HỢP TÁC QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Du thao CIDHARMEF lan 4 - 13-09-2019 (Trang 74 - 78)

- Kiểm tra đánh giá liên tục trong quá trình học

8. HỢP TÁC QUỐC TẾ

Tiêu chí 8.1: Khoa thiết lập chiến lược phát triển hợp tác quốc tế (bao gồm các chương

trình trao đổi sinh viên, trao đổi giáo viên và hợp tác trong nghiên cứu nếu có dịp). Đây là một cơ cấu hỗ trợ cho sự hợp tác quốc tế trong trường Đại học.

Mô tả cách thức

Chiến lược phát triển hợp tác quốc tế của Khoa Dược được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển hợp tác quốc tế của Đại học Y Dược TP. HCM. Trong xu hướng hợp tác đa phương diện như hiện nay, Khoa Dược luôn nỗ lực tìm kiếm và huy động mọi nguồn lực, mọi phương tiện để xây dựng con đường hợp tác quốc tế đặc trưng. Khoa Dược chủ động thiết lập các quan hệ quốc tế, triển khai các hoạt động hợp tác với các trường đại học, các tổ chức giáo dục, khoa học và công nghệ trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học và thúc đẩy quá trình tiếp cận hội nhập khu vực và quốc tế.

Hợp tác quốc tế được ưu tiên ở mức độ Đại học và Khoa

Các hoạt động hợp tác quốc tế của Khoa Dược luôn được chủ động đẩy mạnh và mở rộng. Trong giai đoạn 2015 – 2018, Khoa Dược đã đón tiếp 27 đoàn khách quốc tế gồm giáo sư, giảng viên và sinh viên đến tham quan trao đổi hợp tác, giảng dạy, học tập và nghiên cứu (Bảng 3) [H8.08.01.01].

74

Bảng 3. Các đoàn khách quốc tế đến Khoa Dược trong giai đoạn 2015 – 2018

Quốc gia Đại học

Hoa Kỳ Trident University, University of California San Diego, University of South of Florida, California Northstate University, Case Western Reserve University

Úc University of South Australia, RMIT University Melbourne Campus Pháp Université d’Angers, Université de Caen Normandie, Université de

Bordeaux, Université Paris Descartes, Université Claude Bernard Lyon 1

Bỉ University of Antwerp

Áo University of Innsbruck, University of Vienna Thụy Sĩ University of Basel

Hy Lạp National and Kapodistrian University of Athens Hà Lan University of Groningen

Nhật Bản Takasaki University of Health and Welfare

Hàn Quốc Seoul National University, Gachon University, SungKyungKwan University, Woosuk University

Hồng Kông The Hong Kong Polytechnic University

Thái Lan Mahidol University, Eastern Asia University, Khon Kaen University Malaysia Universiti Kuala Lumpur Royal College of Medicine Perak

Việc trao đổi sinh viên được xây dựng, tổ chức và tài trợ trong Khoa và Đại học. Sinh viên tham gia các chương trình trao đổi là những người được tuyển chọn.

Nội dung các chương trình trao đổi sinh viên được xây dựng, triển khai tổ chức đáp ứng được các yêu cầu về học tập, nghiên cứu cho sinh viên quốc tế. Chương trình bao gồm các nội dung học tập tại các Bộ môn của Khoa Dược, cũng như tổ chức cho sinh viên tham quan học tập tại các cơ sở y dược như bệnh viện, nhà thuốc, xí nghiệp. Nhờ đó, Khoa Dược đang ngày càng thu hút nhiều đoàn sinh viên quốc tế tới tham quan và học tập như Thái Lan (Mahidol University), Hàn Quốc (Gachon University, Woosuk University, SungKyungKwan University), Nhật Bản (Takasaki University of Health and Welfare), Pháp (Université d’Angers, Université de Caen Normandie, Université de Bordeaux, Université Paris Descartes, Université Claude Bernard Lyon 1), Hà Lan (University of Groningen), Hoa Kỳ (University of California San Diego). Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học ngắn hạn tại Khoa Dược đã được triển khai cho các sinh viên từ Đại học Mahidol (Thái Lan), Đại học Antwerp (Bỉ). Đặc biệt, sinh viên của Khoa Dược – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã chủ động hòa nhập vào các hoạt động giao lưu với sinh viên quốc tế thông qua các chương trình đón tiếp các đoàn sinh viên quốc tế đến học tập tại Khoa Dược [H8.08.01.02], cũng như đã tham gia vào các chương trình trao đổi hằng năm tại Đại học Mahidol (Thái Lan), Đại học Sức khỏe và Phúc lợi Takasaki (Nhật Bản) [H8.08.01.03]. Trong giai đoạn 2015 – 2018, đã có 79 sinh viên quốc tế đến học tập, nghiên cứu tại Khoa Dược và 31 sinh viên Khoa Dược

75

tham gia các chương trình trao đổi tại Thái Lan và Nhật Bản. Các sinh viên Khoa Dược được tuyển chọn để tham gia vào các chương trình trao đổi sinh viên đều đáp ứng tốt các tiêu chí về điểm học tập (điểm trung bình ≥ 7.0), tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội do Khoa Dược, Nhà trường tổ chức cũng như các hoạt động xã hội bên ngoài Trường. Ngoài ra, một tiêu chí khác cũng được yêu cầu cao trong xét tuyển đó là khả năng tiếng Anh: các sinh viên được tuyển chọn đều có kỹ năng Anh ngữ tốt nhằm đảm bảo hiệu quả giao tiếp, tiếp thu kiến thức trên lớp học và giao tiếp xã hội, cũng như để nâng cao kỹ năng tham khảo tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Giám sát, theo dõi sinh viên trong thời gian lưu trú ở nước ngoài và các sinh viên nước ngoài đến với Khoa

Đối với sinh viên Khoa Dược tham gia các chương trình trao đổi sinh viên tại nước ngoài: trước khi tham gia các chương trình trao đổi ở nước ngoài, sinh viên Khoa Dược đều nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía đơn vị tiếp nhận lẫn Khoa Dược trong việc tìm nơi ở đảm bảo an ninh và thuận tiện trong suốt thời gian học tập, được hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm từ bộ phận hợp tác quốc tế của Khoa Dược liên quan đến quá trình lưu trú, sinh hoạt ở nước ngoài như: đi lại, ăn uống, văn hóa ứng xử, thông tin liên hệ cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại trong trường hợp khẩn cấp, thông tin tham khảo về chi phí sinh hoạt tại nước ngoài, v.v… Ngoài ra, Khoa Dược còn cử giảng viên dẫn đoàn hoặc tham gia cùng đoàn sinh viên trong suốt chương trình trao đổi để hỗ trợ khi cần thiết. Trong thời gian lưu trú ở nước ngoài, sinh viên Khoa Dược cũng được yêu cầu cung cấp số điện thoại/phương thức liên lạc cụ thể, gửi báo cáo hàng tuần/ngày về tình hình học tập trong tuần qua email đến bộ phận hợp tác quốc tế của Khoa Dược để đảm bảo thông tin liên lạc được xuyên suốt cũng như để bộ phận hợp tác quốc tế có thể phản ứng nhanh chóng trong trường hợp phát sinh sự cố. Khi kết thúc chương trình trao đổi ở nước ngoài và về nước an toàn, sinh viên Khoa Dược sẽ có buổi làm việc cùng đại diện bộ phận hợp tác quốc tế, bộ phận quản lý đào tạo (và Ban Chủ nhiệm Khoa Dược) để tổng kết toàn bộ nội dung chương trình học, rút kinh nghiệm toàn đoàn nhằm chia sẻ cho đợt trao đổi sinh viên tiếp theo.

Đối với sinh viên Dược quốc tế đến tham quan, thực tập tại Khoa Dược: sinh viên nước ngoài khi đến học tập tại Khoa Dược đều nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể, sát sao của Khoa Dược, bộ phận hợp tác quốc tế cùng Câu lạc bộ Hợp tác quốc tế (PIRC) trong suốt thời gian học tập tại Khoa Dược. Sinh viên nước ngoài được yêu cầu cung cấp cho Khoa Dược và Nhà trường (Phòng Hợp tác quốc tế) các thông tin cá nhân (passport, địa chỉ lưu trú trong thời gian ở tại Việt Nam, số điện thoại liên lạc tại Việt Nam nếu có) để phục vụ công tác quản lý, đảm bảo an toàn của sinh viên. Lịch trình học tại Khoa Dược cùng các nội dung tham quan thực tế tại đơn vị đào tạo ngoài Khoa Dược (nếu có) đều được bộ phận hợp tác quốc tế phối hợp tốt cùng bộ phận đào tạo, các Bộ môn, đơn vị đào tạo thực tế xây dựng chi tiết và được cung cấp cụ thể, rõ ràng đến sinh viên nước ngoài trước khi bắt đàu diễn ra trên thực tế; có phân công nhân sự cụ thể để bám sát lịch trình học, hỗ trợ sinh viên quốc tế khi có nhu cầu. Sinh viên nước ngoài còn được yêu cầu thông tin tình hình học tập hàng ngày/hàng tuần để đảm bảo lịch trình học

76

tập. Bên cạnh đó, Câu lạc bộ PIRC cũng đóng vai trò hỗ trợ cầu nối của bộ phận hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ sinh viên nước ngoài kịp thời trong và ngoài giờ học chính thức.

Sự trao đổi giảng viên đến và đi giúp thúc đẩy sự cộng tác trong đào tạo và nghiên cứu.

Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo của Khoa Dược trong các năm qua đã mang lại hiệu quả thiết thực như tạo môi trường giao lưu, hợp tác quốc tế, góp phần thúc đẩy quá trình tiếp cận và hội nhập thế giới và đặc biệt góp phần rất lớn trong việc đào tạo sinh viên, đội ngũ giảng viên vững chuyên môn từ các nước tiên tiến trên thế giới. Các đoàn khách nước ngoài đến làm việc tại Khoa ngày càng nhiều, các Giáo sư từ các nước đến thỉnh giảng, trao đổi kinh nghiệm, báo cáo khoa học về các chuyên đề Dược cũng như các hội thảo tập huấn được tổ chức thường xuyên hơn tại Khoa Dược. Khoa Dược cũng đã triển khai thành công chương trình hợp tác đào tạo Thạc sĩ với Cơ quan Đại học Pháp ngữ (AUF) và chương trình đào tạo Thạc sĩ Dược Mekong liên kết với Đại học Angers (Pháp) và Quỹ Pierre Fabre. Cũng trong năm 2018, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã cùng AUF ký kết thỏa thuận tài trợ chương trình đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên của Khoa Dược trong giai đoạn 2020 – 2024, đồng thời hỗ trợ giới thiệu chuyên gia của Pháp xây dựng chương trình đào tạo Dược sĩ Đại học của Khoa Dược, qua đó cho thấy quan hệ hợp tác giữa hai phía đã đi vào chiều sâu.

Các hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Dược đã và đang phát triển mạnh mẽ, đạt được những kết quả khả quan, đáp ứng được các yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập giáo dục khu vực, thế giới. Giảng viên, nghiên cứu viên của Khoa Dược tích cực tham gia đấu thầu, hợp tác, tham gia nghiên cứu các đê tài các cấp, đặc biệt có các hợp tác nghiên cứu song phương như dự án Colospores (2008 – 2012), dự án MediHealth (2016 – 2019), dự án với Đại học Sức khỏe và Phúc lợi Takasaki (Nhật Bản). Khoa Dược tham gia tổ chức/đồng tổ chức Hội nghị Pharma Indochina (nay là Hội nghị ASEAN PharmNET) của các trường Đại học Dược khu vực Đông Nam Á. Năm 2013, Khoa Dược đã tổ chức thành công Hội nghị Pharma Indochina 8 với sự tham gia của 197 khách nước ngoài cùng với việc tham dự nhiều Hội nghị quốc tế chuyên ngành tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Thụy Sĩ. Bên cạnh đó, Khoa Dược còn chủ động tham gia vào các mạng lưới, hiệp hội Dược khác trong khu vực như Hiệp hội các Trường Dược Châu Á (Asia Association of Schools of Pharmacy – AASP).

Phân tích SWOT

Điểm mạnh

Là một trong những trường hàng đầu trong đào tạo Dược với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, sinh viên giỏi.

Các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện luôn tuân thủ đúng các quy định của Trường, tiếp tục cùng cố và không ngừng phát huy các mối quan hệ hợp tác truyền thống (AUF, Quỹ Pierre Fabre, v.v…) hướng đến quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng giữa các bên.

Khoa đã tích cực tổ chức được nhiều hoạt động hợp tác quốc tế đa dạng với các đối tác nước ngoài.

77

Điểm yếu

Nhân sự còn hạn chế, hầu hết đều là giảng viên kiêm nhiệm, chưa có mạng lưới cán bộ chuyên trách đối ngoại ở từng bộ môn. Chuyên môn nghiệp vụ đối ngoại, hợp tác quốc tế của nhân sự phụ trách chưa đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế; chưa đủ chủ động, chưa chú trọng đúng mức trong công tác quảng bá hình ảnh, uy tín của Khoa Dược và chưa khai thác hiệu quả các mối quan hệ sẵn có.

Cơ hội

Nhu cầu hợp tác của các đơn vị quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học ngày một nhiều. Khoa Dược và Trường luôn quan tâm, tạo cơ hội đế phát triển công tác hợp tác quốc tế. Đây là cơ hội để khoa Dược – Đại học Y Dược TP. HCM kiện toàn công tác hợp tác quốc tế, khẳng định vị trí và vai trò trong nước và trên thế giới.

Thách thức

Nguồn kinh phí cho các hoạt động hợp tác quốc tế còn hạn chế. Tích cực tìm nguồn kinh phí hoạt động thông qua các dự án hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và đào tạo.

Đề xuất các kiến nghị

Tăng cường nhân sự, đặc biệt nhân sự chuyên trách về hợp tác quốc tế.

Tăng cường năng lực về hợp tác quốc tế qua việc tham gia các khóa học về đối ngoại.

Xây dựng mạng lưới cán bộ phụ trách đối ngoại ở từng bộ môn để có thể hỗ trợ, phối hợp tốt hơn trong quá trình triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu Du thao CIDHARMEF lan 4 - 13-09-2019 (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)