tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho khu công nghiệp tam Phước
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: THS. TRẦN THANH QUỲNH 1.1 Đặt vấn đề Nước ta thuộc nhóm các nước đang phát triển và đang trên đà hội nhập với thế giới. Vì vậy, các hoạt động kinh tế ngày càng phát triển đặc biệt là sự phát triển của công nghiệp. Những Khu công nghiệp, Khu chế xuất mọc lên rất nhiều trong thời gian ngắn, thu hút nhiều lao động tạo điều kiện phát triển kinh tế cho đất nước, đòa phương. Cùng với sự phát triển về kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường được đặt ra, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp không bền vững. Trong đó việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lí, cùng với sự bùng nổ về dân số, ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao đã dẫn đến môi trường bò ô nhiễm nghiêm trọng. Trong quá trình hoạt động và phát triển công nghiệp đã phát sinh nhiều loại chất thải làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí … Bên cạnh đó, lượng chất thải này quá lớn nên vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường, lượng chất thải tồn đọng trong môi trường ngày càng nhiều khiến chất lượng môi trường ô nhiễm ngày càng nặng. Nước ta, trước đây các vấn đề bảo vệ môi trường chưa được chú trọng nhiều nhưng hiện nay với các chính sách đổi mới của Nhà nước, các vấn đề liên quan tới môi trường đã được quan tâm nhiều hơn. Nhà nước đã đề ra Tiêu chuẩn về môi trường và Luật môi trường … đã góp phần kiểm soát và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nước ta đang trên đà phát triển về công nghiệp, do đó vấn đề môi trường tại các Khu công nghiệp cần được kiểm soát chặt chẽ. Nhất là vấn đề về nước thải, phần lớn nước thải ở các Khu công nghiệp chưa được xử lý trước khi cho ra môi trường tự nhiên nên làm cho môi trường nước tự nhiên ngày càng ô nhiễm nặng, nguồn nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm. SVTH: Nguyễn Thò Cẩm Duyên MSSV: 103108037 Trang1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: THS. TRẦN THANH QUỲNH Hiện nay ở phía Nam, Đồng Nai là một tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, nhiều Khu công nghiệp mới ra đời. Điển hình như Khu công nghiệp Tam Phước, đây là Khu công nghiệp có qui mô lớn và đa dạng về ngành nghề. Tại đây, vấn đề xử lý môi trường được đặt ra rất bức thiết, nhất là vấn đề xử lý nước thải công nghiệp. Do đó em chọn đề tài tốt nghiệp với nội dung:“Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho Khu công nghiệp Tam Phước, tỉnh Đồng Nai”. 1.2 Mục tiêu của đề tài Lựa chọn công nghệ và thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho Khu công nghiệp Tam Phước tỉnh Đồng Nai với công suất 1500m 3 /ngày đêm nhằm giảm thiểu ô nhiễm cho nước thải. Nước thải sau xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường theo TCVN 5945 – 2005 ( cột A ) mục đích cấp nước sinh hoạt. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Một số phương pháp thực hiện được áp dụng trong luận văn như sau: Phương pháp thống kê số liệu: Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý số liệu đầu vào phục vụ tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung: điều kiện đòa chất, thủy văn, đòa hình, lưu lượng thải, nồng độ các chất ô nhiễm …. Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải đầu vào và ra theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6772: 2000 – chất lượng nước thải – nước thải sinh hoạt – giới hạn ô nhiễm cho phép). Phương pháp phân tích chi phí lợi ích : Nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế trong quá trình xử lý nước thải của các phương án xử lý. SVTH: Nguyễn Thò Cẩm Duyên MSSV: 103108037 Trang2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: THS. TRẦN THANH QUỲNH Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các chuyên gia về các nội dung liên quan đến luận văn. 1.4 Nội dung thực hiện của đề tài Trình bày khái quát các phương pháp xử lý nước thải. Tìm hiểu tình hình xả nước thải của Khu công nghiệp Tam Phước. Tìm hiểu nguồn phát sinh và tính chất nước thải của các nguồn xả thải. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải thích hợp cho Khu công nghiệp. Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho Khu công nghiệp. Tính toán chi phí đầu tư, chi phí quản lý vận hành và giá thành để xử lý 1m 3 nước thải. 1.5 Giới hạn nghiên cứu Tập trung nghiên cứu tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải của Khu công nghiệp Tam Phước, từ đó đưa ra biện pháp xử lý thích hợp để nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5945-2005). Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 01 tháng 10 năm 2007 đến ngày 22 tháng 12 năm 2007. SVTH: Nguyễn Thò Cẩm Duyên MSSV: 103108037 Trang3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: THS. TRẦN THANH QUỲNH 2.1 Giới thiệu về Khu công nghiệp Tam Phước Khu công nghiệp Tam Phước thuộc tỉnh Đồng Nai, nằm dọc quốc lộ 51, cách Thành phố Hồ Chí Minh 60 km và Thành phố Vũng Tàu là 30 km. Đây là vò trí thuận lợi cho giao thông đường thủy lẫn đường bộ. Đặc trưng khí hậu của vùng Khu công nghiệp Tam Phước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với khí hậu ôn hòa, ít chòu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Nhiệt độ cao quanh năm (nhiệt độ bình quân năm 2005 là: 26,3 0 C) là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới. Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.065,7mm phân bố theo vùng và theo vụ. Độ ẩm trung bình năm 2005 là 80%. Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2005 là: 109,24m. Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2005 là: 113,12m. Nhìn chung, điều kiện khí hậu ở tỉnh có nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là sản xuất nông nghiệp. Khí hậu phù hợp với sinh thái của nhiều loại cây trồng nhiệt đới, có thể phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa thương phẩm với khả năng đa dạng hóa sản phẩm. Thêm vào đó với nền nhiệt, ẩm tương đối cao có tác động mạnh đến việc thúc đẩy tăng trưởng sinh khối, tăng năng suất của các cây trồng. Vì thế, Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng,… cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lòch phát triển. Thời tiết không mưa bão như các vùng khác cũng là một thuận lợi để sinh hoạt và phát triển. Hạn chế lớn nhất là về mùa khô lượng mưa ít, thường gây hạn và thiếu nước cho sản xuất. SVTH: Nguyễn Thò Cẩm Duyên MSSV: 103108037 Trang4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: THS. TRẦN THANH QUỲNH Những biến động của các yếu tố khí hậu theo không gian và thời gian Diễn biến nhiệt độ Trong 5 năm gần đây nhiệt độ tại Đồng Nai vẫn có xu hướng tăng từ 0,1 ÷ 0,2 0 C. Riêng thành phố Biên Hòa có mức tăng cao nhất tới 0,7 0 C. Nhiệt độ bình quân năm 2005 là: 26,3 0 C, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2 0 C. Số giờ nắng trung bình trong năm 2005 là: 2.243 giờ. Biến trình nhiệt độ trung bình năm 2002 nhìn chung cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,4 ÷ 0,8 0 C. Các tháng I, IV, V, VI,VII, X, XI và XII đều có chuẩn sai dương, trong đó tháng XII có chuẩn sai cao nhất trong năm từ 1,2 ÷ 2,0 0 C. Các tháng II, III, VIII và IX có một số nơi < trung bình nhiều năm ở mức (-) 0,4 ÷ 0,1 0 C . Tháng I có nhiệt độ thấp nhất: 24,3 ÷ 26,6 0 C, rồi tăng nhanh đến tháng IV đạt mức cao nhất: 28,5 ÷ 29,7 0 C (Trừ La Ngà muộn và sớm hơn 1 tháng, là tháng II, III). Diễn biến mưa Chế độ mưa, lượng mưa trung bình hàng năm khá cao 1.600 – 2.700 mm, nhưng chênh lệch lớn theo mùa. Mùa mưa chiếm 84 - 88% tổng lượng mưa hàng năm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là tháng VIII và tháng IX. Mùa khô lượng mưa thường chỉ chiếm 4% tổng lượng mưa hàng năm, lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là tháng II. 2.1.1. Lòch sử hình thành Khu công nghiệp Tam Phước Khu công nghiệp Tam Phước được thành lập theo quyết đònh số 3576/QĐCT-UB ngày 06 tháng 10 năm 2003. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phí Nam, có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh nên đến nay Khu công nghiệp Tam Phước đã có 58 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên diện tích 323,18 ha, trong đó có 36 SVTH: Nguyễn Thò Cẩm Duyên MSSV: 103108037 Trang5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: THS. TRẦN THANH QUỲNH doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, 22 doanh nghiệp đã và đang đầu tư xây dựng. Đây cũng là Khu công nghiệp có hoạt động sản xuất đa dạng (nhưng chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến gỗ) như: chế biến gỗ, gia công sản phẩm nhựa, gia công cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến nông sản, pha chế sơn, may mặc,…. Đồng thời, Khu công nghiệp Tam Phước có vò trí nằm tách biệt với khu dân cư xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Công ty TNHH Một thành viên Tín Nghóa là đơn vò trực tiếp chòu trách nhiệm về đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp bao gồm cả vấn đề bảo vệ môi trường đối với Khu công nghiệp Tam Phước. 2.1.2. Đònh hướng phát triển Khu công nghiệp Tam Phước Hiện tại, Khu công nghiệp Tam Phước đã có 58 nhà đầu tư thuộc nhiều quốc gia như: Việt Nam, Mỹ, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia đã đầu tư vào Khu công nghiệp với các lãnh vực, ngành nghề kinh doanh như: chế biến gỗ, cơ khí, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm,…. Hiện nay, sau khi lấp đầy 100% diện tích đất cho thuê, Khu công nghiệp tập trung đầu tư mở rộng các lónh vực dòch vụ bao gồm: khu trung tâm dòch vụ và khu nhà ở cho công nhân, cán bộ quản lý. 2.2 Đặc điểm nguồn nước thải của Khu công nghiệp Tam Phước 2.2.1. Cơ cấu các ngành công nghiệp của Khu công nghiệp Tam Phước Hiện nay, tại Khu công nghiệp Tam Phước có 58 doanh nghiệp đã hoạt động và đang triển khai xây dựng. a. Dự án đã hoạt động sản xuất : 36 doanh nghiệp, trong đó: Ngành chế biến gỗ : 19 doanh nghiệp Ngành may mặc : 2 doanh nghiệp Ngành chế biến thực phẩm : 3 doanh nghiệp SVTH: Nguyễn Thò Cẩm Duyên MSSV: 103108037 Trang6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: THS. TRẦN THANH QUỲNH Ngành pha chế sơn : 2 doanh nghiệp Ngành sản xuất nhựa : 3 doanh nghiệp Ngành sản xuất giấy carton : 1 doanh nghiệp Ngành cơ khí : 1 doanh nghiệp Ngành xây dựng dân dụng : 2 doanh nghiệp Ngành giặt ủi : 1 doanh nghiệp Ngành sản xuất gạch men : 1 doanh nghiệp Ngành sản xuất thiết bò điện :1 doanh nghiệp b. Dự án đang triển khai : 22 doanh nghiệp, trong đó: Ngành chế biến gỗ : 10 doanh nghiệp Ngành chế biến nông sản : 1 doanh nghiệp Ngành xây dựng dân dụng : 1 doanh nghiệp Ngành sản xuất ván ép : 1 doanh nghiệp Ngành may mặc : 1 doanh nghiệp Ngành chế biến nhựa : 1 doanh nghiệp Ngành gia công cơ khí : 1 doanh nghiệp Ngành sản xuất chất xử lý : 1 doanh nghiệp Ngành sản xuất bao bì : 1 doanh nghiệp Ngành sản xuất thức ăn gia súc : 1 doanh nghiệp Ngành gia công hàng mỹ nghệ : 1 doanh nghiệp Ngành thi công xây dựng lắp ráp : 1 doanh nghiệp Ngành kinh doanh vải sợi : 1 doanh nghiệp 2.2.2. Đặc điểm nước thải của các ngành công nghiệp Lượng nước thải trong Khu công nghiệp Tam Phước chủ yếu phát sinh từ các ngành công nghiệp chính như sau: SVTH: Nguyễn Thò Cẩm Duyên MSSV: 103108037 Trang7 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: THS. TRẦN THANH QUỲNH a. Đối với ngành sản xuất và chế biến gỗ chủ yếu là nước thải phát sinh từ quá trình xử lý bụi sơn, nước thải phần lớn chứa chất rắn lơ lửng và dung môi hữu cơ. b. Đối với ngành chế biến thực phẩm chủ yếu phát sinh từ quá trình rửa nguyên liệu và vệ sinh công nghiệp, nước thải chủ yếu nhiễm bẩn chất hữu cơ dễ phân hủy. c. Đối với ngành sản xuất gạch men chủ yếu phát sinh từ quá trình vệ sinh công nghiệp và từ quá trình tráng men, nước thải chứa chất rắn lơ lửng và màu. d. Đối với ngành may mặc nước thải phát sinh từ quá trình giặt có chứa chất tẩy, chất bề hoạt động bề mặt và chất rắn lơ lửng. Nhìn chung, nước thải trong Khu công nghiệp Tam Phước phần lớn bò ô nhiễm do nước thải nhiễm bẩn hữu cơ, đây là dạng ô nhiễm phổ biến rất đặc trưng và dễ phát hiện. Hầu hết các chất hữu cơ đều có thời gian phân hủy ngắn, phát sinh mùi hôi lan tỏa ra không khí xung quanh, mức độ gây ô nhiễm phụ thuộc vào công nghệ, qui mô sản xuất và công nghệ,…. 2.3 Tính chất, lưu lượng nước thải của Khu công nghiệp Tam Phước Lưu lượng trung bình ngày : Q = 1500 m 3 / ngày Lưu lượng cao điểm : Q max = 125 m 3 /h (2 giờ/ngày) Hàm lượng COD : 500 mg/l Hàm lượng SS : 350 mg/l Hàm lượng BOD 5 (20 0 C) : 300 mg/l Hàm lượng Ptổng : 12 mg/l Hàm lượng Ntổng : 15 mg/l Độ pH : 4-11 SVTH: Nguyễn Thò Cẩm Duyên MSSV: 103108037 Trang8 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: THS. TRẦN THANH QUỲNH 2.4 Nguồn tiếp nhận và yêu cầu xử lý Nước thải sau xử lý được đổ vào sông Đồng Nai. Nước sông Đồng Nai được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường theo TCVN 5945 – 2005 (mục A) mục đích cấp nước sinh hoạt: Hàm lượng BOD 5 : < 20 mg/l Hàm lượng COD : < 50 mg/l Hàm lượng cặn lơ lửng : < 50 mg/l Dầu mỡ động thực vật : < 10 mg/l Dầu mỡ khoáng : < 5 mg/l Độ pH : 5,5 – 9,0 Coliform : 5.000 MPN/100 ml SVTH: Nguyễn Thò Cẩm Duyên MSSV: 103108037 Trang9 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: THS. TRẦN THANH QUỲNH 3.1. Tổng quan về nước thải Nước thải là nước đã dùng trong sinh hoạt, sản xuất hoặc chảy qua vùng đất bò ô nhiễm. Phụ thuộc vào điều kiện hình thành, nước thải được chia thành nước thải sinh hoạt, nước khí quyển và nước thải công nghiệp. 3.1.1. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là nước nhà tắm, giặt, hồ bơi, nhà ăn, nhà vệ sinh,…. Chúng chứa khoảng 58% chất hữu cơ và 42% chất khoáng. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng cao các chất hữu cơ không bền sinh học (như cacbonhydrat, protein, mỡ); chất dinh dưỡng (photphat, nitơ); vi trùng; chất rắn và mùi. 3.1.2. Nước mưa Được hình thành do mưa và chảy ra từ đồng ruộng. Chúng bò ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và vô cơ khác nhau. Nước trôi qua khu vực dân cư, khu sản xuất công nghiệp có thể cuốn theo chất rắn, dầu mỡ, hóa chất, vi trùng,…. Còn nước chảy ra từ đồng ruộng mang theo chất rắn, thuốc sát trùng, phân bón…. 3.1.3. Nước thải công nghiệp Là loại nước thải xuất hiện khi khai thác và chế biến các nguyên liệu vô cơ và hữu cơ. 3.1.4 Nguồn gốc-thành phần-tính chất nước thải công nghiệp: a. Nguồn gốc phát sinh Trong hoạt động kinh tế, sản xuất, con người sử dụng một lượng lớn nước cấp. Sau mục đích sử dụng, nước bò nhiễm bẩn trở thành nước thải chứa nhiều hợp SVTH: Nguyễn Thò Cẩm Duyên MSSV: 103108037 Trang10 [...]... rãi hơn Cần có một kế hoạch tổng thể việc tưới nước cho các loại cây trồng trong các cánh đồng tưới và có một quy hoạch thiết kế các kỹ thuật xử lý nước thải hỗ trợ, như xử lý bằng các ao hồ sinh học, để đảm bảo nước thải được làm sạch trước khi đổ vào nguồn Nước thải trước khi đưa đi tưới được xử lý sơ bộ làm cho nước có tốc độ thấm qua nước sẽ nhanh và ổn đònh hơn, hiệu quả xử lý sẽ cao hơn SVTH:... nước Ngoài lắng cát, sỏi trong quá trình xử lý cần phải lắng các chất rắn lơ lửng, bùn, cặn sinh học… nhằm làm cho nước trong Nguyên lý làm việc của các bể này đều dựa trên cơ sở trọng lực Tùy theo yêu cầu công trình xử lý cần thiết của nước thải mà ta dùng bể lắng như là công trình xử lý sơ bộ trước khi đưa tới những công trình xử lý phức tạp hơn, cũng có thể là dùng bể lắng như là công trình xử lý. .. nước sản xuất, lượng nước sản xuất thường lấy căn cứ vào lượng nước cấp tính bằng m 3/(ha, diện tích khu công nghiệp) .Ví dụ như theo tài liệu Metcalf & Eddy – “Wastewater Engineering”: Khu công nghiệp bao gồm các nhà máy sản xuất ra sản phẩm khô, ít ngậm nước, lượng nước thải dao động từ 9 - 14m 3/ha.ngày, Khu công nghiệp có các nhà máy sản xuất ra các sản phẩm có ngậm nước loại trung bình, lượng nước. .. sau: Xử lý bằng phương pháp cơ học Xử lý bằng phương pháp hóa lý và hóa học Xử lý bằng phương pháp sinh học Xử lý bằng phương pháp tổng hợp 3.2.1 Phương pháp cơ học Mục đích của phương pháp này là tách chất rắn có kích thước lớn ra khỏi nước thải Các chất thải rắn được tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp cơ học như song chắn rác, lắng sơ bộ trước khi đưa nước thải vào hệ thống xử lý tiếp... khác như: xianua, Bo,….kim loại nặng thường có trong nước thải của một số ngành công nghiệp hóa chất, xi mạ, dệt nhuộm và một số ngành công nghiệp khác Trong nước thải chúng thường tồn tại dưới dạng cation và trong các liên kết với các chất hữu cơ và vô cơ 3.2 Các phương pháp xử lý nước thải Các loại nước thải đều chứa tạp chất gây nhiễm bẩn có tính chất khác nhau: từ các loại chất rắn không tan, đến... động của nước bò phá vỡ, các hạt mang điện tích này sẽ liên kết lại với nhau tạo thành các tổ hợp các phân tử, nguyên tử hay các iôn tự do Các tổ hợp này chính là các hạt bông keo Có 2 loại bông keo: bông keo kò nước và loại ưa nước Loại ưa nước thường ngậm thêm các phân tử nước cùng vi khu n, vi rut… Loại keo kò nước đóng vai trò chủ yếu trong công nghệ xử lý nước nói chung và xử lý nước thải nói... đất được htu về hệ thống tiêu nước là các ống ngầm đặt dưới các ô với độ sâu 1,2-2 m và các mương máng hở bao quanh công trình ( cánh đồng tưới hoặc bể lọc ) Có trường hợp không thu nước sau khi xử lý để đổ vào các nguồn nước ngầm mà cho nước ngấm sâu vào lòng đất Trường hợp này nên tính lượng nước đủ, nếu dư khả năng có thể gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm Xử lý nước thải bằng cánh đồng tưới và bãi... chất hữu cơ dễ phân hủy có trong nước thải Làm cơ sở tính toán kích thước các công trình xử lý Xác đònh hiệu suất xử lý của một số quá trình Đánh giá chất lượng nước sau khi xử lý được phép thải vào các nguồn nước Trong thực tế, người ta không thể xác đònh lượng oxi cần thiết để phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ bằng phương pháp sinh học, mà chỉ xác đònh lượng oxi cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhiệt... trong nước Xử lý nước thải là loại bỏ các tạp chất đó, là sạch lại nước và có thể đưa nước đổ vào nguồn hoặc đưa vào tái sử dụng Để đạt được những mục đích đó chúng ta thường dựa vào đặc điểm của từng loại tạp chất để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp SVTH: Nguyễn Thò Cẩm Duyên MSSV: 103108037 Trang19 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: THS TRẦN THANH QUỲNH Thông thường có các phương pháp xử lý nước thải sau: Xử. .. hành, phương pháp xử lý sinh học được chia thành hai loại: Phương pháp xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên Phương pháp xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo SVTH: Nguyễn Thò Cẩm Duyên MSSV: 103108037 Trang28 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: THS TRẦN THANH QUỲNH 3.2.3.1 Xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên a Ao hồ sinh học xử lý nước thải trong các ao hồ ổn đònh là phương pháp xử lý đơn giản nhất . pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các chuyên gia về các nội dung liên quan đến luận văn. 1.4 Nội dung thực hiện của đề tài Trình bày khái quát các phương. vấn đề xử lý nước thải công nghiệp. Do đó em chọn đề tài tốt nghiệp với nội dung: “Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải tập trung cho Khu công nghiệp