân nó Chiếu theo hệ tọa độ này, đọc văn từnhân học là cách đọc theo hướng thứ nhất Cách tiếp cận này nỗ lựcthông hiểu tác phẩm trong một phối cảnh rộng, vượt ra ngoài địa hạtthuần túy của nó - không chỉ trong mối liên hệ với người cha đẻ tinhthần, không chỉ với đối tượng đọc nó, càng không phải chỉ tự thân nó.Những hướng đọc văn chương thuần túy này, lịch sử đã chứng minh,không tránh khỏi “càng đi sâu càng thấy lạnh”, nhất là với những thểnghiệm cực đoan, muốn khuôn hẹp văn chương như một thực thể tự trị.Nhân học, cùng những trường phái, lí thuyết khác như nữ quyền luận,phê bình hậu thuộc địa, phê bình sinh thái , nhìn văn chương như mộtsinh thể trong đời sống rộng rãi và thường chuyển, ở đó, văn chươngkhông phải là kẻ đứng ngoài, nó nhận lãnh trách nhiệm của mình vớiđời sống! Từ đó, hướng tiếp cận này có ưu thế trong việc gợi mở nhữngcách đọc liên ngành, mở rộng và giao thoa với nhiều lĩnh vực khác trongmối bận tâm chung về con người và thế giới

Việc định vị hướng nghiên cứu văn học từ nhân học trong toàn cảnhcác lí thuyết văn học giúp ta hình dung về những khả năng đặc thù của

nó Trước hết, đọc văn học từ nhân học là một cách đọc liên văn bản; nó

Trang 32

mở ra một phối cảnh sâu rộng, toàn diện cho cuộc du hành vào vănchương Ở đó, tác phẩm văn chương tồn tại như một sinh thể trong dòngmạch văn hóa: nó hút lấy nguồn nhựa sống từ nhân loại thủy nguyên, vàtrở lại góp phần kiến tạo nên văn hóa đương thời Chẳng hạn, nhữngsáng tác của Rabelais, dưới diễn giải của Bakhtin, trở thành cánh cửa đivào kho tàng trào tiếu dân gian khổng lồ của nhân loại phương Tây, màtrong đó, những nghi lễ, hội hè, tập tục vẫn đang vang động mạnh mẽ

và bền bỉ trong văn học Phục hưng và những thời kì kế tiếp Người yêu

văn chương xứ sở Phù Tang, nếu từng đọc Hoa cúc và gươm, một khảo

cứu công phu của nhà nhân loại học Ruth Benedict, có thể hiểu thêm vềvăn và người Nhật Bản, khi soi chiếu vào truyền thống tính cách và tâmhồn Nhật Bản từ truyền thống tới đương đại Tác phẩm văn chương,được đọc từ nhân học, không chỉ được đặt trong bầu sinh quyển văn hóabao quanh nó, mà còn được kết nối với những tác phẩm văn chươngkhác cùng chung mạch sống Chẳng hạn, theo Georges Bataille trong

Văn học và cái ác, tám gương mặt văn chương phương Tây cùng gặp gỡ

ở “một khát vọng nguy hiểm nhưng rất quan trọng về mặt con người khát vọng hướng tới sự tự do phạm tội” [22,14], điều kết nối họ chính làvăn học - “hình thức thể hiện rõ nét của cái Ác, một cái Ác theo tôi [G.Bataille] nghĩ, có một giá trị tối thượng” [22,18] Toàn bộ những tạo tácvăn hóa của nhân loại, từ góc nhìn nhân học, trở thành một văn bản -cây sự sống khổng lồ mà mạch rễ của nó có sức vươn tỏa vượt thời gian,không gian

-Với quan điểm nghiên cứu toàn diện, nhân học còn tạo điều kiệncho hướng đọc liên ngành với biên độ rộng rãi cho văn chương Nhânhọc không chỉ giao thoa với nhiều bộ môn khác nói chung, mà ngaynhững chuyển biến nội tại trong lịch sử bộ môn này cũng gắn chặt vớilịch sử tư tưởng, triết học, các lí thuyết văn học trong thế kỉ XIX, XX.Một hiện tượng văn chương, được đọc từ nhân học, có thể được lựachọn khai thác từ nhiều góc độ, lí thuyết và phương pháp riêng Chẳng

Trang 33

hạn, thơ William Blake, gần như vùi vào quên lãng dưới thời ông, dướicon mắt của nhà phê bình cổ mẫu Northrop Frye [23], được diễn giải từthôi thúc của một sức mạnh nguyên thủy - trí tưởng tượng June Singerđọc Blake từ tiêu điểm vô thức tập thể trong lí thuyết của Jung [24] Từmối bận tâm về nền nếp tư duy phương Tây trong khoa học và nghệthuật, Leonard Shlain [25] coi thơ Blake như một lời tiên tri về vũ trụtoàn cảnh, chống lại cỗ máy cơ học của kỉ nguyên lí trí Hướng nghĩ nàytrước đó đã được Donald Ault đề cập ở một phạm vi nhỏ hơn, khi ôngxem xét quan niệmvề không - thời gian của Blake trong so sánh với hệthống vật lí Newton [26] Nhân học, với tư cách là một lí thuyết đọc vănchương, lại luôn phủ định sự độc tôn lí thuyết: nó là cửa ngõ để mở ranhiều lí thuyết liên ngành phong phú khác.

Những khả năng trên của hướng nghiên cứu văn chương từ nhân họckhông tách rời với phương pháp tiếp cận cùng những giới hạn riêng của

nó Liên quan đến vấn đề này, có những câu hỏi mà nếu như không đượclàm sáng rõ, thì tình trạng mơ hồ, nước đôi dễ dẫn tới những sai lầmthường thấy khi nghiên cứu văn chương từ nhân học Một là, khi đọc vănchương từ nhân học, có thể hình dung người nghiên cứu đang sắm mộtlúc hai vai: nhà nghiên cứu văn chương và nhà nhân học Liệu có khi nào

sự quyện hòa của hai vai này dẫn tới một mức độ cực đoan: sự đánh đồng

cả hai hoặc quên lãng một trong số chúng? Dĩ nhiên, thừa nhận rằng,không thể bê nguyên sống sượng phương pháp làm việc của một nhànhân học sang cho một người nghiên cứu văn chương và ngược lại.Nhưng ở những khảo cứu văn chương từ nhân học xuất sắc, thật khó đểphân tách đâu là thao tác nghiên cứu văn chương, đâu là thực hành khoahọc nhân học Ở mức độ ứng dụng cơ bản, nhà nghiên cứu tham khảo, sửdụng vốn hiểu biết nhân học như một nền tảng tri thức để diễn giải tácphẩm văn chương Nhưng ở mức độ kết nối sâu hơn, ngay khi khám phátác phẩm văn chương, nhà nghiên cứu cũng đang thực hành một trảinghiệm nhân học Họ xem tác phẩm văn chương là chìa khóa để bước vào

Trang 34

kho tàng tri thức văn hóa nhân loại và nghiêm túc khai phá những ẩn tàngvăn hóa trong đó Chính lúc đó, nhà nghiên cứu cũng đang sản sinh ra trithức nhân học Trường hợp Bakhtin là một ví dụ Mặc dù ông không tựnhận mình là một nhà nhân học, nhưng trong công trình về Rabelais củaông, những khảo cứu kĩ lưỡng và công phu về văn hóa dân gian trung cổkhiến cho nó xứng đáng là một nghiên cứu văn chương từ nhân học Mộtngười có thể bắt bẻ rằng công việc “bàn giấy” của người nghiên cứu vănchương chưa thể coi là một nghiên cứu nhân học đủ đầy, vì một đòi hỏigần như bắt buộc của nhân học là nghiên cứu thực địa Trong trường hợpnày, có thể coi đây là những nghiên cứu nhân học gián cách(anthropology at distance), khi các nhà nhân học, vì không có điều kiệntiếp cận xứ sở bản địa, hoặc đã có thể tiếp cận các nguồn thông tin phongphú, nên lựa chọn nghiên cứu thông qua các nguồn dữ liệu gián tiếp mà

không trực tiếp điều tra thực địa Ví dụ, khi viết Hoa cúc và gươm, trong

thời gian diễn gia Thế chiến II, Ruth Benedict không thể trực tiếp đi tớiNhật Bản Hiện tại, nhân học truyền thông (media anthropology) đangtạo những điều kiện thuận lợi chưa từng có cho phương pháp nghiêncứu nhân học gián cách này

Sự chú trọng tới chỉ một trong hai vai trò nhà nhân học/ nhà nghiêncứu văn chương mà lãng quên đi vai trò còn lại cũng là một nguy cơđược đặt ra trong líthuyết lẫn thực tiễn Ngay từ những thảo luận đầutiên về nghiên cứu văn chương từ nhân học, M Block đã cảnh báo vềnguy cơ đánh đồng văn chương và nhân học, về sự quy giản vănchương chỉ còn là tư liệu nhân học đơn thuần: “Phương pháp nhân học

có thể thuyết phục ta rằng hình ảnh con bò nhảy trên mặt trăng có nguồngốc từ tín ngưỡng totem, nhưng chúng không thể giúp ta phân biệt giữathi ca và thực tế” [10,54] Nhà phê bình văn chương từ góc nhìn nhânhọc không thể lãng quên sự nhạy cảm với những giá trị thẩm mĩ của vănchương Ở chiều ngược lại, nếu thiếu một nền tảng lí thuyết nhân họcxác tín, một thái độ khảo cứu nghiêm túc, thì khó có thể gọi những thực

Trang 35

hành phê bình, nghiên cứu văn chương “có liên quan” tới nhân học lànhững nghiên cứu văn chương từ nhân học Thực tế, những nghiên cứuthực sự, đòi hỏi sự thông tuệ và lao lực của người nghiên cứu Trườnghợp Nguyễn Mạnh Tiến, nhà nghiên cứu văn học, dấn thân vào con

đường nhân học để chinh phục Những đỉnh núi du ca là một bằng chứng

thuyết phục ở Việt Nam cho điều đó

Câu hỏi thứ hai, nếu cho rằng nhân học và văn học gặp gỡ nhau ởcái nhìn toàn diện về con người, thì liệu chăng mọi ngả đường đều dẫntới nghiên cứu văn chương từ nhân học? Có phải mọi lí thuyết nhân họcđều có thể dùng để nghiên cứu văn chương và mọi hiện tượng vănchương đều có thể là đối tượng nghiên cứu của nhân học? Trong lịch sử

lí thuyết nhân học, từng có những bàn cãi về việc nếu coi nhân học là tất

cả, thì có nghĩa nó không là cái gì Bởi vậy, ở đây, cần xác định mộtkhung lí thuyết phù hợp và đối tượng đặc thù của việc đọc văn chương

từ nhân học

Về mặt phương pháp luận, chúng tôi nhận thấy nhân học diễn giải(interpretive anthropology) là khung lí thuyết thích hợp để tiếp cận vănchương Tuy có điểm khác nhau, nhưng hầu hết giới học giả đều thốngnhất coi nhân học diễn giải là một bước ngoặt hệ hình nghiên cứu(paradigm shift) [27,35] của nhân học văn hóa Như một đối trọngphương pháp luận của nhân học văn hóa duy vật [28,30], vốn “coi vănhóa là phương tiện thích ứng với môi trường xã hội vật chất” [29,68],nhân học diễn giải hướng trọng tâm nhân học vào văn hóa tinh thần củacon người Ý nghĩa phương pháp luận cốt yếu của nhân học diễn giải nằm

ở chỗ: nó chuyển dịch tư duy nhân quả sang tư duy diễn giải Trong công

trình kinh điển Diễn giải văn hóa - Tuyển tập tiểu luận (1973), Clifford

Geertz viết: “Cùng chia sẻ niềm tin với Max Weber rằng con người là loàivật nằm giữa những mạng lưới ý nghĩa do chính mình dệt nên, tôi chorằng văn hóa cũng như những mạng lưới ấy, và rằng việc phân tích vănhóa, vì thế, không phải là khoa học thử nghiệm để tìm kiếm quy luật, mà

Trang 36

là khoa học diễn giải để kiếm tìm ý nghĩa” [30,5] Hành động phân tíchmạng lưới ý nghĩa trong nhân học, như Geertz phản biện, không phảinhư “việc làm của một nhân viên mật mã” [30,9], mà “giốngnhiều hơnvới công việc của một nhà phê bình văn chương” [30,9] Trong hồi kí củamình, Geertz ngẫm lại về đời nhân học – một công việc không nhằm tìmkiếm sự thật (fact), mà là hành trình khám phá những điều “sau sự thật”(after the fact) [31] Trên tinh thần cốt lõi này, nhân học diễn giải, khi đềxuất những quan điểm cụ thể, tìm thấy nhiều điểm gặp gỡ với nghiên cứuvăn chương.

Mặc dù sự giao thoa với nhân học có thể được tìm thấy ở vănchương nói chung, nhưng có một vài tiêu chí khiến một số tác phẩm vănchương tỏ ra thích hợp hơn trong hướng tiếp cận này: sự giàu có về vốntri thức nhân học và sự gần gũi với lối viết nhân học Ở tiêu chí đầu tiên,trước hết phải kể tới bộ phận văn học dân gian, nơi lưu giữ những huyềntích xa xưa của dân tộc Không phải ngẫu nhiên mà ở Việt Nam nhữngthành tựu phê bình văn chương từ góc nhìn văn hóa ban đầu đều tậptrung ở bộ phận văn học này [32] Văn chương huyền thoại và nhữngtác phẩm giàu giá trị biểu tượng cũng là mảnh đất phù hợp với hànhtrình tìm kiếm tri thức nhân học Ở tiêu chí thứ hai, tiểu thuyết tỏ ra làthể loại gần gũi với lối viết nhân học, nếu coi hành trình của nhân vậttiểu thuyết như hành trình của một nhà nhân học ở tính cá nhân và trảinghiệm của sự diễn giải, đồng thời, biên độ dung nạp tri thức cũng nhưtính không hoàn tất của tiểu thuyết khiến cho nó, ở một chừng mực,cũng giống như một tác phẩm nhân học Trong đó, “tiểu thuyết nhânhọc/ tiểu thuyết dân tộc chí” (ethnographic novel) thường được nhắc tớinhư một dẫn chứng về sự “lai ghép” (hybridity) thể loại giữa nhân học

và văn chương [33,38]

Như vậy, nhân học văn hóa mang tới cho văn chương một phối cảnhđọc rộng rãi, ở đó, hướng tiếp cận liên văn bản, liên ngành được pháthuy sức mạnh của nó Nhưng cũng chính biên độ co giãn linh hoạt này

Trang 37

lại đem đến những vấn đề đáng lưu tâm về quan điểm tiếp cận Sự đánhđồng hay tuyệt đối hóa vai trò và phương pháp của nhà nghiên cứu vănchương hay nhà nhân học đều là điều nên tránh Nhân học diễn giải, vớitinh thần diễn giải văn hóa như “đọc văn bản từ vai kẻ khác” bằng cách

“mô tả sâu”, tỏ ra là phương pháp luận hợp lí và hiệu quả để đọc vănchương Những khả năng nhân học có thể được khai thác tốt nếu đượcứng dụng trên những đối tượng phù hợp, đặc biệt là tiểu thuyết, một thểloại gần gũi với nhân học xét ở cả bình diện tri thức lẫn lối viết

1.2 Nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hóa

Nhiệm vụ đầu tiên được đặt ra trong phần này của luận án là phácthảo lịch sử nghiên cứu, phê bình tiểu thuyết Faulkner Trong đó, chúngtôi cố gắng khái quát hóa các xu hướng nghiên cứu tiểu thuyết Faulknertrên thế giới gắn với những chuyển biến trong lịch sử nghiên cứu tiểuthuyết của ông Từ cái nhìn toàn cảnh đó,chúng tôi tiến hành khảo cứucác công trình về tiểu thuyết Faulkner, tuy có thể không tự định danhmình là những nghiên cứu từ lí thuyết nhân học, nhưng đều là nhữngthực hành tiệm cận, giao cắt với cách tiếp cận nhân học trên thế giới và

ở Việt Nam Các công việc khảo cứu trên là căn cứ thực tiễn cho nhữngđoán định về xu hướng vận động và những khoảng trống trong nghiêncứu Faulkner, từ đó gợi suy nghĩ về tính hợp lí và khả năng của việc đọctiểu thuyết Faulkner từ nhân học văn hóa trong bối cảnh hiện tại Từ đó,một khung lí thuyết nhân học văn hóa cụ thể được đề xuất để đọc tiểuthuyết Faulkner trong luận án

1.2.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner

Không đáng ngạc nhiên khi một người bắt tay vào công việc nghiêncứu Faulkner nói chung cũng như nghiên cứu tiểu thuyết của ông nóiriêng đứng trước niềm hứng khởi lẫn “nỗi lo lắng về ảnh hưởng” (mượnlời Harold Bloom) trước một lịch sử nghiên cứu dày dặn và đồ sộ về nhàvăn Mĩ này ở trên thế giới Tư liệu ở phần này được chúng tôi thu thập

Trang 38

từ hai nguồn: thứ nhất, những công trình nghiên cứu, phê bình về tiểuthuyết Faulkner, chủ yếu được công bố tại Mĩ; thứ hai, những công trìnhtổng hợp, nghiên cứu về bản thân lịch sử nghiên cứu Faulkner Chỉ cầntham khảo nguồn tư liệu thứ hai, đã có thể hình dung về một lịch sửnghiên cứu Faulkner dày dặn và đương diễn ra sinh động ở Mĩ và trênthế giới Ở phạm vi khảo cứu ngắn có chương sách của Timothy P.

Caron trong Sổ tay William Faulkner (2007) [34] và một chương Theresa M Towner viết trong cuốn sách của bà Giới thiệu của

Cambridge về William Faulkner (2008) [35] Các công trình dài hơi nổi

bật gồm ba cuốn sách: Sổ tay Cambridge về William Faulkner (1995) do Philip M Weinstein biên tập [36], Sổ tay về nghiên cứu Faulkner (2004)

do Charles A Peek và Robert W Hamblin biên tập [9] và Dõi theo

Faulkner: Phản ứng phê bình về kiến trúc sư Yoknapatawpha (2017) do

Taylor Hagood viết [37] Trong đó, công trình thứ hai tập hợp nhữnghọc giả uy tín về Faulkner trong một dự án chung, tổng hợp 13 xuhướng trong lịch sử nghiên cứu Faulkner Chuyên khảo của Hagood lạimang tới một diễn giải mang tính cá nhân hơn về hành trình “dõi theo”Faulkner Ngoài ra, các xuất bản định kì nổi bật, liên tục cập nhật các

thành quả nghiên cứu về Faulkner gồm tạp chí The Faulkner Journal (1985 đến nay) [38], Kỷ yếu hội thảo thường niên Faulkner and

Yoknapatawpha (từ năm 1972 đến nay) [39], American Literary Scholarship (xuất bản từ 2002 đến 2006, từ 2008 đến nay) [40].

Tuy thế, không phải ngay từ đầu, tiểu thuyết của Faulkner đã gâyđược tiếng vang đối với công chúng và giới học giả Sự buông lánh,thậm chí giận dữ, của giới phê bình đối với tiểu thuyết của ông có thểđến từ hai lẽ: thứ nhất, tiểu thuyếtFaulkner vốn không hề dễ đọc, nókhước từ thứ tập quán đọc thư thái và an nhàn; thứ hai, theo Theresa M.Towner, “bầu không khí văn chương lúc bấy giờ” cũng không sẵn sàngđón nhận một Yoknapatawpha phủ đầy màu xám và những nỗi ghê rợncủa Faulkner [35,95] Một tay viết “có niềm ưa thích dị thường với

Trang 39

những kẻ khùng dại, đần độn, suy đồi và cuồng dâm”, “một kẻ sùng bái

sự tàn độc hơn tất thảy” [35,96] - lời kết tội ấy, Faulkner nhận lấy từkhông chỉ từ riêng nhà phê bình Hoffman Lịch sử phê bình tiểu thuyếtgia vùng Mississippi chỉ rẽ sang bước ngoặt mới với một sự kiện trongcuộc đời nhà văn: ông nhận giải Nobel văn chương năm 1950 Nhưngtrước khi nói đến những thay đổi sau bước ngoặt ấy, không thể quênnhắc tên 3 tiếng nói, dù đơn lẻ, nhưng đã có công trong việc ghi nhận,tôn vinh tài năng Faulkner trước khi ông trở thành một hiện tượng nổibật sau Nobel 1950

Ba tiếng nói ấy là của George Marion O’ Donnell, Malcolm Cowley

và Robert Penn Warren Trong bài luận Huyền thoại của Faulkner (xuất bản lần đầu trên tạp chí Kenyon Review, 1939), O’Donnel cất tiếng nói

đầu chiêu tuyết cho Faulkner khỏi định kiến về một nhà văn “sùng bái

sự tàn độc” [41] Tuy những kiến giải của O’Donnell không tránh khỏi

sự quy giản quá mức, ông đã mang đến một thay đổi quan trọng: kể từsau ông, người ta không cần bắt đầu những bài phê bình của mình bằngviệc bảo vệ Faulkner khỏi định kiến về sự tàn ác nữa; một tiền giả địnhđọc Faulkner đã được xác lập: nhà văn đứng về phía những giá trị đạo

đức truyền thống [34,481] Tiếp đó, Cowley xuất bản Tuyển tập

Faulkner (1946) [42], kế thừa quan niệm của O’Donnell trong việc kiến

giải tiểu thuyết Faulkner, nhưng gây được ảnh hưởng rõ rệt tới phê bìnhFaulkner Cuốn sách đánh dấu mốc cho việc tôn vinh vị thế Faulkner[34,482] Ngay trong năm đó, bài review của Warren cho cuốn sách củaCowley nâng tầm Faulkner lên phạm vi toàn cầu: Faulkner không nênchỉ được đọc “từ góc nhìn của một miền Nam trong đối sánh với miềnBắc, mà nên được nhìn nhận từ những vấn đề chung của thế giới hiệnđại” [34,482] Những tiếng nói trong hai thập niên 1930-1940 này lànhững nỗ lực đơn lẻ, nhưng đã đặt nền tảng cho xu hướng tôn vinhFaulkner, trước khi lịch sử phê bình nhà văn bước vào giai đoạn “chínhthống” (critical orthodoxy) [34,483]

Trang 40

Sự kiện nhận giải Nobel văn chương là cột mốc cho một toàn cảnhphê bình nghiêm túc, chính thống và phổ biến về Faulkner Có thể hìnhdung hành trình nghiên cứu tiểu thuyết Faulkner (mà cơ bản, gần gũi vớilịch sử nghiên cứu Faulkner nói chung) từ thập niên 1950 đến nay trảiqua những xu hướng chính sau đây:

1.2.1.1 Xu hướng tập trung vào văn bản: từ lối “đọc kĩ” của các

nhà phê bình mới tới cuộc truy tìm “ngữ pháp” văn chương của các nhà cấu trúc

Trong khoảng thời gian từ thập niên 1950 đến thập niên 1970, toàncảnh phê bình Faulkner chịu sự chi phối chủ đạo bởi các công trìnhnghiên cứu theo tinh thần Phê bình Mới và Cấu trúc luận Điều này liênquan mật thiết tới bối cảnh phê bình lúc bấy giờ, khi Phê bình Mới tạoảnh hưởng lâu dài và sâu đậm (từ thập niên 1940 đến khoảng thập niên1970) và Cấu trúc luận cũng thịnh hành (trong những năm 60,70 của thế

kỉ XX) tại Mĩ Tuy theo đuổi những hướng đi khác nhau, các học giảcủa hai lí thuyết trên lại cùng chia sẻ một điểm nguồn: mối bận tâm vềvăn bản Họ cố gắng xây dựng lí thuyết văn chương với tâm điểm, đốitượng phân tích chính là văn bản Nếu như các nhà Phê bình Mới chủtrương “đọc kĩ” (close reading) để phân tích, diễn dịch, mô tả hình thứccũng như ý nghĩa của tác phẩm, thì các nhà cấu trúc luận lại đặt đíchđến là phát hiện ra cấu trúc của văn chương Tiểu thuyết Faulkner, vớinhững vỉa tầng ý nghĩa đầy mơ hồ và nghịch lí, cộng với mê cung củanhững thể nghiệm kĩ thuật, quả thực là đối tượng thích hợp để mời gọilối “đọc kĩ”, thách thức cuộc truy tìm “ngữ pháp” văn bản

Trong bối cảnh đó, tinh thần chung của phê bình Faulkner giai đoạnnày là tinh thần đọc tập trung vào văn bản Kết quả là, hầu hết mỗi thểnghiệm đọc lúc này, với những diễn giải riêng khác, đều đóng góp mộtphát hiện về thứ xung lực ý nghĩa hoặc hạt nhân cấu trúc nằm ẩn tàngdưới tác phẩm, có vai trò chi phối sự sống hoặc quy luật vận hành trong

Ngày đăng: 12/04/2022, 07:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nhiều tác giả (2006). Một số vấn đề lí thuyết và phương pháp nghiên cứu nhân học (Vũ Thị Phương Anh, Phan Ngọc Chiến,Hoàng Trọng dịch), Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lí thuyết và phương pháp nghiên cứu nhân học
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Năm: 2006
2. Kottak C.P (2011). Cultural Anthropology (14 th edition), New York:McGraw- Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cultural Anthropology
Tác giả: Kottak C.P
Năm: 2011
3. Boas F. (1899). Anthropology. Science, New Series, 9, (212), (Jan.20, 1899), 93-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Science, New Series
4. Kottak C.P (2010). Mirror for Humanity: A Concise Introduction to Cultural Anthropology (7 th edition), New York: McGraw-Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mirror for Humanity: A Concise Introduction toCultural Anthropology
Tác giả: Kottak C.P
Năm: 2010
6. Seymour-Smith C. (1986). Macmillan Dictionary of Anthropology, London: Macmillan Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Macmillan Dictionary of Anthropology
Tác giả: Seymour-Smith C
Năm: 1986
7. Dianteill E. (2012). Cultural Anthropology or Social Anthropology?A Translatlantic Dispute (Cadenza Academic Translations translated from French). L’Année Sociologique, 62(1), 93-122. <https://www.cairn-int.info>, accessed 08 August 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: L’Année Sociologique
Tác giả: Dianteill E
Năm: 2012
8. Ilin I.P và Tzurganova E.A (chủ biên) (2003). Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỷ 20 (Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các khái niệm vàthuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu vàHoa Kì thế kỷ 20
Tác giả: Ilin I.P và Tzurganova E.A (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
10. Block H.M (1952). Cultural Anthropology and Contemporary Literary Criticism. The Journal of Aesthetics and Art Criticism, 11(1), 46–54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Aesthetics and Art Criticism
Tác giả: Block H.M
Năm: 1952
11. Hymes D. (ed.) (1972). Reinventing Anthropology, New York: Random House Sách, tạp chí
Tiêu đề: Reinventing Anthropology
Tác giả: Hymes D. (ed.)
Năm: 1972
12. Weber F. (2018). Lược sử nhân học (Phạm Anh Tuấn dịch), Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử nhân học
Tác giả: Weber F
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2018
13. Salzman P.C (2002). On Reflexivity. American Anthropologist, 104(3), 805- 813 Sách, tạp chí
Tiêu đề: American Anthropologist
Tác giả: Salzman P.C
Năm: 2002
14. Clifford J. and Marcus G.E (eds.) (1986). Writing Culture: The Poetics and Politics of Ethnography, University of California Press, Berkeley & Los Angeles Sách, tạp chí
Tiêu đề: Writing Culture: ThePoetics and Politics of Ethnography
Tác giả: Clifford J. and Marcus G.E (eds.)
Năm: 1986
15. Clifford J. and Marcus G.E (1985). The Making of Ethnographic Texts: A Preliminary Report. Current Anthropology, 26(2), 267- 271 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Current Anthropology
Tác giả: Clifford J. and Marcus G.E
Năm: 1985
16. Scholte B. (1986). The Literary Turn in Contemporary Anthropology.Sociologisch Tijdschrift, 13(13), 518-538 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sociologisch Tijdschrift
Tác giả: Scholte B
Năm: 1986
17. Marcus G.E (2007). Ethnography Two Decades after Writing Culture: From the Experimental to the Baroque. Anthropological Quarterly, 80(4), 1127- 1145 Sách, tạp chí
Tiêu đề: AnthropologicalQuarterly
Tác giả: Marcus G.E
Năm: 2007
19. Geertz C. (2003). A Strange Romance: Anthropology and Literature.Profession, 28-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Profession
Tác giả: Geertz C
Năm: 2003
20. Grochowski G. (2012). Anthropology - Culture – Literature. Teksty Drugie (2): Anthropology in Literary Studies, 6-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TekstyDrugie (2): Anthropology in Literary Studies
Tác giả: Grochowski G
Năm: 2012
21. Abrams M.H (1953). The Mirror and the Lamp: Romantic Theory and the Critical Tradition, New York: Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Mirror and the Lamp: Romantic Theoryand the Critical Tradition
Tác giả: Abrams M.H
Năm: 1953
22. Bataille G. (2013). Văn học và cái ác (Ngân Xuyên dịch và giới thiệu), Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và cái ác
Tác giả: Bataille G
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2013
23. Frye N. (1947). Fearful Symmetry: A Study of William Blake, Princeton: Princeton University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fearful Symmetry: A Study of William Blake
Tác giả: Frye N
Năm: 1947

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w