1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)

148 600 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 3,81 MB

Nội dung

- Ô nhiễm không khí từ các dây chuyền sản xuất- Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải - Tiếng ồn sản xuất công nghiệp - Tiếng ồn từ các máy phát điện, quạt gió, compressor,… - Tiế

Trang 1

Lời Cam Đoan

Tôi xin cam đoan.Bản đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thật sự của cá nhân ,được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết ,nghiên cứu khảo sát,các

số liệu mô hình tính toán và những kết quả trong luận văn là trung thực và dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Chí Hiếu

TP.HCM, ngày 15 tháng 08 năm 2011

Sinh viên thực hiện

ĐẶNG THỊ DIỄM CHI

Trang 2

Lời cảm ơn

Đồ án tốt nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Môi Trường Kết quả đạt được trong đợt làm đồ án này ảnh hưởng tương đối lớn đối với kết quả học tập của mỗi sinh viên

Sau một khoảng thời gian học tập trên ghế nhà trường, em được các thầy cô giáo trong Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học dìu dắt và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí báu Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm này đã giúp ích cho em rất nhiều trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp

Khi thực hiện đồ án tốt nghiệp, em được tiếp cận với các vấn đề thực tế và vận dụng những hiểu biết của mình để giải quyết vấn đề cụ thể Thông qua đồ án tốt nghiệp, em được tìm hiểu kỹ và sâu hơn về các vấn đề môi trường, làm cơ sở quan trọng trong công tác chuyên môn sau khi ra trường

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đồ án; đặc biệt là cô giáo, Th.S Nguyễn Chí Hiếu đã có nhiều đóng góp ý kiến và hướng dẫn tận tình để em có thể hoàn thiện đồ án tốt nghiệp của mình

Xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn ủng hộ và động viên về tinh thần lẫn vật chất trong suốt thời gian theo học tại trường

Cảm ơn tập thể lớp 09HMT04 đã cùng sát cánh và giúp đỡ trong suốt các năm học

Xin cảm ơn tất cả!

TP.HCM, ngày 15 tháng 08 năm 2011

Sinh viên thực hiện

ĐẶNG THỊ DIỄM CHI

Trang 3

Mục lục

Mục lục i

Những chữ viết tắt trong luận văn v

Danh mục bảng biểu vi

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI-BÌNH ĐỊNH 3

1.1 Giới thiệu về khu công nghiệp Phú Tài - Bình Định 3

1.2 Điều kiện tự nhiên 6

1.2.1 Vị trí địa lý 6

1.2.2 Địa hình, địa mạo 6

1.2.3 Điều kiện khí hậu 6

1.2.4 Hải văn 7

1.2.5 Địa chất công trình 8

1.2.6 Địa chấn 8

1.3 Hiện trạng khu kinh tế 8

1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất 8

1.3.2 Phân vùng chức năng các loại hình công nghiệp 8

1.4 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường 9

1.4.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường 9

1.4.2 Biện pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường 10

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 11

2.1 Các phương pháp xử lí chung 11

2.1.1 Phương pháp xử lí cơ học 11

2.1.2 Phương pháp xử lí hóa học 14

2.1.3 Phương pháp xử lí hóa lí 17

2.1.4 Phương pháp xử lí sinh học 18

2.2 Một số khu công nghiệp điển hình 28

Trang 4

2.2.1 Khu công nghiệp Tân Tạo 28

2.2.2 Khu công nghiệp Biên Hòa II 30

2.2.3 Khu công nghiệp Linh Trung 1 31

2.2.4 Khu công nghiệp Việt-Sing 32

2.2.5 Khu công nghiệp Lê Minh Xuân .33

CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 35

3.1 Thành phần, tính chất nước thải 35

3.2 Lựa chọn quy trình công nghệ xử lý nước thải 36

3.3 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải 38

CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 41

4.1 Hố thu gom 41

4.2 Song chắn rác 42

4.3 Lưới chắn tinh 45

4.4 Bể điều hòa 46

4.5 Bể trộn 51

4.6 Bể phản ứng (tạo bông) 53

4.7 Bể lắng I 56

4.8 Bể trung hòa 59

4.9 Bể Aerotank 60

4.9.1 Đặc điểm nước thải cần cho quá trình thiết kế 61

4.9.2 Tính toán lượng bùn thải mỗi ngày 62

4.9.3 Xác định kích thước bể Aerotank 64

4.9.4 Xác định lưu lượng bùn thải 65

4.9.5 Xác định tỷ số tuần hoàn α 66

4.9.6 Xác định lượng oxy cung cấp cho bể aerotank theo BOD5 67

4.10 Bể lắng II 70

4.11 Hồ xử lý bổ sung 74

4.12 Bể tiếp xúc 76

Trang 5

4.13 Bể chứa bùn 78

4.14 Bể nén bùn 79

4.15 Máy ép bùn dây đai 82

4.16 Tính toán hóa chất 83

4.16.1 Bể chứa dung dịch axit 83

4.16.2 Bể chứa dung dịch NaOH 84

4.16.3 Bể chứa polymer 84

4.17 Thiết bị – đường ống 85

4.17.1 Đường ống 85

4.17.2 Bơm nước 85

4.17.2.1 Hố thu gom 85

4.17.2.2 Bể điều hòa 86

4.18 Bơm định lượng hóa chất 86

4.19 Bể SBR 89

4.19.1 Đặc điểm nước thải 90

4.19.2 Xác định chu kỳ vận hành của bể SBR 90

4.19.3 Xác định kích thước bể 91

4.19.4 Xác định thời gian lưu bùn 93

4.19.5 Xác định nồng độ MLVSS 95

4.19.6 Xác định bùn dư 95

4.19.7 Xác định tốc độ rút nước ra khỏi bể 96

4.19.8 Xác định tỉ số F/M và tải trọng BOD 97

4.19.9 Xác định lưu lượng oxy cần thiết 97

4.19.10 Thiết bị sục khí 98

4.19.11 Xác định một số thông số 98

4.19.12 Hiệu quả xử lý tinh theo BOD 99

4.19.13 Thiết bị rút nước trong 100

4.19.14 Thiết bị bơm bùn 100

4.19.15 Bổ điều khiển 102

Trang 6

4.20 Bể nén bùn 102

4.21 Bể chứa bùn 105

4.22 Máy ép bùn dây đai 105

CHƯƠNG 5: TÍNH KINH TẾ 106

5.1 Mô tả công trình 106

5.2 Phân tích giá thành 108

5.2.1 Cơ sở tính toán 108

5.2.2 Chi phí xây dựng 109

5.2.3 Chi phí máy móc – thiết bị 110

5.3 Chi phí hoạt động của hai phương án 114

5.4 Chi phí cho 1m3 nước thải 115

CHƯƠNG 6 : QUẢN LÝ VẬN HÀNH 119

6.1 Nghiệm thu công trình 119

6.2 Giai đoạn đưa công trình vào hoạt động 119

6.3 Những nguyên nhân phá hủy chế độ làm việc 120

6.4 Tổ chức quản ly và kỹ thuật an toàn 121

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 122

Phụ lục1: Catalogue về đĩa sục khí 124

Phụ lụ2 : Đặc tính một số máy thổi khí dạng Jet 125

Phụ lục3: Catalogue về bơm chìm 126

Phụ lục 4: Bơm định lượng tự điều chỉnh theo pH 128

Phụ lục5 : Lưu lượng kế hãng KROHNE 129

Phụ lục 6: Catalogue về thiết bị rút nước kiểu phao 130

Phụ lục 7 : Máy thổi khí 131

Phụ lục 8 :Catalogue về máy khuấy trộn của hãng PRO – Equipment, INC 132

Phụ lục 9 :Catalogue về máy ép băng tải của PRO – Equipment, INC 133

Tài liệu tham khảo 135

Trang 7

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

COD Biodegradable chemical

oxygen demand

Nhu cầu oxi hóa hóa học có thể phân

hủy sinh học

BOD5 Total 5-d biochemical oxygen

demand Tổng nhu cầu oxi hóa sinh học 5 ngày

COD Total chemical oxygen demand Nhu cầu oxi hóa học

nbCOD nonbiodegradable chemical

oxygen demand

Nhu cầu oxi hóa hóa học không thể

phân hủy sinh họcRBC Rotating biological contactors Đĩa quay sinh học

sBOD Solube 5-d biochemical oxygen

demand

Nhu cầu oxi hóa sinh học 5 ngày hòa

tanSBR Sequencing Batch Reactor Bể bùn hoạt tính từng mẻ

SVI Settled volume of sludge Chỉ số thể tích bùn

TSS Total suspended solids Tổng chất rắn lơ lửng

VSS Volatile suspended solids Chất rắn lơ lửng hòa tan

Trang 8

Danh mục bảng biểu

Bảng 1.1 : Hiện trạng sử dụng đất kinh tế

Bảng 3.1 : Tiêu chuẩn nước thải đầu vào và ra của trạm xử lí nước thải tập trung KCN Phú Tài - Bình Định

Bảng 4.1 : Thông số xây dựng bể thu gom

Bảng 4.2: Thông số tính toán cho song chắn rác làm sạch bằng thủ công

Bảng 4.3 : Thông số thiết kế song chắn rác

Bảng 4.4: Các thông số thiết kế lưới chắn rác ( hình nêm)

Bảng 4.5 : Catalogue về lưới chắn tinh của hãng PRO – Equipment

Bảng 4.6 : Đường kính theo vận tốc khí trong ống

Bảng 4.7 : Thông số xây dựng bể điều hòa

Bảng 4.8 : Liều lượng chất keo tụ

Bảng 4.9: Thông số xây dựng bể trộn chất keo tụ

Bảng 4.10: Thông số thiết kế bể phản ứng vách ngăn

Bảng 4.11: Thông số xây dựng bể phản ứng

Bảng 4.12: Thông số xây dựng bể lắng 1

Bảng 4.13: Thông số xây dựng bể trung hòa

Bảng 4.14: Các thông cơ bản tính toán aerotank kiểu xáo trộn hoàn toàn

Bảng 4.15: Hệ số động học cho quá trình bùn hoạt tính

Bảng 4.16: Kích thước điển hình của bể aerotank xáo trộn hoàn toàn

Bảng 4.17: Thông số xây dựng bể aerotank

Bảng 4.18: Thông số tính toán thiết kế bể lắng II

Bảng 4.19: Tổng hợp tính toán bể lắng đợt II

Bảng 4.20: Thông số xây dựng hồ xử lí bổ sung

Bảng 4.21: Thông số thiết kế bể tiếp xúc vách ngăn

Bảng 4.22 Thông số xây dựng bể chứa bùn

Bảng 4.23: Các số liệu cơ bản bể nén bùn

Bảng 4.24: Thông số xây dựng bể SBR

Bảng 4.25: Thông số xây dựng bể nén bùn (phương án II)

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cần thiết của đề tài

Đất nuớc đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh Để đạt được những mục tiêu đó Đảng và nhà nước ta đang từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp làm nền tảng vững chắc cho đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế

Quy mô của sự phát triển kinh tế là bao gồm cả tăng trưởng kinh tế trong trạng thái cân đối, bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển kinh tế trong tương lai

Hơn một thập kỷ qua, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế Cho đến nay trên khắp mọi miền của đất nước mọc lên nhiều nhà máy,

xí nghiệp góp phần đáng kể trong việc tăng doanh thu cho cả nước Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó Việt Nam đang phải đối mặt với một thực tế nan giải, đó là vấn

đề ô nhiễm môi trường Đây là một vấn đề thời sự bức xúc của xã hội, của các nhà quản lý, người sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Khu kinh tế Nhơn Hội tạo ra mối liên kết quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, là động lực thu hút đầu

tư, phát triển năng động Trong đó, dự án KCN Phú Tài được xác định là dự án tạo động lực phát triển KKT Nhơn Hội, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Định và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Cũng như những khu công nghiệp khác, khi đi vào hoạt động KCN Phú Tài sẽ phát sinh ra một khối lượng lớn các loại nước thải Nếu không giải quyết tốt việc thoát nước, xử lý nước thải , sẽ gây ô nhiễm đối với nguồn nước và dẫn tới những hậu quả xấu gây thiệt hại

về kinh tế cũng như môi trường sinh thái

Với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc thiết kế, xây dựng một KCN vững mạnh về kinh tế nhưng không làm ô nhiễm môi trường Em đã thực hiện đồ án

tốt nghiệp với đề tài“ Thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung KCN Phú Tài-Tỉnh Bình Định”.

Trang 11

2 Mục tiêu của đề tài

Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung có công suất 6000m3/ngày đêm đạt QCVN 24-2009, nước thải loại A

3 Nội dung đề tài

- Xác định lưu lượng, thành phần, đặc tính nước thải của KCN Phú Tài

- Lựa chọn CNXL nước thải phù hợp để xử lý thành phần ô nhiễm trong nước thải

- Tính toán các công trình đơn vị

- Thể hiện bản vẽ mặt bằng, mặt cắt, bản vẽ chi tiết các công trình hạng mục

- Tính toán chi phí xây dựng

4 Phương pháp thực hiện đề tài

- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về khu công nghiệp, tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước thải cho các khu công nghiệp qua các tài liệu chuyên ngành

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Thống kê, tổng hợp số liệu thu thập và phân tích để đưa ra công nghệ xử lý phù hợp

- Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý hiện có và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp

- Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, tính toán chi phí xây dựng, vận hành trạm xử lý

- Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc công nghệ xử

lý nước thải

5.Thời gian thực hiện đề tài

Đề tài thực hiện trong vòng 12 tuần kể từ ngày 30/5/2011 đến ngày 21/8/2011

6 Giới hạn của đề tài

Chỉ quan tâm đến các vấn đề về nước thải, không xử lý các vấn đề khí thải, chất thải rắn…

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP

PHÚ TÀI - BÌNH ĐỊNH

1.1.Giới thiệu về khu công nghiệp Phú Tài - Bình Định

Miền Trung lâu nay được nói đến nhiều là vùng đất đầy tiềm năng và lợi thế, tuy nhiên vẫn còn là vùng kém phát triển so với hai trung tâm lớn của đất nước Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước đầu tư các công trình trọng điểm, các kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội và với việc hình thành một số Khu kinh tế tại miền Trung đã thực sự tạo được sự khởi sắc cho vùng, khu vực miền Trung đã bắt đầu được nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu đăng ký đầu tư các dự án có quy mô lớn

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, khu kinh tế Phú Tài cùng với Quy Nhơn có vị trí địa lý kinh tế quan trọng, là cửa ngõ hướng ra hải phận quốc tế của vùng Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia và miền Trung Thái Lan thông qua tuyến Quốc

lộ 19

KCN Phú Tài nằm trên quốc lộ 1 nối 2 miền đất nước, quốc lộ 19 nối Quy Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 8 km, sân bay Phù Cát 35 km, ga Diêu Trì 20 km, cảng Quy Nhơn 10km, thủ tục đầu tư đơn giản, chính sách thông thoáng, ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo và 10% trong 10 năm nữa, các dịch vụ viễn thông đầy đủ và giá cho thuê đất hấp dẫn KCN Phú Tài sẽ là địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư lựa chọn

Dự án KCN Phú Tài được xác định là dự án tạo động lực phát triển KKT Nhơn Hội, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Định và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời, đánh dấu mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, mở ra cơ hội làm ăn giữa các doanh nghiệp TP.HCM và tỉnh Bình Định; tạo cơ hội cho người Việt Nam tiếp cận

và ứng dụng các loại thiết bị công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại

Trang 13

Dự kiến khi đi vào hoạt động, các nhà máy trong KCN Phú Tài sẽ tạo ra doanh

số khoảng 700 - 800 triệu USD/năm, nộp ngân sách từ 800 - 1.000 tỉ VND/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 25.000 - 30.000 lao động

Trang 14

Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Bình Định

Trang 15

1.2 Điều kiện tự nhiên

1.2.1 Vị trí địa lý

Khu kinh tế Phú Tài - bán đảo Phương Mai có vị trí địa lý được xác định trong khoảng toạ độ: từ 1090 11’ đến 1090 17’ Kinh độ Đông; từ 130 45’ đến 140 01’ Vĩ độ Bắc Được giới hạn như sau:

- Phía Bắc giáp Núi Bà, xã Cát Hải huyện Phù Cát

- Phía Nam giáp biển Đông

- Phía Tây giáp sông Phương Mai

- Phía Đông giáp biển Đông

Bao gồm các xã:

- Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải và khu vực 9 phường Hải Cảng thuộc Thành phố Quy Nhơn.Thôn Huỳnh Giảng, xã Phước Hòa thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn huyện Tuy Phước xã Cát Tiến, thôn Phú Hậu và thôn Chánh Hữu, xã Cát Chánh, thôn Vĩnh Hội và thôn Tân Thanh, xã Cát Hải, huyện Phù Cát

1.2.2 Địa hình, địa mạo

Bán đảo Phương Mai là một cồn cát ngang ổn định, chỗ rộng nhất là 4,5km, chỗ hẹp nhất là 1km Chiều dài của bán đảo khoảng 18km

Cao độ cao nhất là dãy núi Phương Mai ở phía Đông và phía Nam bán đảo là 315m Cao độ thấp nhất là -0,3m (khu ruộng nuôi tôm ở phía Tây bán đảo) Khu vực vũng Mai Hương có độ sâu từ 0,2 - 1m

Địa hình có hướng dốc về hai phía Tây của bán đảo, với độ dốc từ 0,5% đến 10% Phần bán đảo không bị ngập lụt rất thuận lợi cho việc xây dựng

1.2.3 Điều kiện khí hậu

Tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng nằm trong vùng khí hậu Trung Trung Bộ

- Mùa đông: ít lạnh rõ rệt, chỉ so với Huế đã chênh lệch 3-40C, chế độ mưa ẩm chỉ đạt vào loại trung bình, lượng mưa trung bình năm vào cỡ 1600mm-1700mm

Trang 16

- Mùa hè: Điều kiện nhiệt độ như Bình Trị Thiên (cũ), khá đồng đều, có bốn tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 28oC.

- Bão: Mùa mưa bão ở đây cũng rất dữ dội, thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 trong đó tháng 10 là tháng nhiều bão nhất

Nhận xét: Khí hậu nói chung có nhiều mặt thuận lợi hơn khí hậu Bình Trị Thiên, lượng mưa không quá nhiều, mùa Đông không có nhiệt độ quá thấp, nhiều nắng nhưng thời kỳ khô hạn cũng thường kéo dài gây nhiều khó khăn cho việc phát triển cây trồng ưa nước

+ Độ ẩm tương đối thấp nhất: 35,7%

+ Độ ẩm tương đối trung bình: 78%

+ Lượng mưa trung bình năm 1600mm - 1700mm

- Gió: Mùa Đông thịnh hành gió Tây Bắc đến Bắc Mùa hạ hướng gió Đông đến Đông Nam, nhưng chiếm ưu thế trong nửa đầu mùa hạ là hướng Tây đến Tây Bắc

Trang 17

Tổng diện tích đất khu quy hoạch: 12000 ha.

Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất khu kinh tế

Đất khu dân cư nông

1.3.2 Phân vùng chức năng các loại hình công nghiệp

Đất công nghiệp trong khu kinh tế Phú Tài có tổng diện tích 1000 ha (xây dựng toàn bộ trên cơ sở quỹ đất dành cho phát triển công ngiệp theo Điều chỉnh QHC thành phố Quy Nhơn), bao gồm:

- Khu công nghiệp Phú Tài là 400 ha được phân bổ như sau:

+ Khu số 1: diện tích khoảng 165 ha, nằm sát sông Mai Phương dự kiến bố trí nhóm ngành công nghiệp điện, điện tử và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật cao

Trang 18

+ Khu số 2: diện tích khoảng 115 ha, nằm phía núi Phương Mai dự kiến bố trí nhóm ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo thiết bị phụ tùng phục vụ công - nông nghiệp, lắp ráp - phụ tùng ôtô, xe máy.

+ Khu số 3: diện tích khoảng 135 ha, nằm phía núi Phương Mai dự kiến bố trí nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

+ Khu số 4: diện tích khoảng 135 ha, nằm ở về phía Nam tuyến đường trục Quy Nhơn - Nhơn Hội, dự kiến bố trí nhóm ngành công nghiệp hoá chất và các kho bãi phục vụ công nghiệp

+ Khu số 5: diện tích khoảng 120 ha, nằm kề cận khu số 3, dự kiến bố trí nhóm ngành công nghiệp khác (chế biến gỗ, lâm đặc sản xuất khẩu, bao bì, trang bị TDTT, vv…) + Bên cạnh đó còn bố trí trung tâm điều hành khu công nghiệp dọc theo tuyến trục Đông - Tây, hướng về phía sông Mai Phương, có quy mô diện tích khoảng 10 ha

1.4 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường

1.4.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường

Các nguồn có khả năng gây ra ô nhiễm trong quá trình hoạt động của KCN bao gồm:

- Nước mưa thu gom trên toàn diện tích dự án

- Nước thải sinh hoạt của toàn bộ số người làm việc và sinh sống trong KCN

- Nước thải công nghiệp tạo ra từ quá trình sản xuất khác nhau của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN

- Nước thải từ các công trình hạ tầng dịch vụ: xử lý nước cấp, khu nhiên liệu

- Khói thải từ quá trình đốt nhiên liệu: máy phát điện, đốt khí gas

Trang 19

- Ô nhiễm không khí từ các dây chuyền sản xuất

- Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải

- Tiếng ồn sản xuất công nghiệp

- Tiếng ồn từ các máy phát điện, quạt gió, compressor,…

- Tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải

- Từ trạm xử lý nước thải cục bộ và tập trung

1.4.2 Biện pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường

Môi trường nước

Hệ thống thoát nước trong KCN được thiết kế theo hai hệ thống riêng

- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải công nghiệp quy ước sạch

- Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp

Môi trường khí

Sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau:

- Hoàn thiện công nghệ, sử dụng công nghệ không có hoặc

ít chất thải

- Sử dụng cây xanh để hạn chế ô nhiễm không khí

Trang 20

- Sử dụng thiết bị xử lý ô nhiễm không khí

Chất thải rắn và chất thải nguy hại

Vấn đề xử lý chất thải rắn được giải quyết như sau:

- Thu gom cục bộ tại mỗi nhà máy

- Chuyển chất thải rắn ra khỏi KCN

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ NƯỚC THẢI KCN

2.1 Các phương pháp xử lí chung

2.1.1 Phương pháp xử lí cơ học

Xử lý cơ học (hay còn gọi là xử lý bậc I) nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất không tan (rác, cát nhựa, dầu mỡ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi…) ra khỏi nước thải; điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

Các công trình xử lý cơ học xử lý nước thải thông dụng:

2.1.1.1 Song chắc rác

Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại các miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn như: nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác, đồng thời bảo vệ các công trình bơm, tránh ách tắc đường ống, mương dẫn

Trang 21

Hình 2.1: Song chắn rác cơ giới

Dựa vào khoảng cách các thanh, song chắn được chia thành 2 loại:

* Song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 ÷100mm

* Song chắn mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 ÷25mm

Trang 22

2.1.1.2 Lưới lọc

Lưới lọc dùng để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ, thu hồi các thành phần quý không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thước nhỏ Kích thước mắt lưới từ 0,5÷1,0mm

Lưới lọc thường được bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay tròn (hay còn gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình dĩa

2.1.3.2 Bể lắng cát

Bể lắng cát đặt sau song chắn, lưới chắn và đặt trước bể điều hòa, trước bể lắng đợt I Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô nặng như cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh, kim loại, tro tán, thanh vụn, vỏ trứng… để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý tiếp theo Bể lắng cát gồm 3 loại:

Trang 23

phá hủy cấu trúc bùn hoạt tính trong bể Aerotank, gây khó khăn trong quá trình lên men cặn.

2.1.3.4 Bể điều hòa

Bể điều hòa được dùng để duy trì dòng thải và nồng độ vào công trình xử lý

ổn định, khắc phục những sự cố vận hành do sự dao động về nồng độ và lưu lượng của nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lý sinh học Bể điều hòa có thể được phân loại như sau:

* Bể điều hòa lưu lượng

Bể lắng được chia làm 3 loại:

* Bể lắng ngang (có hoặc không có vách nghiêng):

Hình 2.3: Bể lắng ngang

Trang 24

* Bể lắng đứng: mặt bằng là hình tròn hoặc hình vuông Trong bể lắng hình tròn nước chuyển động theo phương bán kính (radian).

* Bể lắng li tâm: mặt bằng là hình tròn Nước thải được dẫn vào bể theo chiều

từ tâm ra thành bể rồi thu vào máng tập trung rồi dẫn ra ngoài

2.1.3.6 Bể lọc

Công trình này dùng để tách các phần tử lơ lửng, phân tán có trong nước thải với kích thước tương đối nhỏ sau bể lắng bằng cách cho nước thải đi qua các vật liệu lọc như cát, thạch anh, than cốc, than bùn, than gỗ, sỏi nghiền nhỏ… Bể lọc thường làm việc với hai chế độ lọc và rửa lọc Quá trình lọc chỉ áp dụng cho các công nghệ xử lý nước thải tái sử dụng và cần thu hồi một số thành phần quí hiếm có trong nước thải Các loại bể lọc được phân loại như sau:

Trang 25

Phương pháp đông tụ-keo tụ là quá trình thô hóa các hạt phân tán và nhũ tương, độ bền tập hợp bị phá hủy, hiện tượng lắng xảy lắng.

Sử dụng đông tụ hiệu quả khi các hat keo phân tán có kích thước 1-100µm Để tạo đông tụ, cần có thêm các chất đông tụ như:

 Phèn nhôm Al2(SO4)3.18H2O Độ hòa tan của phèn nhôm trong nước ở

đó làm giảm được lượng chất đông tụ, tăng hiệu quả xử lý Hiện tượng đông tụ xảy

ra không chỉ do tiếp xúc trực tiếp mà còn do tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ bị hấp phụ theo các hạt lơ lửng Khi hòa tan vào nước thải, chất keo tụ

có thể ở trạng thái ion hoặc không ion, từ đó ta có chất keo tụ ion hoặc không ion

Trang 26

Hình 2.5: Quá trình tạo bông cặn của các hạt keo

2.1.3.3 Trung hòa

Nước thải của một số ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp hóa chất, do các quá trình công nghệ có thể có chứa các acid hoặc bazơ, có khả năng gây ăn mòn vật liệu, phá vỡ các quá trình sinh hóa của các công trình xử lý sinh học, đồng thời gây các tác hại khác, do đó cần thực hiện quá trình rung hòa nước thải

Các phương pháp trung hòa bao gồm:

* Trung hòa lẫn nhau giữa nước thải chứa acid và nước thải chứa kiềm

* Trung hòa dịch thải có tính acid, dùng các loại chất kiềm như: NaOH, KOH, NaCO3, NH4OH, hoac lọc qua các vật liệu trung hòa như CaCO3, dolomit,…

* Đối với dịch thải có tính kiềm thì trung hòa bởi acid hoặc khí acid

Để lựa chọn tác chất thực hiện phản ứng trung hòa, cần dựa vào các yếu tố:

* Loại acid hay bazơ có trong nước thải và nồng độ của chúng

* Độ hòa tan của các muối được hình thành do kết quả phản ứng hóa học

2.1.3.4 Oxy hoá khử

Đa số các chất vô cơ không thể xử lý bằng phương pháp sinh hóa được, trừ các trường hợp các kim loại nặng như: Cu, Zn, Pb, Co, Fe, Mn, Cr,…bị hấp phụ vào bùn hoạt tính Nhiều kim loại như : Hg, As,…là những chất độc, có khả năng gây hại đến sinh vật nên được xử lý bằng phương pháp oxy hóa khử Có thể dùng các tác nhân oxy hóa như Cl2, H2O2, O2 không khí, O3 hoặc pirozulite ( MnO2) Dưới tác dụng oxy hóa, các chất ô nhiểm độc hại sẽ chuyển hóa thành những chất ít độc hại hơn và được loại ra khỏi nước thải

2.1.3.5 Điện hóa

Cơ sở của sự điện phân gồm hai quá trình: oxy hóa ở anod và khử ở catod Xử

lý bằng phương pháp điện hóa rất thuận lợi đối với những loại nước thải có lưu lượng nhỏ và ô nhiễm chủ yếu do các chất hữu cơ và vô cơ đậm đặc Ưu điểm :

* Không cần pha loãng sơ bộ nước thải

* Không cần tăng thành phần muối của chúng

* Có thể tận dụng lại các sản phẩm quý chứa trong nước thải

Trang 27

và vô cơ hòa tan, có một số ưu điểm như:

Loại được các hợp chất hữu cơ không bị oxi hóa sinh học

* Không cần theo dõi các hoạt động của vi sinh vật

* Có thể thu hồi các chất khác nhau

* Hiệu quả xử lý cao và ổn định hơn

2.1.3.1 Tuyển nổi

Là quá trình dính bám phân tử của các hạt chất bẩn đối với bề mặt phân chia của hai pha khí-nước và xảy ra khi có năng lượng tự do trên bề mặt phân chia, đồng thời cũng do các hiện tượng thấm ướt bề mặt xuất hiện theo chu vi thấm ướt ở những nơi tiếp xúc khí-nước-

* Tuyển nổi dạng bọt: được sử dụng để tách ra khỏi nước thải các chất không tan và làm giảm một phần nồng độ của một số chất hòa tan

* Phân ly dạng bọt: được ứng dụng để xử lý các chất hòa tan có trong nước thải, ví dụ như chất hoạt động bề mặt

Ưu điểm của phương pháp tuyển nổi là có thể thu cặn với độ ẩm nhỏ, có thể thu tạp chất Phương pháp tuyển nổi được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như: tơ sợi nhân tạo, giấy cellulose, thực phẩm,…

Trang 28

Hình 2.6: Bể tuyển nổi kết hợp với cô đặc bùn

2.1.3.3 Trích ly

Phương pháp tách chất bẩn hữu cơ hòa tan chứa trong nước bằng cách trộn lẫn với dung môi nào đó, trong đó, chất hữu cơ hòa tan vào dung môi tốt hơn vào nước

2.1.3.4 Trao đổi ion

Các chất cấu thành pha rắn, mà trên đó xảy ra sự trao đổi ion, gọi là ionit Các ionit có thể có nguồn gốc nhân tạo hay tự nhiên, là hữu cơ hay vô cơ và có thể được tái sinh để sử dụng liên tục Được sử dụng để loại các ion kim loại trong nước thải

2.1.4 Phương pháp xử lý sinh học

Thực chất của phương pháp sinh học để xử lý nước thải là sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải Chúng chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan và những chất dễ phân hủy sinh học thành những sản phẩm cuối cùng như : CO2, H2O,NH4, Chúng sử dụng một số hợp

Trang 29

chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng nhằm duy trì quá trình, đồng thời xây dựng tế bào mới.

Công trình xử lý sinh học thường được đặt sau khi nước thải đã được xử lý sơ

bộ qua các quá trình xử lý cơ học, hóa học, hóa lý

2.1.4.1 Công trình xử lý trong điều kiện tự nhiên

Ao hồ sinh học ( ao hồ ổn định nước thải)

Đây là phương pháp xử lý đơn giản nhất và đã được áp dụng từ xưa Phương pháp này cũng không yêu cầu kỹ thuật cao, vốn đầu tư ít, chí phí hoạt động rẻ tiền, quản lý đơn giản và hiệu quả cũng khá cao.Quy trình được tóm tắt như sau:

Nước thải→ loại bỏ rác, cát sỏi, → Các ao hồ ổn định→ Nước đã xử lý

Trang 30

Thực chất của quá trình xử lý là: khi lọc nước thải qua đất các chất rắn lơ lửng

và keo sẽ bị giữ lại ở lớp trên cùng Những chất này tạo ra một màng gồm rất nhiều

vi sinh vật bao bọc trên bề mặt các hạt đất, màng này sẽ hấp phụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải Những vi sinh vật sẽ xử dụng ôxy của không khí qua các khe đất và chuyển hóa các chất hữu cơ thành các hợp chất khoáng

• Cánh đồng tưới

• Cánh đồng lọc

Hình 2.8 : Xử lý nước thải bằng đất

2.1.4.2 Công trình xử lý sinh học hiếu khí.

Xử lý sinh học trong điều kiện hiếu khí có thể kể đến hai quá trình cơ bản : –Quá trình xử lý sinh trưởng lơ lửng

–Quá trình xử lý sinh trưởng bám dính

Các công trình tương thích của quá trình xử lý sinh học hiếu như: bể Aerotank bùn hoạt tính (vi sinh vật lơ lửng), bể thổi khí sinh học tiếp xúc (vi sinh vật dính bám), bể lọc sinh học, tháp lọc sinh học, bể sinh học tiếp xúc quay…

Bể phản ứng sinh học hiếu khí – Aerotank

Trang 31

Quá trình xử lý nước thải sử dụng bùn hoạt tính dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí Trong bể Aerotank, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân

đế cho vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính Bùn hoạt tính là các bông cặn có mầu nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải và là nơi cư trú để phát triển của vô số vi khuẩn và vi sinh vật sống khác Các vi sinh vật đồng hoá các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho sự sống Trong quá trình phát triển vi sinh vật sử dụng các chất để sinh sản và giải phóng năng lượng, nên sinh khối của chúng tăng lên nhanh Như vậy các chất hữu cơ có trong nước thải được chuyển hoá thành các chất vô cơ như H2O, CO2 không độc hại cho môi trường

Quá trình sinh học có thể diễn tả tóm tắt như sau :

Chất hữu cơ + vi sinh vật + ôxy ⇒ NH3 + H2O + năng lượng + tế bào mớihay có thể viết :

Chất thải + bùn hoạt tính + không khí ⇒ Sản phẩm cuối + bùn hoạt tính dư

Một số loại bể aerotank thường dùng trong xử lý nước thải:

Hình 2.9: sơ đồ công nghệ đối với bể Aerotank truyền thống

Bể Aerotank tải trọng cao:

Hoạt động của bể aerotank tải trọng cao tương tự như bể có dòng chảy nút, chịu được tải trọng chất bẩn cao và cho hiệu suất làm sạch cũng cao, sử dụng ít năng lượng, lượng bùn sinh ra thấp

Trang 32

Nước thải đi vào có độ nhiễm bẩn cao, thường là BOD>500mg/l tải trọng bùn hoạt tính là 400 – 1000mg BOD/g bùn (không tro) trong một ngày đêm.

Bể Aerotank có hệ thống cấp khí giảm dần theo chiều dòng chảy (bể có dòng chảy nút )

Nồng độ chất hữu cơ vào bể Aerotank được giảm dần từ đầu đến cuối bể do đó nhu cầu cung cấp ôxy cũng tỉ lệ thuận với nồng độ các chất hữu cơ Ưu điểm :

- Giảm được lượng không khí cấp vào tức giảm công suất của máy thổi khí

- Không có hiện tượng làm thoáng quá mức làm ngăn cản

sự sinh trưởng của vi khuẩn khử các hợp chất chứa Nitơ

- Có thể áp dụng ở tải trọng cao (F/M cao), chất lượng nước

Trang 33

Tuần hoàn bùn

Bể Aerotank Ngăn tái sinh bùn hoạt tính Ngăn tiếp xúc

Bể lắng

đợt 1

Nước thải

Xả bùn tươi

nguồn tiếp nhận

Bể lắng đợt 2

Xả bùn hoạt tính thừa

Xả ra

Hình 2.10 : Sơ đồ làm việc của bể Aerotank cĩ ngăn tiếp xúc.

Ưu điểm của dạng bể này là bể Aerotank cĩ dung tích nhỏ, chịu được sự dao động của lưu lượng và chất lượng nước thải, cĩ thể ứng dụng cho nước thải cĩ hàm lượng keo cao

Bể thơng khí kéo dài

Khi nước thải cĩ tỉ số F/M ( tỉ lệ giữa BOD5 và bùn hoạt tính-mgBOD5/mg bùn hoạt tính) thấp, tải trọng thấp, thời gian thơng khí thường là 20-30h

Tuần hoàn bùn hoạt tính

Bể Aerotank làm thoáng kéo dài

20 -30 giờ lưu nươc trong bể Nước thải

Lưới chắn rác

Bể lắng đợt 2

Xả ra nguồn tiếp nhận

Định kỳ xả bùn hoạt tính thừa

Hình 2.11: Sơ đồ làm việc của bể Aerotank làm thống kéo dài.

Bể Aerotank khuấy trộn hồn chỉnh :

Trang 34

Xả bùn tươi

Bể lắng

Xả ra Máy khuấy bề mặt

Hình 2.12 : Sơ đồ làm việc của bể Aerotank khuấy trộn hồn chỉnh.

Ưu điểm: pha lỗng ngay tức khắc nồng độ của các chất ơ nhiễm trong tồn thể tích bể, khơng xảy ra hiện tượng quá tải cục bộ ở bất cứ phần nào của bể, áp dụng thích hợp cho loại nước thải cĩ chỉ số thể tích bùn cao, cặn khĩ lắng

Oxytank

Dựa trên nguyên lý làm việc của aerotank khuấy đảo hồn chỉnh người ta thay khơng khí nén bằng cách sục khí oxy tinh khiết

Hình 2.13: Oxytank

Trang 35

Ưu điểm:

- Hiệu suất cao nên tăng được tải trọng BOD

- Giảm bùn đáng kể trong quátrình xử lý

Mương oxy hóa

Mương ôxy hóa là dạng cải tiến của bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh có dạng vòng hình chữ O làm việc trong chế độ làm thoáng kéo dài với dung dịch bùn hoạt tính lơ lửng trong nước thải chuyển động tuần hoàn liên tục trong mương

Lọc sinh học – Biofilter

Là công trình được thiết kế nhằm mục đích phân hủy các vật chất hữu cơ có trong nước thải nhờ quá trình ôxy hóa diễn ra trên bề mặt vật liệu tiếp xúc Trong bể chứa đầy vật liệu tiếp xúc, là giá thể cho vi sinh vật sống bám Có 2 dạng:

- Bể lọc sinh học nhỏ giọt: là bể lọc sinh học có vật liệu lọc không ngập trong nước Giá trị BOD của nước thải sau khi làm sạch đạt tới 10 ÷ 15mg/l với lưu lượng nước thải không quá 1000 m3/ngđ

- Bể lọc sinh học cao tải: lớp vật liệu lọc được đặt ngập trong nước Tải trọng nước tới10 ÷ 30m3/m2ngđ tức là gấp 10 ÷ 30 lần ở bể lọc nhỏ giọt

Tháp lọc sinh học cũng có thể được xem như là một bể lọc sinh học nhưng có chiều cao khá lớn

Trang 36

Hình 2.14 : Bể lọc sinh học nhỏ giọt

Đĩa quay sinh học RBC ( Rotating biological contactors)

RBC gồm một loại đĩa tròn xếp liền nhau bằng polystyren hay PVC Những đĩa này được nhúng chìm trong nước thải và quay từ từ Trong khi vận hành, sinh vật tăng trưởng sẽ dính bám vào bề mặt đĩa và hình thành một lớp màng nhày trên toàn bộ bề mặt ướt của đĩa

Đĩa quay làm cho sinh khối luôn tiếp xúc với chất hữu cơ trong nước thải và với không khí để hấp thụ oxy, đồng thời tạo sự trao đổi oxy và duy trì sinh khối trong điều kiện hiếu khí

Bể sinh học theo mẻ SBR ( Sequence Batch Reactor)

SBR là một dạng của bể Aerotank Khi xây dựng bể SBR nước thải chỉ cần đi qua song chắn, bể lắng cát và tách dầu mỡ nếu cần, rồi nạp thẳng vào bể Ưu điểm

là khử được các hợp chất chứa nitơ, photpho khi vận hành đúng các quy trình hiếu khí, thiếu khí và yếm khí

Bể SBR hoạt động theo 5 pha:

– Pha làm đầy ( fill ): thời gian bơm nước vào kéo dài từ 1-3 giờ

Dòng nước thải được đưa vào bể trong suốt thời gian diễn ra pha làm đầy Trong bể phản ứng hoạt động theo mẻ nối tiếp nhau, tuỳ theo mục tiêu xử lý, hàm lượng BOD đầu vào, quá trình làm đầy có thể thay đổi linh hoạt: làm đầy – tĩnh, làm đầy – hòa trộn, làm đầy – sục khí

Trang 37

− Pha phản ứng, thổi khí ( React ): Tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải

và bùn hoạt tính bằng sục khí hay làm thoáng bề mặt để cấp ôxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, thường khoảng 2 giờ Trong pha phản ứng, quá trình nitrat hóa có thể thực hiện, chuyển Nitơ từ dạng N-NH3 sang N-NO22- và nhanh chóng chuyển sang dạng N-NO3-

− Pha lắng (settle): Lắng trong nước Quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả thủy lực của bể đạt 100% Thời gian lắng trong và cô đặc bùn thường kết thúc sớm hơn 2 giờ

− Pha rút nước ( draw): khoảng 0.5 giờ

− Pha chờ : Chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian vận hành 4 quy trình trên và vào số lượng bể, thứ tự nạp nước nguồn vào bể

Xả bùn dư là một giai đoạn quan trọng không thuộc 5 giai đoạn cơ bản trên, nhưng nó cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất của hệ Lượng và tần suất xả bùn được xác định bởi năng sất yêu cầu, cũng giống như hệ hoạt động liên tục thông thường Trong hệ hoạt động gián đoạn, việc xả bùn thường được thực hiện ở giai đoạn lắng hoặc giai đoạn tháo nước trong Đặc điểm duy nhất là ở bể SBR không cần tuần hoàn bùn hoạt hoá Hai quá trình làm thoáng và lắng đều diễn ra ở ngay trong một

bể, cho nên không có sự mất mát bùn hoạt tính ở giai đoạn phản ứng và không phải tuần hoàn bùn hoạt tính từ bể lắng để giữ nồng độ

Trang 38

Hiệu quả xử lý phụ thuộc vào nhiệt độ nước thải, pH, nồng độ MLSS Nhiệt

độ thích hợp cho phản ứng sinh khí là từ 32 ÷ 35 oC

Ưu điểm nổi bật của quá trình xử lý kỵ khí là lượng bùn sản sinh ra rất thấp, vì thế chi phí cho việc xử lý bùn thấp hơn nhiều so với các quá trình xử lý hiếu khí.Trong quá trình lên men kỵ khí, thường có 4 nhóm vi sinh vật phân hủy vật chất hữu cơ nối tiếp nhau:

- Các vi sinh vật thủy phân (Hydrolytic) phân hủy các chất hữu cơ dạng polyme như các polysaccharide và protein thành các monomer Kết quả của sự “bẻ gãy” mạch cacbon này chưa làm giảm COD

- Các monomer được chuyển hóa thành các axit béo (VFA) với một lượng nhỏ H2 Các axit chủ yếu là Acetic, propionic và butyric với những lượng nhỏ của axit Valeric Ơ giai đoạn axit hóa này, COD có giảm đi đôi chút (không quá 10%)

- Tất cả các axit có mạch carbon dài hơn axit acetic được chuyển hóa tiếp thành acetac và H2 bởi các vi sinh vật Acetogenic

Phương pháp kị khí với sinh trưởng lơ lửng

Bể lên men có thiết bị trộn và bể lắng riêng

Quá trình này cung cấp phân ly và hoàn lưu các vi sinh vật giống, do đó cho phép vận hành quá trình ở thời gian lưu từ 6 ÷ 12 giờ

Cần thiết bị khử khí (Degasifier) giảm thiểu tải trọng chất rắn ở bước phân ly

Để xử lý ở mức độ cao, thời gian lưu chất rắn được xác định là 10 ngày ở nhiệt độ 32oC, nếu nhiệt độ giảm đi 11oC, thời gian lưu đòi hỏi phải tăng gấp đôi

Blanket)

Nước thải được đưa trực tiếp vào phía dưới đáy bể và được phân phối đồng đều, sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học dạng hạt nhỏ (bông bùn) và các chất hưũ cơ bị phân hủy

Trang 39

Các bọt khí mêtan và NH3, H2S nổi lên trên và được thu bằng các chụp thu khí

để dẫn ra khỏi bể Nước thải tiếp theo đó chuyển đến vùng lắng của bể phân tách 2 pha lỏng và rắn Sau đó ra khỏi bể, bùn hoạt tính thì hoàn lưu lại vùng lớp bông bùn Sự tạo thành bùn hạt và duy trì được nó rất quan trọng khi vận hành UASB.Thường cho thêm vào bể 150 mg/l Ca2+ để đẩy mạnh sự tạo thành hạt bùn và 5

÷ 10 mg/l Fe2+ để giảm bớt sự tạo thành các sợi bùn nhỏ Để duy trì lớp bông bùn ở trạng thái lơ lửng, tốc độ dòng chảy thường lấy khoảng 0,6 ÷ 0,9 m/h

Hình 2.16: Bể UASB

*Phương pháp kị khí với sinh trưởng gắn kết

mang hữu cơ (ANAFIZ)

Lọc kỵ khí gắn với sự tăng trưởng các vi sinh vật kỵ khí trên các giá thể Bể lọc có thể được vận hành ở chế độ dòng chảy ngược hoặc xuôi

Giá thể lọc trong quá trình lưu giữ bùn hoạt tính trên nó cũng có khả năng phân ly các chất rắn và khí sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa

Trang 40

- Khởi động nhanh chóng

- Không tẩy trôi các quần thể sin học bám dính trên vật liệu

- Có khả năng thay đổi lưu lượng trong giới hạn tốc độ chất lỏng

2.2 Một số khu công nghiệp điển hình

2.2.1 Khu công nghiệp Tân Tạo

∗ Thông số cơ bản:

- Lưu lượng nước thải thiết kế:

Tổng lưu lượng nước thải: 6000m3/ngđ

Lưu lượng trung bình giờ ( 24h) : 250 m3/h

Lưu lượng tối đa: 400 m3/2h

- Trạm XLNT đượcthiết kế theo các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

Ngày đăng: 18/02/2014, 14:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng TCXD 51-84, Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình, TPHCM, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình
2. Hoàng Hữu Huệ, Thoát nước, tập 2 – Xử lý nước thải, NXB Khoa học và Kỹ thuậtọ, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thoát nước, tập 2 – Xử lý nước thải
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuậtọ
3. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân, Xử lý nước thải dô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình , NXB Đại học Quốc gia TPHCM, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải dô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia TPHCM
4. Lê Dung, Trần Đức Hạ, Máy bơm nước và các thiết bị cấp thoát nứơc, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Máy bơm nước và các thiết bị cấp thoát nứơc
Nhà XB: NXB Xây dựng
5. Lương Đức Phẩm, Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, NXB Giáo dục, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Metcalf & Eddy, Wastewater Engineering – treatment, disposal and reuse, third edition, Mc.Graw Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Wastewater Engineering – treatment, disposal and reuse
7. Metcalf & Eddy, Wastewater Engineering – treatment and reuse, fourth edition, Mc.Graw Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Wastewater Engineering – treatment and reuse
8. Nguyễn Ngọc Dung, Xử lý nước cấp, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước cấp, NXB Xây dựng
Nhà XB: NXB Xây dựng"
9. Nguyễn Văn Lụa, Các quá trình và thiết bị cơ học, tập 1 – Khuấy – lắng lọc, trường ĐH Bách Khoa TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quá trình và thiết bị cơ học, tập 1 – Khuấy – lắng lọc
10.Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống cấp nước sạch, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán thiết kế các công trình trong hệ thống cấp nước sạch
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
11.Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây dựng, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải
Nhà XB: NXB Xây dựng
12.Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Báo cáo chi tiết đánh giá tác động môi trường dự án Khu Công Nghệ Cao TPHCM, tháng 2- 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chi tiết đánh giá tác động môi trường dự án Khu Công Nghệ Cao TPHCM
13.W.Wesley Eckenfelder, Industrial Water Pollution Control, 1989 Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Industrial Water Pollution Control

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất khu kinh tế - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Bảng 1.1 Hiện trạng sử dụng đất khu kinh tế (Trang 17)
Hình 2.1: Song chắn rác cơ giới - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Hình 2.1 Song chắn rác cơ giới (Trang 21)
Lưới lọc thường được bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay trịn (hay cịn gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình dĩa. - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
i lọc thường được bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay trịn (hay cịn gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình dĩa (Trang 22)
Hình 2.3: Bể lắng ngang - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Hình 2.3 Bể lắng ngang (Trang 23)
Hình 2.6: Bể tuyển nổi kết hợp với cơ đặc bùn - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Hình 2.6 Bể tuyển nổi kết hợp với cơ đặc bùn (Trang 28)
Hình 2.9: sơ đồ cơng nghệ đối với bể Aerotank truyền thống - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Hình 2.9 sơ đồ cơng nghệ đối với bể Aerotank truyền thống (Trang 31)
Hình 2.11: Sơ đồ làm việc của bể Aerotank làm thống kéo dài. - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Hình 2.11 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank làm thống kéo dài (Trang 33)
Hình 2.1 2: Sơ đồ làm việc của bể Aerotank khuấy trộn hồn chỉnh. - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Hình 2.1 2: Sơ đồ làm việc của bể Aerotank khuấy trộn hồn chỉnh (Trang 34)
Hình 2.1 4: Bể lọc sinh học nhỏ giọt - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Hình 2.1 4: Bể lọc sinh học nhỏ giọt (Trang 36)
Hình 2.1 7: Sơ đồ cơng nghệ khu cơng nghiệp Tân Tạo - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Hình 2.1 7: Sơ đồ cơng nghệ khu cơng nghiệp Tân Tạo (Trang 41)
Hình 2.18: Sơ đồ cơng nghệ khu cơng nghiệp Biên Hịa II - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Hình 2.18 Sơ đồ cơng nghệ khu cơng nghiệp Biên Hịa II (Trang 42)
Hình 2.18: Sơ đồ cơng nghệ khu cơng nghiệp Linh Trung 1 - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Hình 2.18 Sơ đồ cơng nghệ khu cơng nghiệp Linh Trung 1 (Trang 43)
Hình 2.19: Sơ đồ cơng nghệ khu cơng nghiệp Việt – Sing - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Hình 2.19 Sơ đồ cơng nghệ khu cơng nghiệp Việt – Sing (Trang 44)
Hình 2.20: Sơ đồ cơng nghệ khu cơng nghiệp Lê Minh Xuân - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Hình 2.20 Sơ đồ cơng nghệ khu cơng nghiệp Lê Minh Xuân (Trang 45)
Bảng 4.1: “Thơng số xây dựng hố thu gom” - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Bảng 4.1 “Thơng số xây dựng hố thu gom” (Trang 55)
Bảng 4.2: “Thơng số tính tốn cho song chắn rác làm sạch bằng thủ cơng’’ - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Bảng 4.2 “Thơng số tính tốn cho song chắn rác làm sạch bằng thủ cơng’’ (Trang 55)
Bảng 4.4: “Các thơng số thiết kế lưới chắn rác ( hình nêm)” - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Bảng 4.4 “Các thơng số thiết kế lưới chắn rác ( hình nêm)” (Trang 58)
Bảng 4. 6: ‘‘ Đường kính theo vận tốc khí trong ống ’’ - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Bảng 4. 6: ‘‘ Đường kính theo vận tốc khí trong ống ’’ (Trang 60)
Bảng 4. 7: “Thơng số xây dựng bể điều hịa” - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Bảng 4. 7: “Thơng số xây dựng bể điều hịa” (Trang 64)
Bảng 4.12: “Thơng số xây dựng bể lắng 1” - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Bảng 4.12 “Thơng số xây dựng bể lắng 1” (Trang 72)
Bảng 4.14: ‘‘Các thơng cơ bản tính tốn aerotank kiểu xáo trộn hồn tồn” - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Bảng 4.14 ‘‘Các thơng cơ bản tính tốn aerotank kiểu xáo trộn hồn tồn” (Trang 73)
Bảng 4.15: ‘‘Hệ số động học cho quátrình bùn hoạt tín h” - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Bảng 4.15 ‘‘Hệ số động học cho quátrình bùn hoạt tín h” (Trang 75)
Hình 4.1: Sơ đồ hoạt động của Aerotank - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Hình 4.1 Sơ đồ hoạt động của Aerotank (Trang 79)
Bảng 4.18: ‘‘Thơng số tính tốn thiết kế bể lắng II ’’ - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Bảng 4.18 ‘‘Thơng số tính tốn thiết kế bể lắng II ’’ (Trang 84)
Bảng 4.19: ‘‘Tổng hợp tính tốn bể lắng đợt II.” - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Bảng 4.19 ‘‘Tổng hợp tính tốn bể lắng đợt II.” (Trang 87)
Bảng 4.22 “Thơng số xây dựng bể chứa bùn” - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Bảng 4.22 “Thơng số xây dựng bể chứa bùn” (Trang 91)
Bảng 4.24: “Thơng số xây dựng bể SBR.” - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Bảng 4.24 “Thơng số xây dựng bể SBR.” (Trang 111)
Bảng 4.25: “Thơng số xây dựng bể nén bùn theo phương án II.” - thiết kế trạm xử lí nước thải tập trung kcn phú tài-tỉnh bình định (1)
Bảng 4.25 “Thơng số xây dựng bể nén bùn theo phương án II.” (Trang 117)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w