b. Cánh đồng tưới và bãi lọc:
5.1.2 Đầu tư thiết bị
STT Tên thiết bị Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (triệu VNĐ/đvị)
Thành tiền (triệuVNĐ)
1 Bơm nước thải Cái 8 7 56
2 Bơm bùn Cái 3 8 24
3
Máy thổi khí
(bể Aerotank) Cái 2 70 140
Máy thổi khí
(bể điều hòa) Cái 2 60 120
4
Hệ thống điều
khiển - 1 20 20
5
Máy bơm hóa
chất Cái 5 4 20
7 Lưới chắn rác Cái 1 0,7 0,7 8 Hệ thống khuấy cơ khí - 2 5 10 9 Hệ thống van và phụ kiện khác - 30 Tổng tiền 421,4
Tổng chi phí đầu tư cho phương án: 3.964.840.000 (VNĐ)
6.1 Kết luận:
Nhìn chung, nước thải của Khu công nghiệp Tam Phước tỉnh Đồng Nai phần lớn bị ô nhiễm do nước thải nhiễm bẩn hữu cơ. Hầu hết các chất hữu cơ đều có thời gian phân hủy ngắn, phát sinh mùi hôi lan tỏa ra không khí xung quanh, mức độ gây ô nhiễm phụ thuộc vào qui mô sản xuất, công nghệ và nguyên liệu… Do đó, việc xử lý nước thải là vấn đề hết sức cần thiết đối với nhà máy nhằm tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của Việt Nam.
Dựa vào thành phần, tính chất nước thải cũng như yêu cầu chất lượng nước sau xử lý, công nghệ hợp lý được đề xuất kết hợp phương pháp xử lý cơ học, hóa lý và sinh học. Quy trình công nghệ xử lý tương đối đơn giản, có hiệu quả cao, chi phí nằm trong khả năng đáp ứng của nhà máy, kết cấu gọn gàng phù hợp với diện tích bố trí.
Với hệ thống xử lý nước thải đã đề xuất ở trên, nếu được vận hành đúng phương pháp thì nước sau khi xử lý thải vào môi trường đạt tiêu chuẩn loại A theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945 – 2005.
6.2 Kiến nghị:
Hệ thống cần được vận hành liên tục, đúng phương pháp để duy trì chất lượng công trình đồng thời góp phần bảo vệ chất lượng môi trường trong khuôn viên nhà máy cũng như môi trường xung quanh.
Đề xuất nhà máy bố trí cán bộ vận hành phải nắm vững quy trình hoạt động hệ thống (đã qua đào tạo vận hành) và làm việc nghiêm túc.