tỷ giá trong hoạt động tín dụng chứng từ

55 229 0
tỷ giá trong hoạt động tín dụng chứng từ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC M C L CỤ Ụ 1 L I M UỜ ỞĐẦ 2 CH NG 1: LÝ THUY T CHUNGƯƠ Ế 4 1.Các ho t ng kinh doanh i ngo i c a ngân h ng th ng m i.ạ độ đố ạ ủ à ươ ạ 4 1.1.Ho t ng thanh toán chuy n ti n.ạ độ ể ề 4 1.2.Ho t ng thanh toán nh thu.ạ độ ờ 4 1.3.Ho t ng kinh doanh ngo i h i.ạ độ ạ ố 4 1.4.Các ho t ng khác.ạ độ 5 2.Ho t ng tín d ng ch ng t (L/C).ạ độ ụ ứ ừ 5 2.1.Khái ni m L/C: ệ 5 2.2.B n ch t c a L/Cả ấ ủ 7 2.3.Các lo i L/C.ạ 8 3.T giá v các v n liên quan.ỷ à ấ đề 13 3.1.Lý thuy t v t giá h i oái.ế ề ỷ ố đ 13 3.2.Các lo i t giá.ạ ỷ 15 3.3.Các y u t tác ng lên quá trình hình th nh t giá.ế ố độ à ỷ 16 3.4.Các ch t giá h i oái.ế độ ỷ ố đ 18 4.R i ro t giá trong ho t ng tín d ng ch ng t .ủ ỷ ạ độ ụ ứ ừ 18 4.1.Khái ni m r i ro t giá.ệ ủ ỷ 18 4.2.Ngu n phát sinh r i ro t giá trong ho t ng kinh doanh ngo i h i ồ ủ ỷ ạ độ ạ ố nói chung v h at ng tín d ng ch ng t nói riêng.à ọ độ ụ ứ ừ 19 5.1. i v i ho t ng kinh doanh i ngo i.Đố ớ ạ độ đố ạ 20 5.2. i v i ngân h ng.Đố ớ à 21 5.3. i v i n n kinh t .Đố ớ ề ế 21 CH NG 2: PHÂN T CH NH H NG C A T GIÁ N HO T NG T N ƯƠ Í Ả ƯỞ Ủ Ỷ ĐẾ Ạ ĐỘ Í D NG CH NG T NGÂN HÀNG CÔNG TH NG CHI NHÁNH C U Ụ Ứ ỪỞ ƯƠ Ầ GI Y.Ấ 23 1.Th c tr ng ho t ng tín d ng ch ng t t i NHCT C u Gi y.ự ạ ạ độ ụ ứ ừ ạ ầ ấ 23 2.Áp d ng mô hình phân tích.ụ để 25 2.1.Ta xem xét n L/C xu t.đế ấ 25 2.2.Ta xem xét n LCN:đế 35 CH NG 3: GI I PHÁP NH M H N CH R I RO T GIÁ TRONG HO T ƯƠ Ả Ằ Ạ Ế Ủ Ỷ Ạ NG T N D NG CH NG T NGÂN HÀNG CÔNG TH NG C U GI YĐỘ Í Ụ Ứ ỪỞ ƯƠ Ầ Ấ 46 1.H n ch r i ro trong ho t ng tín d ng ch ng t .ạ ế ủ ạ độ ụ ứ ừ 46 2.Nâng cao hi u qu Marketing c a ngân h ng.ệ ả ủ à 47 3. D ng v th c hi n t t chi n l c khách h ng v b n h ng d i h n.ự à ự ệ ố ế ượ à à ạ à à ạ 49 4.T v n k p th i v úng lúc cho khách h ngư ấ ị ờ à đ à 50 K T LU NẾ Ậ 51 TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 52 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PH L CỤ Ụ 53 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua. Kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng và phát triển ổn định, vươn ra hội nhập cùng kinh tế khu vực và thế giới, theo đó hoạt động xuất nhập khẩu cũng phát triển mạnh mẽ và trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh doanh xuất nhập khẩu trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền ngày càng có nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có chính sách về tài chính – tiền tệ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các Ngân hàng Thương mại hiện nay là hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, phát triển ngoại thương, tăng cường các mối quan hệ, giao lưu hợp tác với các Ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng bản thân nó vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Ngân hàng Thương mại. Tín dụng quốc tế lai càng có mức độ rủi ro cao và những nảy sinh phức tạp nếu có rủi ro xảy ra. Bởi vậy, công tác xác định ảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động tín dụng chứng từ trong ngân hàng trở thành vấn đề bức thiết cần được đặt ra một cách nghiêm túc, xem xét cẩn thận để tìm ra những mô hình phân tích đảm bảo an toàn, hiệu quả. Từ việc ý thức rõ tầm quan trọng của ảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong bối cảnh hiện nay, nên em chọn nghiên cứu đề tài : Tỷ giá trong hoạt động tín dụng chứng từ. Qua thời gian thực tập tại ngân hàng công thương chi nhánh cầu giấy tầm quan trọng của vấn đề phần nào đó đượclàm sáng tỏ thêm mặc dù 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng công thương chi nhánh cầu giấy chỉ mới phát triển, chưa thực sự là thế mạnh nhưng hiện nay ngân hàng công thương cầu giấy đã có cái nhìn thực sự nghiêm túc về vấn đề này – có cơ sở cho việc nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu. Ngoài phần mở đầu,phần kết luận và danh sách các tài liệu tham khảo, chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm ba phần: Chương 1: Lý thuyết chung. Chương 2: Phân tích ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động tín dụng chứng từ ở ngân hàng công thương chi nhánh cầu giấy. Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng chứng từ ở Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy. Mặc dù vậy, do còn có những hạn chế nhất định trong kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiết sót.Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin thân thành cảm ơn đến thầy Hoàng Đình Tuấn - giáo viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp,cô Đặng Mỹ Dung – trưởng phòng xuất nhập khẩu NHCT Cầu Giấy và các anh(chị) trong phòng xuất nhập khẩu đã hướng dẫn tận tình cho em hoàn thành đề tài. Cuối cùng, em rất mong nhận được những ý kiến phê bình, góp ý của các thầy cô,các cán bộ ngân hàng và các bạn để giúp em nâng cao trình độ lý luận cũng như thực tiễn. Em xin chân thành cám ơn! Sinh viên Lê Đăng Khoa 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG 1.Các hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng thương mại. Để tập trung vào hoạt động tín dụng chứng từ của NHTM, em xin phép được điểm qua khái niệm về các hoạt động kinh doanh ngoại hối khác của NHTM. 1.1.Hoạt động thanh toán chuyển tiền. Thanh toán chuyển tiền là hoạt độngtrong đó khách hàng (người trả tiền)yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu cho người thụ hưởng(có thể là doanh nghiệp xuất khẩu, hay các nhà cung cấp dịch vụ). 1.2.Hoạt động thanh toán nhờ thu. Là phương thức thanh toán trong đó người bán hàng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ một số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu người bán lập ra. 1.3.Hoạt động kinh doanh ngoại hối. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại chính là việc mua đi bán lại tiền tệ của các quốc gia khác nhằm thu được lợi nhuận từ các nguồn sau đây : chênh lệch tỷ giá hối đoái theo thời gian, 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp phi giao dịch hối đoái…Ngoại tệ để thực hiện kinh doanh của các NHTM có thể tồn tại dưới dạng tiền mặt hay chuyển khoản. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, khả năng đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng, sự phát triển của thị trường ngoại hối từng quốc gia….mà các NHTM thực hiện phương thức kinh doanh nào cho phù hợp. 1.4.Các hoạt động khác. Ngoài những hoạt động trên đây, NHTM còn thực hiện một số nhiệm vụ khác như làm trung gian chuyển kiều hối, thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nhanh ra nước ngoài, đại lý thẻ tín dụng… 2.Hoạt động tín dụng chứng từ (L/C). 2.1.Khái niệm L/C: Thư tín dụng ( L/C ) là một cam kết thanh toán của một Ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như người xuất khẩu xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Trong phương thức Thanh toán L/C có các bên tham gia : + Người xin mở L/C ( người mua - Applicant ) + Người bán ( Người hưởng lợi - Beneficiary ) + Ngân hàng phát hành L/C (Ngân hàng phục vụ người mua - Issuing Bank ) + Ngân hàng thông báo L/C( Ngân hàng phục vụ người bán - Advising Bank ) + Ngân hàng chiết khấu ( Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá của người bán sau đó NH này đứng ra đòi tiền NH phát hành L/C ) + Ngân hàng xác nhận là ngân hàng cam kết thanh toán cho người bán thay cho NH phát hành L/C . 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Quy trình thanh toán thư tín dụng : (4) (1) (9) (3) (5) (6) (2) (7 (8) (1). Người nhập khẩu dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương ký với người xuất khẩu làm đơn xin mở L/C gửi ngân hàng nước mình, yêu cầu Ngân hàng này mở L/C cho người xuất khẩu hưởng. (2).Theo đơn xin mở L/C, ngân hàng phục vụ người nhập khẩu mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng, thông qua Ngân hàng nước người xuất khẩu( Ngân hàng thông báo ). (3). Ngân hàng xuất khẩu nhận được L/C, xác thực L/C và thông báo L/C cho người xuất khẩu . (4). Căn cứ vào nội dung L/C người xuất khẩu thực hiện việc giao hàng. (5). Sau khi giao hàng người xuất khẩu gửi bộ chứng từ và lập hối phiếu. đòi tiền đến ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu thanh toán trả tiền hay xin chiết khấu bộ chứng từ đó. (6). Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ phải kiểm tra kỹ nội dung các chứng từ đó, nếu phù hợp thì thanh toán hay chiết khấu. (7). Ngân hàng thông báo chuyển chứng từ cho ngân hàng phục vụ người nhập khẩu. 6 Người nhập khẩu Người xuất khẩu NH nhập khẩu NH mở LC NH xuất khẩu NH thông báo Chuyên đề thực tập tốt nghiệp (8).Ngân hàng phát hành (L/C) sau khi nhận được chứng từ, tiến hành kiểm tra kỹ, nếu phù hợp thì thanh toán cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. (9). Ngân hàng phát hành (L/C) thông báo cho người nhập khẩu đã thanh toán cho người xuất khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu hoàn lại số tiền này để nhận chứng từ đi lấy hàng. 2.2.Bản chất của L/C Trong ngoại thương người yêu cầu mở L/C là nhà nhập khẩu còn người hưởng thụ là nhà xuất khẩu.Như vậy về bản chất L/C là một bức thư do một ngân hàng viết ra theo yêu cầu của nhà nhập khẩu cam kết trả cho nhà xuất khẩu một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện là nhà xuất khẩu phải thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong L/C. L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.Một khi L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận thì dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan.Điều này hàm ýý, khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp về mặt hình thức với những điều khoản quy định trong L/C thì NHPH phải trả tiền vô điều kiện cho nhà xuất khẩu mặc dù trên thực tế hàng hóa không hoàn toàn đúng như đã ghi trên chứng từ.Như vậy việc thanh toán L/C không hề căn cứ vào tình hình thực tế của hàng hóa,nếu hàng hóa không khớp với chứng từ thì hai bên mua bán trực tiếp giải quyết với nhau không liên quan đến NHPH.Chỉ trong trường hợp chứng từ không phù hợp với các điều khoản của L/C mà ngân hàng vẫn cứ thanh toán cho người xuất khẩu thì ngân hàng phải 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm bởi vì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán lại tiền cho NHPH. Như vậy trong giao dịch L/C tất cả các bên tham gia chỉ căn cứ vào chứng từ mà không hề căn cứ vào hàng hóa dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có thể có liên quan. Trong thực tế, một số nhà nhập khẩu có thể sử dụng L/C như là công cụ dự phòng để cụ thể hóa chi tiết hóa hoặc bổ xung những điều khoản mà hợp đồng thương mại còn sót, ngoài ra còn để đính chính sửa chữa những nội dung bất lợi trong hợp đồng ngoại thương đã ký kết.Tuy nhiên việc làm này chỉ tránh được việc phải mở một L/C cho nhà xuất khẩu hưởng còn nhà xuất khẩu có thể kiện nhà nhập khẩu ra tòa trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng 2.3.Các loại L/C. Trong thanh toán Quốc tế có rất nhiều loại L/C: + L/C có thể huỷ ngang ( Revocable L/C ) + L/C không thể huỷ ngang ( Irrevocable L/C ) + L/C xác nhận( Confirmed irrevocable L/C + L/C có điều khoản đỏ (Red - Clause L/C ) +L/C tuần hoàn ( Revolving L/C ) +L/C dự phòng ( Standby L/C ) +L/C đối ứng ( Reciprocal L/C ) +L/C có thể chuyển nhượng ( Transferable L/C ) +L/C giáp lưng ( Back to back L/C ) +L/C thanh toán dần ( Deffered payment L/C ) +Thư tín dụng có thể hủy ngang ( Revocable Credit ) : Là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở tín dụng có thể tự ý sửa đổi hay hủy bỏ bất cứ lúc nào L/C đã phát hành mà không cần báo 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp trước cho người hưởng (người xuất khẩu). Tuy nhiên khi hàng hóa đã giao, ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ thì lệnh này không có giá trị nghĩa là khi đó các ngân hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, coi như không có việc hủy bỏ này. Loại L/C này không tạo ra sự cam kết mang tính chất pháp lý về việc thanh toán của ngân hàng vì vậy quyền lợi của người xuất khẩu không được bảo đảm. Do đó loại L/C này rất ít được sử dụng. Hiện nay hầu như chỉ còn tồn tại trên lý thuyết. + Thư tín dụng không thể hủy ngang ( Irrevocable L/C ): Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở ra thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ xung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó trừ khi có sự thỏa thuận khác của các bên tham gia L/C. L/C không thể hủy bỏ là loại L/C được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế. Nó là loại L/C cơ bản nhất. +Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận ( Confirmed irrevocable L/C ) : Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được, một ngân hàng khác đứng ra đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho người hưởng trong trường hợp ngân hàng phát hành bị phá sản hay gặp các rủi ro khác nên không có khả năng thanh toán. Nguyên nhân phát sinh loại L/C này là vì người hưởng không tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành. Họ yêu cầu một ngân hàng khác có khả năng thanh toán xác nhận L/C đó. Ngân hàng xác nhận có thể do người hưởng chỉ định hay do ngân hàng phát hành lựa chọn nhưng phải được sự đồng ý của người hưởng. Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng loại 1 có đủ tín nhiệm và khả năng thanh toán. Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận giống như ngân hàng mở L/C, do đó ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp phí xác nhận và có khi phải đặt cọc tiền tới 100% trị giá L/C tại ngân hàng xác nhận. Do có 2 ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nên thư tín dụng loại này là loại bảo đảm nhất cho người xuất khẩu. +Thư tín dụng chuyển nhượng ( Transferable L/C ) : - Là thư tín dụng không thể hủy bỏ, trong đó qui định quyền của ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Nghĩa là khi người hưởng thứ nhất không tự cung cấp được hàng hóa mà chỉ là người môi giới, thì người này có thể chuyển nhượng từng phần hay toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho người cung cấp hàng hóa (người hưởng lợi thứ 2). L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần nghĩa là người hưởng thứ 2 không thể chuyển nhượng cho người hưởng lợi thứ 3. Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo các điều khoản của thư tín dụng gốc. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu. Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng. - Người hưởng ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với người nhập khẩu. Người được chuyển nhượng được phép thay mặt người hưởng lợi thứ nhất để lập chứng từ hóa đơn giao hàng có liên quan. Chứng từ này được xem như chứng từ gốc để làm cơ sở nhận tiền. Hoặc người hưởng lợi thứ nhất có thể lập lại chứng từ trên cơ sở chứng từ do người được chuyển nhượng lập nên. - Trường hợp người hưởng lợi thứ hai không giao hàng hoặc không giao đúng hàng hay chứng từ không hoàn hảo, thì người hưởng thứ nhất phải chịu trách nhiệm về phía xuất khẩu theo hợp đồng đã ký. +Thư tín dụng tuần hoàn ( Revolving L/C ) : 10 [...]... dụng chứng từ tại NHCT Cầu Giấy Hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chunghoạt động tín dụng chứng từ nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của tỷ giá. Đặc biệt đối với một ngân hàng mới thành lập như NHCT cầu giấy, một đơn vị mà lượng dự trữ ngoại tệ chưa nhiều.Thực tế doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ nói chunghoạt động tín dụng chứng từ nói riêng đã chứng minh nguồn thu từ chênh... PPP : tỷ giá hối đoái thực Tỷ giá hối đoái trung bình danh nghĩa: là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi giá trị danh nghĩa mà một đồng tiền đối với các đồng tiền khác mà nó có quan hệ thương mại Tỷ giá hối đoái kinh doanh:là tỷ giá hối đoái do các ngân hàng thương mại công bố áp dụng trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ .Tỷ giá này có hai loại: tỷ giá mua(buying rate), tỷ giá bán(selling rate).Các tỷ giá. .. ngoại hối Tỷ giá hối đoái xuất khẩu và nhập khẩu:là tỷ giá hối đoái dùng trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhập khẩu để các nhà kinh doanh xuất, nhập khẩu tính toán tỷ giá sao cho có lợi nhất Tỷ giá hối đoái thị trường tự do hay tỷ giá hối đoái “chợ đen”: là tỷ giá hối đoái không chính thức hình thành trên thị trường tự do.có thể nói những nghiên cứu đã chỉ rõ tỷ giá hối đoái thị trường tự do là tỷ giá hối... tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý: : là chế độ tỷ giá hối đoái theo đó các lực lượng thị trường quyết định sự hình thành và vận động của tỷ giá hối đoái,đồng thời ngân hàng trung ương có can thiệp vào thị trường nhưng không làm thay đổi xu hướng vận động quá mức của tỷ giá 4.Rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng chứng từ 4.1.Khái niệm rủi ro tỷ giá Theo quan niệm của các học giả Mỹ “rủi ro là sự... đồng chỉ tiêu huy động vốn đạt 112% kế hoạch Trung ương giao 2.Áp dụng mô hình để phân tích Ta sẽ xem xét sự tác động của tỷ giá tác động tới hoạt động tín dụng chứng từ ở ngân hàng công thương chi nhánh cầu giấy thông qua một số mô hình kinh tế lượng với các chuỗi số liệu sau: Chuỗi số liệu về kết quả doanh thu của hoạt động tín dụng chứng từ ở ngân hàng công thương chi nhánh cầu giấy từ tháng 1 năm... đơn phương tuyên bố tỷ giá bằng cách tính tỷ giá dựa vào đồng Rupee của ấn độ Chính cách làm này của Ngân Hàng Nhà Nước khiến cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ không trở thành một hoạt động phục vụ cho hoạt động kinh doanh đối ngoại .Tỷ giá trong thời gian này chỉ là một công cụ bút toán, kê biên tài sản mà thôi.Sau đại hội Đảng VI, ngân hàng nhà nước thực hiện cơ chế một tỷ giá: tỷ giá này không cố định... ương thông báo chính thức nó phản ánh chính thức về giá trị của đồng nội tệ .Tỷ giá này là cơ sở cho các ngân hàng thương mại xác định tỷ giá kinh doanh và tính toán các quan hệ trao đổi như thuế xuất khẩu nhập khẩu,trả nợ nước ngoài Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đoái được sử dụng hàng ngày trong các hoạt động giao dịch .Tỷ giá này chỉ phản ánh tỷ lệ trao đổi tuyệt đối giữa các đồng tiền mà không... đồng tiền yết giá còn đồng nội tệ là đồng định giá. Hầu hết các nước còn lại sử dụng cách yết giá này Theo nghị định số ND63/1998 của chính phủ Việt Nam thì tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng tiền tệ của Việt Nam.Như vậy Việt Nam sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp 14 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3.2.Các loại tỷ giá Tỷ giá hối đoái chính thức:là tỷ giá hối đoái do... trong quá trình hội nhập quốc tế như Việt Nam, hoạt động kinh doanh ngoại tệ góp phần thúc đẩy mở rộng mối quan hệ kinh tế nội địa với kinh tế thế giới bên ngoài,dần khẳng định và nâng cao vị thế quốc gia trên thế giới 22 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦU GIẤY 1.Thực trạng hoạt động tín dụng chứng. .. liệu về tỷ giá xuất và tỷ giá nhập của các đồng ngoại tệ như USD, EURO, JPY từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 2 năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng của VN từ năm 2004 đến tháng 3 năm 2007 2.1.Ta xem xét đến L/C xuất Dạng hàm lý thuyết: Ta sẽ phân tích LC xuất phụ thuộc vào chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá xuất đồng USD, tỷ giá xuất JPY, tỷ giá xuất EUR Mô hình: LCX=LCX(USDX,JPYX,EURX,CSGTD) Trong đó LCX là giá trị . của tỷ giá đến hoạt động tín dụng chứng từ ở ngân hàng công thương chi nhánh cầu giấy. Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín. công bố áp dụng trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ .Tỷ giá này có hai loại: tỷ giá mua(buying rate), tỷ giá bán(selling rate).Các tỷ giá này có sự

Ngày đăng: 18/02/2014, 15:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG

    • 1.Các hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng thương mại.

      • 1.1.Hoạt động thanh toán chuyển tiền.

      • 1.2.Hoạt động thanh toán nhờ thu.

      • 1.3.Hoạt động kinh doanh ngoại hối.

      • 1.4.Các hoạt động khác.

      • 2.Hoạt động tín dụng chứng từ (L/C).

        • 2.1.Khái niệm L/C:

        • 2.2.Bản chất của L/C

        • 2.3.Các loại L/C.

        • 3.Tỷ giá và các vấn đề liên quan.

          • 3.1.Lý thuyết về tỷ giá hối đoái.

          • 3.2.Các loại tỷ giá.

          • 3.3.Các yếu tố tác động lên quá trình hình thành tỷ giá.

          • 3.4.Các chế độ tỷ giá hối đoái.

          • 4.Rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng chứng từ.

            • 4.1.Khái niệm rủi ro tỷ giá.

            • 4.2.Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối nói chung và họat động tín dụng chứng từ nói riêng.

            • 5.1.Đối với hoạt động kinh doanh đối ngoại.

            • 5.2.Đối với ngân hàng.

            • 5.3.Đối với nền kinh tế.

            • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦU GIẤY.

              • 1.Thực trạng hoạt động tín dụng chứng từ tại NHCT Cầu Giấy.

              • 2.Áp dụng mô hình để phân tích.

                • 2.1.Ta xem xét đến L/C xuất.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan